Một tử gỗ đặt trên nền nhà lực nào là áp lực do tử gỗ tác dụng lên nền nhà

? Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này? Nếu có một đoàn công tác đến địa phương em hay em nhìn thấy xe của họ bị sa lầy ở trên đường thì em sẽ làm gì?

I – Áp lực là gì?

Người và tủ, bàn ghế, máy móc luôn tác dụng lên nền nhà những lực ép có phương vuông góc với mặt sàn. Những lực này gọi là áp lực

Áp lực có phương chiều như thế nào?

Trả lời: Phương vuông góc với mặt sàn, chiều từ trên xuống dưới.

Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Tiết 7, Bài 7: Áp suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

? Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này? Nếu có một đoàn công tác đến địa phương em hay em nhìn thấy xe của họ bị sa lầy ở trên đường thì em sẽ làm gì?P1P2F1F2==I – Áp lực là gì?Người và tủ, bàn ghế, máy móc luôn tác dụng lên nền nhà những lực ép có phương vuông góc với mặt sàn. Những lực này gọi là áp lựcÁp lực là gì?Tiết 7 Bài 7 ÁP SUẤT P1P2F1F2==Trả lời: Phương vuông góc với mặt sàn, chiều từ trên xuống dưới.I – Áp lực là gì?Áp lực có phương chiều như thế nào?Tiết 7 Bài 7 ÁP SUẤT Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường. Lực của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh. Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ.I – Áp lực là gì?C1 Trong số các lực ghi ở hình 7.3 a, b, thì lực nào là áp lực?Tiết 7 Bài 7 ÁP SUẤT II. Áp suất1. Tác dụng của áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?Tiết 7 Bài 7 ÁP SUẤT Hãy so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của mỗi khối kim loại trong trường hợp 1 và 2; trường hợp 1 và 3Điền dấu =, vào ô trống thích hợp trong bảng sau: h2 h1 h1 h3 S1 S3 F1 F3 S2 S1 F2 F1Độ lún [h]Diện tích bị ép [S]Áp lực [F]==> > h2 h1 h1 h3 S1 S3 F1 F3 S1 S2 F2 F2Độ lún [h]Diện tích bị ép [S]Áp lực [F]==> >II. Áp suất1. Tác dụng của áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?2. Công thức tính áp suấtTrong đó:P là áp suấtF là áp lực tác đụng lên mặt bị ép có diện tích là SĐơn vị của áp suất là Pa [paxcan]; Tiết 7 Bài 7 ÁP SUẤT 1 Pa = 1 N/m2I - Áp lực là gì?II - Áp suấtIII - Vận dụngC4: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng, giảm áp suất? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế?Tăng áp lựcGiảm diện tích bị ép1.Nguyên tắc làm tăng áp suất 2.Nguyên tắc làm giảm áp suấtGiảm áp lực Tăng diện tích bị épTiết 7 Bài 7 ÁP SUẤT Tại sao đường ray tàu hoả được đặt trên các thanh tà vẹt? Mố cầu [chân cầu] hay móng nhà lại xây to?Đường ray tàu hoả được đặt trên các thanh tà vẹt ,mố cầu [chân cầu] hay móng nhà lại xây to để tăng diện tích bị ép, giảm áp suất tác dụng lên mặt đất, tránh làm lún đất nguy hiểm cho tàu, cầu và nhà.Giảm diện tích bị ép sẽ làm tăng áp suất, mũi khoan xuyên vào gỗ dễ dàng, xẻng sẽ dễ dàng lún sâu xuống đất hơn.Tại sao mũi khoan, xẻng xúc đất lại nhọn? Tại sao lưỡi dao lại làm rất mỏng?Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc [bén], vì dưới cùng một áp lực nếu diện tích bị ép càng nhỏ [lưỡi dao càng mỏng] thì tác dụng của áp lực càng lớn [dễ cắt gọt các vật]? Tại sao vận động viên điền kinh khi chạy chỉ đặt nửa bàn chân trên trên đường đua?I - Áp lực là gì?II - Áp suấtIII - Vận dụngC5: Một xe tăng có trọng lượng 340 000 N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5 m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ô tô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2. Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.Tiết 9 Bài 7 ÁP SUẤT C5:Tóm tắt:Fxe tăng = Pxe tăng = 340 000 NSxe tăng = 1,5 m2Fô tô = Pô tô = 20 000 NSô tô = 250 cm2 = 0,025m2pxe tăng= ? , pô tô = ?Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang:GiảiÁp suất của ô tô lên mặt đường nằm ngang:[N/m2][N/m2]Ta có diện tích tiếp xúc của xe tăng lên mặt đường lớn hơn của ô tô và pxe tăng < pô tô nên ô tô có thể bị sa lầy nhưng xe tăng vẫn chạy được trên quãng đường đó. pxe tăng =Fxe tăngSxe tăng=340 0001,5226666,7pôtô =FôtôSôtô=20 0000,025==Tiết 9 Bài 7: ÁP SUẤT 800 000Tích hợp biến đổi khí hậu: Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, chất NOx – ni tơ ô xit có hại cho sức khỏe con người [sử dụng chất nổ khai thác đá]. Người khai thác đá cần đảm bảo An toàn lao động [khẩu trang, mũ cách âm, ]. Nứt tườngSập hầm mỏ? Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có áp lực lớn nhất.A. Người đứng co một chânB. Người đứng cả hai chânC. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.

