Trình bày các trường hợp hình thành, thay đổi, chấm dứt tư cách cổ đông công ty cổ phần

Quy định về cổ đông phổ thông

  • 1. Hình thành và chấm dứt tư cách cổ đông
  • 2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
  • 2.1 Quyền của cổ đông phổ thông
  • 2.2 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

Với tư cách là chủ sở hữu công ty, cổ đông phổ thông được pháp luật về công ty cũng như Điều lệ công ty quy định rất cụ thể và trên nhiều lĩnh vực của đời sống công ty, trong đó tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: Hình thành và chấm dứt tư cách cổ đông và Quyền và nghĩa vụ của cổ đông.

1. Hình thành và chấm dứt tư cách cổ đông

Một người hay một tổ chức muốn có tiền và ừở nên giàu có, họ có thể đầu tư tài sản [góp tài sản] vào công ty, bằng hành vi này họ đã tự chấp nhận trở thành thành viên của công ty. Xét ở góc độ kinh tế, họ là nhà đầu tư. về phương diện pháp lý họ là chủ sở hữu công ty, họ có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty. Vì vậy, pháp luật phải can thiệp vào hành vi của họ một mặt để bảo vệ lợi ích cho chính bản thân họ, mặt khác bảo vệ lợi ích cho công ty và người thứ ba bằng cách đặt ra các điều kiện để trở thành cổ đông củạ công ty.

Điều kiện để trở thành cổ đông của công ty cổ phần bao gồm hai điều kiện, đó là điều kiện về nhân thân hay là chủ thể và điều kiện về tài sản.

Thứ nhất, về nhân thân [chủ thể]; cổ đông của công ty cổ phần không đơn giản chỉ là người góp tài sản vào công ty để được chia lợi nhuận, mà họ còn phải tham gia vào đời sống công ty với tư cách là chủ sở hữu, vì vậy họ phải có năng lực, điều kiện nhất định. Có những đối tượng do địa vị xã hội, do tính chất nghề nghiệp, họ không thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần.

Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp; Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn vào doanh nghiệp, cũng có nghĩa là họ có thể trở thành cổ đông trong công ty cổ phần [trừ những đối tượng bị cấm theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014].

Có thể khái quát các điều kiện bị cấm thành các nhóm: i] Không có năng lực; ii] Bị pháp luật tước quyền; và iii] Không thể kiêm nhiệm. Những người không thể kiêm nhiệm tức là không thể trở thành cổ đông của công ty là vấn đề được tranh luận nhiều và có những quan điểm khác nhau không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc mở rộng hay hạn chế những người không thể trở thành cổ đông công ty phụ thuộc vào những yếu tố chính trị, pháp luật của từng quốc gia trong từng thời kì nhất định. Ở Việt Nam trước đây, những đối tượng không thể kiêm nhiệm có phạm vi rất rộng. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thu hẹp phạm vi những đối tượng không thể kiêm nhiệm bằng cách chia làm hai nhóm: nhóm không có quyền thành lập [cổ đông sáng lập], quản lý công ty [nhóm này đối tượng bị cấm có phạm vi rộng] và nhóm có quyền mua cổ phần thì đối tượng bị cấm được thu hẹp đáng kể.

Thứ hai, điều kiện về tài sản [góp vốn]. Đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc bởi lẽ góp tài sản là hành vi tạo lập nên công ty và công ty được khoa học pháp lý quan niệm là một khối tài sản hay một tập hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của các cổ đông. Góp vốn là hành vi của cá nhân hay tổ chức trên cơ sở tự do ý chí dùng tài sản của mình góp vào công ty để tạo lập nên vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn khi thành lập công ty, hoặc góp vốn khi công ty đã đi vào hoạt động cần tăng vốn điều lệ. Như vậy, một tổ chức, cá nhân muốn trở thành cổ đông của công ty cổ phần phải thỏa mãn hai điều kiện đó là không thuộc đối tượng bị cấm và phải góp vốn vào công ty [chỉ cần sở hữu một cổ phần cũng được].

Tư cách cổ đông trong công ty cổ phần chủ yếu được hình thành bằng hành vi góp vốn, ngoài ra, tư cách cổ đông còn được hình thành bằng việc mua lại cổ phần của cổ đông thông qua việc chuyển nhượng vốn góp như đã trình bày ở trên. Tư cách cổ đông trong công ty cổ phần có thể được hình thành bằng việc thừa kế tài sản [cổ phần là tài sản]. Cổ đông trong công ty cổ phần cũng có thể hình thành từ việc được tặng cho cổ phần, về mặt pháp lý, công ty cổ phần phải có sổ đăng ký cổ đông, sổ đăng ký cổ đông được lập, lưu giữ theo quy định của pháp luật và được coi là một trong những nội dung không thể thiếu trong lý lịch công ty. Là công ty đối vốn, công ty cổ phần chỉ quan tâm đến vốn góp.

Việc chấm dứt tư cách cổ đông trong công ty cổ phần có thể là do ý chí của cổ đông hoặc là do ý chí của công ty hoặc xảy ra sự kiện pháp lý.

