Giáo viên cấp 3 1 ngày làm bao nhiêu tiếng

Quy định về chế độ trả lương dạy thêm giờ, cách tính lương dạy thêm giờ của giáo viên là vấn đề được các thầy cô quan tâm.

Giáo viên cần nắm rõ quy định về chế độ trả lương dạy thêm giờ, cách tính lương dạy thêm giờ hiện nay để đảm bảo quyền lợi.

Cách tính lương làm thêm giờ của giáo viên năm 2022

Theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, tiền lương dạy thêm giờ được tính theo các công thức sau:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.

Trong đó:

Tiền lương 1 giờ dạy = [[Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học]: [Định mức giờ dạy/năm]] x [Số tuần dành cho giảng dạy [dạy trẻ]/52 tuần].

Đối với giáo viên làm công tác quản lý, làm tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội được tính theo công thức nêu trên với định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó.

Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học [nếu có] + Số giờ dạy tính thêm/năm học [nếu có] + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học [nếu có]] - [Định mức giờ dạy/năm].

Định mức giờ dạy/năm được tính như sau:

- Đối với trường mầm non:

+ Định mức với giáo viên = [Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày] x [Số ngày làm việc/tuần] x [Số tuần dạy trẻ/năm học].

+ Định mức với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng = [Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng] x [Số tuần dạy trẻ/năm học].

- Đối với trường tiểu học, THCS, THPT:

+ Định mức với giáo viên = [Định mức tiết dạy [tiêu chuẩn giờ giảng]/tuần] x [Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học].

+ Định mức với hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, giáo viên là cán bộ Đoàn, Hội = [Định mức tiết dạy/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách; cán bộ Đoàn, Hội] x [Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học].

Lưu ý:

- Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu giáo viên thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi:

Có giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật BHXH hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

- Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có].

- Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm:

+ Thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

Theo đó, 1 giáo viên đang giảng dạy ở bậc tiểu học có hệ số lương 3,06 thì tiền lương 1 giờ sẽ được tính như sau = [3,06 x 1.490.000 x 12 x 1.5]/[23 x 52]= 68.620 đồng, nếu vượt dạy định mức năm bao nhiêu tiết sẽ nhân với số tiền 1 tiết để thanh toán tiền tăng giờ.

//laodong.vn/chinh-sach-giao-duc/cach-tinh-luong-lam-them-gio-cua-giao-vien-nam-2022-1101381.ldo

Mới đây, thành viên của một diễn đàn về giáo dục bày tỏ bản thân người này thấy sốc khi tính thu nhập của giáo viên theo giờ.

Theo chia sẻ, người này làm nhân viên ở công ty lương 7,5 triệu đồng/tháng, ngày làm 12 tiếng/ngày, tính ra được vỏn vẹn 20.000 đồng/giờ.

Vậy nhưng, mẹ của bạn làm giáo viên tiểu học hơn 20 năm, mức lương 12 triệu đồng/tháng. Trong khi, một tháng dạy 18 buổi, mỗi buổi 3,5 tiếng.

"Làm phép chia đơn giản là ra con số không ngờ tới, gần gấp 10 thu nhập làm theo giờ của mình. Đấy là chỉ tính dạy nguyên buổi sáng. Buổi chiều phụ đạo lại được cộng thêm 4-5 triệu/tháng nữa. Lương cao thời gian làm ít, lại được cái mác nghề cao quý, thế mà nhiều người cứ chê sư phạm bèo bọt", ý kiến này nêu.

Ngay sau khi đăng tải, nội dung trên đã nhận được "rổ gạch đá" từ dư luận.

Phần chia sẻ về thu nhập giáo viên đang gây chú ý cộng đồng mạng [Ảnh chụp màn hình].

Bình luận dưới bài đăng này, tài khoản Thảo Đinh Hương viết: "Bạn có thật sự hiểu công việc của mẹ bạn không? Bạn tầm tuổi này, chắc là mẹ bạn cũng sắp về hưu rồi, khối lượng công việc có thể không áp lực như giáo viên trẻ.

Nhưng công việc của giáo viên không chỉ tính bằng giờ lên lớp. Còn giáo án, chấm bài, họp hành, chủ nhiệm, nghiệp vụ, thi cử, tuyển sinh, đoàn đội, công tác Đảng - Công đoàn, những công việc không tên khác…

Nhiều người chỉ nhìn bề ngoài mà không hiểu rõ những áp lực của nghề giáo. Đó là chưa kể, mẹ bạn làm hơn 20 năm, biên chế bậc cao mới được mức lương đó, bạn có biết mẹ bạn mới vào nghề, không biên chế thì thế nào không".

Tài khoản Bảo Linh chia sẻ: "Mẹ bạn làm 20 năm rồi đấy. Thế có bao giờ bạn hỏi mẹ là ngoài giờ học còn phải làm gì nữa không? Thời gian làm ít? Rồi bạn tính thời gian đi học bồi dưỡng, họp hành, soạn giáo án chưa? Con cái không hiểu chuyện đã đành rồi còn đăng lên mạng so đo với mẹ mình".

Cho biết có mẹ làm giáo viên mầm non được 20 năm, người dùng Hoàng Nguyệt phân tích: "Mẹ mình cũng 20 năm nhưng là giáo viên mầm non. Ngày làm từ 7h sáng đến 17h30 mới được nghỉ. Làm từ thứ 2 đến thứ 6, chia ra cũng chả được bao nhiêu. Đã thế, công việc của giáo viên mầm non cũng đâu phải đơn giản. Nhiều khi mẹ mình nghĩ mệt quá về làm ruộng, trồng rau, nuôi cá có khi còn sướng hơn".

Công việc của giáo viên không phải chỉ lên lớp

Đọc những dòng chia sẻ trên, cô giáo N.T. [dạy bậc THPT tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình] cảm thấy chua chát.

Là người thực tế trải qua công việc của cả công nhân và giáo viên, cô T. chia sẻ mỗi ngành nghề sẽ có những vất vả riêng.

Thế nhưng, nghề giáo dù vất vả nhưng thu nhập chưa tương xứng.

Lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non chưa tương xứng với công sức [Ảnh: Huyên Nguyễn].

Kể về hành trình của mình, cô T. cho biết, năm 2012, sau khi ra trường cô xin dạy hợp đồng ở 2 trường THCS với mức lương chỉ đủ xăng xe đi lại, tiền giáo trình và một phần chi phí sinh hoạt. Phần còn lại, cô phải nhờ bố mẹ hỗ trợ.

Duy trì được gần 2 năm, do trường không còn cần giáo viên hợp đồng, không có biên chế tuyển mới, nữ giáo viên nghỉ dạy bởi có tiếp tục hợp đồng ở nơi mới cũng không thấy tương lai ổn định.

Lúc này, T. đi làm công nhân tại một công ty điện tử tại TP Hải Phòng. Mỗi lần nhận lương, T. lại chạnh lòng bởi sau 1 năm đi làm, thu nhập làm công nhân đến 10-12 triệu đồng/tháng. Trong khi, thu nhập hợp đồng trước đó chỉ 1-2 triệu/tháng.

"Làm công nhân dù có vất vả, phải làm ca ngày và ca đêm xen kẽ nhưng thu nhập tốt hơn, tôi lại tiết kiệm được tiền ăn một bữa tại công ty, tiền đi lại vì có xe của công ty đưa đón. Tôi đã từng nghĩ sẽ không quay lại làm giáo viên nữa", nữ giáo viên nói.

Hai vợ chồng T. chăm chỉ làm công nhân 5 năm đã tiết kiệm được gần 500 triệu đồng để mua đất. Tuy nhiên, thời gian này, hai đứa con đã lớn, nếu bố mẹ cứ đi làm công nhân xa nhà sẽ rất khó chăm con.

Do đó, T. về lại quê nhà và xin đi dạy trở lại.

"Tôi quay lại nghề giáo được 2 năm nay, vẫn không có biên chế mà phải dạy hợp đồng. Mức thu nhập giảm đi một nửa. Tiền không còn rủng rỉnh như trước nữa. Thế nhưng, vì con cái nên đành chấp nhận", cô T. giãi bày.

Hai năm qua, nữ giáo viên quay cuồng để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ban ngày đi dạy, tối về tranh thủ bán hàng online, làm dẫn chương trình đám cưới. Đêm đến, cô lại chấm bài, soạn giáo án, làm sổ sách...

"Hai con tôi bị ám ảnh mẹ làm giáo viên quá vất vả nên khi hỏi ước mơ của con là gì, hai đứa đồng loạt nói làm gì cũng được nhưng không phải giáo viên. Phía sau hai từ nhà giáo đó còn là muôn vàn công việc và nỗi lo thu nhập", cô N.T. bày tỏ.

Thời gian qua, số lượng giáo viên nghỉ việc đang là bài toán "đau đầu" của ngành giáo dục. Theo Bộ GD&ĐT, chỉ tính riêng năm học 2022-2023, cả nước có 9.295 giáo viên công lập bỏ việc.

Trong một phiên giải trình được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội năm 2022, đại biểu Nguyễn Minh Ánh nêu thực trạng có khoảng 50% giáo viên trên cả nước chỉ nhận được mức lương 5-6 triệu đồng/tháng.

Những giáo viên có thâm niên cũng chỉ nhận 9-10 triệu đồng/tháng, còn giáo viên trẻ mới ra trường, lương 3 triệu đồng/tháng.

"Với mức thu nhập như vậy, liệu có thể duy trì động lực để giáo viên gắn bó với nghề?", đại biểu Minh Ánh tâm tư.

Tại hội nghị góp ý về triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa [SGK] phổ thông 2018 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội phối hợp tổ chức ngày 2/8, tại Hà Nội mới đây, Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có những trăn trở về lương giáo viên.

Bà Nguyễn Thị Doan chia sẻ giáo viên quá áp lực, một lúc vừa tinh giản biên chế, vừa đánh giá lại năng lực, nâng cao năng lực, vừa chính sách tiền lương không phù hợp.

"Mấy triệu bạc làm sao đủ sống, phải dạy thêm, làm đủ thứ…", bà Doan chia sẻ.

Nguyên Phó chủ tịch nước đề nghị: "Phải có chính sách tiền lương, thông qua bảng lương riêng cho nhà giáo, cứ như thế này thì nhà giáo không đủ điều kiện để theo nghề đâu".

Giáo viên cấp 2 dạy bao nhiêu tiết 1 tuần?

Trong đó, định mức tiết dạy [lý thuyết và thực hành] của mỗi giáo viên THCS là 19 tiết/tuần, của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần. Riêng giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú thì định mức tiết dạy là 17 tiết/tuần ở cấp THCS, 15 tiết/tuần ở cấp THPT.

Lương giáo viên cấp 1 là bao nhiêu?

- Giáo viên tiểu học hạng 1 có hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng [khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP].

Lương của giáo viên thể dục là bao nhiêu?

Theo đó: Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương 11.160.000 đồng đến 14.400 đồng. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương từ 10.350.000 đồng đến 13.590.000 đồng. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp có mức lương từ 3.348.000 đồng đến 7.308.000 đồng.

Lương giáo viên mới ra trường là bao nhiêu?

2.3 Mức lương của giáo viên mới ra trường có hợp đồng lao động:.

Chủ Đề