Tài liệu đính kèm:

  • bai_giang_vat_li_lop_8_tiet_7_bai_7_ap_suat.ppt

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Học sinh cần nắm kiến thức về áp lực, áp suất, công thức tính áp suất

1. Áp lực

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

Quảng cáo

2. Áp suất

- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

- Công thức xác định áp suất:

    

- Trong đó p: là áp suất; F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S

- Đơn vị của áp suất là paxcan: 1Pa = 1N/m2

Quảng cáo

Ví dụ 1: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng:

A. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép

B. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép

C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực lực, giữ nguyên diện tích bị ép

D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép

Lời giải:

Đáp án A

- Áp suất được xác định bởi công thức:

    

- Vì vậy nếu giảm áp lực, tăng diện tích bị ép thì áp suất sẽ giảm

Ví dụ 2: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

A. Người đứng cả hai chân.

B. Người đứng bằng một chân.

C. Người đứng bằng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ

D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống

Lời giải:

Đáp án C

- Khi người đó cầm quả tạ thì áp lực do người đó tác dụng lên sàn sẽ bằng tổng trọng lượng của người đó và quả tạ.

- Vì vậy trong trường hợp này áp lực tác dụng lên sàn là lớn nhất.

Quảng cáo

Ví dụ 3: Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tâm ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2 S2 thì khi so sánh áp suất hai người đứng trên mặt đất ta có:

A. p1 = p2

B. p1 = 1,2p2

C. p2 = 1,2p1

D. p2 = 1,44p1

Lời giải:

Đáp án D

   m2 = 1,2m1 => P2 = 1,2P1.

- Vậy áp lực F2 = 1,2F1

- Áp dụng công thức:

   

- Suy ra:    

   

Câu 1: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường ray nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu

B. Trọng lực của tàu

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray

D. Tổng của trọng lực và lực ma sát

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Áp lực mà đoàn tàu tác dụng lên đường ray bằng đúng trọng lượng của đoàn tàu.

Câu 2: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt

B. Mặt trên

C. Mặt dưới

D. Các mặt bên

Hiển thị đáp án

Đáp án C

- Mặt dưới của khối lập phương ở sâu trong nước nhất, nên áp suất của nước tác dụng lên nó cũng lớn nhất [lớn hơn các mặt còn lại].

   F = p.S. Vì các mặt có cùng diện tích nên áp lực tác dụng lên mặt dưới là lớn nhất

Câu 3: Các viên gạch giống hệt nhau được xếp trên nền nhà như trong hình vẽ. Trường hợp nào áp suất do các viên gạch tác dụng lên nền nhà là lớn nhất?

A. 3      B. 2

C. 1      D. 4

Hiển thị đáp án

Đáp án A

- Trọng lượng của các viên gạch bằng nhau nên áp lực do gạch tác dụng lên mặt đất trong 4 trường hợp này đều như nhau.

- Vậy áp suất lớn nhất khi diện tích tiếp xúc nhỏ nhất. Trong trường hợp 3 diện tích tiếp xúc nhỏ nhất nên áp suất tác dụng lên mặt đất là lớn nhất

Câu 4: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

C. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.

D. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

- Trọng lượng của người là không đổi nên áp lực do người tác dụng vào đệm, phản gỗ là như nhau. Do đó độ lớn phản lực [áp lực] mà phản gỗ, đệm tác dụng vào người cũng bằng nhau.

- Tuy nhiên khi nằm đệm thì do đệm có thể biến dạng [ôm theo thân người] nên diện tích tiếp xúc với thân người tăng [lớn hơn khi người nằm trên phản gỗ] do đó áp suất tác dụng lên thân người giảm và ta cảm thấy êm hơn.

Câu 5: Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có kích thước các chiều dài, rộng, cao lần lượt là 20cm; 10cm; 5cm. Biết viên gạch nặng 1,2kg. Đặt viên trên mặt bàn nằm ngang thì áp suất nhỏ nhất mà viên gạch tác dụng vào mặt bàn là:

A. 12N/m2      B. 240N/m2

C. 600N/m2      D. 840N/m2

Hiển thị đáp án

Đáp án C

- Trọng lượng của viên gạch là:

   1,2.10 = 12 [N]

- Áp suất của viên gạch tác dụng lên mặt bàn nhỏ nhất khi diện tíc tiếp xúc lớn nhất.

- Diện tích tiếp xúc lớn nhất là: 20.10 = 200 [cm2] = 0,02 [m2]

   20.10 = 200 [cm2] = 0,02 [m2]

- Áp suất nhỏ nhất mà viên gạch tác dụng vào mặt bàn là:

   

Câu 6: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ [tai] đinh vào. Tại sao vậy?

Hiển thị đáp án

- Vì mũi đinh nhọn nên diện tích tiếp xúc của mũi đinh nhỏ hơn rất nhiều so với mũ đinh.

- Do đó khi ta đóng đinh ta thường đóng mũi đinh vào tường thì áp suất từ đinh tác dụng vào tường sẽ lớn hơn.

Câu 7: Người ta tác dụng một áp lực có độ lớn 600N vào một thiết bị đo áp suất thì đo được áp suất là 3000N/m2. Diện tích bị ép có độ lớn là bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

- Áp suất lên diện tích bị ép có độ lớn là :

   

Đáp số: 0,2m2

Câu 8: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,9.104 N/m2. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

Hiển thị đáp án

- Trọng lượng của người đó là :

   P = p.S = 17000 . 0,03 = 570 [N]

- Khối lượng của người đó là : m = P/10 = 57 [kg]

Đáp số: 570N; 57kg

Câu 9: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân có khói lượng 4kg. điện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

Hiển thị đáp án

- Đổi 8cm2 = 0,0008 [m2]

- Khối lượng của bao gạo và ghế là: 60 + 4 = 64 [kg]

- Trọng lượng của bao gạo và ghế là: 64.10 = 640 [N]

- Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là :

   

Đáp số: 200000N/m2

Câu 10: Một xe tăng có trọng lượng 340000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ô tô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2. Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi: vì sao xe tăng có thể chạy trên đất mềm mà ô tô thì lại không?

Hiển thị đáp án

- Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:

   

- Áp suất của ô tô lên mặt đường nằm ngang là:

   

   = 800000 [N/m2]

- Xe tăng nặng hơn ô tô nhưng do xe tăng dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi xe tăng nhỏ. Còn ô tô dùng bánh nên áp suất gây ta bởi trọng lượng của ô tô còn lớn hơn.

- Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang còn nhỏ hơn nhiều lần áp suất của ô tô. Do đó xe tăng chạy được dưới đất mềm.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề