Nga xây dựng cảng vũ trụ ở Việt Nam

Các tác giả đi đến kết luận rằng Châu Á-Thái Bình Dương hiện là một trong những khu vực nhiều hứa hẹn nhất trên bình diện các công việc với không gian-vũ trụ. Dành cho sự thâm nhập sâu hơn của Matxcơva vào thị trường vũ trụ địa phương, một trong những phương án có thể là Nga cùng với các nước hữu quan trong khu vực chung tay kiến thiết sân bay vũ trụ quốc tế. Mục tiêu cuối cùng của dự án nói trên là tạo ra sàn nền tảng để phóng vệ tinh từ điểm đủ gần với đường xích đạo, đảm bảo cung cấp năng lượng ích lợi hơn và tương ứng là các điều kiện tài chính thích hợp cho những cuộc phóng thiết bị không gian.

Các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng xét theo tiêu chí lựa chọn đối tác chính của Nga trong việc thực hiện dự án, thì Việt Nam có triển vọng nhất. Còn về địa điểm giả định cho vị trí của sân bay vũ trụ tương lai, các chuyên gia đề xuất chọn mũi Cà Mau, cũng như đảo Phú Quốc. Các nhà khoa học Petersburg lưu ý rằng những vùng lãnh thổ này hội đủ điều kiện thuận lợi nhất để được lựa chọn làm điểm xây dựng sân bay vũ trụ và cơ sở hạ tầng kèm theo.

Không phải câu chuyện làm quà…

Đề xuất do các nhà khoa học Saint-Peterburg đưa ra từ giữa năm 2018 nhưng công luận chỉ biết đến vào tháng 12 năm 2021, khi công trình nghiên cứu được các phương tiện truyền thông Việt Nam quảng bá. Trước đó, trong hơn ba năm, ở cấp chuyên gia nghiêm túc, không một ai - cả chuyên gia công nghệ tên lửa và xây dựng sân bay vũ trụ, cũng như những nhà Việt Nam học – từng thảo luận về vấn đề này.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, GS-TSKH Vladimir Kolotov Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg nhận xét về tình hình đó như sau:

«Địa điểm không phải là thông số duy nhất cần tính đến để thực hiện một đề xuất có thể tác động ảnh hưởng đến số phận không chỉ của một đất nước mà là của toàn bộ khu vực. Tham số quan trọng không kém là mức rủi ro mạo hiểm đối với an ninh».

Theo ý kiến của chuyên gia Việt Nam học Kolotov, các tác giả đề xuất đã vượt ra ngoài thẩm quyền và độ thông thạo chuyên môn của họ. Dưới góc độ quan điểm về sự tham gia hàng đầu của Nga trong việc xây dựng sân bay vũ trụ, không thể không tính đến yếu tố khoảng cách khá xa giữa vùng Viễn Đông của Nga và mũi Cà Mau. Vùng nước có đường biển lưu thông hàng hải giữa các điểm này lại nằm lọt trong phân đoạn Đông Á của hệ thống vòng cung bất ổn Á-Âu, - GS Kolotov nói tiếp.

«Ở đây chúng ta đang thấy có bốn khu vực xung đột: Bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, quần đảo Nam Kuril và cuối cùng là Biển Đông. Tất cả những điều đó là mối đe dọa tiềm tàng đối với độ bền vững của thông tin liên lạc trên biển»

Về phần Biển Đông, thì đây là khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo, bố trí cơ sở hạ tầng quân sự trên đảo trong vùng biển tranh chấp. GS Kolotov phân tích:

«Cách đây chưa lâu, Hoa Kỳ, Anh và Australia đã thành lập khối quân sự mới, theo đó Australia sẽ có thể triển khai các tàu ngầm. Để trong trường hợp xảy ra xung đột có thể kịp thời bắn hạ tên lửa của đối phương, Trung Quốc đang đưa các trạm radar và hệ thống phòng thủ tên lửa ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia, về phía nam. Mà trong khu vực có đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa hiển nhiên không thể bố trí sân bay vũ trụ».

Tên lửa bay vào vũ trụ còn các bộ phận qua sử dụng rơi xuống biển

Các tác giả của đề xuất xây dựng sân bay vũ trụ đã xác định cả vùng rơi của các kỳ đã qua sử dụng của tên lửa đẩy trong vùng nước Biển Đông. «Nghĩa địa thiết bị vũ trụ» sẽ nằm trong hai phân đoạn hình tròn. Trong một phân đoạn, với bán kính từ 350 đến 500 km sẽ là nơi mà các khối bên đã hết chức năng của kỳ thứ nhất sẽ văng xuống, còn trong phân đoạn thứ hai, bán kính từ 1000 đến 1500 km, sẽ là nơi chôn vùi kỳ thứ hai của tên lửa đẩy.

«Tuy nhiên, vùng biển rộng lớn sẽ trở nên nguy hiểm hoặc thậm chí bị cấm đánh bắt cá, lại là nguồn sống cho hàng triệu cư dân ven biển của Việt Nam và hàng loạt nước Đông Nam Á khác, còn xét theo hoạt động vận tải hàng hải thì khu vực Biển Đông là một trong những điểm đầu tiên trên thế giới. Không nên quên rằng nhiên liệu tên lửa là thứ độc hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tồi tệ cho hệ sinh thái biển và triển vọng phát triển du lịch».

Hơn nữa, theo đánh giá của chuyên gia Kolotov, Biển Đông là khu vực mà vấn đề chủ quyền quốc gia đối với vùng nước và hải đảo, vấn đề phân định đặc khu kinh tế của các nước ven biển, hiện đang hết sức gay gắt. GS-TSKH Vladimir Kolotov kết luận:

«Những tranh chấp này, chủ yếu là giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã diễn ra suốt nhiều thế kỷ. Tôi cho rằng khi nêu đề xuất xây dựng sân bay vũ trụ ở miền Nam Việt Nam, các tác giả đã bộc lộ sự lạc quan quá mức, chỉ nêu một cụm từ chung chung cho vấn đề này, rằng «ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án, các nước tham gia cần giải quyết mọi vấn đề gây tranh cãi phát sinh».

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.

Cảng vũ trụ hoặc sân bay vũ trụ là địa điểm để phóng (hoặc nhận) tàu vũ trụ, tương tự như một cảng biển cho tàu hoặc một sân bay cho máy bay. Cảng vũ trụ là nơi phóng tàu vũ trụ vào quỹ đạo quanh Trái đất hoặc trên quỹ đạo liên hành tinh. Hiện tại các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam , vẫn chưa có cảng vũ trụ.

Đề xuất xây cảng vũ trụ ở Việt Nam

Ngày 28/12, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thaiholdings ra nghị quyết về việc đồng ý chủ trương Đầu tư Dự án Cảng Vũ trụ Du lịch tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang của công ty con là Công ty CP - Tập đoàn Thaigroup. Trước đó, ngày 27/12, tập đoàn này đã có công văn gửi tỉnh Kiên Giang xin nghiên cứu, khảo sát vị trí và đề xuất đầu tư dự án này.

Dự án Cảng Vũ trụ du lịch sẽ được xây dựng với mục đích phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch mang tầm quốc tế và đưa Việt Nam sánh ngang các cường quốc vũ trụ trên thế giới. Bên cạnh đó, dự án sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng thế mạnh du lịch của Phú Quốc.

Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 30.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1,3 tỉ USD). Thời gian thực hiện trong giai đoạn năm 2022-2026.

Được biết, việc xây cảng vũ trụ thương mại chưa phổ biến trên thế giới, chỉ có các cường quốc vũ trụ như Mỹ, Nga, Trung Quốc,... có các cảng này. Đáng lưu ý, chi phí xây cảng vũ trụ ở các quốc gia này không phải quá lớn.

Spaceport America, một trong những cảng vũ trụ hoạt động hiệu quả nhất của Mỹ, có tổng chi phí xây dựng là khoảng 200 triệu USD. Các phần cơ sở hạ tầng tốn kém nhất bao gồm phần mở rộng đường băng và đường lăn, trạm điều hành, nhà ga và cơ sở đào tạo phi hành gia vũ trụ.

Trong khi đó, Cảng vũ trụ Văn Xương - có tên chính thức là Bãi phóng Tàu vũ trụ Văn Xương - nằm ở đảo Hải Nam, Trung Quốc được cho là có chi phí ước tính là 700 triệu USD. Cần phải nói rằng chi phí này đã đủ để cảng vũ trụ Văn Xương phóng tên lửa Trường Chinh 5 (Long March 5), hiện tại là tên lửa mạnh nhất của Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy rằng đề xuất đầu tư cho dự án xây cảng vũ trụ ở Việt Nam có tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần các cảng vũ trụ hiện có ở Mỹ và Trung Quốc. Với mức đầu tư cao, có thể kỳ vọng rằng cảng vũ trụ Việt Nam có tiềm năng đáp ứng được những nhu cầu cao nhất của khách hàng cũng như dẫn đầu xu thế vũ trụ trong tương lai.

Lợi ích cảng vũ trụ

Việc phát triển cảng vũ trụ phục vụ cho mục đích du lịch sẽ là bước ngoặt đột phá, mang tính lịch sử, mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai.

Theo nghiên cứu cũng như phân tích của các nhà khoa học Nga thì Phú Quốc, Việt Nam với vị trí nằm gần đường xích đạo, nằm ở bờ phía Đông của vùng biển lớn, gần các tuyến giao thương, vận tải và du lịch là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam phát triển xây dựng Cảng Vũ Trụ Du Lịch.

Các thành phố ven biển Ninh Ba và Văn Xương của Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng các sân bay vũ trụ thương mại mới để đáp ứng nhu cầu phóng ngày càng tăng ở Trung Quốc.

Cụ thể, thành phố cảng Ninh Ba ở phía đông tỉnh Chiết Giang đã cam kết đầu tư tổng cộng 20 tỷ nhân dân tệ (3 tỷ USD) để thiết lập một sân bay vũ trụ tại Xiangshan. Nó có khả năng đáp ứng hơn 100 lần phóng mỗi năm.

Sân bay vũ trụ sẽ có diện tích 67 km2, bao gồm 35 km2 cho các bãi phóng và 32 km2 cho các cơ sở hỗ trợ. Địa điểm này sẽ nằm trên bờ biển phía đông và ở vĩ độ tương tự như Trung tâm phóng vệ tinh Xichang của Trung Quốc và Cape Canaveral ở Florida.

https://soha.vn/de-xuat-cang-vu-tru-o-viet-nam-dau-tu-sieu-bom-tan-cang-my-trung-cung-bi-cho-hit-khoi-20211228170037604.htm