Mất bao nhiêu lít máu thì chết năm 2024

Theo truyền thông Trung Quốc hôm 23/7, ông Vương [63 tuổi, ở huyện Suining, Xuzhou] đã vô tình dùng kéo đâm vào vai trái của mình vào ngày 20/7. Do vết thương chỉ có kích thước bằng hạt đậu lại không gây ra đau đớn gì nên ông cũng không quan tâm. Không ngờ rằng vết thương "bé xíu" này gần như đã giết chết ông Vương.

Sau khi bị thương, ông Vương cùng gia đình đến trạm y tế địa phương sơ cứu rồi về nhà. Vào đêm sau khi trở về nhà, ông bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốc và được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Vào ngày thứ hai, ông bị sưng một số nơi ở cánh tay trái và máu ứ bắt đầu xuất hiện tại vùng nách.

Đến tối ngày 21/7, ông Vương được chuyển đến Bệnh viện Xuzhou Renci, sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy tình trạng của bệnh nhân nghiêm trọng hơn nhiều so với dự kiến. Bác sĩ Hu Junsheng, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật bàn tay của bệnh viện, cho biết: "Bệnh nhân bị vỡ mạch máu, khiến máu không thể di chuyển đến các cơ của chi trên, bao gồm cả ngực và cánh tay, có thể vài ngày nữa sẽ là cả chân, bả vai sẽ chết dần, thậm chí gây tử vong vì suy toàn thân".

Sau khi nắm được sự việc, bệnh viện đã lập tức tiến hành phẫu thuật cho ông Vương trong đêm 21/7. Ngay khi bác sĩ mở vết thương ra thì một lượng lớn máu phun ra thành dòng từ động mạch bị đứt lìa của ông Vương.

"Sau khi lấy cục máu đông ra, các mạch máu vỡ ra ngay lập tức, chúng chảy ra thành từng mảng như một đài phun nước", bác sĩ Hu Junsheng miêu tả.

Để bù đắp lượng máu đã mất và giải cứu ông Vương khỏi "bàn tay" thần chết, các bác sĩ đã truyền hơn 3 lít máu, tương đương 2/3 lượng máu của cơ thể ông. Hiện tại, tình trạng của ông Vương sau ca mổ đã tốt hơn và vẫn đang được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.

Qua câu chuyện của ông Vương, bác sĩ Hu Junsheng nhắc nhở: "Những vết thương nhỏ thường không được chú ý, thứ nhất là vì nó nhỏ, thứ hai là họ [người bệnh] cảm thấy không chảy nhiều máu, và họ luôn cảm thấy ổn. Do đó, nhiều người nghĩ chỉ cần về nhà và tự sát trùng. Tuy nhiên, nhất định chúng ta không được coi thường vết thương nhỏ và vết thương trên bề mặt da, nếu nó ở một số bộ phận đặc biệt quan trọng trên cơ thể thì sẽ có nhiều nguy cơ gây ra tổn thương lớn và tai họa nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người".

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng từ 28 đến 35 ngày, trong đó ngày có kinh kéo dài khoảng từ 3-5 ngày. Với lượng máu trong kỳ kinh nguyệt mất đi trong mỗi chu kỳ bình thường thì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng có thể bù lại được. Tuy nhiên nếu lượng máu mất nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các chị em phụ nữ. Vậy lượng máu trong kỳ kinh nguyệt bình thường là bao nhiêu và nếu mất nhiều thì gây ảnh hưởng gì?

1. Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Khi phụ nữ đến độ tuổi dậy thì buồng trứng phát triển đầy đủ chuẩn bị cho quá trình mang thai sau này thì xuất hiện hiện tượng có kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường đều khoảng 28-35 ngày, ngày hành kinh diễn ra trong khoảng 3-5 ngày.

Ở đầu mỗi chu kỳ kinh có sự tăng tiết các hormone của buồng trứng làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh để chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nếu không có hiện tượng trứng đã thụ tinh về làm tổ, đến cuối chu kỳ kinh nguyệt các hormon của buồng trứng giảm đột ngột và gây ra hiện tượng bong niêm mạc tử cung hình thành kinh nguyệt.

Việc tính toán lượng máu trong kỳ kinh nguyệt không dễ do có chứa nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên là việc tính lượng máu giúp ích cho việc nhận biết có bị mất máu quá nhiều so với bình thường không.

Tính lượng máu trong mỗi lần kinh nguyệt qua các sản phẩm sử dụng trong chu kỳ kinh như sau:

  • Sử dụng cốc nguyệt san: việc tính lượng máu khá đơn giản do cốc nguyệt san có thể dễ tính toán được thể tích, ghi lại sau mỗi lần đo và tính lượng máu mất khi kết thúc chu kỳ.
  • Sử dụng băng vệ sinh: tùy thuộc vào từng loại mà thể tích đựng được khác nhau. Có thể đo bằng cách cho băng vệ sinh thấm nước và tình lượng nước mà băng vệ sinh đo chứa được khi thấm đầy. Bằng cách này có thể tình ra được lượng máu mà băng vệ sinh có thể chứa được

Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Chú ý lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36%, còn lại 64% là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo.

Có thể sử dụng cốc nguyệt san để tỉnh lượng máu trong mỗi lần kinh nguyệt

3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh kéo dài đến sức khỏe

Khi chu kỳ kinh nguyệt mà số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, gọi là hiện tượng rong kinh. Rong kinh là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Rong kinh có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Mất máu nhiều lâu ngày gây hiện tượng thiếu máu
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, làm việc không tập trung hay hoa mắt chóng mặt do thiếu máu
  • Lượng sắt trong cơ thể bình thường lưu hành trong máu và được tái sử dụng chỉ có một lượng rất ít bị đào thải qua phân. Khi chảy máu kinh kéo dài gây mất sắt.
  • Khi rong kinh việc tăng số lượng sử dụng các dụng cụ trong kinh nguyệt như băng vệ sinh làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

4. Phòng ngừa ảnh hưởng của việc mất máu trong mỗi lần kinh nguyệt

  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, trứng sữa...
  • Điều trị nguyên nhân gây mất máu nhiều trong kỳ kinh.
  • Có thể bổ sung sắt qua viên uống tổng hợp, lượng sắt khuyến cáo cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 15-20mg/ ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của cơ thể, lượng máu trong kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Khi lượng máu mất nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, nên đi khám tìm nguyên nhân và được điều trị tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Cơ thể mất bao nhiêu máu sẽ chết?

Mất máu ở mức độ vừa khi thể tích máu toàn thể dưới 15%. Mất máu ở mức độ nặng khi thể tích máu toàn thể từ 15 đến 30%. Mất máu ở mức độ quá cấp tính và trầm trọng khi thể tích máu toàn thể trên 30%, tương ứng với tình trạng mất trên 1.000 ml máu ở người có trọng lượng khoảng 50 kg và có thể đe dọa đến tính mạng.

Tại sao mất nhiều máu cơ thể dẫn đến chết?

Khi thiếu máu nghiêm trọng, sẽ bị khó thở hoặc hơi thở ngắn, cảm giác không đủ không khí để thở và mệt mỏi, báo cáo của Khoa Y, Đại học Ohio [Mỹ] cho biết. Thiếu sắt nghiêm trọng có thể gây ra rối loạn chức năng tâm thất trái dẫn đến suy tim, gây tử vong.

Bao lâu Thầy máu 1 lần?

Thành phần máu bao gồm tế bào máu và huyết tương chúng luôn được đổi mới hàng ngày. Mỗi tế bào máu có đời sống nhất định như hồng cầu là 120 ngày. Tiểu cầu 8-12 ngày, bạch cầu. Mỗi ngày số lượng tế bào máu bị tiêu huỷ sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu.

1 lít máu cân nặng bao nhiêu?

Vậy, máu nặng bao nhiêu? lít nước nặng 1 kg, nhưng 1 lít máu nặng 1.06 kg. Gram. máu sẽ là: 250*1.06 + 100 = 365gram.

Chủ Đề