Mạch đập nhanh là bao nhiêu?

Tần số tim bình thường ở người lớn là 60 – 100 lần/phút. Nếu tần số tim dưới 60 lần/phút thì gọi là tim đập chậm, trên 100 lần/phút thì gọi là tim đập nhanh.

Tần số tim ở người bình thường thay đổi tùy theo tuổi (trẻ sơ sinh hoặc nhũ nhi thì tim đập nhanh hơn người lớn), cơ địa (nữ tim thường đập nhanh hơn nam, người ít vận động thể lực tim đập nhanh hơn người tập thể dục thường xuyên), xúc cảm (hồi hộp lo lắng hay tức giận tim đập nhanh hơn bình thường) và bệnh lý (sốt, thiếu máu, cường giáp, suy tim… tim sẽ đập nhanh hơn). Vì vậy, anh cần xác định tim mình đập nhanh trong những hoàn cảnh nào. Nếu lúc nghỉ ngơi, không lo lắng căng thẳng hay tức giận, không sốt… mà tim đập nhanh trên 100 lần/phút thì anh nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế khám để tìm nguyên nhân và hướng điều trị.

Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, cung cấp đa dạng dịch vụ khám, tầm soát và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch, sẵn sàng hỗ trợ anh.

Để đặt lịch khám với các chuyên gia của chúng tôi, anh có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến.

Trừ khi bác sĩ phát hiện ra bạn có vấn đề về tim, nếu không thì bạn không cần điều trị tình trạng này. Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị cho bạn các cách làm giảm nhịp tim nhanh hiệu quả, thông thường là cần tránh các yếu tố dễ gây kích thích nhịp tim nhanh từ môi trường bên ngoài.

Nếu nhịp tim nhanh là do có vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều ổn nhịp tim nhanh như thuốc chẹn kênh beta và thuốc chẹn kênh canxi.

>>> Bạn có thể quan tâm: 8 cách trị tim đập nhanh tại nhà đơn giản, hiệu quả

Như vậy, khi bạn cảm thấy khó chịu và lo ngại tình trạng nhịp tim nhanh là bệnh gì, bạn cần đặt hẹn khám, được tư vấn từ bác sĩ càng sớm càng tốt.

Một số thông tin cần chuẩn bị khi đi khám:

  • Liệt kê đầy đủ các triệu chứng nhịp tim nhanh mà bạn đang mắc phải (có thể là tình trạng tim đập nhanh và khó thở, huyết áp thấp nhịp tim nhanh,…) để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.
  • Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, và các yếu tố nguy cơ có thể gây nên bệnh tim mạch.
  • Các loại thuốc, thực phẩm chức năng… mà bạn đang sử dụng.
  • Những thắc mắc cần hỏi bác sĩ (Nhịp tim nhanh là bao nhiêu, lý do gây nên tình trạng tim đập nhanh, nhịp tim nhanh có nguy hiểm không, tôi nên làm xét nghiệm gì?…)

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng nhịp tim nhanh?

Mạch đập nhanh là bao nhiêu?

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tim đập nhanh khá hữu hiệu:

  • Giảm căng thẳng hoặc lo âu. Hãy thử các kĩ thuật thư giãn như thiền, yoga, thở sâu hoặc sử dụng hương liệu bằng cách xông hơi, đốt nến thơm.
  • Tránh các chất kích thích bao gồm caffeine, nicotine. Một số thuốc trị cảm cúm và thức uống tăng năng lượng có thể làm cho tim của bạn đập nhanh hoặc bất thường.
  • Tránh các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và chất kích thích, có thể làm tim đập nhanh.
  • Thường xuyên tập thể dục điều độ
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh
  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol ở mức bình thường

>>> Bạn có thể quan tâm: Cách giảm nhịp tim nhanh tạm thời và lâu dài

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Mạch nhanh là bao nhiêu?” cũng như đề xuất cho bạn cách giảm nhịp tim nhanh cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là 2 chỉ số cơ bản được dùng làm căn cứ cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người. Những chỉ số này luôn có sự thay đổi nhất định tùy theo thời điểm và nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ số có sự lên xuống quá nhiều sẽ là cảnh báo bất thường về bệnh lý và sức khỏe.


28/10/2022 | Những điều cần biết về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi
23/08/2022 | Khi nhịp tim nhanh nên ăn gì để nhịp tim ổn định trở lại
01/07/2022 | Rối loạn nhịp tim là gì và có nguy hiểm không?

1. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim chuẩn

Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra con số chuẩn về mức bình thường của chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ở người khỏe mạnh. Đây chính là mức chuẩn dùng để làm căn cứ đánh giá sức khỏe và thể trạng của một người bình thường hay có bệnh lý hay sự bất thường trong cơ thể:

Chỉ số huyết áp bình thường

Huyết áp ở mỗi người không giống nhau và khác nhau ở thời điểm đo, độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp chuẩn vẫn được tính trong khoảng mức nhất định. Đó là: 

  • Huyết áp tâm thu: từ 90-140 mmHg; 

  • Huyết áp tâm trương: từ 60-90 mmHg.

Chỉ số huyết áp dao động trong giới hạn này được coi là bình thường. Nếu huyết áp dưới ngưỡng hoặc vượt ngưỡng trên sẽ là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường về sức khỏe. 

