Mục đích giáo dục việt nam ở cấp độ xã hội hiện nay là gì?

Giáo dục nói chung là cách học tập kiến thức, kỹ năng và thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và con người. Giáo dục tạo nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người hơn so với các loài động vật khác. Giáo dục giúp con người có trí tuệ, kiến thức và kỹ năng để làm tốt công việc, có khả năng để giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích nghi góp phần đổi mới xã hội để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta đang đề cập tới giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yênước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó:

Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

– Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Chương trình của giáo dục phổ thông:

* Các nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục

– Phải thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

Phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thôngiữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm cấp nào?

– Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

– Được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

* Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông

– Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông

– Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước

– Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông

– Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông

Xem thêm: Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

– Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành

* Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông:

Chương trình giáo dục phổ thông phải được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông gồm: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

* Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dụphổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

29/12/2020 0 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một trong những thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó được hình thành từ một tư tưởng khá đơn giản và quen thuộc nhưng hàm chứa nhiều nội dung. Vậy khái niệm giáo dục là gì? Để có câu trả lời hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau nhé.

Xem thêm: 

40 mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục thông dụng

Trình bày khái niệm về quản lý nhà trường là gì?

1. Khái niệm giáo dục là gì?

Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo.

Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác hướng dẫn. Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà cá nhân con người có được cùng các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo dục.

Đối với mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành thông qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và đại học.

2. Mục đích của giáo dục là gì?

Đối với từng quá trình phát triển xã hội, mục đích của giáo dục sẽ thay đổi và tương ứng theo từng giai đoạn khác nhau. Mục tiêu giáo dục được chia ra làm 3 loại cơ bản. Đó là:

  • Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống

Đây là quá trình con người được giảng dạy về các kiến thức, kỹ năng và các thói quen giúp hình thành một mẫu người đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được về yêu cầu của xã hội. Mục tiêu này hiện nay đang được nước ta hướng tới.

  • Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân

Mục tiêu này thường được áp dụng ở Mỹ và một số nước phương Tây giai đoạn năm 1970 – 1980. Mục tiêu này sẽ giúp tạo điều kiện cho con người tự do phát triển, tuy nhiên nhược điểm của nó là quá tự do và buông thả.

  • Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân

Mục tiêu này sẽ kết hợp giữa truyền thống và cá nhân. Hiện nay, mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Nó giúp hạn chế các nhược điểm và phát huy ưu điểm đồng thời của mục tiêu truyền thống và mục tiêu cá nhân.

Tóm lại có thể thấy mục đích của giáo dục là cung cấp, trang bị về các kiến thức và kỹ năng. Đồng thời rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống của con người giúp mọi người có thể hòa nhập vào với cộng đồng của mình.

3. Lợi ích và vai trò của giáo dục

Đối với mỗi con người giáo dục giữ một vai trò tương đối quan trọng. Nó là một yếu tố giúp làm nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người so với các loài động vật khác. Khi có sự giáo dục, con người không chỉ sở hữu trí tuệ, kiến thức và kỹ năng mà còn có được nhân cách sống tốt.

Đối với xã hội, giáo dục cũng góp phần vào việc đổi mới về xã hội thông các hoạt động, suy nghĩ của từng cá nhân con người. Nhờ vào đó sẽ giúp con người hòa nhập được với cộng đồng thông qua các mối quan hệ, hoạt động.

Nhờ những kiến thức, kỹ năng giáo dục sẽ giúp mỗi người sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và trong xã hội. Đồng thời hỗ trợ mọi người thích ứng được với hoàn cảnh của tự nhiên và trong xã hội một cách tốt nhất.

