Nên dạy trẻ học tiếng Anh như thế nào

Đọc bài viết "Ông bố nói chuyện tiếng Anh với con từ khi 7 tuần tuổi", tôi thấy khâm phục và rất đồng tình với phương pháp dạy con này. Trẻ em học ngoại ngữ tốt nhất là từ 4-7 tuổi. Sau thời gian này, não bộ của bé sẽ chỉ học được theo kiểu dịch từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh [word by word]... Như vậy, trẻ sẽ không còn giữ được khả năng tư duy bằng ngoại ngữ như trong giai đoạn "vàng" trước đó nữa.

Có nhiều người lo ngại rằng cho trẻ học tiếng Anh quá sớm sẽ khiến bé quên mất tiếng Việt. Tôi không đồng tình với quan điểm này. Con được sống trong môi trường trong nước, toàn người Việt xung quanh nên có không học cũng vẫn biết tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, tiếng Anh lại rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập thế giới. Thế giới bây giờ giao tiếp hầu như bằng tiếng Anh, nên về tương lai, khi con cái bạn đi học, đi làm sẽ rất cần ngoại ngữ để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Do vậy, dành thời gian cho trẻ tiếp xúc sớm với ngoại ngữ là cách chuẩn bị tốt nhất để con có được tương lai tốt hơn.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều bố mẹ áp dụng thành công phương pháp dạy tiếng Anh cho con từ nhỏ. Con họ khi lớn lên có thể sử dụng rất tốt cả hai ngôn ngữ, không hề lẫn vào nhau. Điều quan trọng nhất là cách thức chúng ta để trẻ tiếp cận ngoại ngữ mà thôi. Theo tôi, cái gì khó nên học trước, học ngoại ngữ càng sớm lại càng tốt. Hãy để con thực sự thấy được cái hay của ngôn ngữ và thích chúng thay vì ép buộc trẻ phải học.

Con tôi cũng được tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ khi bập bẹ tập nói. Thế nên bé biết đọc bảng chữ cái, đếm số từ một đến 10 bằng tiếng Anh trước cả tiếng Việt. Con cũng biết nói "hello", "goodbye" trước cả "xin chào" hay "tạm biệt". Bố mẹ tôi là người thuộc thế hệ cũ nên luôn lo lắng rằng cháu sẽ mất gốc, không biết tiếng Việt. Nhưng tôi hoàn toàn không hề lo ngại chuyện đó vì chúng tôi đang sống ở trong nước, sau này đi học, tiếp xúc môi trường bên ngoài toàn người Việt, con ắt sẽ nói được tiếng mẹ đẻ.

>> Sai lầm khi không cho con học tiếng Anh từ 2 tuổi?

Giờ con tôi bốn tuổi, cháu vẫn đang nói song ngữ. Ở nhà con thường trò chuyện với ông bà bằng tiếng Việt. Còn khi ở với bố mẹ, cháu lại thích nói tiếng Anh hơn. Cả hai ngôn ngữ con đều nói thông thạo, hoàn toàn không có chuyện khiếm khuyết nào như người ta hay lo ngại. Tôi nghĩ rằng, đây là cách rất tốt để bé phát triển tư duy ngôn ngữ. Điều này sẽ chỉ có lợi cho con sau này vì đã sớm được làm quen ngôn ngữ thứ hai trước các bạn bè đồng trang lứa.

Tôi thấy, nhiều người đang có thái độ khá gay gắt về chuyện cho trẻ học tiếng Anh từ sớm. Đó là tư tưởng có phần bảo thủ. Trẻ con dưới năm tuổi là thời điểm "vàng" để học được mọi loại ngôn ngữ. Trẻ có thể học cùng lúc nhiều ngoại ngữ mà không hề bị loạn. Điều này đã được nhiều người kiểm chứng. Thậm chí, nó còn giúp kích thích sự phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ của trẻ một cách tự nhiên. Nếu bạn không cho con tiếp xúc và học tiếng Anh ngay từ nhỏ, bé dần sẽ mất đi vốn liếng tiếng Anh khi đạt 7-8 tuổi, khiến quãng thời gian học ngoại ngữ sau đó sẽ vất vả hơn nhiều.