Mạch đập nhanh là bao nhiêu?

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bình thường ở người khỏe mạnh được tính ở mức nhất định

Chỉ số nhịp tim bình thường

Nhịp tim được tính là số lần tim co bóp (đập) trong khoảng thời gian 1 phút. Ở người khỏe mạnh bình thường thì nhịp tim ở các thời điểm khác nhau cũng có sự thay đổi và khác biệt nhất định. Khi ở trạng thái nghỉ ngơi hay thư giãn thì nhịp tim thường thấp hơn và ngược lại, nếu vận động mạnh thì nhịp tim sẽ nhanh hơn. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường có sư liên quan mật thiết đến nhau.

Nhịp tim bình thường được tính ở mức chuẩn là từ 60 - 90 lần/phút đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 100 - 160 lần/phút, trẻ 1 tuổi khoảng 80 - 130 lần/phút, trẻ 6 tuổi là khoảng 70 - 110 lần/phút. Ngoài con số này, tất cả các chỉ số nhịp tim có sự chênh lệch quá lớn so với mức chuẩn đều là những dấu hiệu cảnh báo bất thường mà chúng ta không nên chủ quan. 

2. Những vấn đề liên quan đến chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Thông qua chỉ số đo huyết áp và nhịp tim, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe của một người. Huyết áp và nhịp tim thường gặp phải những vấn đề sau: 

Các vấn đề về huyết áp

Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương <60mmHg. Chỉ số huyết áp sẽ gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí ngất xỉu, buồn nôn và nôn. Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do bệnh lý về tim mạch, mang thai, trọng thương hay thiếu dinh dưỡng. 

Cao huyết áp: là tình trạng chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường cho phép. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và những người có bệnh nền. Đây được cho là căn bệnh có khả năng “giết người thầm lặng” bởi những bộc phát về tăng huyết áp có thể gây tai biến, đột quỵ, tỷ lệ tử vong cao. 

Mạch đập nhanh là bao nhiêu?

Có nhiều bệnh lý liên quan đến huyết áp

Các bệnh lý về tim mạch, nhịp tim

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường có sự liên quan mật thiết đến nhau. Nếu huyết áp tăng hoặc giảm cũng thường dẫn đến nhịp tim bất thường. Các bệnh lý về huyết áp cũng kéo theo bệnh lý về tim mạch. Chỉ số của nhịp tim sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chỉ số này thường gặp phải những vấn đề như: 

- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều, tần số nhịp tim thay đổi nhanh hoặc chậm không ổn định. 

- Nhịp tim chậm: Tim đập chậm <60 nhịp/ phút. Dẫn tới hậu quả là mệt mỏi, khó thở, ngất xỉu,…

- Nhịp tim nhanh: Tim đập nhanh hơn mức bình thường dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực.

Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim thường là do người bệnh bị rối loạn dẫn truyền do một số bất thường cấu trúc của tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bị đái tháo đường, mắc bệnh tim bẩm sinh, cường giáp,… hoặc một số nguyên nhân khác. 

Mạch đập nhanh là bao nhiêu?

Các bệnh lý về tim mạch luôn là vấn đề phải quan tâm ở người cao tuổi

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp và nhịp tim

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim luôn có sự liên quan rất mật thiết với nhau. Cả hai chỉ số này luôn có sự thay đổi nhất định đối với mỗi người chứ không cố định ở một mức độ nào đó. Các chỉ số này đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cả bên trong và bên ngoài như: 

Do bệnh lý

Những người có bệnh nên luôn có chỉ số huyết áp và nhịp tim không ổn định. Thường là huyết áp cao và rối loạn nhịp tim. Tùy theo tình trạng của bệnh mà chỉ số huyết áp và nhịp tim có sự thay đổi khác nhau. Nếu bệnh nhân có huyết áp không ổn định thì thường nhịp tim cũng sẽ không đạt ở mức chuẩn. 

Do thể trạng cơ thể

Những người thừa cân, béo phì thường sẽ có chỉ số đo huyết áp và nhịp tim cao hơn mức bình thường. Và ngược lại, những người gầy gò, ốm yếu, xanh xao luôn có huyết áp thấp hơn. Đây đều là những thể trạng không đảm bảo về sức khỏe và cần được cải thiện. 

Do thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp và nhịp tim. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống rượu, bia đều có huyết áp đo được cao hơn mức bình thường. Chỉ số nhịp tim vì thế cũng cao hơn mức chuẩn. 

Mạch đập nhanh là bao nhiêu?

Thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số huyết áp và nhịp tim

Do lối sống

Việc duy trì thói quen thể dục thể thao đều đặn, ăn uống lành mạnh luôn là yếu tố hàng đầu giúp ổn định chỉ số huyết áp và nhịp tim trong cơ thể. Đây cũng chính là giải pháp tốt để mỗi người tự biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Có thể thấy, chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là cơ sở hàng đầu để đánh giá sức khỏe một người có đảm bảo khỏe mạnh bình thường hay không. Những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch nên thường xuyên theo dõi các chỉ số này để có giải pháp phòng ngừa bệnh tật hay xử lý nhanh những trường hợp khẩn cấp, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra. 

Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe tim mạch, huyết áp, các bạn hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp miễn phí.