Chấm dứt tư cách cổ đông thông qua ý chí của cổ đông là việc cổ đông chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho người khác; cổ đông tặng cho toàn bộ cổ phần của mình cho người khác; cổ đông yêu cầu công ty mua lại vốn góp của minh; Sự kiện cổ đông chết. Tư cách cổ đông cũng có thể chấm dứt do ý chí của công ty đó là trường hợp cổ đông vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty, bị công ty khai trừ ra khỏi công ty.

2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

2.1 Quyền của cổ đông phổ thông

Cổ đông là chủ sở hữu công ty, vì vậy, theo lý thuyết về sở hữu thì quyền của cổ đông được coi là quyền tuyệt đối [không bị tước bỏ]. Có thể khái quát quyền của cổ đông phổ thông thành hai nhóm, đó là nhóm quyền liên quan đến quản trị công ty và nhóm quyền liên quan đến lợi ích kinh tế.

- Nhóm quyền về quản trị công ty bao gồm:

Quyền được tham dự, bày tỏ ý chí, biểu quyết trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Thông qua quyền này, cổ đông chi phối tới vấn đề quản trị, vận hành công ty, như sửa đổi, thông qua Điêu lệ công ty, bầu các chức danh quản lý, kiểm soát công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất về chiến lược phát triển, kinh doanh của công ty, nguyên tắc phân chia lợi nhuận; có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông; có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát; có quyền xem xét tra cứu, trích lục các thông tin về công ty...

- Nhóm quyền về kinh tế, đây là quyền không thể bị tước bỏ của cổ đông. Nhóm quyền này bao gồm: Được nhận cổ tức; Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán; Tự do chuyển nhượng cổ phần; Khi công ty giải thể hoặc phá sản được nhận một phần tài sản tương ứng với tỉ lệ sở hữu cổ phần...

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có quy định cụ thể về các quyền của cổ đông phổ thông [xem Điều 114].

2.2 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

Là thành viên của công ty, cổ đông có nghĩa vụ đối với công ty và có cả sự liên quan trách nhiệm với người thứ ba. Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định các nghĩa vụ của cổ đông phổ thông, bao gồm:

Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua; Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần; chịu hách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số cổ phần mà họ sở hữu; tuân thủ Điều lệ công ty; chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị; thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty [xem Điều 115].

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
  • 1.1 Quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty
  • >> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
  • 1.2 Quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký
  • 1.3 Quyền được sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký.
  • 1.4 Quyền được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.
  • 2. Nghĩa vụ của các thành viên hợp danh
  • 3. Xác lập và chẩm dứt tư cách thành viên góp vốn

1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Quyền của thành viên hợp danh được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, gồm những quyền nổi bật dưới đây:

1.1 Quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty

trong đó giá trị biểu quyết của các thành viên hợp danh là như nhau, không phân biệt theo vốn góp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

về nguyên tắc, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết, quyền của các thành viên họp danh trong việc quyết định các vấn đề của công ty không phụ thuộc vào vốn góp. Nghĩa là, người góp vốn ít có thể có quyền ngang với người góp vốn nhiều, điều này tạo cơ chế khuyến khích những nhà đầu tư có năng lực tài chính thấp nhưng có khả năng kinh doanh tốt ra sức đóng góp vào sự phát triển của công ty. Các quy định khác của Luật doanh nghiệp năm 2020 đã cụ thể hóa vấn đề này thông qua cách thức tiến hành biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên, hay biểu quyết cho phép thành viên hợp danh khác chuyển nhượng vốn... chủ yếu dựa trên số lượng thành viên hợp danh. Đây là điểm thể hiện tính chất đối nhân đậm nét của công ty họp danh, góp phần tạo nên sự khác biệt so với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

1.2 Quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký

đại diện theo pháp luật cho công ty khi đàm phán, ký kết hợp đồng với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty.

Như đã trình bày ở các phần trên, mỗi thành viên hợp danh là mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty, hành vi của thành viên hợp danh có thể đem lại những trách nhiệm về tài sản cho công ty và các thành viên hợp danh còn lại. Bởi vậy, khi ký kết hợp đồng, thành viên hợp danh phải xem xét, cân nhắc những điều kiện mà thành viên đó cho là có lợi nhất cho công ty.

Ngoài ra, theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Như vậy, về cơ bản thì thỏa thuận phân chia quyền kinh doanh giữa các thành viên hợp danh chỉ có ý nghĩa nội bộ giữa họ.

1.3 Quyền được sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký.

Quyền được yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó. Đây là những quyền giúp việc tiến hành kinh doanh của các thành viên hợp danh được thực hiện ưên thực tế, đặc biệt trường hợp thành viên hợp danh phải lấy tài sản cá nhân của mình để phục vụ việc kinh doanh của công ty thì có quyền được bù đắp theo quy định pháp luật và Điều lệ công ty.