Tất nhiên, sẽ có nhiều người phản biện rằng "tôi học tiếng Anh muộn cũng vẫn giỏi đấy thôi". Nhưng xin thưa, đó chỉ là học thụ động và phải tốn rất nhiều công sức, cũng như không phải ai cũng làm được. Trong khi đó, để trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ nhỏ, chúng sẽ không bị rơi vào trạng thái bị ép buộc học. Ngược lại, trẻ sẽ tự hình thảnh được phản xạ ngôn ngữ một cách tự nhiên, từ đó giúp chúng dễ tiếp thu và yêu thích.

Vũ Linh

>> Theo bạn, có nên cho trẻ học tiếng Anh từ sớm ? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

Anh Phan Thế Dũng [Fb Thầy Phan Dũng], 38 tuổi, từng giảng dạy ngôn ngữ Anh tại một số quốc gia Đông và Tây Phi trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ phát triển giữa Quỹ Dominial Capital và địa phương [Business Education Program]. Anh chia sẻ quan điểm về dạy tiếng Anh cho trẻ.

Người Việt học tiếng mẹ đẻ cần cả quá trình dài. Từ lúc lọt lòng đến 6 tuổi, trẻ học từ vựng cơ bản, qua nghe nói thụ động từ ông bà, cha mẹ, môi trường xung quanh, được cái gì tốt cái đó, chưa phải là những thứ đã được chuẩn hóa.

Bắt đầu từ lớp 1, trẻ tập viết chữ, phát âm, tập đọc. Lớp 2, 3 vẫn là các bài học từ ngữ đơn giản và mãi đến lớp 4, 5 trẻ mới học những bài ngữ pháp, làm văn đơn giản. Viết văn thế nào cho hay, diễn đạt sao cho chuẩn phải lên THCS và sau đó là THPT. Nghĩa là để có thể chuẩn hóa câu cú diễn đạt ngay tiếng mẹ đẻ, chúng ta cũng cần quá trình phát triển nhận thức nhất định.

Đối với tiếng mẹ đẻ vốn thuận tiện và dễ dàng đã cần những công đoạn lớp lang bài bản như vậy thì không lý gì ngôn ngữ Anh lại có thể đốt cháy giai đoạn hay cắt bỏ bất kỳ công đoạn nào. Tuy vậy, thực trạng dạy và học tiếng Anh cho con trẻ hiện nay, từ cả phương pháp luận dạy học lẫn yếu tố kỳ vọng từ phía phụ huynh đều có thiên hướng hoặc đốt cháy giai đoạn, hoặc giản lược đi một số khâu quan trọng, ví dụ tập đọc.

Tôi biết có nhà vì kỳ vọng lo lắng mà cho con học từ 2-3 tuổi. Tất nhiên lĩnh vực nào chúng ta cũng có những thần đồng, những đứa trẻ xuất sắc, tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Nhưng rõ ràng chúng ta không thể lấy một số ít thần đồng xuất sắc đó làm kiểu mẫu cho số đông con trẻ.

Mấy tuổi học tiếng Anh cũng được nhưng cần nhớ đây phải là quá trình thuần túy học từ vựng cơ bản, qua kênh nghe nói và là quá trình thụ động. Có nghĩa hãy cho trẻ môi trường nghe nói chuẩn [như môi trường tiếng Việt cho trẻ trước 6 tuổi]. Giai đoạn này nên kéo dài đến khoảng lớp 5-6.

Tại sao tôi lấy mốc 11, 12 tuổi? Bởi đó mới là lúc trẻ đủ nhận thức để tiếp nhận những bài học ngữ âm và tông giọng đầu tiên, hai thứ mang tính nền tảng cho việc nghe nói tiếng Anh. Chúng sẽ giúp chuẩn hóa phát âm và tông giọng tiếng Anh cho trẻ như cách mà chúng ta chuẩn hóa đánh vần và 6 thanh điệu tiếng Việt ở giờ tập đọc lớp 1. Cùng với đó là những bài học từ pháp giản đơn, nhớ vẹt thuần túy.

Ảnh: Shutterstock.

Sau đó khoảng 1-2 năm, khi 13-14 tuổi, lúc này trẻ đã đủ phát triển khả năng tư duy cũng như vốn kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt nhất định để có thể tiếp nhận được những khái niệm của một ngôn ngữ khác. Đó là lúc thích hợp để bắt đầu học cú pháp, tức kiến thức về câu cú, về cụm cũng như các hình thức nối kết, những thứ vốn cần đến tư duy hệ thống và logic.

Nói thêm về giai đoạn đầu tiên, môi trường nghe nói thụ động trước 11-12 tuổi tốt nhất là với người bản ngữ Âu, Mỹ. Nếu không phải trực tiếp ngoài đời thực [với các thầy cô tại trung tâm chẳng hạn] thì có thể qua media [Internet, tivi, video, phần mềm tiếng Anh cho trẻ...] vốn quá sẵn trong thời đại bây giờ, nhưng dứt khoát phải là người bản ngữ.

Một thực tế là việc đánh giá trình độ tiếng Anh tại Việt Nam trên bình diện chính thống [các kỳ thi] thời gian dài chỉ có viết và đọc hiểu, dẫn đến dạy và học hoàn toàn bỏ qua nói và nghe. Khi đã không thi thì giáo viên, học sinh không cần học. Không cần học thì giáo viên không được chuẩn hóa và chú trọng nâng cao kỹ năng nghe nói, không đầu tư biên soạn giáo trình bài bản chuẩn mực để dạy.

Thực tế này chính là nguyên nhân của tình trạng chất lượng thấp và không đồng đều về dạy nghe nói hiện nay, cả trong lớp học tiếng Anh chính thống lẫn trung tâm tư nhân. Phụ huynh không thể đặt cược tương lai con trẻ vào đó để rồi sau này lại giống như chính mình phải vất vả học lại phát âm nghe nói từ đầu, trong khi không phải nhà nào cũng có điều kiện cho con học với người bản địa.

Vậy giải pháp thiết thực nhất ở đây là thế nào? Không ai khác ngoài chính phụ huynh [hoặc tương lai sẽ là phụ huynh] cần vì con mình mà tự trang bị kiến thức. Bạn phát âm tông giọng chuẩn sẽ là môi trường tuyệt vời ngay từ trong nhà cho đứa trẻ của bạn. Một khi bạn phát âm tông giọng chuẩn thì có thể thẩm định được trung tâm nào, thầy cô nào đạt chất lượng để dạy con. Đây đơn thuần chỉ là câu chuyện làm người tiêu dùng thông minh thì phải tự trang bị kiến thức.

Phan Dũng

    Đang tải...

  • {{title}}

Xu hướng cho con tiếp cận với ngoại ngữ ở lứa tuổi nhỏ [ từ 4 đến 10 tuổi], cụ thể là Anh ngữ ngày càng gia tăng ở các khu vực thành thị. Tuy nhiên, để xác định đúng lộ trình học tập ngoại ngữ của con em mình từ tuổi mẫu giáo một cách phù hợp và hiệu quả thì không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu đúng và có đầy đủ thông tin cho kế hoạch này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung  cấp cho quý vị một số tư vấn giải đáp dựa trên băn khoăn của các bậc phụ huynh đang có con em từ độ tuổi 4-10 đã học tiếng Anh, nhằm giúp quý vị có những cái nhìn đúng đắn hơn khi quyết định đầu tư cho con em tham gia các khóa học Anh ngữ dành cho trẻ nhỏ.

  • Khi trẻ mẫu giáo [từ 4-6 tuổi] được học tiếng Anh, trẻ sẽ nói được và nói chuẩn xác bao nhiêu phần trăm so với lượng kiến thức được cung cấp trong các giáo trình dạy tiếng Anh dành cho lứa tuổi này?

Về lý thuyết, đối với trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi, có thể tiếp thu từ 60% đến 100% nội dung kiến thức được đề cập trong giáo trình. Tuy nhiên, sách chỉ là một trong nhiều nguồn “đầu vào” hay “nguyên liệu” cho quá trình học. Việc biến “đầu vào”- nội dung được dạy –  thành kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ – thành những điều học được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tiếp thu của từng trẻ, mức độ và tần suất tiếp xúc với ngữ liệu trong và bên ngoài lớp học….

Nếu trẻ được dạy bởi người bản ngữ có phát âm chuẩn ngay từ đầu, khả năng phát âm chính xác các từ đã học sẽ rất cao. Mức độ tiếp xúc với ngữ liệu phù hợp [về độ khó, nội dung, tính nhất quán…] càng nhiều, trẻ càng có khả năng phát âm và nhại tiếng tốt.

Mức độ thể hiện [mà hình thức đơn giản nhất là “nói”] của những gì đã tiếp thụ, lại tùy thuộc vào độ ngắn dài của giai đoạn critical period/ silent period của từng trẻ. Nhiều trẻ tiếp thu tốt, nhưng do đang trong giai đoạn silent period, giai đoạn trẻ tiếp thu và nội hóa những nội dung được học trong im lặng nên chưa thể “nói” hay dùng các từ ngữ đã học.

Ở lứa tuổi này, mục tiêu của các khóa học không phải là trẻ “nói” được bao nhiêu phần của các từ, cụm từ đã học, cũng không phải là lượng “kiến thức”, mà là việc các cháu hiểu nghĩa của các từ, các khái niệm và biết ứng dụng vào các bài tập được giao. Giai đoạn này, chủ yếu trẻ nhận biết, “nhại” các  từ, tập sử dụng các từ, cụm từ, cách diễn đạt ngắn theo phương pháp nghe-nhắc lại-hiểu nghĩa. Do vậy việc trẻ sẽ khó nói được trọn vẹn các câu dài.

Cũng cần lưu ý, việc xây dựng sự tự tin và lòng say mê với Anh ngữ là vô cùng quan trọng và được coi như một mục tiêu học tập đối với trẻ ở lứa tuổi này. Các phụ huynh và giáo viên cần chú ý đa dạng các hoạt động học tập để các con chơi mà học, học mà chơi và được tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, phi áp lực nhất.

  • Cho trẻ học tiếng Anh sớm từ 4-6 tuổi khi trẻ chưa thành thạo tiếng Việt, sẽ khiến các cháu dễ bị nhầm lẫn giữa tiếng Việt và tiếng Anh?

Câu trả lời là “không”. Trẻ hoàn toàn có thể học ngôn ngữ thứ hai trong giai đoạn này khi trẻ được sống trong một môi trường dung nạp và khuyến khích, hỗ trợ tích cực, trẻ sẽ có thể tiếp thụ tốt được cả hai ngôn ngữ. Điều này cũng phù hợp ngay cả với những trẻ chỉ học một ngôn ngữ duy nhất là tiếng mẹ đẻ. Nếu phụ huynh tự gây áp lực cho con cái mình thì sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Nếu môi trường sống và học tập hàng ngày xung quanh trẻ là môi trường song ngữ thì khi học ngôn ngữ thứ hai, trẻ sẽ hình thành thói quen có thể nghĩ được bằng cả hai ngôn ngữ thay vì chỉ nghĩ bằng một ngôn ngữ mà thôi. Việc trẻ có thể “quên” tiếng mẹ đẻ khi học thêm một ngôn ngữ thứ hai hầu như chỉ xảy ra khi trẻ thuộc nhóm dân nhập cư [đến sinh sống tại một nước nói tiếng Anh với tư cách là tiếng mẹ đẻ]  hoặc bắt buộc phải học ngôn ngữ thứ hai để phục vụ cho việc học tập tại một trường quốc tế sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Thực tế cho thấy, học ngoại ngữ càng sớm bao nhiêu thì quá trình học tập sau đó sẽ thuận lợi bấy nhiêu, đặc biệt là khả năng phát âm, do có những lý do mang tính sinh học đã chứng minh khi ở lứa tuổi trưởng thành [adult learner], sẽ có ít người có thể học một ngôn ngữ mới với khả năng nói được như người bản ngữ.

  • Thời gian tự học tiếng Anh ở nhà cho các cháu mẫu giáo khoảng bao nhiêu giờ/ tuần là phù hợp? Phụ huynh cần hỗ trợ các con như thế nào để việc tự học được hiệu quả

Thời lượng này phụ thuộc vào năng lực của từng cháu và số lượng giờ học trên lớp. Cách giúp trẻ học là cho trẻ làm bài trong workbook, thời gian làm bài trong workbook không quá 3 giờ/ tuần. Điều quan trọng là tạo môi trường để trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh ở mức độ phù hợp với trình độ [cả về ngôn ngữ và nhận thức] và mối quan tâm. Hình thức đơn giản nhất là cho trẻ nghe và tập hát các bài hát tiếng Anh thiếu nhi, xem các chương trình dành cho trẻ em bằng tiếng Anh như Play school, Magic English, chơi các trò chơi bằng tiếng Anh…Điều quan trọng là tạo môi trường để trẻ tiếp xúc với Anh ngữ và có nhu cầu sử dụng Anh ngữ để giao tiếp.

  • Đối với các cháu chưa từng học tiếng Anh bao giờ mà học ngay với giáo viên nước ngoài, làm thế nào để các cháu tiếp nhận được kiến thức khi có rào cản về ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh

Chương trình và tài liệu dạy cho lứa tuổi này thường được thiết kế để trẻ tiếp thu được những gì được học một cách tự nhiên, với các hoạt động đa dạng giúp phát huy và tích hợp cả 08 năng lực trí tuệ gồm: tư duy logic, ngôn ngữ, tư duy mỹ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ cơ thể, khả năng quan sát, kỹ năng giao tiếp và phát triển tâm lý. Các giáo viên sử dụng rất nhiều phương tiện giao tiếp và giáo cụ [tranh ảnh, bài hát, hình vẽ, rối, ngữ cảnh, điệu bộ…] để giúp các cháu tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên trong ngữ cảnh. Ngoài ra, các giáo viên trợ giảng người Việt có vai trò hỗ trợ các cháu yếu hơn và đảm bảo tất cả trẻ tham gia lớp học đều hiểu được những gì được dạy ngay tại lớp.

  • Trong quá trình học tiếng Anh mẫu giáo, các cháu đã được học viết chữ cái chưa? Cách viết của chữ cái tiếng Anh trong các lớp học này khác với cách dạy viết ở lớp 1, điều này có ảnh hưởng gì đến kỹ năng viết của các cháu khi vào lớp 1 hay không?

Chương trình tiếng Anh lớp mẫu giáo chưa dạy viết chữ, mà mới chỉ tô màu các hình chữ cái và chữ số cỡ lớn. Mục đích là cho các cháu nhận biết mặt chữ cái và chữ số.

Ở cấp độ 4, các cháu mới chỉ học nhận mặt chữ [bảng chữ cái] và tô chữ to, do đó không ảnh hưởng đến kỹ năng viết của các cháu ở lớp 1.

Các khóa học của OEA đều tích hợp 05 yếu tố chủ chốt trong giáo dục là văn hóa [culture], giao tiếp [communication], khả năng phối hợp [collaboration], tư duy phản biện [critical thinking] và tính sáng tạo [creativity].

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình tiếng Anh Thiếu Nhi và đăng ký cho các em kiểm tra xếp lớp [miễn phí], Quý vị phụ huynh vui lòng liên hệ với Bộ phận Tư vấn OEA Vietnam – Nhà C8 – số 343 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội – Tel: [04] 3232-1318 hoặc qua website www.oea-vietnam.com.

Video liên quan

Chủ Đề