Một sư đoàn có bao nhiêu quân

Sư đoàn 10 [Quân đoàn 3] được chọn làm điểm về xây dựng lực lượng theo biên chế mới: Tinh, gọn, mạnh; được tăng cường thêm một số loại vũ khí, trang bị kỹ thuật [VKTBKT] mới.

Trước niềm vinh dự lớn nhưng cũng nhiều khó khăn, thử thách, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn đã có nhiều giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị làm điểm, giữ vững thành tích “Đơn vị huấn luyện giỏi”...

Cán-binh đồng lòng trên bãi tập

Buổi huấn luyện của Trung đội 1, Đại đội 16, Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 cuốn hút các xạ thủ ngay từ đầu, khi Trung úy Lê Đình Chung, Trung đội trưởng Trung đội 1 hào hứng giới thiệu với bộ đội về lịch sử ra đời, cấu tạo, tính năng kỹ, chiến thuật của súng máy phòng không 12,7mm-một trong những hỏa khí đa năng, có sức công phá mạnh. Sau phần giảng giải cặn kẽ về lý thuyết, đồng chí Trung đội trưởng phổ biến vị trí, nhiệm vụ, yếu lĩnh động tác của từng xạ thủ trong khẩu đội, công tác hiệp đồng của từng xạ thủ trong khẩu đội, hiệp đồng của các khẩu đội với đội hình của trung đội, đại đội...

Theo dõi đơn vị huấn luyện, Thiếu tá Trương Hồng Phong, Đại đội trưởng Đại đội 16 trực tiếp kiểm tra, kịp thời uốn nắn động tác cho từng xạ thủ kết hợp truyền thụ kinh nghiệm cho cấp dưới. Thiếu tá Trương Hồng Phong chia sẻ: Giai đoạn đầu huấn luyện chuyên ngành, cùng với bố trí đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, đơn vị luôn coi trọng kết hợp song song giữa huấn luyện lý thuyết với thực hành; nhất là thường xuyên có sự bám sát, hướng dẫn tỉ mỉ của cán bộ đối với từng chiến sĩ, làm cơ sở để phân loại, bồi dưỡng, đồng thời giúp các xạ thủ từng bước nắm chắc kiến thức, kỹ năng, tiến tới làm chủ hoàn toàn VKTBKT có trong biên chế.

Tìm hiểu tại các đơn vị hỏa lực ở Sư đoàn 10, chúng tôi được biết, đội ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ được lựa chọn để huấn luyện chuyên ngành binh chủng cơ bản đều có trình độ và thể lực tốt, vừa bảo đảm yêu cầu huấn luyện hành quân xa, mang vác nặng, vừa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác trinh sát, thông tin, tính toán, đo đạc... Theo Thiếu tá Nguyễn Văn Mạnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10, Trung đoàn Pháo binh 4, Sư đoàn 10, để nâng cao chất lượng huấn luyện, yêu cầu trước tiên là đội ngũ cán bộ các cấp phải nắm chắc kiến thức, thực sự thành thục, làm chủ VKTBKT mới, làm cơ sở để truyền đạt, huấn luyện cho bộ đội. Đồng thời, cán bộ phải sát cánh, đồng hành, tận tình, trách nhiệm trong huấn luyện, chia sẻ khó khăn với bộ đội mọi lúc, mọi nơi, nhất là thời điểm khí hậu khắc nghiệt, hoạt động hội thao, diễn tập bắn đạn thật...

Tăng cường huấn luyện đêm với vũ khí mới

Khi bóng tối bắt đầu bao trùm khắp đại ngàn Tây Nguyên cũng là lúc cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 bước vào buổi huấn luyện ban đêm. Bên dưới hệ thống hầm hào, công sự trận địa, cán bộ, chiến sĩ miệt mài luyện tập kỹ thuật bắn súng bài 2, mục tiêu ẩn hiện, kết hợp huấn luyện chiến thuật, thực hành các tư thế vận động trên chiến trường...

Theo Đại úy Lê Huy Hiền, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7, huấn luyện đêm rèn cho bộ đội sát thực tế chiến đấu và có sức khỏe dẻo dai, thành thạo kỹ, chiến thuật, nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, địa hình, thời tiết... Mặc dù vậy, huấn luyện đêm vẫn là thử thách không nhỏ đối với bộ đội, đặc biệt khi được biên chế thêm VKTBKT mới thì độ khó càng tăng lên. Do đó, trước khi bước vào huấn luyện, đơn vị làm tốt việc quán triệt để cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ nhiệm vụ, phổ biến sâu kỹ các quy định về chấp hành kỷ luật thao trường, ký tín ám hiệu, công tác bảo đảm bí mật, an toàn... Quá trình hành quân cơ động cũng như thực hành huấn luyện trên thao trường, cán bộ các cấp luôn bám sát bộ đội, kịp thời uốn nắn, sửa tập, cổ vũ, động viên chiến sĩ.

Được biết, để nâng cao chất lượng huấn luyện, nhất là huấn luyện đêm với vũ khí mới, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 10 hết sức coi trọng công tác tập huấn cán bộ, coi đó là khâu then chốt, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện. Theo Đại tá Bùi Thế Tài, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10, trong tập huấn cán bộ, đơn vị tập trung vào những nội dung quan trọng và khắc phục khâu yếu, mặt hạn chế, như: Huấn luyện sử dụng VKTBKT mới, huấn luyện đêm, huấn luyện, diễn tập chiến thuật đề mục vượt sông, huấn luyện đội ngũ chiến thuật cấp trung đội, đại đội... Đặc biệt, Sư đoàn kiên quyết khắc phục triệt để tình trạng huấn luyện “chay”, nóng vội, thiếu thực tế; đồng thời tăng cường thời gian thực hành, huấn luyện đêm, huấn luyện cơ động, huấn luyện theo nhiệm vụ, huấn luyện gắn với địa bàn và đối tượng tác chiến.

Trao đổi với các đồng chí chỉ huy Sư đoàn 10, chúng tôi được biết, khi đơn vị làm điểm thực hiện theo mẫu biểu biên chế mới phải triển khai rất nhiều công việc, nội dung chương trình huấn luyện cũng thay đổi, nhiều điểm mới với yêu cầu cao hơn. Do đó, Sư đoàn xác định phải làm tốt công tác chuẩn bị, giáo dục sâu kỹ nhiệm vụ, tập trung làm mới mô hình, học cụ và nâng cấp, tu sửa hệ thống thao trường, bãi tập cho phù hợp, bảo đảm chất lượng. Quá trình huấn luyện, tăng cường sử dụng mô hình trực quan và thực hành động tác mẫu để bộ đội dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; nhất là đội ngũ cán bộ thường xuyên kiểm tra, kịp thời uốn nắn, hướng dẫn khắc phục những mặt hạn chế. Đến nay, 100% cán bộ của Sư đoàn 10 huấn luyện được theo phân cấp; trong đó trên 80% cán bộ tiểu đoàn và trên 75% cán bộ trung đội, đại đội huấn luyện đạt loại khá, giỏi.

Bài và ảnh: NGUYỄN HỒNG SÁNG

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.

Nắng thao trường tôi luyện chiến sĩ dự bị động viên Sư đoàn 31 [Quân đoàn 3]

Dưới cái nắng rát da thịt tại thao trường ở tỉnh Bình Định, các chiến sĩ dự bị động viên của Sư đoàn 31 [Quân đoàn 3] vẫn miệt mài tập luyện, ôn luyện để nhanh chóng thành thục lại những khoa mục chiến đấu như một chiến sĩ chính quy.

Lữ đoàn Pháo binh 40 [Quân đoàn 3] là đơn vị có truyền thống huấn luyện giỏi, kể cả những năm gần đây, tỷ lệ chiến sĩ người dân tộc thiểu số [DTTS] chiếm đa số, trình độ nhận thức còn hạn chế và không đồng đều, Lữ đoàn vẫn có 4 năm liên tục [2019-2022] được Bộ Quốc phòng công nhận “Đơn vị huấn luyện giỏi”. Để đạt kết quả này, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo...

1 lữ đoàn của Nga có bao nhiêu người?

Quân số một lữ đoàn có thể dao động trong khoảng khá lớn, từ 1.500 đến 8.000 quân. Trước đó, ngày 26-10, Viện Nghiên cứu chiến tranh [Mỹ] cho biết quân Nga ở gần Avdiivka đã chịu tổn thất lớn về trang thiết bị. Tổ chức này nhận định thiệt hại trên "nhiều khả năng làm giảm sức tấn công của Nga trong dài hạn".

1 sư đoàn Việt Nam có bao nhiêu người?

Sư đoàn [tiếng Anh:division] là một đơn vị quân đội, thường bao gồm từ 10.000 đến 25.000 binh sĩ, có quy mô tương đối lớn trong quân đội, nhỏ hơn quân đoàn, lớn hơn trung đoàn. Sư đoàn thường có khoảng mười ngàn đến hai mươi ngàn lính.

Lữ đoàn và sư đoàn ai lớn hơn?

Lữ đoàn [tiếng Anh:brigade] là một đơn vị biên chế của quân đội, thấp hơn cấp sư đoàn, cao hơn cấp tiểu đoàn, ngang cấp trung đoàn nhưng thường đông hơn với quân số từ 3500 đến 9000 tùy theo quân đội từng nước. Ở Hoa Kỳ, lữ đoàn đôi khi gồm hai trung đoàn.

Quân Đoàn và Quân Khu ai to hơn?

Quân khu chỉ huy các đơn vị thuộc quyền, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện và Dân quân tự vệ trên địa bàn của quân khu. Quân đoàn là đơn vị cơ động lớn nhất của Lục quân, có nhiệm vụ bảo vệ các địa bàn chiến lược trọng yếu của quốc gia.

Chủ Đề