Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

Theo Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau:

- Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

- Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:

+ Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

+ Mục tiêu xây dựng công trình;

+ Địa điểm xây dựng công trình;

+ Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

+ Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng

2.1 Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định như sau:

- Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng [nếu có];

- Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức;

- Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài;

- Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng.

2.2 Chỉ dẫn kỹ thuật được quy định như sau:

- Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình;

- Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng;

- Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.

- Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.

Trân trọng!

26/04/2022

 Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng gồm có những gì, xin tư vấn ạ.

  • Theo Khoản 3 Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:

    - Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

    - Mục tiêu xây dựng công trình;

    - Địa điểm xây dựng công trình;

    - Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

    - Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

1. Các căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Xây dựng 2014;

Căn cứ Luật Kiến trúc 2019;

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc;

Căn cứ Nghị quyết [Quyết định] số …… ngày …….. của ….. về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án ……..;

Căn cứ Quyết định số …….. ngày ….. của …….. về việc phê duyệt kế hoạch thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình ……;

Các văn bản khác có liên quan.

2. Thông tin chung về nhiệm vụ thiết kế

- Tên dự án: ……..

- Cơ quan quyết định đầu tư: ……….

- Chủ đầu tư: ……….

- Địa điểm xây dựng: ……….

3. Sự cần thiết và mục đích lập nhiệm vụ thiết kế

3.1. Sự cần thiết: Làm cơ sở để tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình ……..

3.2. Mục đích: Lựa chọn phương án thiết kế đầu tư xây dựng công trình …… đáp ứng mục tiêu ……...

4. Thông tin về khu đất thực hiện dự án:

4.1. Vị trí, giới hạn khu đất: Khu đất xây dựng có vị trí thuộc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 ………. được phê duyệt tại Quyết định số …… ngày ……; diện tích khu đất 23.557,5m2; ranh giới cụ thể như sau:

- Phía Đông: Giáp …..;

- Phía Tây: Giáp …..;

- Phía Nam: Giáp ……;

- Phía Bắc: Giáp ……...

4.2. Hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc công trình:

- Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là đất [ghi loại đất].

- Hiện trạng giao thông: ………..

- Hiện trạng cấp điện: …………...

- Hiện trạng cấp nước: ………..

- Hiện trạng san nền, thoát nước: ………

4.3. Chỉ tiêu quy hoạch: Căn cứ theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 được phê duyệt tại Quyết định số ……. ngày ……….. [Đơn vị tham gia dự thi có thể đề xuất giải pháp tối ưu hơn nhưng cần nêu rõ lý do, giải pháp thực hiện, đảm bảo tính khả thi của dự án, phù hợp với nhu cầu sử dụng].

5. Các yêu cầu cụ thể cho nhiệm vụ thiết kế

5.1. Quy mô công trình: Thực hiện theo Nghị quyết [Quyết định] số …… ngày …….. của ….. về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án …….. [Đơn vị tham gia dự thi có thể đề xuất giải pháp tối ưu hơn nhưng cần nêu rõ lý do, giải pháp thực hiện, đảm bảo tính khả thi của dự án, phù hợp với nhu cầu sử dụng].

5.2. Dự kiến tổng mức đầu tư: …… tỷ đồng [theo Nghị quyết [Quyết định] số …… ngày …….. của ….. về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án ……..].

5.3. Các yêu cầu về kiến trúc:

- Yêu cầu hình thức kiến trúc mang tính chất tiêu biểu, dễ nhận diện bản sắc địa phương.

- Tận dụng thông gió, chiếu sáng tự nhiên, ưu tiên sử dụng vật liệu truyền thống địa phương, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường,...

- Có giải pháp quản lý và vận hành thuận tiện.

5.4. Yêu cầu công năng sử dụng:

- Quy hoạch tổng mặt bằng tuân thủ theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 đã được phê duyệt tại Quyết định số ….. ngày ……. Đây là chỉ tiêu cơ bản để tham khảo, các đơn vị tham gia thi tuyển có thể nghiên cứu đề xuất phương án thiết kế tổng mặt bằng và hình khối kiến trúc công trình tối ưu, đảm bảo thẩm mỹ, hài hòa, ăn nhập với cảnh quan chung của khu vực.

- Công trình chính: ……

- Các công trình phụ trợ: Tính toán theo quy định hiện hành.

- Trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật: Tính toán đồng bộ, đảm bảo hoạt động của công trình.

5.5. Yêu cầu kỹ thuật:

- Tuân thủ hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng phải phù hợp với yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

5.6. Yêu cầu gắn kết cảnh quan chung khu vực: …………….

5.7. Các yêu cầu liên quan khác:

- Cần có phương án cụ thể đảm bảo an ninh khu vực.

- Phương án thi công phải đảm bảo phù hợp với vị trí xây dựng và điều kiện thực tế ở địa phương. Ưu tiên các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiến tiến, tiết kiệm vốn đầu tư.

- Cần có thuyết minh sơ bộ giải pháp quản lý và khai thác sử dụng công trình. Chi phí vận hành công trình, giải pháp tiết kiệm năng lượng [nếu có]./.

Video liên quan

Chủ Đề