Mẹo chữa sổ mũi cho trẻ

21/04/2020   15298 lượt xem

Sổ mũi là bệnh lý thường hay gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa. Tình trạng sổ mũi ở trẻ cần phải xử lý càng sớm càng tốt, nếu không sẽ dẫn đến nghẹt mũi, khó thở, viêm xoang, viêm tai giữa và thậm chí còn dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp. Để đối phó với bệnh lý đáng ghét này, mẹ hãy áp dụng những cách trị sổ mũi tại nhà cho bé đơn giản mà hiệu quả dưới đây nhé!

1. Massage mũi – Cách trị sổ mũi cho bé hiệu quả nhiều mẹ không biết 

Đây là phương pháp mà các mẹ ít biết đến và không ngờ tới. Nó giúp trẻ mau hết sổ mũi. Khi sổ mũi, dịch tiết sẽ ứ đọng lại, làm trẻ bị nghẹt mũi. Lúc này, nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại.

Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương [vị trí nằm ở điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi - miệng] ở hai bên cánh mũi. Day day vị trí này vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì.

2. Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách – Cách trị sổ mũi cho bé đơn giản tại nhà

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí 2 – 3 lần/ngày, an toàn nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9%. Nếu trời lạnh thì trước khi nhỏ mũi cho các bé, các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ mũi cho trẻ. Cách nhỏ mũi đúng cách cho trẻ:

- Để trẻ nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.

- Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.

- Để khoảng 30 giây để nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi.

- Làm sạch hốc mũi: nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho trẻ ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi.

- Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.

- Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

- Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 2 - 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều.

3. Trị sổ mũi cho bé bằng tắm bằng nước gừng ấm

Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không? Mẹ vẫn có thể tắm cho bé bình thường. Nhiều mẹ khi thấy trẻ bị sổ mũi nên kiêng lạnh, không cho trẻ tắm. Đây là sai lầm mà mẹ cần tránh bởi cơ thể trẻ thường xuyên đổ mồ hôi nên nếu không được tắm sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ sinh sôi gây ra các bệnh khác đặc biệt các bệnh lý về da. Ngược lại tắm nước ấm cùng gừng có thể giúp trẻ thư giãn và nhanh hết sổ mũi hơn. Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ, massage vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, khi trời lạnh trước khi đi ngủ trẻ cũng cần được mang tất.

4. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Với những trẻ trong độ tuổi ăn dặm thì mẹ nên tăng cường rau và các loại rau, củ, quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Điều này giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh hơn.

5. Đặt máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương trong phòng ngủ

Máy phun sương, máy tạo độ ẩm với công dụng làm ẩm không khí, giảm thiểu tình trạng khô mũi – nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sổ mũi.

6. Vệ sinh nhà cửa

Việc này giúp loại bỏ mọi bụi bẩn giúp trẻ có một môi trường sạch sẽ, thông thoáng nhất để sinh hoạt.

7. Không tự ý sử dụng thuốc kháng histamin trị sổ mũi cho trẻ

Khi trẻ bị sổ mũi, hầu hết các mẹ sẽ tự ý mua thuốc cho trẻ uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay, trên thị thường có rất nhiều loại thuốc sổ mũi được bày bán tràn lan. Không ít mẹ cho con uống thuốc nhưng không hiểu rõ về tác dụng của thuốc mà chỉ thấy khi cho con uống những thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm sổ mũi, giảm ho. Cho nên cứ hễ con bị ho, sổ mũi sẽ dùng thuốc này mà không cần biết sổ mũi này là do viêm mũi theo cơ chế nào. 

Các mẹ nên cẩn thận, bởi một số loại thuốc kháng histamin có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến trẻ buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng. Sổ mũi ở trẻ cũng như người lớn có rất nhiều nguyên nhân. Nếu trẻ viêm mũi theo cơ chế dị ứng thì các thuốc kháng histamin sẽ có tác dụng giảm ngứa mũi, giảm tiết dịch mũi. Nhưng đa số ho - sổ mũi ở trẻ là bệnh cảm thường, mà trong bệnh này mũi bị viêm không phải theo cơ chế dị ứng [nếu có thì rất ít]. Viêm mũi trong bệnh cảm lạnh - chất gây viêm là các interleukin [IL] chứ không phải histamin nên các thuốc kháng dị ứng hầu như không có tác dụng.

Xem thêm : Trị ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh

7+ Tiết lộ “trợ thủ đắc lực” khi trẻ bị sổ mũi hoàn toàn từ tự nhiên

Các phương pháp trên đều có thể giúp cải thiện triệu chứng của sổ mũi tuy nhiên đây chưa phải giải pháp toàn diện. Để cải thiện tình trạng sổ mũi ở trẻ, nhiều mẹ có xu hướng lựa chọn các phương pháp từ tự nhiên an toàn, hiệu quả, đó là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phyto-roxim®. Sản phẩm với thành phần chính là EX-CUMIN® – một hợp phần đặc biệt được sản xuất theo công nghệ của Hoa Kỳ nhằm tăng khả năng hấp thu của curcumin – tinh chất từ nghệ. Với công nghệ này, hoạt chất quý curcumin trong EX-CUMIN® được làm tăng khả năng hấp thu lên 16 lần so với curcumin thông thường, gấp 8 lần so với curcumin nano. Vì vậy, EX-CUMIN® có tác dụng kháng viêm, kháng vi khuẩn, nấm, kháng vi rút hiệu quả cao.

Sử dụng Phyto-roxim® nếu sổ mũi là do viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang. Trợ thủ đắc lực này không những an toàn, hiêu quả mà còn có tác dụng ngay tức thì. Phyto-roxim® là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho các mẹ khi có trẻ bị sổ mũi, nhờ đó mà mẹ cũng yên tâm hơn nhiều mỗi khi thời tiết thay đổi, khi trẻ đi học…

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Phyto-roxim®, vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: //vhnbio.vn

Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio

Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Hiện tượng sổ mũi xảy ra phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo một số kinh nghiệm chữa sổ mũi cho bé an toàn, hiệu quả tại nhà. 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng sổ mũi ở trẻ. Để chữa sổ mũi cho bé thì điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm chính là tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh. 

Dưới đây là 5 trong số các nguyên nhân gây sổ mũi phổ biến nhất ở trẻ nhỏ: 

Nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ bị hắt hơi, sổ mũi. Ở giai đoạn mới bị cảm lạnh, trẻ bị chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, ho,… Nếu không được điều trị nhanh, bệnh có thể trở nặng và khiến trẻ bị suy yếu tạng phế. 

Bộ phận niêm mạc của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không khí khô. Vào những ngày tiết trời khô hanh, trẻ sẽ ít tiết dịch mũi khiến cho bộ phận niêm mạc trở nên yếu và khô đi, từ đó gây ra các biểu hiện như cảm cúm, khịt mũi, mệt mỏi,… 

Không khí khô lạnh là một trong những tác nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi

Những tác nhân gây dị ứng như gió, khói bụi, lông vật nuôi, nấm mốc,… khi đi vào niêm mạc mũi sẽ gây ra hiện tượng kích ứng. Ngoài triệu chứng hắt hơi, sổ mũi thì các bé còn có thể bị phát ban, nổi mẩn hoặc ngứa da. 

Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian mà trẻ dễ bị cảm cúm nhất. Những trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm cúm trong thời gian này. 

Niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều loại virus nguy hiểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh khô hanh, chúng sẽ phát triển mạnh và làm trẻ bị cảm hoặc viêm mũi họng. 

Sau đây là những phương pháp chữa sổ mũi cho bé hiệu quả và an toàn mà bố mẹ có thể tham khảo:

Nước muối có tác dụng làm sạch khoang mũi cho trẻ một cách hiệu quả và an toàn. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé. Nếu phát hiện dịch mũi của bé có màu vàng đục thì cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị đúng cách. 

Nhỏ nước muối sinh lý là một cách chữa sổ mũi cho bé được nhiều bố mẹ áp dụng

Lưu ý: Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và trẻ nhỏ, bố mẹ không nên tự ý nhỏ các loại thuốc nhỏ mũi mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thảo dược tự nhiên là một trong những cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ an toàn và lành tính được rất nhiều bố mẹ áp dụng. 

Để chữa sổ mũi cho trẻ tại nhà bằng thảo dược tự nhiên, phụ huynh có thể tham khảo những cách dưới đây: 

Cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm 

Dầu tràm có tác dụng giữ ấm cơ thể, giúp cải thiện tình trạng sổ mũi của bé hiệu quả. Bố mẹ có thể dùng dầu tràm thoa vào vùng ngực và gót chân bé mỗi ngày để cải thiện tình trạng sổ mũi, cảm cúm.

Chữa ho, sổ mũi cho bé bằng gừng 

Gừng là vị thuốc có tính ấm và phát huy công hiệu rất tốt đối với các trường hợp sổ mũi, cảm cúm. Hãy cho bé ngâm chân bằng gừng hoặc tắm nước gừng ấm khi bé có các biểu hiện bệnh. 

Chữa sổ mũi cho trẻ bằng lá hẹ 

Lá hẹ là một mẹo chữa hắt hơi sổ mũi cho bé được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Trong y học dân gian, lá hẹ có công dụng trị sổ mũi, tiêu đờm, thanh nhiệt cho bé. Các mẹ có thể cắt nhỏ lá hẹ, trộn cùng mật ong và nấu cách thủy trong 30 phút rồi cho bé uống mỗi ngày. 

Lau ấm cơ thể trẻ bằng cách nấu lá hương nhu + gừng 

Thêm một cách chữa sổ mũi cho bé tại nhà an toàn và hiệu quả chính là lau ấm cho bé bằng nước nấu lá hương nhu và gừng. Đây đều là các vị thuốc tự nhiên có khả năng trị cảm rất tốt. 

Một lưu ý riêng cho bố mẹ là không nên tự ý chữa sổ mũi cho trẻ bằng tỏi. Việc nhỏ nước tỏi vào mũi bé có thể gây nên những nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Bên cạnh những phương pháp kể trên, vẫn còn nhiều kinh nghiệm trị sổ mũi khác mà bố mẹ có thể thực hiện, bao gồm: 

Tiêm vacxin cảm cúm cho trẻ 

Khi trẻ đã đủ tuổi, hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm vacxin ngừa cảm cúm. Cụ thể, vacxin phòng cảm cúm được khuyến cáo tiêm cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi.

Cách chữa sổ mũi cho bé và phòng bệnh hiệu quả đó là tiêm vacxin cảm cúm

Kê gối cao hơn khi ngủ 

Việc tìm ra tư thế ngủ thoải mái cho trẻ khi bị sổ mũi là một điều cần thiết. Hãy giúp bé kê cao đầu khi ngủ để ngăn ngừa các dịch nhầy chảy vào hốc mũi, tránh nghẹt mũi khó chịu. 

Giữ ấm cổ bé vào mùa thu đông 

Do sức đề kháng yếu nên bé rất dễ bị cảm lạnh nếu không được giữ ấm đủ. Bên cạnh việc mặc quần áo ấm, bố mẹ hãy nhớ giúp trẻ giữ ấm vùng cổ bằng khăn choàng. 

Mang tất giữ ấm khi ngủ 

Luôn đi tất chân cho trẻ vào mùa thu và mùa đông để trẻ không bị nhiễm không khí lạnh. 

Massage bằng tinh dầu tràm 

Hãy thoa tinh dầu vào lòng bàn chân bé và massage trong vài phút. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể thoa tinh dầu và lưng và ngực của trẻ. 

Bổ sung chất lỏng

Một trong những biện pháp chữa sổ mũi cho bé đơn giản và hiệu quả nhất là bổ sung thêm chất lỏng. Nếu trẻ đã cai sữa, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa, súp, cháo… 

Ngoài ra, khi không biết trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì thì bố mẹ có thể tìm hiểu một số loại siro trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bé. Hãy tìm hiểu thông tin và nhờ bác sĩ tư vấn để chọn ra loại phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bé. 

Sau khi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà an toàn mà tình trạng sổ mũi của trẻ vẫn kéo dài kèm theo một số triệu chứng nghiêm trọng khác thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.

Cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện khi xuất hiện các biểu hiện bất thường

Một số triệu chứng bất thường của trẻ khi bị sổ mũi hắt hơi mà bố mẹ cần lưu ý là:

  • Thân nhiệt cao hơn 38 độ C.
  • Bé bị đau tai hoặc cảm thấy khó chịu.
  • Mắt đỏ và tiết dịch mắt màu vàng/ xanh.
  • Khó thở.
  • Ho kéo dài.
  • Nước mũi dày có màu xanh lá trong nhiều ngày.
  • Trẻ khóc bất thường hoặc kéo dài không nín.

Đặc biệt, khi có những biểu hiện sau cần đưa trẻ đi bệnh viện nhanh chóng:

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú.
  • Ho nhiều gây nôn hoặc thay đổi sắc tố da.
  • Ho có đờm.
  • Trẻ khó thở hay tím tái vùng môi và các đầu ngón tay.

Trẻ nhỏ ở bất cứ tuổi nào cũng dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp như cảm lạnh, ho, sổ mũi, hắt hơi,…Việc chữa sổ mũi cho bé tại nhà chỉ có tác dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị.

Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ tiếp nhận và điều trị các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, viêm đường hô hấp…

Tại đây, bệnh nhi sẽ được thăm khám với Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, giàu kinh nghiệm, am hiểu tâm lý trẻ. Thêm vào đó, hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất rộng rãi cùng nhiều tiện ích đi kèm chính là những điểm cộng của khoa Nhi Bệnh viện Hồng Ngọc.

Để được tư vấn về các dịch vụ nhi khoa, cha mẹ vui lòng liên hệ theo thông tin:

KHOA NHI – HỆ THỐNG Y TẾ HỒNG NGỌC

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Yên Ninh – 024 3927 5568
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – 024 7300 8866
  3. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Keangnam – 024 3927 5568 [máy lẻ 8]
  4. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Savico – 024 3927 5568 [máy lẻ 5]
  5. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Nguyễn Tuân – 024 3927 5568 [máy lẻ 9]
  6. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Tố Hữu – 024 3927 5568 [máy lẻ 6]
  7. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Tây Hồ – 024 3927 5568 [máy lẻ 3]

Fanpage: //www.facebook.com/KhoaNhiBVHongNgoc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề