Mẹo chữa chín mé ở tay

Chín mé là do nhiễm khuẩn tạo nên. Chín mé có nhiều dạng, nhưng hay gặp là chín mé nông, tức là phát sinh ở lớp da của ngón tay, ngón chân. 

Là loại mụn mọc ở đầu gốc móng tay, móng chân.

Xuất xứ: Được mô tả đầu tiên trong sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ [thế kỷ thứ 6] dưới tên gọi là Đại Chỉ.

Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng – Dương Khoa’ viết: “Chứng Đại chỉ, lúc đầu sưng, sốt, đau, mầu không đen, viền móng chân, tay có mủ, có thể làm cho móng bị rụng”.

Còn được gọi là Đại Giáp, Tao Chỉ, Thổ Đậu, Luân Chỉ, Tao Chỉ.

Nguyên Nhân

Do tạng phủ có nhiệt nung nấu, kết hợp với hỏa độc tụ lại, nhiệt độc thịnh quá gây nên. Móng chân tay là phần dư ra của gân, do nhiệt độc theo đường kinh xâm nhập vào khiến cho khí cơ ở đó không lưu thông được. Kết mủ gây nên.

Bên ngoài có thể do tổn thương [gai, kim đâm, xương cá đâm…] hoặc do cắn móng tay, làm móng… gây xước thịt, nhiễm độc gây nên. Đông y cho là do hoả nhiệt gây nên.

Triệu Chứng

Thường bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn:

+ Thời kỳ chớm viêm: 1-3 ngày, ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng bằng hạt đậu hoặc nhỏ hơn, tấy đỏ, ngứa, sau đó trở thành sẫm đỏ, nhức, khó chịu, có khi làm cứng ngón tay, khó cử động nhưng chưa có dấu hiệu toàn thân.

+ Nếu không điều trị hoặc điều trị không tốt sẽ tiến triển sang thời kỳ viêm lan toả, từ ngày thứ 4-7, lan rộng ra chung quanh cả ngón tay, lan lên mu và gan bàn tay [trường hợp viêm ở đốt thứ I]. Đặc biệt có những trường hợp nặng, sưng cả lên cẳng tay hoặc viêm theo đường bạch huyết thành vệt tấy đỏ lên phái trong cánh tay, nhức nhối, căng tức, đau giật giật theo theo nhịp mạch đập, sốt nhẹ.

+ Cuối cùng là thời kỳ làm mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầu. Nếu không điều trị kịp thời và đúng có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn lan toả, có thể gây ra tử vong.

Triệu Chứng Lâm Sàng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Nhiệt Độc Uẩn Kết: Lúc đầu khóe móng sưng, đỏ, đau, kèm đau đầu, sốt, táo bón, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài Thanh Nhiệt Giải Độc Ẩm gia giảm: Ngân hoa, Bồ công anh, Đơn bì, Xích thược, Cam thảo [sống], Đại hoàng [sống], Chi tử đều 10g, Liên kiều, Bối mẫu, Xích tiểu đậu đều 12g, Chỉ xác [sao] 6g. Sắc uống [Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học].

Châm Cứu

+ Châm đối xứng: Châm ở điểm đau nhất bên lành, đối xứng với điểm đau bên bệnh qua cơ thể.

Thí dụ: Chín mé ở gốc ngoài móng tay cái bên trái, tìm điểm đau nhất ở gốc móng tay cái bên phải. Châm tả, kích thích mạnh, lưu kim 10-20 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. Thường chỉ châm như vậy 1-2 lần là khỏi.

+ Ở móng tay: châm Linh đài, Hợp cốc.

Ở móng chân: Hành gian, Thái xung, Tam âm giao

Thuốc Đắp

- Lá Cúc hoa trắng, giã nát với ít muối, đắp. Đồng thời có thể dùng 20g Cúc hoa trắng, giã nát, hoà với ít nước đun sôi để nguội, uống.

- Cà [loại cà ghém, cà pháo] 1 quả, ướp muối, xẻ đôi, úp vào chỗ sưng đỏ, ngày thay 2-3 lần [293 Bài Thuốc Gia Truyền Đông Y].

- Chanh 1 quả, khoét một lỗ to bằng đầu ngón tay, cho vào đó ít muối ăn, nướng cho nóng lên, để cho vừa ấm chịu được, đút ngón tay bị chín mé vào, để khoảng 30phuts đến 1 giờ. Có thể làm 2~3 lần/ngày [293 Bài Thuốc Gia Truyền Đông Y]

Vệ sinh

Dùng cồn 70 rửa sạch chỗ mé chân bị, đợi cồn ráo thì dùng gạc lau khô. Sau đó bôi cao Sao Vàng vào chỗ bị, ngày bôi 2-3 lần

Chữa kiến mé bằng lá táo

Trong dân gian có nhiều cách để tị chín mé, nhưng nhanh và hiệu quả nhất mà mình hay áp dụng đó là dùng lá táo non. Mách cho bạn nào hay bị chín mé áp dụng.
 

Cách làm: Lấy một ít lá táo non, rửa sạch 2 – 3 lần. Sau đó cho lá táo vào ngâm nước muối nhạt khoảng 15 phút .

Sau đó vẩy khô. Tiết tục cho thêm 1 ít muối trắng cùng lá táo non vào cối giã nát.

Lấy bã vừa giã được đắp lên chỗ mé, rồi buộc lại bằng băng vải xô nhé! Ngày thay băng 2 lần, lá táo sẽ hút sạch mủ và giúp nhanh lành, vết chín mé sẽ hết đau nhức.

Để phòng ngừa chín mé, các bạn cần tránh các tác nhân gây ra như gai đâm, mảnh thủy tinh, dằm hoặc các nhiễm khuẩn xung quanh ngón tay, cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn.

Chữa chín mé bằng thuốc Nam

Để điều trị bệnh chín mé [một loại mụn nhọt đầu ngón tay, ngón chân], có thể lấy 1 nhánh tỏi bóc vỏ, giã nát, đắp vào chỗ tổn thương. Không dùng bài thuốc này khi nhọt đã có mủ.

Biểu hiện ban đầu của bệnh chín mé là ngứa. Sau đó, tổn thương sưng lên, nóng, đỏ và đau [cảm giác đau giật lên theo nhịp mạch]; toàn thân có thể sốt hoặc ớn lạnh. Nhọt chín mé thường sưng chín, vỡ mủ rồi khỏi; móng ngón nơi đau được thay mới.

Nếu không được chữa trị, bệnh nhân có thể bị viêm xương dai dẳng, thậm chí phải tháo đốt ngón tay. Cá biệt có trường hợp nhiễm trùng huyết [sốt cao liên tục, đau đầu, nôn mửa, hôn mê, cấy máu có vi khuẩn], đe dọa tính mạng.

Dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị bệnh này:

- Lá phù dung tươi 20 g, rau sam tươi 20 g, củ chuối tiêu tươi 20 g, giã nát, cho thêm tí muối, đắp lên nơi chín mé.

- Kim ngân hoa 40 g; hà thủ ô 16 g; cây cải trời 16 g; kinh giới 10 g; gai bồ kết 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Kim ngân, bồ công anh, thạch cao mỗi thứ 40 g; huyền sâm 20 g, gai bồ kết 16 g, đan sâm 12 g, sinh địa 12 g. Sắc uống.

Chữa kiến mé bằng khoai lang

Trị mụn nhọt, chín mé: lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối. Đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.

[ST]

Mách bạn cách chữa bệnh chín mé ở tay và chân bằng các bài thuốc dân gian. Bệnh chín mé là căn bệnh ngoài da do bị nhiễm mủ hoặc áp xe ở đầu mút các ngón tay và ngón chân. Đây là một căn bệnh ngoài da phổ biến và thường gặp.

Tuy bệnh chín mé không gây ra hậu quả nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không chữa bệnh kịp thời, bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt, lao động. Bệnh chín mé hoàn toàn có thể được chữa khỏi chỉ bằng những bài thuốc dân gian quen thuộc và đơn giản trong cuộc sống hàng hàng. Hôm nay, tuvansuckhoe.tv sẽ tư vấn cho các bạn cách chữa bệnh chín mé ở tayvà chân bằng những bài thuốc nam để bạn tham khảo nhé.

Các giai đoạn phát triển của bệnh chín mé

+ Giai đoạn 1: Xảy ra khoảng 1-3 ngày đầu, ở đầu ngón tay, ngón chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa. Sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động.

+ Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 4-7, thời kỳ viêm lan tỏa, lan rộng ra chung quanh cả ngón, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ.

+ Giai đoạn 3: Có hiện tượng tụ mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầ

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây ra tử vong.

Cần phân biệt chín mé với một số bệnh da liễu xảy ra ở đầu ngón như: Tổ đỉa [thường gây ngứa, ít đau, sưng nhẹ]; viêm cấp quanh móng [chân móng sưng nhức, có thể chảy mủ]; chín mé do ung thư hắc tố [melanotic whitlow, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái, đầu ngón bị sưng, thường có màu đen, có thể mất móng].

Cách xử lý ban đầu và đề phòng chín mé

Khi mắc bệnh cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh như acid fusidic [Fucidin, Foban] hoặc mupirocin [Bactroban]. Nếu chín mé làm mủ thì cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh [nhóm Oxacillin, Amoxicillin hoặc Erythromycine]. Khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị thì cần chụp X-quang để xác định tình trạng biến chứng của chín mé.

Bệnh chín mé xảy ra một phần là do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

– Rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày.

– Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu.

– Thường xuyên thay vớ, tránh để cho chân bị ẩm ướt.

– Không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân.

– Hạn chế mang giày cao gót, giày bít ngón; mang giày vừa chân, không đi giày, dép quá chật.

– Khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn. Móng nên được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Điều này ngăn chặn góc móng đâm vào da.

– Tránh làm chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.

– Nhân viên y tế cần mang găng khi chăm sóc bệnh nhân.