1.4 Quyền được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.

Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần việc chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ phần vốn góp vào công ty, đối với công ty hợp danh có thể lựa chọn phương án chia lợi nhuận theo thỏa thuận trong Điều lệ công ty. Điều này có ý nghĩa khích lệ lớn cho các nhà đầu tư ít vốn nhưng giỏi quản trị điều hành kinh doanh.

Ngoài ra, các thành viên hợp danh còn có các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Chẳng hạn như quyền yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết; khi công ty giải thể hoặc phá sàn, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác...

2. Nghĩa vụ của các thành viên hợp danh

được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, một số nghĩa vụ nổi bật như:

Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích họp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên.

Trung thực, cẩn trọng và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho công ty là những nghĩa vụ của người quản lý ở mọi loại hình doanh nghiệp. Trong công ty họp danh, điều này càng có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là điều kiện để các nhà đầu tư riêng lẻ liên kết lại với nhau hình thành sợi dây ràng buộc giữa các thành viên hợp danh. Khi liên kết này được hình thành, các thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty để ký kết hợp đồng kinh doanh, đưa công ty tham gia vào các quan hệ pháp luật. Dĩ nhiên, “trung thực”, “cẩn ữọng” vốn là những cụm từ khó xác định giới hạn nội dung nhưng chúng ta có thể được làm rõ thông qua những vụ việc cụ thể. Với nghĩa vụ này, thành viên hợp danh phải đặt lợi ích của công ty lên trước hết và không để mình rơi vào những tình huống có khả năng xảy ra xung đột lợi ích giữa công ty và lợi ích cá nhân. Việc thành viên hợp danh vi phạm nghĩa vụ này, đồng nghĩa với việc phá vỡ liên kết hợp danh đã được hình thành ban đầu, là cơ sở để công ty xem xét khai trừ thành viên hợp danh ra khỏi công ty.

Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty. Từ quy định này, trường hợp thành viên hợp danh nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác nhưng không từ hoạt động kinh doanh của công ty thì không có trách nhiệm hoàn trà lại cho công ty.

Ví dụ: công ty hợp danh A có hai thành viên hợp danh là AI và A2, với ngành, nghề mua bán gạo, việc Al hay A2 nhân danh tư cách cá nhân để nhận tài sản từ việc thực hiện hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm [không thuộc ngành, nghề kinh doanh của công ty hợp danh A] thì không có trách nhiệm phải hoàn trả số tài sản này cho công ty hợp danh A. Chế tài này được đặt ra nhằm răn đe các thành viên hợp danh phải trung thành, cẩn trọng và đặt lợi ích của công ty hợp danh lên tối thượng thay vì lợi ích cá nhân hay lợi ích của người khác.

Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ.

Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

3. Xác lập và chẩm dứt tư cách thành viên góp vốn

Nếu như các thành viên hợp danh là những người quản lý của công ty hợp danh thì thành viên góp vốn lại không được tham gia vào việc điều hành, quàn lý doanh nghiệp. Vai trò của thành viên góp vốn gần như một nhà đầu tư thụ động, đơn thuần góp vốn và nhận lợi tức khi công ty kinh doanh có lợi nhuận. Bởi vậy, phạm vi đối tượng có thể trở thành thành viên góp vốn rộng hơn so với đối tượng có thể frở thành thành viên hợp danh. Từ các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 có thể khái quát các trường hợp xác lập tư cách thành viên góp vốn như sau:

[i] Tham gia góp vốn thành lập công ty hợp danh.

[ii] Góp vốn khi công ty tăng thêm vốn điều lệ. Trong trường hợp này theo Luật doanh nghiệp năm 2020, việc tiếp nhận thành viên mới phải được Hội đồng thành viên chấp thuận,

[iii] Nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp từ thành viên góp vốn của công ty. Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định cụ thể về việc chuyển nhượng vốn của thành viên góp vốn, từ quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 có thể hiểu việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn dựa trên sự tự nguyện của thành viên này mà không cần phải thông qua thủ tục nào.

[iv] Được thừa kế, được tặng cho phần vốn góp; trường hợp thành viên góp vốn chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty. Người thừa kế trong trường hợp này được thừa kế cả phần vốn góp và tư cách thành viên góp vốn của thành viên đã chết.

[v] Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Trong số các cách thức xác lập tư cách thành viên góp vốn như trên, có trường hợp dẫn đến hệ quả làm chấm dứt tư cách thành viên góp vốn cùa người khác. Cụ thể:

[i] Thành viên góp vốn là cá nhân bị chết.

[ii] Thành viên tặng cho toàn bộ phần vốn góp cùa mình cho người khác.

[iii] Thành viên góp vốn bị khai trừ khỏi công ty.

[iv] Thành viên góp vốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

[v] Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Nhìn chung, việc xác lập và chấm dứt tư cách thành viên góp vốn đơn giản hơn so với thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Vì chế độ trách nhiệm hữu hạn mà thành viên góp vốn cũng không bị ràng buộc trách nhiệm sau khi chấm dứt tư cách thành viên như đối với thành viên hợp danh.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề