Cách liệt kê tài liệu tham khảo trong luận văn

Nắm vững các cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn thì bạn sẽ không gặp phải 2 trong số nhiều trường hợp hài hước như dưới đây.

Bạn đã từng trích tài liệu tham khảo nhưng trích luôn đường link chưa? 

Hay trích theo thứ tự lộn xộn, có khi còn không có tên tác giả… 

Rất nhiều trường hợp như thế xảy ra. Và bạn biết rằng, hậu quả của điều đó là bài luận văn không được đánh giá cao, mất điểm.

Wiki Luận Văn thấu hiểu điều đó và chắc chắn rằng sau khi đọc bài viết này, việc trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ không còn là nỗi hoang mang đối với bạn nữa. Cùng đọc và thực hành luôn với tác phẩm của mình qua những hướng dẫn dưới đây của chúng tôi nhé. 

Nắm vững các cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn là điều quan trọng

Tất tần tật các cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn 

Trước tiên, để biết “trích dẫn như thế nào”, hãy hiểu về định nghĩa.

Tài liệu tham khảo bao gồm những thông tin được đề cập đến trong luận văn, khóa luận,... Sử dụng tài liệu tham khảo sẽ giúp tác phẩm của bạn có tính thực tế, có sự đối chiếu giữa số liệu, thống kê, kết quả. 

Bên cạnh đó, bạn sẽ đúc kết được rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng phân tích, chọn lọc; kỹ năng giải quyết vấn đề. Một điều tối kỵ nhất khi tạo nên bất cứ tác phẩm nào đó là đạo văn. Với việc trích dẫn tài liệu tham khảo, tác phẩm của bạn sẽ có sự minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc. 

Ngoài ra, bạn cần phân biệt cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn khác với cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn. Thông thường, người ta sẽ trích dẫn tài liệu tham khảo trước, sau đó sắp xếp từng ý trong nguồn tài liệu tham khảo. Nếu vẫn đang cảm thấy mơ hồ, hãy tiếp tục đọc những đề mục dưới đây.

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn

Có 3 cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn: Trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp và trích dẫn thứ cấp. 

Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn. Đó có thể một câu nói, đoạn văn, các biểu hình vẽ, biểu tượng. Tài liệu được trích cần để trong dấu ngoặc kép và số tài liệu tham khảo để trong dấu ngoặc vuông.

Trích dẫn gián tiếp là thuật lại thông tin bằng lời văn của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần giữ được nét sinh động cũng như nội dung nguyên thủy của phần tài liệu tham khảo. Điều quan trọng hơn cả là bạn cần đảm bảo ý nghĩa nội dung như bản gốc.

Trích dẫn thứ cấp là việc trích dẫn thông tin của người này qua việc thuật lại của người khác. Ví dụ như bạn không tìm thấy nguồn gốc của tài liệu, nhưng tài liệu đã được thuật lại qua lời kể của tác giả kia thì bạn có thể dẫn rằng: Theo lời của tác giả kia,...

Để đánh giá 3 cách trích dẫn, cách trích dẫn gián tiếp được đánh giá cao nhất. Cách trích dẫn này mang tính chuyên nghiệp cao và bạn có thể phô bày được khả năng viết lách, biến tấu của mình nhưng trên cơ sở vẫn giữ nguyên nội dung cũ. 

Ngoài ra, cách trích dẫn trực tiếp thì không được đánh giá cao vì bài làm của bạn sẽ trở nên tẻ nhạt. Cách trích dẫn thứ cấp lại càng cần hạn chế sử dụng hơn nữa vì một tác phẩm luận văn cần đảm bảo độ chân thực, tính chính xác và tính chuyên nghiệp.

Có 3 cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn 


Cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn

Sắp xếp tài liệu tham khảo sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của bài luận văn. Tùy theo từng loại tài liệu sẽ có sự sắp xếp phù hợp. Đó là các loại tài liệu tham khảo là sách, báo chí, internet, khóa luận. Hãy tuân theo trật tự sắp xếp như sau: 

  • Tài liệu tham khảo là sách: Tên của tác giả hoặc nơi phát hành, năm xuất bản [đặt trong ngoặc đơn]. Tên sách [viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách], lần xuất bản [lần xuất bản thứ hai trở đi mới ghi], nhà xuất bản [có dấu phẩy cuối tên], nơi xuất bản [Tên thành phố, có dấu chấm cuối tên].
  • Tài liệu tham khảo là tạp chí, bài báo:

Nếu là tạp chí nước ngoài thì tuân theo cấu trúc sau: Họ, tên gọi và tên đệm [viết tắt] 

Nếu là tạp chí trong nước thì viết đầy đủ họ tên như bình thường.

Sau đó, lắp ghép 1 trong 2 với cấu trúc sau:  Năm xuất bản [trong ngoặc đơn]. Tên bài báo. Tên tạp chí [viết in nghiêng], tập [không có dấu ngăn cách và là số], các số trang.

Ngoài ra, có nhiều tác giả cùng một lúc, hãy liệt kê tên theo hướng dẫn trên, ngăn cách các tên bằng dấu phẩy và viết chữ “và cộng sự”. Trường hợp có 2,3 tên thì chỉ cần ngăn cách bằng dấu phẩy.

  • Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet:

Trên thực tế, bài luận của bạn sẽ không được đánh giá cao khi các tài liệu tham khảo của bạn lấy từ nguồn Internet bởi ở đó chứa rất nhiều những thông tin gây nhiễu. 

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sắp xếp bằng cách sau:

Tên tác giả, năm. Tên tài liệu tham khảo, thời gian trích dẫn.

  • Tài liệu tham khảo từ các nguồn khóa luận, bài luận khác

Tên tác giả, năm xuất bản [đặt trong ngoặc đơn]. Tên đề tài luận văn [in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên], bậc học, tên cơ sở đào tạo. 

Như vậy, trên đây là hướng dẫn đầy đủ các cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn và cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn.

Nếu bạn đang khó khăn trong việc lựa chọn đề tài luận văn hay không có thời gian làm bài luận thì hãy tham khảo dịch vụVIẾT LUẬN VĂN THUÊ để lựa chọn một đơn vị uy tín và tin cậy nhất.

Một số điều cần lưu ý khi trích dẫn tài liệu tham khảo 

Chỉ trích dẫn tài liệu tham khảo trong các phần phương pháp nghiên cứu, bàn luận hoặc phần tổng quan. Đối với các phần kết luận, nêu ra kết quả nghiên cứu, tuyệt đối không sử dụng.

Việc trích dẫn tài liệu tham khảo cần được đồng nhất trong toàn bộ bài viết. Bên cạnh đó, bạn không được phép ghi hay chú thích thêm những điều không cần thiết như: địa vị xã hội, học vị của tác giả. Về phần thông tin trích dẫn phải có trong danh mục tài liệu tham khảo và ngược lại.

Ngoài ra, hãy viết đúng và thường xuyên kiểm tra chính tả. Điều đó thể hiện sự chỉn chu của bạn giữa các phần và tác phẩm luận văn sẽ không bị mất điểm

Từ A đến Z các cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn 

Có thể thấy, trên đây là những thông tin đầy đủ nhất, từ A đến Z về cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn. Đồng thời Wiki Luận Văn cũng chỉ rõ cho bạn cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn. 

Chúc các bạn hoàn thành tác phẩm một cách xuất sắc

Trong các bài viết, bài báo cáo thuyết minh, có một điều mà bạn không bao giờ được quên đó là ghi nguồn tài liệu tham khảo. Thế nhưng, bạn đã biết cách ghi tài liệu tham khảo thế nào cho đúng cách chưa? Nếu chưa thì bài viết dưới đây sẽ là nguồn tham khảo vô cùng hữu ích dành cho bạn đấy.


Cách ghi tài liệu tham khảo

   >>> Xem Thêm:

Cơ sở lý luận là gì? Hướng dẫn viết cơ sở lý luận trong tiểu luận, luận văn

Lợi ích và rủi ro khi sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn?

Tài liệu tham khảo là gì?

Tài liệu tham khảo là toàn bộ những thông tin về nguồn tài liệu [sách, báo, văn bản học thuật, trang web, tạp chí…] được trích dẫn, đề cập và sử dụng trong quá trình làm luận văn, luận án, báo cáo, bài báo, nghiên cứu khoa học…

Hai nội dung quan trọng của ghi tài liệu tham khảo:

  • Trích dẫn trong văn bản
  • Danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài luận

Tại sao phải ghi nguồn tài liệu tham khảo?

Cách ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng cách giúp cho người đọc có thể đánh giá được năng lực, sự nghiêm túc và tỉ mỉ của người viết đối với công trình mà mình thực hiện. Đồng thời đó cũng là cách để người viết thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả và sản phẩm mà bạn tham khảo. Hơn thế nữa, khi nhìn vào danh mục tài liệu tham khảo, người đọc cũng có thể nhìn nhận rõ hơn phương pháp lập luận và sự liên quan của nó trong lĩnh vực nghiên cứu được đề cập ở các văn bản học thuật trước đó.

Ngoài ra, ghi nguồn tài liệu đúng cách sẽ giúp cho bài luận, bài nghiên cứu của bạn tránh bị coi là Đạo văn.

Có rất nhiều nguyên tắc cho việc ghi tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn theo cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA - phong cách viết và định dạng cho các tài liệu học thuật được sử dụng phổ biến tại đa số các trường đại học ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu ở phần dưới của bài viết nhé!

Cách ghi tài liệu tham khảo trích dẫn trong văn bản

Khi bạn trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn hay hình ảnh, sơ đồ, của bản gốc nào đó vào trong bài viết của mình nhằm mục đích hỗ trợ cho luận điểm hay mở rộng ý tưởng, bạn luôn phải đảm bảo rằng nguyên văn câu đó được trích dẫn đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu chấm phẩy. Phần trích dẫn phải được đặt trong dấu ngoặc kép “”. Mặc khác, chúng tôi cũng khuyên bạn không nên sử dụng quá nhiều câu trích dẫn bởi lẽ điều đó sẽ khiến bài viết của bạn đơn điệu, khó diễn đạt được hết ý tưởng của mình vào bài viết.

Cách ghi tài liệu tham khảo trích dẫn trong văn bản

Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo

Nếu như việc ghi nguồn trích dẫn cần phải thực hiện ngay trong nội dung bài luận thì danh mục tài liệu tham khảo thông thường sẽ nằm ở phần cuối cùng trong bài luận, bài nghiên cứu khoa học. Nó liệt kê một cách khoa học tất cả các nguồn đã được sử dụng trong bài luận nhằm mục đích người đọc có thể dễ dàng tìm thấy những gì bạn đã trích dẫn. Dưới đây là cách ghi danh mục tài liệu tham khảo đối với các loại tài liệu:

Cách ghi tài liệu tham khảo là sách

Trong trường hợp tài liệu tham khảo là sách thì bạn ghi theo thứ tự sau:

Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản [đặt trong ngoặc đơn]. Tên sách [ghi nghiêng, dấu phẩy cuối], lần xuất bản [chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi], nhà xuất bản [dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản]; nơi xuất bản [ghi tên thành phố, đặt dấu chấm kết thúc].

Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và [hoặc chữ and] để nối tên hai tác giả.

Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự [hoặc et al.]. 

 Ví dụ: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter [2017], Cha giàu cha nghèo, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

 Tài liệu tham khảo là một phần [chương] của cuốn sách

Tương tự như cách ghi tài liệu tham khảo là sách, khi tài liệu tham khảo là một phần hoặc một chương của cuốn sách thì sẽ được ghi chú như sau:

Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản [đặt trong ngoặc đơn]. Tên phần [hoặc chương], Tên sách [ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên], lần xuất bản [chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi], nhà xuất bản [dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản]; nơi xuất bản [ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia], tập, trang.

Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và [hoặc chữ and] để nối tên hai tác giả.

Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và “et al”.]. 

Ví dụ: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter [2017], Chương 2, Cha giàu cha nghèo, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội, 40 – 65.

Tài liệu tham khảo là giáo trình, bài giảng hoặc tài liệu lưu hành nội bộ

Trong trường hợp tài liệu bạn sử dụng là giáo trình, bài giảng hoặc tài liệu lưu hành nội bộ thì cách ghi tài liệu tham khảo được viết theo thứ tự sau:

Tên tác giả [năm xuất bản]; tên giáo trình bài giảng [in nghiêng], nhà xuất bản [nếu có]; tên chủ quản.

Ví dụ: PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và TS. Từ Quang Phương [2014], Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

Cách viết tài liệu tham khảo là các bài báo

Khi bạn sử dụng tài liệu tham khảo là các bài báo được đăng trên các tạp chí, diễn đàn, hội nghị, hội thảo... thì nó được ghi theo thứ tự sau:

Tên tác giả [năm]. Tên bài báo. Tên báo/tên hội nghị/diễn đàn [ghi nghiêng], Địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số thứ tự trang của bài báo [nếu có].

Tài liệu tham khảo là các bài viết trên mạng internet

Chắc hẳn nhiều người sẽ tò mò nhất về trường hợp này, đối với các bài viết trên mạng internet, bạn có thể ghi tài liệu tham khảo như sau:

Tên tác giả [nếu có], năm [nếu có], tên tài liệu tham khảo, , thời gian trích dẫn.

Việc sử dụng tài liệu này được khá nhiều người sử dụng bởi ưu điểm của nó là nhanh, dễ tìm và đa dạng các bài viết. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý hạn chế sử dụng nguồn tham khảo này nhé. Bởi những tài liệu này khi được trích dẫn sẽ khó tạo được sự tin tưởng của người đọc.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách ghi tài liệu tham khảo như thế nào cho đúng và chuyên nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích để bạn có được một bài luận hoàn hảo nhất.

Video liên quan

Chủ Đề