Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua các môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.26 KB, 15 trang )

Show

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I - Lí do chọn đề tài :
Ở bậc tiểu học, các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức
sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi , những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp
học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng
hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em
hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Vì vậy rèn kĩ năng
sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác
giáo dục cần quan tâm.
Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo có chủ trương dạy kĩ năng sống
là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích
cực". với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo
dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để
rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính
là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử
hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh
hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng,
chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện
kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn
xã hội.
Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học
còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét
chuyển biến tích cực,nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ
chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu
lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc dạy đọc tốt, làm tính tốt ...
Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm học sinh khối lớp 2.tôi thấy nhận
thức và hoạt động của các em còn rất thấp và chưa có nhiều kĩ năng bảo vệ bản
thân.Chính vì vậy tôi đã rút ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh


lớp 2 qua các môn học ,đó cũng chính là nội dung đề tài mà tôi đã nghiên
cứu,thực hiện “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua
các môn học ‘,nhằm trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang
bước vào đời.
II- Mục đích nghiên cứu:
Giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội,giúp HS
hiếu biết về thế chất,tinh thần của bản thân mình,có hành vi, thói quen ứng xử có
văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật…
Giúp HS có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh,tự chủ ,độc lập
tự tin khi giải quyết công việc
III- Đối tượng nghiên cứu:
2


Trong quá trình dạy học, tôi đã nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội
dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt lớp 2 và thực tế dạy
học môn Tiếng Việt lớp 2.
Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của kĩ năng sống được hình thành qua
việc học tập một số môn học tại lớp 2D và học sinh khối lớp 2-Trường Tiểu học
Thị Trấn Triệu Sơn –Thanh Hóa năm học 2014-2015.
IV- Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy học
như sau:
- Phương pháp điều tra ( học sinh trả lời trắc nghiệm).
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn .
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh (So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài).
- Phương pháp thực hành ( giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua các
hoạt động, để HS tự cảm nhận.đánh giá .nhận xét qua các hành vi và từ đó hình

thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt
công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống ).
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I- Cơ sở lí luận:
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại... Kĩ năng sống
đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích
ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Là nhịp cầu giúp con
người biến kiến thức thành thái độ hành vi, thói quen tích cực lành mạnh.
Nghiên cứu khoa học gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng
khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm
giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn
đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả
học tập của trẻ tại trường
Giáo dục kĩ năng sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở
lứa tuổi Tiểu học. Bởi vì lửa tuổi này đã hình thành những hành vi các nhân, tính
cách và nhân cách. Việc làm quen với các môn học để hình thành và xây dựng
cho các em các kĩ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm,…
sẽ giúp các em tự tin, chủ động biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống
và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế
mạnh của các em. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ hình thành và tập
3


dượt cho các em những hành vi, thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra
trong cuộc sống. Học sinh Tiểu học là những học sinh đang ở độ tuổi 6 - 11 tuổi,
độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý rất nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi môi
trường sống bên ngoài tác động
Ngày nay,rèn luyện kĩ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em học

sinh, là trách nhiệm chung của gia đình- nhà trường và xã hội. Trong đó người
giáo viên giữ vai trò quyết định.
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác
nhau: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá mức chu đáo của phụ
huynh, vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định ; hai là những em
sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con
cái.Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em
một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua học tập – sinh hoạt
ở trường học là điều hết sức cần thiết.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm cùa ban giám hiệu nhà trường,tổ , khối và các thầy cô
trong nhà trường thường xuyên trao đổi phương pháp dạy học qua các tiết dự
giờ,thao giảng đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy .
- Về phía học sinh lớp 2D , tôi chủ nhiệm năm học 2014-2015 có 30 hoch
sinh ( 12 nữ - 18 nam ) .Trong đó có 12 em thuộc gia đình cán bộ công chức,18
em còn lại thuộc gia đình buôn bán và làm nghề nông. Đa số các em có đù đồ
dùng học tập ,được gia đình quan tâm .
- Lứa tuổi các em học mà chơi- chơi mà học nên các em rất thể thâm nhập
tiếp thu các kiến thức một cách năng động , sáng tạo.
2. Khó khăn
- Nội dung các bài học vốn đã nhiều,thời lượng lại ít nên khó lồng ghép
giáo dục kĩ năng sống vào.
- Một số gia đình chưa thực sự kết hợp với nhà trường,giáo viên chủ
nhiệm,có thái đọ chưa đúng trong công tác giáo dục học sinh,chưa quan tâm
đúng mức đến việc học tập của con em mình.
- Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2D, đầu năm tôi thấy kĩ năng sống của đa số
học sinh chưa cao,các em chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trao dồi kĩ năng
sống,chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm để tạo lập rèn

luyện kĩ năng sống. Các em có nhận xét,đánh giá về sự việc , nhưng chưa có
cách ứng xử cách xưng hô chuẩn mực.
- Ngoài ra ở lớp có một số học sinh điều kiện kinh tế gia đình gặp khó
khăn. Học sinh phải ở nhà với người thân,ông bà (vì bố mẹ bận đi làm ăn xa),
4


thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điệu kiện tốt để các tệ nạn xã
hội xâm nhập vào các em nếu không có sự quản lí tốt của nhà trường – gia đìnhxã hội.
Vậy làm thế nào để hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho các em học
sinh,tôi có một số ý kiến về các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho các em như
sau .
III- Một số biện pháp thực hiện:
* Giáo dục kĩ năng sống không hình thành trong “ngày một – ngày hai”
mà phải có cả quá trình nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành vi. Vì
vậy người giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học
sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới, tạo động lực cho học sinh điều
chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước kia.
Dù là giáo dục kĩ năng sống nào thì cũng được thực hiện qua 4 bước:
1/ Khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về
những khái niệm, kĩ năng, kiến thức, ... sẽ được học. Giúp giáo viên đánh giá,
xác định thực trạng (kiến thức, kĩ năng, ... ) của học sinh trước khi giới thiệu vấn
đề mới.
Ở bước này giáo viên đóng vai trò người lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi,
nêu vấn đề ; học sinh cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lí thông tin, ghi chép.
Một số kĩ thuật dạy học chính được vận dụng như: động não, phân loại, thảo
luận, trò chơi, đặt câu hỏi, ...
2/ Kết nối: Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các
vấn đề đã chia sẻ ở bước 1. Giáo viên giới thiệu kiến thức và kĩ năng sống mới,
kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác

chưa. Ở bước này, giáo viên là người hướng dẫn, học sinh là người phản hồi,
trình bày ý kiến, đặt câu hỏi, trả lời. Một số kĩ thuật dạy học chính được vận
dụng như: chia nhóm, thảo luận, trình bày, đóng vai, các phương tiện khác
(chiếu phim, băng, đĩa, ...).
3/ Thực hành – luyện tập: Giáo viên thiết kế hoạt động mà theo đó yêu
cầu học sinh phải sử dụng kiến thức và kĩ năng mới. Học sinh làm việc theo
nhóm, cặp hoặc cá nhân. Giáo viên giám sát mọi hoạt động và điều chỉnh khi
cần thiết. Giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ
hoặc mới lĩnh hội. Ở bước này, giáo viên là người hướng dẫn, người hỗ trợ ; học
sinh là người thực hiện, người khám phá. Một số kĩ thuật dạy học chính được
vận dụng như: đóng kịch ngắn, viết bài, hỏi – đáp, chia nhóm thảo luận, trò
chơi...
4/ Vận dụng: Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến
thức, kĩ năng có được vào tình huống mới. Ở bước này, giáo viên có thể đánh
giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên là người hướng dẫn, đánh giá, học
sinh là người lập kế hoạch, sáng tạo, người giải quyết vấn đề, người trình bày và
5


người đánh giá. Một số kĩ thuật dạy học được vận dụng như : dạy học hợp tác,
làm việc nhóm, trình bày cá nhân, dạy học dự án ...
* Người giáo viên phải nghiên cứu kĩ năng sống cần rèn luyện qua từng
bài dạy cho học sinh , xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh trong môn học .
Ví dụ như dạy học sinh học Tiếng Việt mà cụ thể qua phân môn Tập làm
văn là giúp cho các em nói viết lưu loát, học sinh phát triển vốn từ ngữ,bồi
dưỡng cảm xúc , tình cảm lành mạnh,trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ
ràng, rèn khả năng tư duy trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các
em được tăng lên , giúp các em tự tin , có khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc
sống.

* Giáo viên phải nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học , chú trọng cung
cấp kĩ năng sống phù hợp với nội dung bài dạy, cụ thể là việc chuẩn bị giáo án
có lồng ghép cẩn thận . Trong quá trình dạy lồng ghép KNS cho học sinh thông
qua các môn học cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh
sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá các
em khi các em làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và
hòa nhập cùng bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình.
Ví dụ: như khi dạy đạo đức ở lớp 2, cụ thể nhất là ở tiết thứ 2 của mỗi
bài , giáo dục cho các em kĩ năng sống như tính thật thà ; biết giúp đỡ người tàn
tật người già; biết bảo vệ trường lớp sạch đẹp; đi học đều đúng giờ …
* Trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông
qua các môn học cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh
sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không nên áp dụng ý kiến hay suy nghĩ
chủ quan của giáo viên. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em
làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng
bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy, các môn học, những giờ sinh hoạt
nhằm đem lại hiệu quả cao. Để thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống,
đem lại kết quả cao tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1 : Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Đầu tiên, sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh
và giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu
về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích,
ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. Đây là hoạt động
giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập
thân thiện - Nơi " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em,
cô giáo là người mẹ thứ 2 của các em". Đây cũng là một điều kiện theo tôi là
6



rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không
thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của
mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm, tính cách của các em: mạnh dạn
hay nhút nhát, thụ động, thích thể hiện hay lãng mạn...Và tiếp tục qua những
tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử
chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc
nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu
quả cao tôi tiếp tục:
Biện pháp 2: Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các
môn học
Sau đây là những bước chuẩn bị đầu tiên của tôi. Để giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh có hiệu quả tôi vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là
các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; An toàn giao thông ....
a) Giáo dục KNS trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung ở Lớp 2
nói riêng có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng
Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động học tập môn Tiếng Việt góp phần rèn
luyện các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên và xã hội và
con người. Do vậy, CT- ND dạy học môn Tiếng Việt chứa đựng nhiều nội dung
liên quan đến KNS và có khả năng tích hợp giáo dục KNS rất cao.
KNS đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là KN giao tiếp, sau đó
là KN nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết
định, …Trong SGK Tiếng Việt, có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ
mục tiêu giáo dục KN giao tiếp xã hội, như: Viết tự thuật, Lập danh sách HS,
Lập thời gian biểu, Viết thiếp chúc Tết, Viết nhắn tin,… Chương trình môn
Tiếng Việt chú trọng rèn luyện KN nhận thức cho HS thông qua một chương
trình mang tính tích hợp: Tích hợp ở đơn vị kiến thức mới với những kiến thức

và KN đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Khả năng giáo dục KNS của
môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện
qua PPDH của giáo viên, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp
dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: Thực hành giao
tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm,
…HS có cơ hội rèn luyện nhiều KNS cần thiết.
* Việc giáo dục KNS cho HS có thể thực hiện bất cứ giờ học nào.
Ví dụ : Bài tập đọc “ Có công mài sắt có ngày nên kim” Tuần 1
- Các KNS cơ bản được giáo dục:

7


+Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu khuyết
điểm của mình để tự điều chỉnh)
+ Lắng nghe tích cực
+ kiên định
+ Đặt mục tiêu ( biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện)
- Các PP- KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Động não
+ Trình bày 1 phút
+ Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá
nhân, phản hồi tích cực.
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu bản thân
là những bài học như khám phá bản thân, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng
làm việc đồng đội. Tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới
phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát
huy mình hơn qua việc học nhóm.
Hay khi dạy bài: "Cảm ơn, xin lỗi " phân môn Tập làm văn tôi cho
học sinh chuẩn bị những hộp thư: Cảm ơn, xin lỗi và tổng kết lại vào cuối tiết.

Em nào nhận được nhiều lời cảm ơn nhất sẽ được tuyên dương. Không những
vậy tôi tổ chức cho các em trao đổi:
- Em nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào?
- Bạn đã cảm ơn em về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi được bạn
cảm ơn, xin lỗi?... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình.
Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong
trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội
dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em.
b) Như trong môn Tự nhiên: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 là một môn học giúp
HS có một kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về một sự vật
hiện tượng đơn giản trong TN- XH; chú trọng đến việc hình thành và phát triển
các KN trong học tập như quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc… Vì vậy, môn TNXH ở Tiểu học nói chung là một trong những môn học phù hợp để GV có thể
giáo dục KNS cho các em HS.
- Các KNS chủ yếu trong môn TN- XH :
+ KN tự nhận thức: Tự nhìn nhận đánh giá về bản thân để xác định được
mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở
nhà, ở trường, ở cộng đồng.
+ KN tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ mình ( rửa mặt, đánh
răng, tắm, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe…)
8


+ KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản
thân; để ứng xử đúng phù hợp trong GĐ, NT và XH.
+ KN kiên định và KN từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời
từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu.
+ KN làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm.
+ KN giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; lắng nghe tích cực; phản hồi xây
dựng; bày tỏ sự thông cảm, chia sẻ- giúp đỡ bạn bè, những người có hoàn cảnh
khó khăn.

+ KN hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết,
biết chung sức làm việc có hiệu quả.
+ KN tư duy phê phán: Biết phê phán đánh giá các ý kiến, hành động, lời
nói, việc làm, các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
+ KN tìm kiếm và ứng sử thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin để
giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo.
Tóm lại: Dạy KNS trong môn TN- XH các em làm việc tích cực, vui vẻ,
tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một
cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen
tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá
trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để
giải quyết một vấn đề nào đó.
Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đong, đo, đếm được bằng những con
số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý
thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin
khi nói năng ... đó chính là hiệu quả từ giáo dục kĩ năng sống. Việc học sinh:
sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện
hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em
trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động
hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong
học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt
nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó
cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.
Ngoài ra tôi chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng
phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai
cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. Học tập
tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt
cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, có được một sức
khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không
làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị.

Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Tôi rèn luyện sức khoẻ cho các em
qua các tiết học trên lớp như:
9


Ở môn Tự nhiên và xã hội “ Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
Ở bài này các KNS cần được giáo dục: KN ra quyết định nên và không nên làm
gì để xương và cơ phát triển tốt; KN làm chủ bản thân: đảm bảo trách nhiệm
thực hiện các hoạt động để xương và cơ phát triển tốt ” “ Bài 6: Tiêu hóa thức
ăn. ở bài này các KN cần giáo dục là: KN ra quyết định, KN tư duy phê phán,
KN làm chủ bản thân”…
c) Giáo dục KNS trong môn Đạo đức ở Tiểu học nói chung ở lớp 2 nói
riêng: Khả năng giáo dục KNS của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội
dung môn học mà còn được thể hiện ở PP dạy học đặc trưng của môn học. Đế
các chuẩn mực đạo đức, phát luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và
thói quen của HS, PP dạy môn Đạo đức đã được đổi mới theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Qua các tiết học giáo dục HS thông
qua các HĐ học tập phong phú, đa dạng như: Kể chuyện theo tranh, quan sát
tranh ảnh, tiểu phẩm, trò chơi…
Ở môn Đạo đức giáo dục học sinh KNS là:
+ KN giao tiếp ( chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, gọi điện và nhận điện thoại...).
+ KN tự nhận thức( biết xác định và đánh giá bản thân …). Tự nhận thức
là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử
phù hợp và hiệu quả với người khác.
+ KN xác định giá trị (có tình cảm và niềm tin vào các chuẩn mực hành vi
đạo đức đã học ).
+ KN ra quyết định và giải quyết vấn đề ( bước đầu biết lựa chọn và thực
hiện- xử lí tình huống đạo đức đơn giản).
+ KN tư duy phê phán.
+ KN từ chối ( biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai

trái).
+ KN hợp tác ( biết hợp tác với các bạn xung quanh để giải quyết một vấn
đề gì đó mà một mình không thể giải quyết được ).
+ KN đặt mục tiêu.
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống
thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.
Các KNS trên được chuyển tải trong quá trình dạy học các bài đạo đức cụ
thể như bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14.
Ví dụ: Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ. Các KNS cần giáo dục là:
KN quản lí thời gian để học tập sinh hoạt đúng giờ, KN lập kế hoạch để học tập
và sinh hoạt đúng giờ, KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt ….
* Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối
nước và các thương tích khác tôi đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn
10


giao thông, dạy KNS trong môn Tự nhiên và xã hội giáo viên hướng dẫn các em
biết phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra
những tình huống cho các em xử lí. Chẳng hạn :
- Khi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu gặp đèn đỏ người và xe phải như thế
nào? Khi nào thì người và xe mới được phép đi?
- Trẻ em dưới 8 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường phố và khi qua
đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu? Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường
không có vỉa hè thì thế nào? Em có nên chơi đùa trên đưòng phố không?
- Có leo trèo qua dãi phân cách và chơi gần dãi phân cách không? Vì sao?
Việc chơi gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?
- Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo
hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?
- Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai
nạn xảy ra?

- Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao
ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra
ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò ...
Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp
phải.
* Ở bài: "An toàn khi ở nhà " môn Tự nhiên và xã hội: các em được
đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn khi ở nhà như: Cầm dao nhọn cắt quả bị
chảy máu, hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa... Các nhóm sẽ thảo
luận nhóm sau đó lên thể hiện, những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với
những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có
những trường hợp xấu xảy ra.
Một điều nữa theo tôi cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá
cũng là lối sống lành mạnh mà các em cần phải được giáo dục. Vì thế, tôi tiếp
tục:
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp,
hoạt động giáo dục- vui chơi:
Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học , tôi đã phát động các
phong trào: "Nói lời hay làm việc tốt" qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa
về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cám ơn
khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, thầy cô và được tổng kết vào các
tiết sinh hoạt lớp cuối mỗi tuần. Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân,
và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi
yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi
tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi.
11


Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả tôi còn vận dụng thông qua các hoạt
động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi học ngoại khóa của trường, lớp: Nhà
trường tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia qua các mô hình: diễn tiểu phẩm

trong đêm văn nghệ cho học sinh tham gia; tuyên truyền bằng hình thức trực
quan sinh động qua tranh ảnh, sách báo và tổ chức triển lãm ngay tại phòng
truyền thống trường. Xây dựng nhiều mô hình thiết thực và hữu ích như mô
hình câu lạc bộ: Vì bạn bè quanh ta, mô hình phòng chống tệ nạn xã hội, bạn
giúp bạn nghèo vượt khó,... Tất cả đều gắn với nội dung phòng chống tệ nạn xã
hội trong học sinh. Các mô hình này được tuyên truyền đến từng học sinh giúp
các em hiểu rõ về những tác hại và cách phòng chống. Phải phòng ngừa, ngăn
chặn những tệ nạn xã hội trong học sinh là điều ai cũng nhận thấy được, nhưng
vấn đề là ở sự quyết tâm cao, là các biện pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả từ
trong mỗi gia đình, mỗi nhà trường và rộng ra hơn nữa là ý thức trách nhiệm của
toàn xã hội. Gia đình, nhà trường, xã hội hãy cùng nhau góp sức để các em vững
tin hơn trong cuộc sống.
Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn rèn cho học sinh
những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong
nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong
mọi trường hợp. Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn
khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng tôi luôn chú ý
biện pháp tiếp theo:
Biện pháp 4: Động viên khen thưởng
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ
năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đưa ra kế hoạch rèn luyện
cho các em lớp tôi phụ trách. Trao đổi với hội phụ huynh cùng phối hợp và dành
một khoảng riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em, để tạo cho các em
có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Tôi theo dõi hằng ngày các em
có biểu hiện tốt tôi ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình
chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một bông hoa điểm mười.
Mỗi học kỳ tôi tổng kết 2 lần (năm 4 kì) để khen thưởng những em đã đạt
nhiều hoa điểm mười bằng những phần quà nhỏ như là nhãn vở, ngòi bút, bọc
bóng... Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng những bông hoa điểm tốt và
những món quà của cô giáo tặng. Vì thế, các em không ngừng thi đua cố gắng

thực hiện tốt để được nhận những bông hoa điểm mười mà cô giáo thưởng. Đây
là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh
nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong
cuộc sống.
IV -Kết quả thực hiện
Qua thực tế giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tôi thấy học sinh đã có
sự chuyển biến như tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe, tự nhận thức được bản
thân, biết thể hiện sự cảm thông, tham gia học tập hào hứng, tích cực hơn, ...
12


Đặc biệt, các em có cố gắng vươn lên trong học tập, số học sinh có tiến bộ tăng
lên rõ rệt.
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, học kì 1 và nửa đầu học kì 2 tôi
thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số, các em đều có ý thức tốt trong việc rèn
luyện các kĩ năng, được thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong
nhiều nghi thức lời nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực
tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi... đã trở thành thói quen, được các em vận
dụng hằng ngày. Học kì I lớp tôi được xếp vị thứ nhất dẫn đầu khối, phụ huynh
học sinh rất vui mừng phấn khởi với kết quả này của lớp. Kết quả cụ thể là:
Giáo dục KNS trong môn Tiếng Việt HS hình thành và phát triển kĩ năng
sử dụng Tiếng việt ( nghe, nói, đọc, viết ) 30 em = 100%. Giáo dục KNS để các
em học tập và giao tiếp tốt, HS trong lớp tôi hiện nay không còn em nào chưa
biết đọc thông viết thạo, các em phát triển lời nói, trình bày bài trôi chảy, nói
năng mạch lạt- rõ ràng, tự nhận thức về bản thân, biết nói lời cảm ơn khi nhận
quà, xin lỗi khi bị mắc lỗi...
Giáo dục KNS được dạy ở môn Tự nhiên và xã hội các em có khả năng
tự nhận thức, tự nhìn nhận đánh giá về bản thân, biết cách tự phục vụ mình, biết
bảo vệ sức khoẻ bản thân, biết phê phán đánh giá các ý kiến, biết chia sẻ trách
nhiệm với bạn bè - người thân, trong giờ học các em làm việc rất tích cực, tự tin,

chủ động lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng cần đạt cụ thể là trong lớp có 30 em
= 100% các em thực hiện tốt .
Giáo dục KNS ở môn Đạo đức qua các tiết học học sinh hoạt động học
tập rất tích cực, các em biết giao tiếp với những người xung quanh, biết đi thì
chào về thì hỏi, biết cách từ chối khi bị rủ rê: cụ thể là 30 em = 100% HS thực
hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tốt.
Ngoài ra giáo dục KNS còn được dạy lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ
điểm, trong các tiết học các em hoạt động sôi nổi, ham hoạt động học tâp, vui
chơi, học mà chơi - chơi mà học.
PHẦN III: KẾT KUẬN, KIẾN NGHỊ
1- Kết luận:
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của
xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện
những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn,
tích cực, vui vẻ .Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời
gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành
trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cô giáo Tiểu học luôn giữ vai trò vô
cùng quan trọng. Vì thế theo tôi để làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh,
mỗi thầy cô giáo cần phải:
- Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh.
13


- Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy
các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
- Tập trung vào việc đầu tư sọan giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các
môn học. Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham
gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
- Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh

hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh.
Sống, học tập, lao động là những vấn đề thiết yếu mà tôi luôn ươm mầm
cho thế hệ trẻ. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây đời
mãi mãi xanh tươi. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em trở
thành công dân tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi
giáo viên chúng tôi phải cùng có trách nhiệm.
Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh luôn được xem là chức năng,
nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ giáo viên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên việc
rèn luyện cho các em học sinh vẫn còn thiếu những biện pháp cụ thể. Hưởng
ứng cuộc vận động về chủ đề năm học, qua các buổi tập huấn về việc rèn luyện
kĩ năng sống cho học sinh của phòng giáo dục, của trường bản thân tôi đã cố
gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm
nâng cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học sinh từ môi trường giáo dục ở nhà
trường, giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, lối sống lành mạnh để
các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc
cho các em, gia đình và xã hội. Giáo dục KNS được dạy lồng ghép ở tất cả các
môn học trên lớp cho nên các em đã phát huy cùng lúc rất nhiều kĩ năng sống để
có thể vận dụng vào đời sống như là: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá
trị. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tìm kiểm sự hỗ trợ, kĩ năng lắng nghe, kĩ
năng thương lượng... nhất là kĩ năng giao tiếp đó là các em có thể bày tỏ ý kiến
của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách
phù hợp với hoàn cảnh và văn hoá, đồng thời biết lắng nghe người khác nói.
Trên đây, là một số biện pháp nhỏ rèn KNS cho học sinh lớp 2 mà tôi đã
áp dụng, chuyển tải trong quá trình dạy học các môn học và đã đem lại hiệu quả
trong các tiết dạy. Và có thể nói KNS chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. KNS thúc đẩy sự
phát triển cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hôi, giúp
ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Nếu thiếu KNS của cá
nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề trong xã hội. Mà Đảng ta đã

xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
Giáo dục KNS trong trường Tiểu học là việc làm không thể thiếu được mà mỗi
GV phải thường xuyên làm nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
2. Kiến nghị:
14


- Đối với Nhà trường, nên tạo điều kiện cho các em học sinh được học
ngoại khóa nhiều hơn, để các em có nhiều cơ hội thể hiện kĩ năng sống.
- Đề nghị Phòng GD và Sở GD – ĐT hằng năm phải tổ chức các chuyên
đề bồi dưỡng, hướng dẫn GV chúng tôi được tiếp thu các Chuyên đề rèn kĩ năng
sống cho HS./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết

Phạm Thị Nghĩa

15



SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.09 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích, phương pháp nghiên cứu 2
1. Mục đích nghiên cứu 2
2. Phương pháp nghiên cứu 2
III. Giới hạn của đề tài 2
IV. Kế hoạch thực hiện 2
B. PHẦN NỘI DUNG
3
I. Cơ sở lý luận 3
II. Cơ sở thực tiễn 4
III. Thực trạng và những mâu thuẫn 5
1. Thuận lợi 5
2. Khó khăn 5
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề 5
V. Hiệu quả 7
C. KẾT LUẬN
9
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác 9
II. Khả năng áp dụng 9
III. Bài học kinh nghiệm 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Quyết định số 2994/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ
giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt
động giáo dục ở các cấp học; dựa trên cơ sở những định hướng của đợt tập huấn tăng


cường giáo dục kĩ năng sống trong các môn học của Bộ cho các cấp học trong hệ
thống giáo dục phổ thông.
Ở Việt Nam, để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,
đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ
thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang
trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm
việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó, cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của
việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói
riêng.
Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị
cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi
cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất,
trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học được
tập trung chủ yếu ở 4 môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học và Tự nhiên xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các
môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ
các bài giảng. Thực chất của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhằm trang bị
cho học sinh các kĩ năng sống cơ bản là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng
định mình và Học để cùng chung sống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh
và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với
học sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng về dạy kiến thức, ít
quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dẫn đến có một bộ phận học
sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết
2
trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất

cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh.
Chính sự cần thiết ấy, tôi đã cố gắng thử nghiệm nhiều biện pháp để giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh song theo bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục và rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nét nhất trong môn Tiếng Việt. Vì thế tôi đã
chọn đề tài “Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn Tiếng Việt ”.
II. Mục đích, phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; Giúp
học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân; có hành vi thói quen ứng xử có
văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật,…
- Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự
chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
- Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của kĩ năng sống được hình thành qua việc
học tập môn tiếng Việt tại lớp 2G trường Tiểu học An Thạnh 1, thị xã Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thực hành.
III. Giới hạn của đề tài
Tìm hiểu về hình thức giáo dục hình thành kĩ năng sống cho học sinh thông qua
lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn tiếng Việt của học
sinh lớp 2G trường Tiểu học An Thạnh 1, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
IV. Kế hoạch thực hiện
- Chọn đề tài.
- Lập đề cương nghiên cứu.
- Đọc, thu thập tài liệu viết đề tài.

- Thâm nhập thực tế.
- Hoàn thành sáng kiến.
3
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Kĩ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội, có thể nói kĩ năng sống
chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen
tích cực, lành mạnh.
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Hiện nay việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường đã được thực hiện ở
hầu hết các nước trên thế giới. Theo tài liệu của UNICEF, hiện nay có 153 nước đã đưa
giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường, hơn 140 nước đã thực hiện giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh với các phương thức khác nhau. Xu hướng hội nhập và phát triển
không cho phép giáo dục nước ta giậm chân với những cách làm cũ, lạc hậu và trì trệ.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh kĩ
năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường
hoạt động của lứa tuổi.
Kĩ năng đặc thù, thể hiện ưu thế của tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ
năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,

kĩ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của
cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kĩ năng sống một
con người mới có những kĩ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va
vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kĩ năng sống.
Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải
nghiệm, sẽ thành công hơn.
Kĩ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để
phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần
học kĩ năng sống.

Ở học sinh bậc tiểu học, để giúp các em có tinh thần tự học, sáng tạo và biết vận
dụng linh hoạt những điều đã học vào thực tiễn, trong quá trình dạy người giáo viên
phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp hay. Chẳng hạn như phương pháp
“học mà chơi, chơi mà học”. Giúp các em vui chơi giải trí nhằm thay đổi trạng thái
của các em sau những giờ học căng thẳng và để bắt đầu một tiết học mới tốt hơn.
4
Thường xuyên đặt câu hỏi cho các em, tạo điều kiện để các em tham gia hoạt động
nhóm, giải quyết vấn đề nào đó cụ thể,… trên cơ sở nền tảng là kiến thức cơ bản đã
được học.
Ngày nay, rèn luyện kĩ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em học sinh
là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, người giáo viên giữ
vai trò quyết định. Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục đã đề ra.
II. Cơ sở thực tiễn
Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập
không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức
về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống
xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân
trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều
chỉ trích do quá nặng về kiến thức hàn lâm trong khi những tri thức vận dụng cho đời
sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập
khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội.
Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn
đề xảy ra trong cuộc sống. Do vậy, kĩ năng sống với mỗi người sẽ có cách hiểu khác
nhau:
- Đối với học sinh: kĩ năng sống là một cái gì mơ hồ, không
thiết thực, chưa có ý thức trau dồi kĩ năng sống.
- Đối với giáo viên: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là ở phân môn đạo đức,
là công việc của người khác, giáo viên chỉ lo trang bị kiến thức cho học sinh.
- Đối với phụ huynh: Nhiều phụ huynh cho rằng việc giáo dục con em chủ yếu

là ở nhà trường, nhà trường dạy như thế nào thì các em sẽ như thế đó phụ huynh không
nhất thiết phải quan tâm nhiều.
Thế nhưng giáo dục kĩ năng sống trong trường học là một việc làm cần thiết,
không thể thiếu, bên cạnh đó việc khắc sâu và tạo thành kĩ năng thuần thục cho học
sinh là việc làm thường xuyên không ai hết chính là những người gần gũi học sinh
nhất đó là giáo viên và phụ huynh học sinh.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn
5
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tổ khối và các thầy cô
trong nhà trường thường xuyên trao đổi phương pháp dạy học qua các tiết dự giờ,
thao giảng, hội giảng đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy .
- Đa số học sinh có điều kiện học tập tốt, được gia đình quan tâm.
- Lứa tuổi của các em học mà chơi, chơi mà học nên các em rất
dễ thâm nhập tiếp thu các kiến thức một cách năng động và sáng tạo.
2. Khó khăn
- Nội dung các bài học vốn đã nhiều, thời lượng lại ít nên khó lồng ghép giáo
dục kĩ năng sống vào.
- Học sinh cũng chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trau dồi kĩ năng sống, chưa
tích cực chủ động tham gia các họat động trải nghiệm để tạo lập, rèn luyện kĩ năng
sống.
- Một số gia đình học sinh chưa thật sự kết hợp với nhà trường, có thái độ
không đúng trong công tác giáo dục học sinh, chưa quan tâm đúng mức đến việc tập
của con em mình.
- Qua thực tế giảng dạy lớp 2, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ
một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét
đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực.
Bảng số liệu các kĩ năng sống của học sinh lớp 2G.
Các kĩ năng sống Tốt Bình thường Chưa tốt
Số

lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Diễn đạt trước đám đông. 9 28% 11 34% 12 38%
Tương trợ nhóm khi làm việc. 8 25% 12 37,5% 12 37,5%
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề
1. Nghiên cứu kĩ năng sống cần rèn luyện qua từng bài dạy cho học sinh. Xác
định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong môn học
Dạy học sinh học tiếng Việt mà cụ thể là phân môn tập làm văn là giúp cho các
em nói viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc tình cảm lành
mạnh trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng. Rèn khả năng tư duy, trí tưởng
6
tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp các em tự tin, có
khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.
2. Nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học, chú trọng cung cấp kĩ năng phù
hợp với từng nội dung bài dạy cụ thể là việc chuẩn bị giáo án có lồng ghép cẩn thận
Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội
dung môn học mà còn thể hiện qua phương pháp giảng dạy của giáo viên. Để hình
thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với
học sinh tiểu học, người giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,…Thông qua các hoạt động học tập học
sinh có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cơ bản, cần thiết.
3. Thực hiện mô hình dạy học có 4 giai đoạn
a. Giai đoạn 1: Khám phá

Tìm hiểu kĩ năng hiểu biết của học sinh về những việc làm hoặc sự kiện diến ra
trong cuộc sống.
b. Giai đoạn 2: Kết nối
Giới thiệu thông tin kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên
kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
c. Giai đoạn 3: Vận dụng
Tạo cơ hội cho người học vận dụng kiến thức rèn kĩ năng mới học vào hoàn
cảnh điều kiện có ý nghĩa.
d. Giai đoạn 4: Thực hành
-Nâng cao mức độ vận dụng kiến thức và kĩ năng.
-Điều chỉnh hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.
-Luyện tập thực hành kĩ năng.
4. Để làm tốt việc dạy học như đã nêu trên, người giáo viện cần chuẩn bị những
công việc sau:
a. Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp địa phương:
Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực
tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
VD: Thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong
giao tiếp với bạn.
7
b. Học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi
học tiết học.
c. Gợi ý học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học:
Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài học
d. Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu cần đạt sau bài học. Từ đó xác định các
kĩ năng cần đạt:
Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự liên
tưởng từ đó xác định những yêu cầu của kĩ năng cần đạt.
e. Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các
kĩ năng sống cần đạt:

VD: Bài yêu cầu gì ?
- Theo em cần phải làm gì để đạt được điều đó?
- Trọng tâm bài ở chỗ nào?
- Em cần có kĩ năng gì để thực hiện các vấn đề đó?
- Sau khi học xong bài này em rút ra điều gì?
- Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hàng ngày khi gặp
trường hợp như trong bài?
5. Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống vừa được học
Tuỳ theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động ngay tại lớp với tình huống
tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu
các kĩ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.
Nếu không thể tổ chức thực hành được thì giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm
hiểu các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc sống thường ngày, ghi chép lại
và nêu cách giải quyết của bản thân để hôm sau trình bày trước lớp cho các bạn nghe
và bổ sung chọn cách giải quyết tốt nhất.
V. Hiệu quả
Nhờ việc vận dụng các phương pháp như đã trình bày, kết quả giảng dạy giáo
dục rèn kĩ năng sống cho học sinh của tôi tốt hơn nhiều. Điều đáng mừng là trong các
tiết học này học sinh hào hứng hơn, tích cực hoạt động hơn. Học sinh biết chăm chú
lắng nghe, thực hành kĩ năng một cách tương đối chính xác. Mạnh dạn, tự tin trình bày
trước lớp. Trong các hoạt động nhóm các em biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng
hoàn thành công việc được giao. Biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng lẫn nhau Đăc biệt
8
học sinh tự tin cố gắng vươn lên trong học tập, rất nhiều học sinh tiến bộ. Số học sinh
khá, giỏi tăng rõ rệt.
Các kĩ năng sống Tốt Bình thường Chưa tốt
Số
lượng
Tỉ lệ
Số

lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Diễn đạt trước đám đông. 20 62,5% 10 31,3% 2 6,2%
Tương trợ nhóm khi làm việc. 22 68,8% 9 28,1% 1 3,1%
9
C.KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
“ Các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt” đã góp
phần giúp giáo viên có những định hướng cơ bản, những việc cần phải chuẩn bị để tiết
dạy có tích hợp kĩ năng sống diễn ra một cách nhẹ nhàng qua đó giáo dục cho học sinh
những kĩ năng sống cơ bản,cần thiết mà không mang tính áp đặt hay hình thức.
Học sinh có ý thức hơn trong việc tự trang bị cho mình những kĩ năng sống cơ
bản, gần gũi để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.
II. Khả năng áp dụng
Đề tài có thể được áp dụng với tất cả các tiết dạy có tích hợp kĩ năng sống ở môn
Tiếng Việt lớp 2.
III. Bài học kinh nghiệm
Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi việc giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học là một việc làm rất khó. Tuy vậy, tôi cũng tự rút ra cho mình bài học kinh
nghiệm.
Giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng việc giáo dục và rèn kĩ năng sống
cho học sinh, biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, kết hợp hình thức
dạy học hợp lý nhằm phát huy tính chủ động của học sinh sẽ giúp các em phát huy cao
độ trí tuệ, cảm xúc, năng động, sáng tạo trong học tập và giao tiếp.
Tôi thấy đây cũng là cơ sở bước đầu khẳng định rằng: Để tổ chức giờ học dạy
lồng ghép giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2, đòi hỏi người giáo viên
phải vận dụng tri thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm một cách hợp lý. Đồng thời đưa ra

áp dụng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế giảng dạy hiện nay.
Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục kĩ
năng vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ giữa các kỹ thuật
dạy học với nội dung rèn luyện kĩ năng sống. Chẳng hạn, với học sinh tiểu học, để
hình thành nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm: nhận thức bản thân, xây dựng kế hoạch,
xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu, tư
duy tích cực và tư duy sáng tạo,… giáo viên cần sáng tạo rất nhiều tình huống trong
bài học để học sinh qua đó tự hình thành các kĩ năng này. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi
hỏi ở giáo viên một tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo rất cao.
10
Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự
kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục kĩ năng sống không phải chỉ là công
việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng. “Phải kết hợp cả gia
đình, nhà trường và xã hội mới mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn
diện”.
Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
phổ thông trong các nhà trường chính là các thầy cô giáo. Đối với cộng đồng thì đó là
các bậc phụ huynh, ông bà, họ hàng thân thích, những người lớn tuổi,…
Trên đây là những suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân về việc rèn kĩ năng
sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt. Chắc chắn đây chưa phải là giải pháp hay nhất
nhưng nó sẽ giúp cho giáo viên một số kinh nghiệm để giáo dục và rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh.
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CỦA TRƯỜNG An Thạnh, ngày 15 tháng 04 năm 2012
Xếp loại:…………… Người viết
CTHĐ



11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học lớp 2 – Tài liệu dành cho
giáo viên (NXB giáo dục Việt Nam).
2. Sách giáo viên tiếng Việt lớp 2 – tập 1, 2 (NXB giáo dục Việt Nam).
3. Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 (NXB giáo dục).
4. Quyết định số 2994/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
12

Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua công tác chủ nhiệm

Ngày đăng:14/04/2019 - 16:13

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên giữ một vai trò rất quan trọng. Như những người ươm mầm, muốn cây phát triển tốt thì phải có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Cũng bởi lẽ đó người giáo viên chủ nhiệm cần tìm tòi và áp dụng những biện pháp hay, thích hợp vào thực tế lớp học của mình để các em phát triển toàn diện cả về tri thức và vốn kĩ năng năng sống.

Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó cần thiết đối với học sinh cấp Tiểu học để các em có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội khi môi trường thân thiện, dễ hoà đồng và cảm hoá lành mạnh.

Hơn nữa, vấn đề giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ngành Giáo dục đang vận động.

Làm được như vậy, tôi nghĩ rằng Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không những không làm quá tải trong chương trình giáo dục mà còn đem đến cho người học sự hứng thú, sôi nổi và niềm vui trong học tập. Người học đã hứng thú và tự giác thì chắc chắn việc giáo dục kỹ năng sống cho người học sẽ thực chất và hữu ích, mục tiêu giáo dục toàn diện sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

GDKNS cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm là một những nội dung giáo dục quan trọng, có được KNS sẽ giúp các em học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Tăng cường rèn luyện KNS cho học sinh chính là nâng chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay. Thấy được sự cần thiết, cấp bách của việc GDKNS cho học sinh, hơn ai hết người giáo viên chủ nhiệm phải xác định được nội dung, biện pháp trong công tác giáo dục GDKNS thông qua công tác chủ nhiệm để định hướng cho các em cách sống, cách tu dưỡng, cách rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Với nhận thức đó tôi tin rằng việc giáo dục KNS cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng cũng như hình thành nhân cách cho học sinh. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm khi tham gia công tác giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lí hành chính đơn thuần như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình của học sinh, trình độ học sinh về học lực, phẩm chất đạo đức còn phải dự báo xu hướng, tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học lớp 2, tôi luôn vận dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt.