Nhờ các vai trò trên, giáo dục sẽ mang tới lợi ích cơ bản:

  • Giúp mỗi người có thể sống tự lập hơn.
  • Giúp mọi người lựa chọn một cuộc sống an toàn, ổn định và hạnh phúc nhất.
  • Nâng cao thu nhập của mỗi người nếu được giáo dục tốt.
  •  Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội.
  • Giúp con người cảm thấy tự tin và tránh được những thói quen xấu.
  • Góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

4. Các hình thức giáo dục chính quy

Sau khi đã nắm được khái niệm giáo dục là gì các bạn cũng phần nào biết được các hình thức giáo dục chính quy hiện nay. Hệ thống giáo dục chính quy tồn tại theo các cấp học khác nhau và phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của mỗi người. Đối với mỗi quốc gia sẽ có các cấp học, chương trình học khác nhau. Dưới đây là một số hình thức giáo dục chính quy bạn có thể tham khảo:

  • Hình thức giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là một hình thức giáo dục trong những năm đầu của trẻ với độ tuổi tầm 0 tới 6 tuổi. Người ta thường gọi hình thức này là nhà trẻ hay mẫu giáo.

Trong hình thức giáo dục mầm non, trẻ em sẽ được tiếp nhận và hỗ trợ đối với sự phát triển của xã hội, cung cấp các kỹ năng vận động và phối hợp.

  • Hình thức giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học thường sẽ hướng tới việc dạy đọc và viết. Nó sẽ hướng tới trẻ em độ tuổi từ 7 tới 12 tuổi. Trong hình thức này sẽ tương ứng với quá trình xóa mù chữ của cá nhân mỗi người. Đồng thời hỗ trợ việc tiếp thu những công cụ học tập và rèn luyện về đạo đức, giá trị.

  • Hình thức giáo dục trung học

Đây là hệ thống giáo dục tiếp theo trong nền giáo dục tiểu học mang tính chất bắt buộc tại hầu hết các quốc gia. Giáo dục trung học bao gồm giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Đối với giáo dục trung học cơ sở tại Việt Nam sẽ tương ứng với các lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Còn giáo dục trung học phổ thông được tính từ lớp 10 đến lớp 12.

  • Hình thức giáo dục đại học

Giáo dục đại học là một hình thức giáo dục bậc cao được diễn ra tại các trường đại học, học viện, cao đẳng. Học sinh cần phải tốt nghiệp cấp 3 thì mới đủ điều kiện tham gia giáo dục đại học. Tại đây sinh viên sẽ được dạy về cả lý thuyết và thực hành chuyên nghiệp.

  • Hình thức giáo dục đặc biệt

Loại hình thức này dành cho người khuyết tật. Nó chú trọng tới việc dạy các kỹ năng và kiến thức cần có trong cuộc sống để người khuyết tật có thể sử dụng một cách dễ dàng nhất.

Bao gồm khoa học về các loại ngành nghề giúp người học thực hiện và làm việc sau quá trình tốt nghiệp.

5. Những yếu tố tác động đến giáo dục

Theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển sẽ có các yếu tố tác động tới nền giáo dục khác nhau. Điển hình như:

  • Môi trường kinh tế – xã hội

Bao gồm các yếu tố liên quan tới nền kinh tế, chính trị, xã hội, lao động, văn hóa, tâm lý trong xã hội… Người học thường dựa vào cuộc sống xã hội nhằm thay đổi cách học của mình cũng như là tìm ra việc làm tốt, dễ dàng nhất.

  • Chính sách và các công cụ hỗ trợ trong giáo dục

Chất lượng của giáo dục bị ảnh hưởng bởi chính sách và các công cụ hỗ trợ trong giáo dục. Trong đó ngân sách và chính sách được xem là yếu tố quan trọng nhất.

  • Tài chính và cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục

Mặt tài chính và cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục rất quan trọng giúp cho giáo dục được phát triển.

Khi một giảng viên, người hướng dẫn giỏi thì mới tạo ra chất lượng học sinh, sinh viên tốt. Chất lượng của giáo dục tốt khi có sự tham gia của người giảng dạy và người học một cách tích cực.

Xem thêm: 

Vai trò của giáo dục tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất, vai trò và ý nghĩa

Qua bài viết trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn khái niệm giáo dục là gì. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu được về khái niệm, tầm nhìn và vai trò của giáo dục đối với cuộc sống xã hội hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập vào website chính thức của Khóa Luận Tốt Nghiệp nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề