Nên tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập năm 2024

Việc học cách tiết kiệm tiền lương hiệu quả là điều cần thiết để có một khoản tiền dự trù cho tương lai. Trong bài viết dưới đây, Techcombank sẽ chia sẻ với bạn những phương pháp và nguyên tắc tiết kiệm tiền hiệu quả, ngay cả khi mức lương của bạn không quá cao. Khám phá ngay!

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. 7 phương pháp tiết kiệm tiền lương hiệu quả nhất

Để tiết kiệm tiền lương hiệu quả bạn cần thực hiện đủ các bước: Lập mục tiêu; phân bổ thu chi hàng tháng; theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hành vi tiết kiệm hợp lý. Cụ thể, để tạo dựng một nền tảng tài chính vững chắc thông qua việc tiết kiệm, bạn có thể ứng dụng các phương pháp như sau:

1.1. Lập ra mục tiêu tiết kiệm rõ ràng

Lập ra mục tiêu tiết kiệm nghĩa là trả lời cho câu hỏi “Tiết kiệm để làm gì?”. Đây là một bước quan trọng để tiết kiệm hiệu quả, giúp bạn có định hướng rõ ràng và động lực để bám sát kế hoạch tiết kiệm của mình.

Khách hàng nên xác định được mục tiêu dài hạn như mua nhà, mua xe mới, kinh doanh… Từ đó, bạn có thể lập được một kế hoạch tiết kiệm hiệu quả nhất. Ví dụ, mục tiêu dài hạn trong 2 năm tới là mua 1 chiếc xe máy, bạn cần có các mục tiêu ngắn hạn như tiết kiệm được 2 triệu đồng mỗi tháng để tích lũy dần dần.

Nếu có nhiều mục tiêu cần thực hiện, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên từ quan trọng đến ít quan trọng hơn. Điều này đảm bảo bạn có thể tập trung vào mục tiêu quan trọng trước, tránh phân bổ nguồn lực cho nhiều mục tiêu cùng lúc, kéo dài thời gian thực hiện kế hoạch tiết kiệm khiến bạn dễ nản lòng.

Xác định rõ ràng mục tiêu tiết kiệm giúp việc tiết kiệm đạt hiệu quả cao.

1.2. Phân bổ tiền lương hợp lý

Phân bổ tiền lương hợp lý là một phần quan trọng của quản lý tài chính cá nhân, giúp bạn chi tiêu một cách tối ưu, đảm bảo đạt được cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Để phân bổ tiền lương, bạn cần đặt ra những hạn mức chi tiêu cho từng mục đích khác nhau như chi tiêu cố định [tiền điện nước, tiền nhà…] và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình tài chính cá nhân.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo 2 phương pháp phân chia tiền lương được áp dụng phổ biến dưới đây:

1 - Phương pháp 6 chiếc lọ

Theo phương pháp này, bạn cần chia tiền lương thành 6 phần, mỗi phần tương ứng với 1 lọ chi tiêu. Cụ thể như sau:

  • Chi tiêu thiết yếu: Lọ này chiếm 55% thu nhập, dùng để chi trả các khoản phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, thực phẩm…
  • Tiết kiệm: 10% thu nhập dùng để tiết kiệm và tích lũy dự phòng. Đây là phần tiền nhỏ nhưng có thể tạo dựng sự ổn định tài chính trong tương lai.
  • Tự do tài chính: Dành 10% tiền lương để đầu tư sinh lợi.
  • Giáo dục: Dành 10% vào việc học hỏi, phát triển kỹ năng và đầu tư phát triển bản thân.
  • Hưởng thụ: Dành 10% tiền lương mỗi tháng để giải trí, mua sắm, du lịch,…
  • Từ thiện: Dành 5% để giúp đỡ người khác qua các hoạt động từ thiện hoặc hoạt động xã hội khác.

Chia nhỏ thu nhập thành các lọ chi tiêu để kiểm soát chi tiêu.

2 - Phương pháp 50/ 20/ 30

Phương pháp 50/ 20/ 30 dựa trên việc chia tiền lương thành 3 phần như sau:

  • 50% cho chi phí cơ bản: Đây là các khoản phí cố định như tiền thuê nhà, tiền Internet, tiền điện nước… mà không thể cắt bỏ.
  • 20% cho tiết kiệm và đầu tư: Đây là khoản tiền dành cho việc tiết kiệm, tích lũy dự phòng và xây dựng tài sản.
  • 30% cho chi tiêu linh hoạt: Các khoản phí linh hoạt như giải trí, du lịch… có thể cân nhắc cắt giảm.

Các phương pháp trên được xây dựng khách quan, số % chỉ là tương đối. Do đó, bạn có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân.

1.3. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Tiết kiệm trước, chi tiêu sau là một phương pháp quản lý tài chính thông minh, giúp bạn tạo thói quen và kỷ luật trong chi tiêu. Khi nhận được tiền lương, bạn nên để khoản tiền tiết kiệm ra trước, sau đó mới bắt đầu thực hiện chi tiêu. Đây là cách phù hợp với những người khó kiểm soát chi tiêu, đảm bảo bạn không chi tiêu quá đà, ảnh hưởng đến phần tiền dự định tiết kiệm. Từ đó, bạn có thể duy trì mục tiêu tiết kiệm hiệu quả.

1.4. Theo dõi thu - chi hàng tháng

Việc ghi chép tất cả các khoản thu, chi hàng tháng dù lớn hay nhỏ giúp bạn đánh giá mức chi tiêu đã hợp lý chưa. Từ đó, bạn có thể hạn chế chi những khoản không cần thiết. Ngoài ra, khi ghi chép về các khoản chi, bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính cá nhân từ đó có thể điều chỉnh mức chi tiêu hợp lý hơn khi cần.

Hiện nay, khi công nghệ phát triển, bạn có thể sử dụng các ứng dụng thông minh để hỗ trợ kiểm soát chi tiêu. Các ứng dụng như Money Lover, Excel… được nhiều người sử dụng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Đặc biệt, ứng dụng ngân hàng số cũng có thể giúp bạn quản lý thu chi tài chính cá nhân hiệu quả. Ví dụ, với Techcombank Mobile có các biểu đồ thu chi, tổng quan tài sản trực quan, tìm kiếm lịch sử giao dịch dễ dàng. Techcombank còn sử dụng công nghệ AI để đưa ra những tổng kết cho thói quen thu chi của bạn, từ đó gợi ý những giải pháp phù hợp để gia tăng tài sản.

Khách hàng nên tạo thói quen ghi chép thu chi hàng tháng để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính cá nhân.

1.5. Chỉ mua thứ bạn cần

Bạn nên cẩn thận trước các bẫy khuyến mãi giảm giá của các đơn vị bán. Hãy cân nhắc xem thật sự bạn có cần mua món đồ đó hay không, có giúp ích cho bạn trong thời gian dài hay không. Đừng vội quyết định mua hàng nhanh chóng và lãng phí tiền bạc vào những món đồ không cần thiết chỉ bởi những chương trình giảm giá kích cầu. Hãy ghi nhớ rằng: Cân nhắc kỹ lưỡng khi mua sắm giúp bạn tiết kiệm được đáng kể.

Ngoài ra, bạn cũng nên cắt giảm tối đa những khoản chi tiêu không cần thiết mà bạn vẫn có thể duy trì cuộc sống được hàng tháng như việc mua sắm hay ăn ngoài thường xuyên. Thay vào đó, bạn có thể tái sử dụng những bộ quần áo cũ và lựa chọn nấu ăn tại nhà để tiết kiệm hơn trong những trường hợp không bắt buộc phải ăn ngoài.

1.6. Hạn chế tối đa việc vay mượn

Giới trẻ hiện nay thường xuyên bị rơi vào vòng lặp tiêu xài quá tay, sau đó phải dựa vào vay mượn để trang trải cuộc sống. Khi nhận lương phải trả nợ ngay nên tháng đó lại không đủ tiền chi tiêu, và lại phải đi vay mượn. Vòng lặp vay mượn này cứ tiếp diễn dẫn đến mất kiểm soát chi tiêu, khiến cuộc sống trở nên khó khăn và không thể đạt được mục tiêu tiết kiệm.

Thay vì dựa vào vay mượn để giải quyết thiếu hụt tài chính một cách tạm thời, hãy tập trung vào việc quản lý chi tiêu sao cho vừa phải với thu nhập. Hạn chế vay mượn trừ trường hợp thật sự khẩn cấp sẽ giúp bạn duy trì sự ổn định của tài chính.

Hạn chế vay mượn giúp duy trì sự ổn định của tình hình tài chính.

1.7. Sử dụng dịch vụ gửi tiền tích lũy của ngân hàng

Gửi tiền ngân hàng là kênh đầu tư an toàn và sinh lời ổn định theo mức lãi suất quy định của từng ngân hàng. Một số ngân hàng có tính năng tiết kiệm tự động, hàng tháng một khoản tiền nhất định được trích từ tài khoản ngân hàng sẽ được tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm, đảm bảo kế hoạch tiết kiệm được duy trì.

Đặc biệt, trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể tất toán tiết kiệm trước thời gian đáo hạn mà vẫn có lãi [thấp hơn mức lãi suất ban đầu] theo quy định của ngân hàng nhà nước.

2. Nguyên tắc giúp việc tiết kiệm tiền lương đạt hiệu quả cao

Để việc tiết kiệm tiền lương đạt hiệu quả cao, ngoài những phương pháp trên, bạn nên ghi nhớ và tuân theo những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Kiên nhẫn, tuân thủ kế hoạch và mục tiêu tiết kiệm của bạn

Điều quan trọng nhất khi thực hiện tiết kiệm tiền lương là bạn cần kiên trì và tuân thủ kế hoạch đã đề ra. Tuân thủ kế hoạch tài chính giúp bạn tránh rơi vào những cám dỗ không cần thiết và đạt được mục tiêu tiết kiệm hiệu quả.

Luôn tuân thủ kế hoạch tiết kiệm ban đầu để nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Nguyên tắc 2: Luôn tiêu ít hơn số tiền bạn đang có

Tiêu ít hơn số tiền đang có là cách để tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc chi tiêu không kiểm soát. Duy trì lối sống chi tiêu ít hơn thu nhập này giúp tạo thói quen tiết kiệm, đảm bảo bạn không vượt quá giới hạn tài chính và rơi vào vòng lặp vay mượn.

Nguyên tắc 3: Tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống

Tiết kiệm không nhất thiết phải là cắt giảm toàn bộ chi tiêu trong cuộc sống mà bạn có thể tạo thói quen tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt. Những thay đổi nhỏ như nấu ăn ở nhà, tắt điện khi không sử dụng, đóng nước khi không dùng, không phung phí những đồng tiền lẻ… có thể tạo ra một khoản tiết kiệm lớn đến bất ngờ.

Những hành động tưởng chừng nhỏ nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể trong cuộc sống.

Nếu bạn chưa biết nên tiết kiệm như thế nào, quản lý tài chính ra sao, bạn có thể sử dụng Techcombank Mobile để thực hiện giao dịch. Từ biểu đồ thu chi mà Techcombank Mobile tổng kết dựa theo dữ liệu lịch sử giao dịch, hệ thống sẽ gợi ý cho bạn lộ trình chi tiêu với những mục tiêu tiết kiệm cụ thể hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ có thể bám sát và thực hiện tiết kiệm hiệu quả hơn mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mở sổ tiết kiệm online nhanh chóng, an toàn, tiện lợi với lãi suất cạnh tranh tại Techcombank thông qua ứng dụng này.

3. Tham khảo cách tiết kiệm tiền của 3 YouTuber nổi tiếng

Các phương pháp tiết kiệm trên được nhiều người áp dụng thành công. Thực tế, 3 youtuber dưới đây đã tiết kiệm được 1 khoản không nhỏ khi ứng dụng các phương pháp đó vào cuộc sống:

3.1. MC Hà Thu - Lương 6 - 7 triệu/tháng

Với mức lương 6 - 7 triệu/tháng, trong 4 năm sinh viên, MC Hà Thu đã tiết kiệm được 100 triệu. Phương pháp tiết kiệm mà Hà Thu sử dụng là phương pháp 6 chiếc lọ đã được chia sẻ trong phần trước.

Ngoài ra, Hà Thu còn áp dụng một số cách để tiết kiệm hiệu quả như tự nấu ăn tại nhà, sử dụng đồ ăn gửi từ quê, dành tiền bán quần áo đã qua sử dụng… để ổn định tài chính. Đặc biệt, Hà Thu rất nguyên tắc trong việc ghi chép và phân loại chi tiêu cụ thể hàng tháng để kịp thời điều chỉnh hành vi tiêu dùng sao cho phù hợp nhất với cuộc sống cá nhân và mục tiêu tiết kiệm của bản thân.

3.2. iammaitrang - Lương 9 - 10 triệu/tháng

Tiết kiệm được từ 1,5 - 2 triệu/tháng với mức lương chỉ 9 - 10 triệu/tháng là điều không tưởng với nhiều người. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn có thể với iammaitrang khi cô sử dụng phương pháp tiết kiệm 50- 20- 30 đã được chia sẻ phía trên kết hợp với đẩy mạnh đầu tư tài chính.

iammaitrang đã điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên của các khoản tiền này để phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân. Với Trang, việc quan trọng phải làm đầu tiên khi nhận lương là tiết kiệm để đảm bảo duy trì kế hoạch tiết kiệm và đầu tư để nâng cao khoản tiết kiệm mỗi tháng. Do đó, công thức của iammaitrang là 20% tiết kiệm và đầu tư - 50% cho nhu cầu thiết yếu cơ bản - 30% cho nhu cầu chi tiêu linh hoạt.

Kiên trì ứng dụng kế hoạch tiết kiệm này nhiều tháng cùng với việc không ngừng trau dồi tri thức đầu tư, iammaitrang đã có khoản tiết kiệm 1,5 - 2 triệu/tháng đáng mơ ước với nhiều bạn trẻ.

Áp dụng linh hoạt phương pháp 50-20-30, đảm bảo khoản tiền tiết kiệm không bị xâm phạm.

3.3. Clever Girls - Lương 10 - 12 triệu/tháng

Theo chia sẻ từ kênh Youtube Clever Girls, cô cũng sử dụng phương pháp tiết kiệm tiền lương 6 chiếc lọ, tiết kiệm được 2,5 triệu mỗi tháng. Sau 3 tháng ứng dụng phương pháp này, Clever Girls đã dần kiểm soát chi tiêu của bản thân tốt hơn, thoát dần khỏi vòng xoáy vay nợ và bắt đầu với những khoản tiết kiệm nhỏ đầu tiên để hướng tới mục tiêu mua xe, mua nhà trong tương lai. Đặc biệt, Clever Girls khuyên người dùng nên đăng ký tiết kiệm tự động để đảm bảo tính duy trì và chắc chắn rằng bạn sẽ “không xâm phạm vào khoản tiền dự định đầu tư, tiết kiệm” đó.

\>>> Tìm hiểu thêm các phương pháp tiết kiệm khác:

  • 5 cách tiết kiệm tiền của người Nhật giúp tối ưu hóa tài chính.
  • 5 cách tiết kiệm sinh lời tối đa các chuyên gia tài chính thường áp dụng.

Nếu biết cách tiết kiệm tiền lương hiệu quả thì nó không chỉ đảm bảo tình hình tài chính ổn định mà còn giúp bạn thực hiện những mục tiêu dài hạn. Những phương pháp, nguyên tắc tiết kiệm tiền lương được Techcombank chia sẻ trên đây giúp bạn tạo dựng thói quen tiết kiệm và tự tin trong việc quản lý tài chính cá nhân. Ngay từ hôm nay, hãy bắt đầu lập mục tiêu tiết kiệm để xây dựng tương lai tài chính bền vững.

Nếu có nhu cầu gửi tiết kiệm an toàn, lãi suất cao, khách hàng hãy liên hệ với Techcombank qua các kênh sau để được tư vấn:

Số tiền chi tiêu bao nhiêu phần trăm so với thu nhập?

Vì mức thu nhập và chi tiêu của mỗi người là khác nhau nên không thể có mức tiết kiệm tối thiểu chung. Tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia, mỗi người thường dành khoảng 50% thu nhập hàng tháng cho các khoản chi tiêu bắt buộc, khoảng 30% thu nhập khác được dùng để chi tiêu cho các khoản phát sinh tùy ý.

Thu nhập bao nhiêu 1 tháng là đủ?

Điển hình, mức lương đủ sống 2022 ở vùng 1 [TP. HCM, Hà Nội] theo Anker là 8,55 triệu đồng. Trong khi lương tối thiểu vùng cho năm 2023 của vùng 1 là 4,68 triệu [bằng 54,7% lương đủ sống].

Nên tiết kiệm bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia tài chính, bạn nên áp dụng quy tắc 50-20-30, tức là nên tiết kiệm ít nhất 20% tiền lương, 50% cho nhu cầu thiết yếu [nhà ở, thực phẩm, giao thông và chăm sóc sức khỏe] và 30% còn lại cho các mục tiêu tài chính [các khoản tiết kiệm, chẳng hạn như tiết kiệm khẩn cấp, tiết kiệm nghỉ hưu và tiết kiệm ...

Nên dành bao nhiêu thu nhập để đầu tư?

Bản chất của việc tự do tài chính đó là tổng thu nhập thụ động phải lớn hơn chi tiêu. Do đó, các bạn trẻ nên dành ít nhất 10% thu nhập nhận được để dành cho việc đầu tư, lấy vốn để thực hiện kế hoạch dài hạn và đạt mục tiêu tự do tài chính của mình. Phân bổ tài chính hợp lý sẽ giúp bạn tiến tới tự do tài chính.

Chủ Đề