Hơn nữa, giáo dục kĩ năng sống cũng là một trong năm nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục phát động theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ban hành ngày 20 tháng 07 năm 2008.

Năm học 2018 -2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã và đang thực hiện giáo dục kĩ năng sống như một môn học chính. Để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chỉ giao phó trách nhiệm cho nhà trường là không đủ cần có sự phối hợp hiệu quả giữa “Giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và ngoài xã hội”. Trong “ba ngôi giáo dục” này, giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo và vai trò của giáo viên chủ nhiệm được coi là một khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công của việc giáo dục kĩ năng sống.

Mặc dù, hiện nay chúng ta trong thời đại Công nghệ - Thông tin, tất cả lĩnh vực phát triển như vũ bão, các em được học tập và sinh hoạt trong các môi trường khá đầy đủ và tiện nghi nên học sinh có những hiểu biết khá phong phú, ngoài ra thông qua các kênh thông tin, đặc biệt là nhờ truy cập Internet, nhưng tôi nhận thấy kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế. Các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống. Hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống, trong giao tiếp. Đặc biệt các em học sinh lớp 2, kỹ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cuộc sống như: kỹ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách từ chối, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyết định, tự chăm sóc sức khỏe... còn gặp nhiều khó khăn.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, không thể không quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp. Bởi lẽ, thầy cô chủ nhiệm lớp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Vì thầy cô là người hiểu các em nhất, gần gũi với các em nhất trong thời gian các em đến trường học tập. Các em dễ tâm tình chia sẽ với thầy cô chủ nhiệm về những khó khăn các em gặp phải. Bên cạnh đó, thầy cô chủ nhiệm lớp còn là người được nhà trường giao trách nhiệm trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà giáo dục, người quản lý, người tổ chức, người nuôi dưỡng các ước mơ, khát vọng của tập thể cũng như của từng cá nhân học sinh, vừa là người đại diện, là cầu nối giữa nhà trường, cha mẹ và các giáo viên khác trong trường với học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo đúng qui định giáo dục trong nhà trường, có những tác động tích cực đến các em cũng như giúp các em điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, có lợi nhất. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ngày càng trở nên thiết yếu. Nhưng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, với đặc điểm tình hình riêng của từng lớp học, cấp học, văn hóa của từng địa phương…sao cho học sinh cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời nói suông.

Thực tế, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Một kĩ năng có thể có những tên gọi khác nhau: Kĩ năng hợp tác còn gọi là kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kĩ năng xử lí cảm xúc, kĩ năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng quản lí cảm xúc; Kĩ năng thương lượng còn gọi là kĩ năng đàm phán, kĩ năng thương thuyết. Các kĩ năng thường không tách rời có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Kĩ năng không phải tự nhiên có được phải được hình thành trong quá trình học tâp, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra trong và ngoài hệ thống giáo dục. KNS vừa mang tính chất cá nhân vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính xã hội vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của giai đình, cộng đồng, dân tộc.

* Thực trạng học sinh lớp 2 còn thiếu và yếu về các kĩ năng sống cơ bản:

Các em hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa thật sự tập trung, rất ngại tiếp xúc với thầy cô, ít tham gia các hoạt động học tập. Sự tập trung chú ý của học sinh ở lớp chưa cao, thiếu bền vững, các em rất ngại tham gia các hoạt động nhóm, ngại suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Khó khăn nhất là trong giao tiếp với bạn bè các em có thói quen xưng hô “tao, mày, nó,...”. Học sinh nam thì thích đi chân đất, hay văng tục, đánh nhau, thiếu kiểm soát trong ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn. Còn học sinh nữ thì thích chơi theo nhóm, có sự phân biệt trong mối quan hệ bạn bè, các em còn nổi cáu khi bạn chọc ghẹo...

- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập cũng như giáo dục đạo đức của con em mình.

- Địa bàn rộng, một số học sinh nhà xa trường, xa nhau nên công tác phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên còn hạn chế.

- Mức độ nhận thức chưa đồng đều. Các kĩ năng cơ bản của các em ở còn thấp ở nhiều mức độ khác nhau. Học sinh nóng vội, chưa thực sự chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho các em không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư, vận dụng và linh hoạt thay đổi nhiều biện pháp để giúp học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản ở môi trường tiểu học mà cụ thể hơn là ở lớp 2, làm nền móng vững chắc cho các em bước tiếp trong môi trường giáo dục cao hơn.

- Đặc biệt có một số học sinh thuộc diện học sinh khuyết tật về trí tuệ nhưng lại rất nghịch ngợm và ương bướng, tính cách thất thường, khó kiểm soát về hành vi cũng như lời nói.

* Nguyên nhân:

- Về giáo viên:

Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Nhận thức của giáo viên chưa rõ, chưa đầy đủ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì. Đặc biệt là nội dung các kĩ năng theo từng khối lớp; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho học sinh.

Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng nên thường tập chung vào chuyên môn nhiều hơn.

- Về học sinh:

Các em hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa thật sự tập trung, rất ngại tiếp xúc với thầy cô, ít tham gia các hoạt động học tập. Sự tập trung chú ý của học sinh ở lớp chưa cao, thiếu bền vững, các em rất ngại tham gia các hoạt động nhóm, ngại suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Khó khăn nhất là trong giao tiếp với bạn bè các em có thói quen xưng hô “tao, mày, nó,...”. Học sinh nam thì thích đi chân đất, hay văng tục, đánh nhau, thiếu kiểm soát trong ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn. Còn học sinh nữ thì thích chơi theo nhóm, có sự phân biệt trong mối quan hệ bạn bè, các em còn nổi cáu khi bạn chọc ghẹo...

Nhiều gia đình học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, nhà xa trường, hơn 70% phụ huynh trong lớp là lao động chân tay, có 4 em thuộc diện hộ nghèo và 3 cận nghèo.

2 em có hoàn cảnh khó khăn (bố mẹ bỏ nhau, bố đi làm xa phải ở nhà với bà nội; 1 em thì mẹ cũng bị bệnh tâm thần không có khả năng lao động, 2 mẹ con ở với bác), và 4 em cha mẹ không có công việc ổn định.

- Về phụ huynh:

Nhiều phụ huynh luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm Toán thì lo lắng một cách thái quá! Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều. Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết...

Từ những khó khăn trên là giáo viên chủ nhiệm lớp 2, bản thân tôi đã nghĩ ngay đến việc phải tích cực giáo dục kĩ năng sống cho các em. Vì thế tôi luôn tìm tòi, vận dụng và thay đổi các biện pháp trong công tác chủ nhiệm. Với mong muốn được hiểu, gần gũi, giúp đỡ, định hướng kịp thời cho các em, được góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc giáo dục nhân cách, giáo dục ý thức kỷ luật, nề nếp, hình thành các kĩ năng sống cần thiết cho các em thông qua công tác chủ nhiệm lớp 2.

Các biện pháp để khắc phục những khó khăn trên như sau:

- Biện pháp 1: Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc giáo dục năng sống cho học sinh lớp 2.

SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu các môn học của lớp 2, mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức các hiện tượng, sự vật với cuộc sống xung quanh hàng ngày. Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động học tập. Từ đó tìm ra phương pháp dạy học để giúp học sinh kết hợp kiến thức đã học vận dụng vào các hoạt động thực tế. | Trong những năm gần đây, toàn ngành đã chú trọng đến công tác đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra. Một số giáo viên còn chú trọng vào việc trang bị kiến thức cho học sinh mà xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng thực hành cho học sinh. Còn một số quan điểm lệch lạc chỉ nên tập trung vào việc học các môn học chính thức trong chương trình mà xem nhẹ công tác giáo dục cho các em ý thức công dân, tinh thần đoàn kết và các kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều học sinh rụt rè, nhút nhát trước đám đông. Các em không thể trình bày được những ý kiến của mình trước tập thể. Có em còn không dám đứng trước lớp để trình bày một bài hát, kể một câu chuyện hoặc trình bày một vấn đề mà mình quan tâm, nhất là đối với các em là học sinh người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, không phải các em không biết, không phải các em không muốn, cũng không phải các em không thích mà nguyên nhân chính là các em chưa được chỉ dẫn, chưa được trải nghiệm, chưa được rèn luyện, Vấn đề được đặt ra là: môn học nào giúp cho các em có được những trải nghiệm đó và ai là người đưa các em vào các hoạt động đó để các em rèn luyện ?

Thiện Luân 1230 32 doc
Báo lỗi
  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác
Upload Tải xuống
Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2
đang nạp các trang xem trước
Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN: Cách viết sáng kiến kinh nghiệm

9 2373 120

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức các môn Địa lý, Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, GDCD, Tin học, Kĩ năng vào giảng dạy môn Tiếng Anh 8 bài 11: Travelling around Viet Nam, phần Read.

34 378 11

Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập tiếng việt lớp 5 đạt hiệu quả

27 1223 96

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học sinh sửa lỗi sai đặc trưng khi viết chính tả ở lớp 1

9 1300 116

Sáng kiến kinh nghiệm: Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách

7 577 29

Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm

3 3590 51

Bài giảng Hướng dẫn viết cải tiến sáng kiến kinh nghiệm

33 495 21

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy môn TNXH lớp 3

28 1588 118

Sáng kiến kinh nghiệm coi trọng tính chất thực hành trong giờ Tập viết lớp 2

14 529 28

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản

50 637 44
TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29206 1382

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18511 191

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16819 3467

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15283 1378

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13483 2164

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13257 2421

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12294 2734

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9571 182

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9424 1730

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9323 336
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học
  • Biện pháp rèn kĩ năng sống
  • Rèn kĩ năng sống
  • Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2
  • Cách viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh học
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt hiệu quả
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm viết chính tả
  • Sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy phát âm chuẩn
  • Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống
  • Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Dàn bài sáng kiến kinh nghiệm
  • Mô hình sáng kiến kinh nghiệm
  • Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
  • Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Bài giảng Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  • Đánh giá cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Xét chọn cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3
  • Sáng kiến dạy học môn tự nhiên xã hội
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2
  • Phương pháp dạy học
  • Kinh nghiệm cho giáo viên
  • Dạy học môn Tập viết lớp 2
  • Bí quyết giảng dạy môn Tập viết
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT môn Ngữ văn
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 10
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Truyện An Dương Vương
  • Sáng kiến kinh nghiệm quản lý
  • Sáng kiến của trường THPT chuyên Phan Bội Châu
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Toán
  • Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
  • Sáng kiến đổi mới phương pháp dạy
  • Kinh nghiệm dạy Địa
  • Sử dụng bản đồ
  • Địa lí lớp 5
  • Vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Vấn đề cơ bản
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3
  • Rèn kỹ năng đọc
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 1
  • Phương pháp học toán lớp 1
  • Cách giải toán về đơn vị
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy toán lớp 4
  • Phương pháp dạy phân số lớp 4
  • Giải pháp rèn luyện kỹ năng giải toán lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy âm nhạc
  • Giáo dục âm nhạc
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Comparison of DNA standards for real-time-pcr based quantification of lactobacillus acidophilus in dairy products

4 31 1 18-02-2022

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

4 37 1 18-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chế tạo, tính chất điện hóa và định hướng ứng dụng của lớp mạ điện hóa niken trên nền các chất dẫn điện khác nhau

76 42 1 18-02-2022

Giáo trình Khí cụ điện hạ thế (Nghề Điện dân dụng - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I

70 31 1 18-02-2022

Increased circulating microRNA-122 is associated with mortality and acute liver injury in the acute respiratory distress syndrome

12 12 1 18-02-2022

Bài giảng Thực tiễn lâm sàng sử dụng Surfactant ít xâm lấn (LISA) cho trẻ non tháng bệnh màng trong: Thách thức - giới hạn

16 59 1 18-02-2022

Intraarterial contrast-enhanced ultrasound to predict the short-term tumour response of hepatocellular carcinoma to Transarterial chemoembolization with Lipiodol

12 27 1 18-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chiến lược xoá đói giảm nghèo phát triển kinh tế bền vững trong vùng dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2006-2015

68 31 2 18-02-2022

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp marketing cho dịch vụ thẻ nội địa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Quảng Ngãi

26 34 1 18-02-2022

Phát triển nguồn lực trí thức nữ trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

13 41 1 18-02-2022

Ebook Dược liệu quý Đông trùng hạ thảo: Phần 2

53 66 1 18-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh Tỉnh Tiền Giang

75 54 1 18-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay

152 59 2 18-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

98 34 1 18-02-2022

Proliferation of female inflorescences explants of date palm

5 19 1 18-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của đào tạo nghề đến lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

73 71 1 18-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh vật học một số loài bệnh hại trên cây thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng trừ theo nguyên tắc quản lý vật gây hại tổng hợp (IPM) tại vườn ươm thầu dầu Xuân Mai, Hà Nội

87 16 1 18-02-2022

Ứng dụng rọ đá vỏ lưới nhựa chống xói bờ kè trong môi trường xâm thực

5 54 1 18-02-2022

Bài giảng Học sâu và ứng dụng: Bài 10 - ĐH Bách khoa Hà Nội

49 53 3 18-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2004 - 2014

110 31 1 18-02-2022
TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18511 191

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29206 1382

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1275 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3382 334

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 4032 1

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1740 67

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3616 596

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1555 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2089 131

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2971 161
TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.
Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2
Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock