Ngày 12 tháng 10 là ngày gì năm 2024

Ngày 12-10-1240 là ngày sinh của vua Trần Thánh Tông, vị vua thứ hai của Nhà Trần. Ông trị vì từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 cho đến khi qua đời. Dưới triều đại của mình, ông không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục, mà còn thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, đề cao quyền lợi của nước Đại Việt. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ non sông bờ cõi.

Ngày 12-10-1923, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu tham dự Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân ở Mátxcơva với tư cách là đại biểu nông dân các nước thuộc địa. Phát biểu tại phiên họp thứ bảy của đại hội, Người nêu rõ tình cảnh của nông dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Người kết luận: “Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, tham gia Quốc tế của các đồng chí”.

Sự kiện quốc tế

Ngày 12-10-1492, trên cuộc hành trình đến vùng Đông Á bằng đường biển, nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus đã khám phá ra châu Mỹ. Ðây là sự kiện lịch sử mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh Âu châu trên lục địa này.

Ngày 12-10-1900, Hải quân Hoa Kỳ chính thức đưa USS Holland, chiếc tàu ngầm hiện đại đầu tiên của mình, vào hoạt động. USS Holland được thiết kế bởi kỹ sư người Ireland John Philip Holland.

Ngày 12-10-1958, Lễ hội Bia Oktoberfest được tổ chức lần đầu tiên ở thành phố Munich [Đức]. Lễ hội được tổ chức để chúc mừng lễ cưới của Hoàng Thái tử Louis, sau này là Vua Louis I của xứ Bavaria với Công chúa Therese của xứ Saxe – Hildburghausen.

Ngày 12-10-1964, tàu vũ trụ Rạng Đông 1 của Liên Xô đưa phi công V.M Komarov, nhà nghiên cứu Feoktistov và bác sĩ Yegorov bay vào vũ trụ. Đây là lần đầu tiên một con tàu vũ trụ chở được nhiều nhà du hành lên nghiên cứu không gian.

Theo dấu chân Người

Ngày 12-10-1937, Nguyễn Ái Quốc gửi thư chia buồn đến Ăngđrê Mácty [Andre Marty], đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản phụ trách Ban Phương Đông, về việc đồng chí Pôn Vayăng Cutuyariê [Paul Vaillant Couturier], một nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp và cũng là một người bạn thân thiết từ trần.

Ngày 12-10-1950, Bác gặp một số tù binh Pháp bị quân ta bắt trong Chiến dịch Biên giới, trong số đó có hai viên trung tá là Lơpagiơ [Lepage] và Sáctông [Charton]. Trong vai một “cố vấn chính trị mặt trận”, Bác hỏi chuyện, động viên và thể hiện những hành động nhân đạo đối với những kẻ đã bại trận.

Ngày 12-10-1953, trong điện mừng gửi Hoàng thân Xu-pha-nu-vông nhân kỷ niệm 8 năm Ngày Tuyên bố độc lập và Ngày thành lập Chính phủ Kháng chiến Lào, Bác bày tỏ: “Tôi tin chắc rằng trong công cuộc đấu tranh chính nghĩa đánh đuổi kẻ thù chung, để giành tự do và độc lập, nhân dân Pathét Lào, nhân dân Việt Nam và nhân dân Cao Miên, đoàn kết chặt chẽ trong khối liên minh Việt-Miên-Lào, nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn”.

Ngày 12-10-1958, Bác thăm Hợp tác xã nông nghiệp Đại Từ, nay thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bác động viên đồng bào: “Hợp tác xã phấn đấu đưa lúa chiêm lên hai tấn rưỡi một hécta thì Bác sẽ về ăn cơm chiêm với bà con”.

Ngày 12-10-1966, nói chuyện tại Đại hội thi đua Lực lượng Công an nhân dân, Bác đánh giá: “Cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân nói chung là tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và nhân dân, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và của nhân dân…” và bày tỏ lòng tin tưởng rằng nếu khắc phục được những khuyết điểm “thì Công an nhân dân của ta sẽ là một lực lượng cách mạng vô địch".

[Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”, NXB Chính trị quốc gia, 2010]

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Trong bài viết “Sao cho được lòng dân”, bút danh Chiến thắng, đăng trên Báo Cứu quốc số 65 ra ngày 12-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.

Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc ta. Đất nước bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, quyết giữ vững nền độc lập dân tộc và đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn. Để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, nặng nề đó, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải thấy hết và khai thác triệt để sức mạnh của nhân dân. Người nói: “Có lực lượng dân chúng thì việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”.

Kế thừa và phát triển tư tưởng “trọng dân” trong lịch sử của dân tộc, Người khẳng định: “Nước lấy dân làm gốc… Gốc có vững thì cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.” Từ chỗ coi “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”, Người dạy cán bộ: “Quan tâm đến đời sống của quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta, ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả, nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác”.

Chính nhờ tư tưởng “lấy dân làm gốc”, yêu thương, kính trọng nhân dân, luôn tin tưởng vào khả năng, sức mạnh của quần chúng nhân dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vun trồng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh, góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.

76 năm đã trôi qua nhưng câu nói của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện tại, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đời sống mọi mặt của nhân dân.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ dành cho đối tượng người nghèo, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, những người có thu nhập thấp, nhưng người không có việc làm ổn định. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng huy động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài… tích cực tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch.

Nhờ huy động sức mạnh nhân dân cùng chung tay với cả hệ thống chính trị, tham gia với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, cùng phương châm “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài”…, đất nước ta đã từng bước đối phó thành công với những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, cũng như đảm bảo cuộc sống bình an cho mọi người dân.

Tư tưởng “trọng dân”, “lấy dân làm gốc” cũng từng được Bác Hồ nhấn mạnh khi bàn về nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong “Bài nói tại Hội nghị Kiểm thảo Đường số 18” đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 4-5-1951, Người khẳng định: “Mình đánh giặc là vì dân. Nhưng mình không phải là “cứu tinh” của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mọi quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải thương yêu dân, giúp dân làm ăn sinh sống, tăng thu nhập, giảm bớt đói nghèo. Mỗi quân nhân phải là một cán bộ tuyên truyền…, phải sống trong lòng dân; coi dân như nước, quân như cá. Phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc".

Trong lần tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thái Nguyên mới đây, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã khẳng định quân đội luôn tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 với phương châm “Chống dịch như chống giặc” và tinh thần “Chủ động tìm đến với nhân dân không để nhân dân phải đến nhờ bộ đội”. Tinh thần đó một lần nữa khẳng định sự gắn bó khăng khít không thể tách rời của quân đội với nhân dân. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, quân đội cũng luôn giữ vững bản chất và quy luật phát triển “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. Với mục tiêu xây dựng lực lượng “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” đặt ra hiện nay, quân đội cần tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo lời dạy của Người, chăm lo giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ có tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong mọi tình huống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 12-10-1969 đăng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc năm 1947. Cũng trong số báo này, trang 3 có đăng bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp thiêng liêng của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới” thuộc loạt bài “Cả thế giới xúc động và thương tiếc Hồ Chủ tịch” dẫn nguồn từ Việt Nam Thông tấn xã, với nội dung thể hiện tình cảm của Đảng, Nhà nước, và nhân dân các dân tộc Lào anh em trước sự ra đi của Bác Hồ.

Ngày 12 tháng 10 có gì đặc biệt?

Ngày Khám phá châu Mỹ [México]. Ngày Phản kháng của người bản địa [Venezuela]. Ngày Sắc tộc Hispanic hay Ngày Lễ Quốc gia Tây Ban Nha, và Ngày Không lực [Tây Ban Nha].

Ngày 11 tháng 10 là ngày gì?

Vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, đây sẽ là dịp cả thế giới hưởng ứng ngày Quốc tế Trẻ em gái - tập trung chủ yếu vào các bé gái dưới độ tuổi vị thành niên. Tham khảo thêm: Ngày Trẻ em Thế giới 20/11 là ngày nào?

Ngày 12 tháng 10 có sự kiện gì đặc biệt?

12-10 cũng là ngày diễn ra nhiều sự kiện như ngày sinh vua Trần Thánh Tông, Bác Hồ tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân,Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ. Ngày 12-10-1240 là ngày sinh của vua Trần Thánh Tông, vị vua thứ hai của Nhà Trần.

Ngày 04 tháng 10 là ngày gì?

– Hàng năm lấy ngày 04 tháng 10 là Ngày Phòng cháy, chữa cháy toàn dân.

Chủ Đề