Luyện tập ngữ văn 7 trang 43

Lập dàn ý cho bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật [tự chọn] trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ hoặc Người thầy đầu tiên.

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

2. Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật [chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm] và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

- Ý 1:

+ Lí lẽ:

+ Bằng chứng:

- Ý 2:

+ Lí lẽ:

+ Bằng chứng:

- Ý 3:

+ Lí lẽ:

+ Bằng chứng:

3. Kết bài: Nếu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Dựa vào các văn bản đã học trên, em hãy lựa chọn một nhân vật mà em yêu thích để phân tích đặc điểm của nhân vật đó. Gợi ý:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật

Lời giải chi tiết

Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần đã rất thành công khắc họa hình ảnh của nhân vật người bố với nhiều điểm đặc biệt và thú vị, để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Sau quãng thời gian làm việc vất vả, người bố vẫn dành thời gian để sáng tạo ra những trò chơi thú vị cho đứa con của mình. Những trò chơi đó đặc biệt và hấp dẫn hơn những trò chơi khác ở chỗ nó đã giúp cho cậu bé rèn luyện được mọi giác quan của mình. Nhưng ý nghĩa của những trò chơi không chỉ dừng lại ở đó. Bố đã dạy cho cậu cả những bài học sâu sắc trong cuộc sống là biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như phải trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

Bố còn là người rất yêu thiên nhiên. Khu vườn bố trồng rất nhiều hoa. Hàng ngày, vào mỗi buổi chiều ra đồng về, người bố thường dẫn con ra vướn và cùng thi nhau tưới. Cả những lúc rảnh rỗi, bố cũng cùng con ra vươn ngắm hoa và chơi trò chơi. Những trò chơi bố sáng tạo ra cho con mình hầu như đều diễn ra trong khu vườn hoa xinh đẹp ấy. Từ những điều đó có thể thấy, bố là một người rất yêu thương, nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của sự sống.

Bên cạnh đó, câu chuyện về món quà thằng Tý với cách cư xử của bố cũng đã khiến ta học được một bài học có ý nghĩa. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng – thằng Tý: “Trái ối to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã”. Vậy nên dù người bố rất ít khi ăn ổi, nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Từ đó có thể nhận ra, dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản, nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi cho dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện được nét đẹp của mình.

Hướng dẫn soạn Bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ. Nội dung bài Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 43 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều giúp các em học sinh học tốt môn ngữ văn 7, rèn luyện kĩ năng viết các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Thơ bốn chữ, năm chữ

– Thơ bốn chữ: bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3. Ví dụ nhịp 1/3:

Cau / ngày càng cao
Mẹ / ngày một thấp
Cau / gần với giời
Mẹ / thì gần đất!

[Đỗ Trung Lai]

– Thơ năm chữ: Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng năm chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1. Ví dụ nhịp 2/3 và 3/2:

Mỗi năm / hoa đào nở
Lại thấy / ông đồ già
Bày mực tàu, / giấy đỏ
Bên phố / đông người qua.

[Vũ Đình Liên]

– Các dòng ở cùng một khổ trong bài thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau.

– Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân [vần được gieo ở cuối dòng thơ], vần lưng [vần được gieo ở giữa dòng thơ], vần liên [vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ], vần cách [vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ] hay vần hỗn hợp [vần được gieo không trật tự nào]. Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo nhiều vần.

2. Trải nghiệm trong cuộc sống và việc đọc hiểu thơ

Cùng đọc một bài thơ nhưng mỗi người đọc có thể có những cách hiểu và sự cảm nhận khác nhau. Sở dĩ như vậy vì việc hiểu văn bản còn phụ thuộc vào người đọc. Mỗi người đọc với trình độ, hoàn cảnh và đặc biệt là sự trải nghiệm trong cuộc sống có vai trò rất lớn trong việc hiểu tác phẩm. Trải nghiệm là những gì mình đã trực tiếp chứng kiến, đã làm, đã trải qua,… trong cuộc sống. Với những em đã từng có lần xa nhà, vắng mẹ; từng chứng kiến nỗi vất vả, lo lắng của mẹ đối với mình,… thì khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai, sẽ thấy xúc động, thấm thía hơn trước nỗi lòng của nhà thơ. Cũng như vậy, nếu có những kỉ niệm khó quên, có tình cảm sâu nặng với ông bà,… thì khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa, sẽ thấy rung động sâu sắc hơn trước tình cảm thiêng liêng, cao quý và chân thành mà nhà thơ Xuân Quỳnh dành cho người bà của mình.

Bài trước:

👉 Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 42 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Bài tiếp theo:

👉 Soạn bài Mẹ sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 43 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn ngữ văn 7 tốt nhất!

Chủ Đề