Mẹ bầu ko thai đổi sở thich là con gì

Khi mang thai, rất nhiều phụ nữ có biểu hiện nghén ngọt. Vậy liệu đây có phải là một điềm báo về giới tính thai nhi hay là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi:

1. Nghén ngọt là gì?

Nghén ngọt là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ có thai. Theo thống kê cho thấy, có tới 40% bà mẹ mang thai có xu hướng thích những đồ ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt,... hơn những đồ ăn khác mặc dù trước khi mang thai không hề có hiện tượng này.

Nguyên nhân của vấn đề này được giải thích là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khi mang thai dẫn đến sự thay đổi về khẩu vị, có người thèm ngọt, có người thèm chua, nhưng lại có những người sợ hãi đồ ăn. Thông thường, tình trạng này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và giảm dần ở những tháng sau đó.

Nghén đồ ngọt khi mang thai

Đối với những bà bầu nghén ngọt, việc sử dụng những thức ăn chứa nhiều đường sẽ làm giảm bớt các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, người mẹ cũng cần chú ý không sử dụng quá nhiều đường bởi lẽ việc này hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của bé yêu trong bụng.

Bên cạnh đó, ưu tiên đồ ngọt cũng dễ khiến các bà mẹ mất cần bằng trong khẩu phần ăn hàng ngày dẫn đến thiếu các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng hoặc mắc một số dị tật bẩm sinh nào đó.

2. Nghén ngọt sinh con trai có đúng không?

Dân gian chúng ta thường truyền nhau rằng nghén ngọt sinh con trai, nghén chua sinh con gái. Tuy nhiên, đây chỉ ra quan niệm do cha ông ngày xưa truyền lại, chưa có minh chứng khoa học cụ thể.

Trên thực tế, có rất nhiều mẹ bầu sinh con gái mặc dù quá trình mang thai rất thèm ngọt. Bởi vậy, người mẹ không nên quá kỳ vọng về giới tính thai nhi khi chỉ dựa vào vị giác của mình. Nếu cần thiết phải xác định giới tính của em bé, có rất nhiều phương pháp hiện đại có thể giúp bạn việc này.

Nghén đồ ngọt thường sinh con trai

3. Nghén ngọt có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ không?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết cao quá giới hạn bình thường khi mang thai, các số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 2-5% thai phụ gặp tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai. Bệnh thường phát hiện ở tuần thai thứ 28, đôi khi sớm hơn, ở tuần thai thứ 22.

Tiểu đường thai kỳ do nhiều nguyên nhân gây nên, một trong số đó liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Cụ thể, sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường trong khi tụy không sản xuất đủ insulin sẽ khiến đường không được hấp thụ hết, lượng đường tự do trong máu quá cao, gây nên tiểu đường. Do vậy, nghén ngọt dễ khiến các bà bầu đối mặt với nguy cơ tiểu đường thai kỳ hơn những trường hợp khác.

Không những gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người mẹ như làm tăng nguy cơ tiền sản giật, đa ối, tăng huyết áp, băng huyết sau sinh....tiểu đường thai kỳ còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Những thai này thường có nguy cơ thai lưu, sinh non, thai quá to; trẻ sinh ra dễ bị đối mặt với tình trạng hạ đường huyết, vàng da, suy hô hấp...hơn những trẻ khác.

Bởi vậy, để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng, các bà mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn một cách hợp lí, tránh chiều theo sở thích quá nhiều sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho cả 2 mẹ con.

Nghén ngọt có nguy cơ tiểu đường thai kỳ

4. Nghén ngọt phải làm sao?

Nghén ngọt có thể khiến thai phụ và thai nhi gặp những vấn đề nguy hiểm. Nhưng từ bỏ sở thích ăn uống lại là một điều vô cùng khó khăn đối với các mẹ bầu. Điều các mẹ bầu cần làm là tiết chế lại các loại đồ ăn nhiều đường nạp vào cơ thể, sử dụng thực phẩm đa dạng để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Một số lời khuyên hữu ích giúp các thai phụ có thể kiểm soát tình trạng nghén ngọt như:

- Không sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas cùng một lúc và nhiều lần trong ngày. Nếu quá thèm, có thể sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần một lượng ít.

- Ưu tiên sử dụng những thực phẩm chứa đường tự nhiên như các loại hoa quả ngọt thay vì đường tinh thế. Điều này vừa giúp các bà mẹ khắc phục cơn thèm ngọt, vừa khiến cơ thể nhận được các vitamin tốt.

- Ăn thêm các thực phẩm tốt cho cơ thể như rau xanh, sữa tươi, sữa chua, hoa quả.

- Chia nhỏ bữa ăn, bà bầu nên ăn tầm 5-6 bữa một ngày.

- Không nên ăn cố định một loại thực phẩm yêu thích, sử dụng thực phẩm đa dạng để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cơ thể như: đạm, béo, chất xơ, vitamin và khoáng.

Ngoài các lời khuyên trên, thai phụ cũng cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện và xử trí những bất thường trong quá trình mang thai nếu có.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng nghén ngọt ở phụ nữ có thai cũng như những giải đáp liên quan đến giới tính thai nhi khi gặp tình trạng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Chủ Đề