Ngày 23 4 được unesco chọn là ngày gì năm 2024

Dự khai mạc có: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguyễn Xuân Dũng và đại diện một số bộ, ngành cùng nhiều bạn đọc yêu sách.

Phát biểu khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2023, Quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguyễn Xuân Dũng cho biết, đánh giá cao tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc [UNESCO] đã quyết định chọn ngày 23/4 hằng năm làm "Ngày Sách và Bản quyền thế giới" và tại Việt Nam, ngày 21/4 hằng năm đã được Quốc hội khóa XIV thông qua là "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam".

Đây là những quyết định quan trọng nhằm khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; tạo dựng môi trường thuận lợi, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Độc giả tìm hiểu các cuốn sách tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - Ảnh: VGP/Diệu Anh

"Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc đọc không chỉ giới hạn trong các tài liệu in truyền thống mà còn mở rộng trên các phương tiện nghe, nhìn, nền tảng số. Dù vậy việc phát triển văn hóa đọc thông qua bất kỳ hình thức nào đều hướng đến mục tiêu lan tỏa hiệu ứng tích cực, khuyến khích phong trào đọc sách, xây dựng một xã hội học tập, góp phần phát triển văn hóa con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cho đất nước", Quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguyễn Xuân Dũng nhấn mạnh.

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2023 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam được tổ chức với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, là sân chơi bổ ích, lành mạnh cho bạn đọc nhiều lứa tuổi.

Trong đó, Triển lãm sách "Khát vọng vươn tới những tầm cao", giới thiệu 1.000 cuốn sách theo 4 nội dung: Đề cương về Văn hóa Việt Nam và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam; các chặng đường văn hóa Việt Nam; Giải thưởng Sách quốc gia và những đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc; Sách và văn hóa đọc - Nhận thức, đổi mới, sáng tạo.

Ảnh: VGP/Diệu Anh

Thông qua các tư liệu, Triển lãm góp phần sinh động khẳng định vai trò, ý nghĩa, giá trị lịch sử và hiện thực của Đề cương về Văn hóa Việt Nam; sứ mệnh của sách trong việc lưu giữ sự tiến bộ, văn hóa, văn minh và chặng đường lịch sử phát triển của con người, đồng thời là nguồn cung cấp và truyền bá tri thức. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận và tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại, tạo tiền đề cho sự phát triển và khát vọng vươn tới những tầm cao của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Bên cạnh đó, có các chương trình giao lưu tác giả, tác phẩm năm 2023, giới thiệu đến bạn đọc các tác phẩm mới, bao gồm cuốn: "Người Thầy" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng [NXB Quân đội nhân dân]; "Cảm ơn Người, sông Mekong" của tác giả, nhà thơ Lê Tuấn Lộc [NXB Hội Nhà văn]; "Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương" của nhiều tác giả [NXB Kim Đồng]... Đây là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm kết nối giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc, từ đó lan tỏa tình yêu với sách, hướng tới một nền văn hóa đọc ngày càng phát triển.

Ngày Sách và Văn hóa đọc còn có các hoạt động: Đọc sách sáng tạo, huấn luyện trí tuệ siêu đọc sách, thi kể chuyện theo sách bằng tiếng Anh, khám phá thư viện số, thi vẽ tranh theo sách, trưng bày các tác phẩm đạt giải cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc và cuộc thi vẽ tranh theo sách, các gian hàng sách với sự tham gia của một số nhà xuất bản, nhà sách...

Cũng trong khuôn khổ của chương trình năm nay, Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn tiếp tục là địa chỉ tin cậy để các thư viện vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn tiếp cận và được chia sẻ nguồn sách tài trợ, thiết bị của các tổ chức, cá nhân.

Với thông điệp "Càng đọc nhiều, càng biết nhiều", "Càng học nhiều, càng đi nhiều", "Hãy cầm sách lên và đọc, cả thế giới sẽ mở ra trước mắt bạn", Thư viện Quốc gia Việt Nam mong muốn sẽ là nơi lưu truyền tri thức, đồng thời luôn là điểm hẹn cho tất cả những ai yêu quý sách.

Ngày 23/4 hàng năm được xem là ngày biểu trưng của văn học thế giới. Đánh giá tầm quan trọng của văn hóa đọc, Liên hợp quốc đã chọn ngày 23/4 để kỷ niệm Ngày Sách và Bản quyền Thế giới nhằm tôn vinh những giá trị của sách và đóng góp của các tác giả khi cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị.

Lịch sử của “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày 23/4, người ta yêu mến nhau và tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hoa hồng đẹp. Cũng vào ngày này của năm 1616, 3 đại văn hào của thế giới là Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega đều đã qua đời sau khi để lại cho nhân loại những tác phẩm văn học vô cùng có giá trị trong mọi thời đại. Ngày 23/4 cũng là ngày sinh hoặc ngày giỗ của các tác giả nổi tiếng khác như: Maurice Druon, K.Laxness, Vladimir Nabokov, Josep Pla and Manuel Mejía Vallejo.

Trước những dấu ấn đặc biệt liên quan đến văn học đều diễn ra vào ngày 23/4, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc [UNESCO], tổ chức tại Paris vào năm 1995, đã ngẫu nhiên lựa chọn ngày này để tôn vinh văn hóa đọc cũng như các tác giả đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị đối với toàn thế giới.

Ý nghĩa ngày Sách và Bản quyền 23/4

Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm đảm bảo cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình, đồng thời là dịp để tôn vinh những tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại. Đây cũng là dịp thể hiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả, các nhà xuất bản, trường học, các thư viện, các cơ quan Nhà nước, công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tổ chức lễ kỷ niệm về sách và các tác giả.

Với ngày kỷ niệm này, UNESCO mong muốn khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, khám phá những niềm vui của việc đọc sách; và ghi nhận những đóng góp không thể thay thế của nhiều tác giả đối với các tiến bộ xã hội và văn hóa của nhân loại.

Những câu chuyện thú vị về sách trên thế giới và ở Việt Nam

Tại Châu Phi, nhiều bạn trẻ tham gia ngày hội sách tình nguyện đem sách tới nơi người bệnh, người cao tuổi, những người mù loà và cả những người không biết chữ, đọc thành tiếng cho họ nghe.

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng góp công không nhỏ, đó là việc đăng tải các bài báo giới thiệu sách, về văn hoá đọc, về bản quyền và vi phạm bản quyền,… trên báo và tạp chí. Những chương trình phát thanh, truyền hình đặc biệt thuộc thể loại phỏng vấn, tranh luận, trò chơi v.vv… cũng ưu tiên cho các đề tài nêu trên.Tính sáng tạo của các nhà báo, nhà văn trẻ, nhà soạn nhạc, nhà làm phim cũng sẽ được công chúng ghi nhận và tán dương trong ngày hội đọc sách thông qua báo chí.

Hoạt động về quyền tác giả: Ngày này cũng là ngày dành riêng cho việc tuyên truyền nâng cao ý thức của công chúng trong vấn đề bản quyền, là dịp để các luật sư, các tác giả và nhà sáng tạo thảo luận các chủ đề khác nhau về bản quyền, là cơ hội đến tìm hiểu các tổ chức quản lý tập thể và thực tập về luật bản quyền cho sinh viên ngành xuất bản,bản quyền.

Tại Trung Quốc gần đây đã quyết định thực hiện chương trình thúc đẩy văn hóa đọc, trong đó hoạt động tiêu biểu là “Ngày đọc sách cùng con trẻ” dành cho các bậc phụ huynh khắp cả nước vào ngày 23/4 tới. Đồng thời đã tiến hành một chiến dịch với hàng loạt hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc, đặc biệt trong giới trẻ, phụ nữ và nông dân. Chương trình này bao gồm việc giảm giá bán sách, tổ chức các cuộc thi viết về sách, khai trương các thư viện mới ở thành phố và nông thôn, quyên tặng sách cho các vùng sâu, vùng xa hoặc khu vực bị thiên tai…

Tại Việt Nam, Ngày đọc sách thế giới được tổ chức hàng năm do Hội đồng Anh [British Council] khởi xướng từ năm 1996 ,Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’espace cũng có nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực để tuyên truyền cho văn hoá đọc. Những năm gần đây Bộ Văn Hoá Thông tin – Thể thao và Du lịch đã khuyến khích, đưa phong trào đọc sách, báo trở thành thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam trong thời kỳ đất nước giao lưu, hội nhập quốc tế. Mong muốn “Ngày hội đọc sách” sẽ lan toả khắp cả 64 tỉnh thành nhằm thúc đẩy và tôn vinh những ngành nghề liên quan đến sách báo và tri thức như :Thư viện, Xuất bản, phát hành… để sách báo trở thành những người bạn thân thiết của mỗi người hơn.

Với tinh thần ham học hỏi, đề cao tầm quan trọng của sách báo và tri thức trong học tập cũng như đời sống, sự kiện ngày đọc sách thế giới ở Việt Nam đang trở thành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh của những người yêu mến sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng hơn trong xã hội và rất cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng để Văn hóa đọc luôn là nhu cầu không thể thiếu của những công dân văn minh trong thời đại ngày nay.

Chủ Đề