Phân loại bệnh chín mé :

– Chín mé nông

Những người bị chín mé nhẹ, ở thể nông thì tại chỗ tổn thương, mặt da chỉ đỏ ửng, hơi sưng, đau nhẹ. Lúc này, việc điều trị rất đơn giản, chỉ cần chườm nóng, bôi cồn, hay các thuốc sát khuẩn, vài ngày sẽ khỏi. Chín mé có thể thành nốt phỏng có mủ, đau ít tại đầu ngón tay, chỉ cần dùng kéo vô khuẩn cắt lớp da ở mụn phỏng, sát khuẩn, băng vô khuẩn.

Loại chín mé cả vùng móng tay, phát triển rộng hơn, thường ở kẽ móng tay, do dằm, gai, kim, mảnh thủy tinh hoặc vết xước sau khi sửa móng tay gọi là “xước măng rô”. Bên kẽ móng tay sưng tấy, sau có thể có một chấm mủ, nếu không chữa, viêm phát triển lan ra xung quanh móng.

Nếu mới bị, chỉ cần ngâm tay vào nước muối đặc, nước sát trùng vài lần, uống thuốc kháng sinh là khỏi. Để muộn, mủ sẽ lan ra quanh móng tay, lúc đó phải trích, rạch, dẫn lưu, có khi phải tháo móng. Sau khi khỏi, móng tay có thể mọc trở lại, nhưng xấu hoặc méo mó. Để hồi phục hoàn toàn có khi phải mất 2, 3 tháng.

– Chín mé dưới da

Đây là hình thái của chín mé chính danh, với xu hướng tiến triển vào sâu. Chín mé có thể chỉ bị ở đầu ngón tay. Bất cứ ngón nào cũng có thể bị, nhưng thường gặp nhất là ở ngón cái và ngón trỏ. Tình trạng nhiễm khuẩn ăn sâu vào các mô mỡ ở dưới da, làm căng mọng ngón tay.

Vì vậy người bệnh cảm thấy rất đau, đến nỗi mất ăn, mất ngủ, đôi khi thấy đau giật. Dần dần chỗ viêm nhiễm thành mủ. Lúc này, các loại thuốc hầu như không giải quyết được triệt để “vấn đề” nữa, mà phải phẫu thuật [tiểu phẫu] để rạch rộng dẫn lưu mủ.

– Chín mé sâu

Chín mé sâu thường là biến chứng của chín mé dưới da không được điều trị hoặc rạch không đủ sâu để dẫn lưu mủ, gây viêm xương, viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch gân gấp. Thường thì xương ở ngón cuối hay bị viêm, làm cho đốt cuối của ngón tay sưng to, đau, da tím đỏ, nếu để lâu sẽ tạo thành lỗ rò trên vết rạch cũ do viêm xương.

Lúc này, nếu nhìn phim X quang sẽ thấy có hình ảnh viêm xương và có mảnh xương rời ra. Các bác sĩ sẽ phải rạch theo lỗ rò vào xương để tìm mảnh xương chết, sau đó mở rộng để lấy mảnh xương này ra. Thời gian điều trị chín mé sâu thường rất lâu, có khi phải mổ đi, mổ lại nhiều lần. Có khi phải cắt cả một đốt xương, nhưng cố gắng phải giữ lại phần gân, cơ và da.

Cách chữa chín mé bằng thuốc Nam :

Dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị bệnh này:

– Lá phù dung tươi 20 g, rau sam tươi 20 g, củ chuối tiêu tươi 20 g, giã nát, cho thêm tí muối, đắp lên nơi chín mé.

– Kim ngân hoa 40 g; hà thủ ô 16 g; cây cải trời 16 g; kinh giới 10 g; gai bồ kết 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Kim ngân, bồ công anh, thạch cao mỗi thứ 40 g; huyền sâm 20 g, gai bồ kết 16 g, đan sâm 12 g, sinh địa 12 g. Sắc uống.

– Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể, đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt. Chú ý: Dùng khoai sọ xát lên da có thể gây dị ứng viêm tấy, nhưng giã gừng sống lấy nước bôi vào sẽ đỡ.

– Lá táo non, rửa sạch 2 – 3 lần. Sau đó cho lá táo vào ngâm nước muối nhạt khoảng 15 phút . Sau đó vẩy khô. Tiết tục cho thêm 1 ít muối trắng cùng lá táo non vào cối giã nát. Lấy bã vừa giã được đắp lên chỗ mé, rồi buộc lại bằng băng vải xô nhé! Ngày thay băng 2 lần, lá táo sẽ hút sạch mủ và giúp nhanh lành, vết chín mé sẽ hết đau nhức

Trên đây là một số cách chữa bệnh chín mé ở tay và chân bằng các bài thuốc nam đơn giản thân thuộc, hy vọng đã đem lại cho các bạn những kiến thức bổ ích. Ngoài ra các bạn nên áp dụng theo những lưu ý khi mắc bệnh một cách triệt để sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Chúc các bạn luôn luôn khoẻ mạnh và vui sống mỗi ngày.

Video liên quan

Chủ Đề