Mở tài khoản chứng khoán tại ngân hàng

Hiện nay, có hơn 70 công ty chứng khoán đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Nhà đầu tư cá nhân được mở nhiều tài khoản, nhưng theo nguyên tắc mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở duy nhất một tài khoản giao dịch.

Chọn số tài khoản đẹp tại Công ty Chứng khoán DNSE.

Để mở tài khoản, bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh và phòng giao dịch của công ty chứng khoán, mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước còn hiệu lực.

Nếu không muốn đến tận nơi, bạn có thể tự mở tài khoản tại nhà. Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán cho phép khách hàng có thể mở tài khoản trực tuyến.

Tuỳ thuộc vào từng đơn vị chọn mở tài khoản, bạn truy cập vào website hoặc tải ứng dụng của công ty chứng khoán để mở tài khoản. Bạn cần chuẩn bị chứng minh nhân dân [căn cước công dân] và điện thoại di động nhận mật khẩu OTP. Ngoài ra, một số công ty chứng khoán định danh khách hàng trực tuyến bằng cách yêu cầu nhận diện khuôn mặt bằng camera máy tính hoặc điện thoại.

Ở bước này, bạn nhập các thông tin cơ bản như: họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ... Bên cạnh đó, người mở cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để nhận chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán khi muốn rút tiền.

Sau các thao tác này, bạn tạo được tài khoản chứng khoán thành công.

Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được thêm email từ công ty chứng khoán yêu cầu hoàn tất thêm hồ sơ để cập nhật đầy đủ tính năng cho tài khoản.

Bạn chuẩn bị hồ sơ gồm: hai bản cứng đăng ký mở tài khoản và sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán đã ký tên đầy đủ cùng với một bản photo chứng minh nhân dân [căn cước công dân], gửi đến phòng giao dịch của công ty chứng khoán qua đường bưu điện, gửi cho nhân viên môi giới, hoặc bạn có thể tới trực tiếp chi nhánh.

Mở tài khoản chứng khoán bằng cách nhận diện khuôn mặt.

Công ty chứng khoán yêu cầu khách hàng cần phải hoàn thiện hồ sơ hợp đồng mở tài khoản trong thời hạn nhất định [khoảng vài tuần] kể từ khi mở tài khoản online thành công. Nếu khách hàng chưa kịp hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn này, tài khoản có thể bị chặn đặt lệnh trên hệ thống và gián đoạn giao dịch.

Tuy nhiên, hiện nay một số công ty chứng khoán số không yêu cầu khách hàng ký hợp đồng giấy theo phương thức truyền thống như DNSE. Chỉ cần thực hiện các thao tác mở tài khoản trên thiết bị điện tử và xác thực trên email, nhà đầu tư đã có thể mở thành công tài khoản chứng khoán mà chưa mất tới 3 phút.

Hướng dẫn đối với Khách hàng mở tài khoản tiền giao dịch chứng khoán tại ngân hàng

I. Đối tượng áp dụng

- Áp dụng đối với những khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại FPTS và mở tài khoản tiền giao dịch chứng khoán tại ngân hàng được FPTS lựa chọn.

- Danh sách ngân hàng cụ thể như sau:

  • Tại Hà Nội: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Thành;
  • Tại Đà Nẵng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng;
  • Tại T.P Hồ Chí Minh: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh T.P Hồ Chí Minh.

II. Hướng dẫn giao dịch

Sau khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại FPTS, mở tài khoản tiền giao dịch chứng khoán tại Ngân hàng được FPTS lựa chọn và ký “Hợp đồng nguyên tắc Giao dịch chứng khoán đối với khách hàng mở tài khoản tiền giao dịch chứng khoán tại Ngân hàng” với FPTS và Ngân hàng, Khách hàng có thể bắt đầu thực hiện giao dịch mua / bán chứng khoán.

1. Mua chứng khoán

Để mua chứng khoán, Khách hàng thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Khách hàng đến Ngân hàng đã ký hợp đồng nguyên tắc và đề nghị Ngân hàng xác nhận số dư tiền để mua chứng khoán [theo mẫu “Giấy đề nghị phong tỏa tiền” tại đây].

- Bước 2: Sau khi Ngân hàng kiểm tra và phong tỏa số tiền theo đề nghị của khách hàng, Ngân hàng sẽ ký tên, đóng dấu vào “Giấy đề nghị phong tỏa tiền” và chuyển bản gốc sang Phòng Môi giới chứng khoán của FPTS.

- Bước 3: Trên cơ sở Giấy đề nghị phong tỏa tiền đã có xác nhận của Ngân hàng, FPTS tiến hành cập nhật số dư lên hệ thống giao dịch. Khách hàng được thực hiện giao dịch Mua chứng khoán trong phạm vi số tiền đã phong tỏa tại Ngân hàng và đã được cập nhật lên hệ thống giao dịch của FPTS.

Lưu ý: Số dư mà Ngân hàng xác nhận, phong tỏa chỉ có giá trị trong ngày giao dịch. Nếu khách hàng không Mua hết số tiền đã xác nhận thì số dư còn lại cũng không được mang sang ngày hôm sau.

- Bước 4: Nếu lệnh mua của khách hàng được khớp, Ngân hàng và FPTS sẽ thực hiện thanh toán bù trừ với Trung tâm lưu ký và hạch toán số cổ phiếu, số tiền tương ứng vào tài khoản của khách hàng.

2. Bán chứng khoán

Do chứng khoán được lưu ký tại FPTS nên khách hàng không cần đề nghị xác nhận số dư như đối với trường hợp Mua chứng khoán. Khách hàng có thể đặt lệnh bán chứng khoán trong phạm vi số dư chứng khoán hiện có trên tài khoản. Khi lệnh bán chứng khoán của khách hàng được khớp, FPTS sẽ thực hiện thanh toán bù trừ với Trung tâm lưu ký và chuyển tiền cho Ngân hàng để ghi tăng số tiền tương ứng vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng.

Việc mua/bán chứng khoán sau khi đã có số dư tiền / chứng khoán trên hệ thống giao dịch của FPTS có thể được thực hiện qua internet, qua điện thoại hoặc trực tiếp tại sàn. Khách hàng xem Hướng dẫn sử dụng dịch vụ Giao dịch trực tuyến – EzTrade để biết chi tiết cách giao dịch qua internet.

3. Các trường hợp thực hiện quyền

- Trường hợp Khách hàng được nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng: FPTS sẽ ghi Có [ghi tăng] vào tài khoản chứng khoán của Khách hàng tại FPTS.

- Trường hợp Khách hàng được nhận cổ tức bằng tiền mặt: Trên cơ sở phân bổ của Trung tâm lưu ký chứng khoán, FPTS sẽ chuyển bảng kê chi tiết và chuyển tiền sang Ngân hàng để Ngân hàng ghi Có [ghi tăng] vào tài khoản tiền giao dịch chứng khoán của Khách hàng.

- Trường hợp Khách hàng nộp tiền mua cổ phiếu / trái phiếu phát hành thêm của doanh nghiệp: Khách hàng tự thực hiện chuyển tiền hoặc nộp tiền vào tài khoản thực hiện quyền mua của FPTS để FPTS chuyển tiền cho tổ chức phát hành.

4. Lưu ý

Khách hàng sử dụng tài khoản tiền giao dịch chứng khoán tại Ngân hàng nên không thể sử dụng một số tiện ích như những khách hàng mở tài khoản tiền giao dịch chứng khoán tại FPTS. Cụ thể đó là:

- Tiện ích Ứng trước tiền bán chứng khoán;

- Tiện ích Ứng trước tiền cổ tức;

- Tiện ích Giao dịch ký quỹ;

- Tiện ích Đặt trước lệnh chờ mua chứng khoán;

- Một số tiện ích trực tuyến như: Chuyển tiền trực tuyến, Thực hiền quyền mua chứng khoán trực tuyến.

Infographic | Video | Bản tin

Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến [eKYC]

Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến [eKYC]

Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến [eKYC]

Infographic | Video | Bản tin

Như bình thường, các nhà đầu tư thường hay đến công ty chứng khoán để mở tài khoản chứng khoán. Thế nhưng, bạn cũng có thể đến ngân hàng là công ty con của công ty chứng khoán để mở tài khoản. Thủ tục mở tài khoản ở ngân hàng cũng giống như ở phòng giao dịch chứng khoán. Vậy chúng ta nên mở tài khoản chứng khoán ở ngân hàng nào? 

Tham khảo bài viết HỒ SƠ CẦN KHI ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN

Nên mở tài khoản chứng khoản ở ngân hàng nào?

Nên mở tài khoản chứng khoán ở ngân hàng nào?

Các ngân hàng hiện nay có dịch vụ mở tài khoản chứng khoán cho các nhà đầu tư. Điều này là giúp cho những nhà đầu tư ở xa công ty chứng khoán cũng mở tài khoản được. 

Thực chất, mở tài khoản tại ngân hàng không có nghĩa rằng ngân hàng đó sẽ giải quyết hồ sơ cho bạn. Sau khi bạn khai đầy đủ Hợp đồng Mở Tài khoản Chứng khoán tại chi nhánh Ngân hàng. Hồ sơ sẽ được gửi đến Công ty Chứng khoán để kiểm duyệt. Khi công ty nhận được sẽ gọi điện xác nhận thông tin với Khách hàng.

Vậy chúng ta nên mở tài khoản chứng khoán ở ngân hàng nào?

Các ngân hàng cần có đầy đủ dịch vụ tư vấn, dịch vụ kinh doanh và nền tảng công nghệ tốt. Bạn mở tài khoản ở đầy sẽ an toàn và có lợi thế hơn. Về cơ bản, bạn cần lựa chọn một ngân hàng đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Có thị phần lớn => Đảm bảo tính thanh khoản cao
  • Chi phí giao dịch chứng khoán thấp
  • Lãi vay margin thấp
  • Có nền tảng giao dịch online, tại quầy nhanh chóng, hiện đại và linh hoạt
  • Dịch vụ khách hàng tốt, nhân viên có kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ tốt.

Bên cạnh đó là các yếu tố khác như:  được người dùng đánh giá cao [điểm đánh giá trên CH Play, IOS hoặc các trang chuyên đánh giá công ty chứng khoán], chương trình khuyến mãi, …đều cần phải được cân nhắc trước khi mở tài khoản.

Nên mở tài khoản chứng khoán ở ngân hàng nào?

Những rủi ro nên tìm hiểu khi mở tài khoản ở ngân hàng

Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư cần tìm hiểu về những thông tin về ngân hàng đó. Có 2 loại vấn đề chính đó là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.

    • Rủi ro hệ thống: bao gồm những vấn đề thị trường chứng khoán. Cụ thể là rủi ro hàng hoá do: sự chênh lệch cung cầu, rủi ro mô hình do biến động thị trường và rủi ro thanh khoản do bất ổn khi giao dịch thay đổi.
    • Rủi ro phi hệ thống: bao gồm các tình huống “bất ngờ” như tai nạn hay scandal từ ngân hàng phát hành chứng khoán. Nó thể hiện ở rủi ro xếp hạng, lỗi thời hay những vấn đề liên quan đến khâu kiểm toán và pháp lý. Trong đó, kiểm toán là rủi ro “đáng báo động” nhất. Vì sự kiểm soát kém nguồn chi phí gây tổn hại đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khiến cho cổ phiếu “lao dốc không phanh”.
Những rủi ro nên tìm hiểu khi mở tài khoản ở ngân hàng

Ngân hàng Techcombank

Nếu như hỏi nên mở tài khoản ở ngân hàng nào? Ngân hàng Techcombank cũng là một sự lựa chọn không tồi. Với những gì đã đạt được ở thị trường chứng khoán vừa qua. Bạn hãy thử tìm hiểu về Techcombank. Vậy công ty chứng khoán Techcombank có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây. 

Có nên mở tài khoản chứng khoán Techcombank?

“Có nên mở tài khoản chứng khoán Techcombank?” là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Công ty chứng khoán Techcombank thuộc sở hữu 100% vốn bởi Ngân hàng Techcombank. Va là 1 trong 5 ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam với hệ thống công nghệ hiện đại. Mô hình kinh doanh của Techcom Securities – TCBS chú trọng nhiều vào phát triển mảng Trái phiếu Doanh nghiệp. Hơn 80% Thị phần Môi giới Trái phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM [HOSE]. Ngày nay, Techcom Securities được xem là Công ty Chứng khoán mở đường cho Trái phiếu Doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển.

Có nên mở tài khoản chứng khoán Techcombank?

TCBS là có mức phí giao dịch thấp nhất chỉ 0.1% tổng giá trị giao dịch. Để có mức phí giao dịch thấp hơn thì mọi người nên nhắm đến chọn  phương thức giao dịch chứng khoán online, bởi theo tìm hiểu thì mức phí giao dịch trực tuyến luôn thấp hơn 0,1% so với mức phí giao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch.

Techcombank một nơi đang theo có chỉ số phát triển tích cực và rất tiềm năng trong tương lai.  Luôn chú trọng và quan tâm đến mong muốn của khách hàng. Do vậy, đây là địa chỉ được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tin tưởng đầu tư vào.

Mô hình Công ty lựa chọn là Không Môi giới, Không Hỗ trợ, Phí khá rẻ cạnh tranh và Hệ thống Phần mềm đủ tốt. Đối với những người mới bắt đầu tham gia đầu tư còn phân vân không biết nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào thì Techcom Securities là lựa chọn hàng đầu. 

Tham khảo thêm MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Mở tài khoản chứng khoán tại Techcombank.

Để mở tài khoản chứng khoán Techcombank, bạn có thể đến trực tiếp tại quầy giao dịch để đăng ký tài khoản chứng khoán Techcombank. Khi đến ngân hàng, bạn sẽ nhận được một hợp đồng tạo tài khoản chứng khoán Techcombank theo mẫu của công ty. Bạn chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết, ký tên và gửi lại cho giao dịch viên sau khi đã kiểm tra kỹ mọi thông tin trong hợp đồng. 

Mẫu hợp đồng gồm có thông tin như:

  • Họ và tên, điện thoại di động, Email cá nhân.
  • Điền CMND/ CCCD còn hiệu lực, ngày cấp và nơi cấp.
  • Hoàn tất thông tin định danh bao gồm: Giới tính, ngày sinh, thông tin liên hệ, Tỉnh/ Thành phố.
  • Điền thông tin tài khoản ngân hàng bao gồm: Tên chủ tài khoản [Không dấu], Tên ngân hàng, Số tài khoản.

Mở tài khoản chứng khoán Techcombank có 3 cách:

  • Mở trực tiếp tại quầy giao dịch hay chi nhánh ngân hàng
  • Mở online thông qua trang web
  • Mở qua App Fast Mobile của Techcombank

Chỉ mất 10-15 phút để hoàn thành các thủ tục. Tài khoản chứng khoán của bạn sẽ được kích hoạt và có thể bắt đầu sử dụng sau khoảng 1 tiếng. Khi đi đăng ký, bạn cần chuẩn bị đầy đủ CMND/ CCCD để các bước thực hiện được thuận lợi.

Để biết thêm thông tin về mở chứng khoán ở 3 cách trên, bạn có thể tìm hiểu thêm Cách mở tài khoản chứng khoán Techcombank tại trang web Mua Cổ Phiếu.

Nên mở tài khoản chứng khoán ở ngân hàng nào? Thật ra bạn mở tài khoản ở ngân hàng nào cũng được. Miễn là những nơi ấy có độ uy tín tốt, đáp ứng những nhu cầu của bạn. Nếu bạn là một người mới hoàn toàn và muốn mở tài khoản ở ngân hàng. Hãy nghiên cứu và lựa chọn một ngân hàng thực sự tốt để tránh những rủi ro không đáng có.

Video liên quan

Chủ Đề