Luyện tập đưa yếu to tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Cho đề bài: “Trang phục và văn hoá”. Hãy lập dàn bài chi tiết. Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội. Định hướng làm bài: Có thể cụ thể hoá đề bài trên thành tình huống cụ thể sau:124Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.2. Xác lập luận điểmNên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau: a) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. b) Việc chạy theo các “mốt”ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ). c) Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”. d) Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma tuý và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai. e) Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.3. Sắp xếp luận điểmCần sắp xếp các luận điểm đã chọn lựa (có thể bổ sung, nếu cần) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục được người đọc (người nghe) ?4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tảEm thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong hai đoạn văn nghị luận dưới đây :a) Có bạn trút bỏ chiếc áo sơmi trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại vừa hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn đòi mua bằng được chiếc – quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối. Lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử. Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi125Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế ! Hình như các bạn vần cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lể phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-danh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “Cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sảnh điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt”nọ đâu!5. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả, sau đó trình bày trước tổ (trước lớp). Cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay hơn.

Cho đề bài như sau: “Văn hóa và trang phục”. Hãy lập một dàn bài chi tiết. Tập hợp những suy nghĩ cũng như những hình ảnh và những mẩu chuyện mà em đã tích lũy được xung quanh các vấn đề về trang phục trong thực tế và trong đời sống ở trường cũng như ngoài xã hội.

Hướng dẫn trả lời:

I. Mở bài

Giới thiệu về một vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa văn hóa và trang phục.

II. Thân bài

1. Ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục

– Có thể nhận biết được những nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mỹ khác nhau của mỗi người.

– Góp phần thể hiện được nhân cách, tính cách của con người.

– Giúp ta tự tin hơn và thành công hơn trong những cuộc giao tiếp.

2. Nhận định về bộ trang phục đẹp

– Trang phục đẹp là trang phục tương thích, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

– Trang phục có thể thể hiện được đôi nét tính cách:

  • Trang phục đơn giản: thể hiện được người giản dị, không cầu kì.
  • Trang phục thời trang có sự chăm chút, kiểu cách: thể hiện rằng đó là người thích làm đẹp, đặc biệt quan tâm đến hình thức bên ngoài.

3. Quan điểm về đồng phục của học sinh

– Tôn thêm được nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo được tính nghiêm túc, tránh được những kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp đối với lứa tuổi ở trường học.

– Xoá bỏ được sự ngăn cách và mặc cảm về phân hóa giàu nghèo giữa những học sinh trong cùng trường, cùng lớp.

– Học sinh xây dựng được ý thức giữ gìn nét truyền thống, lòng tự hào về truyền thống của nhà trường.

III. Kết bài

– Việc lựa chọn một trang phục phù hợp, đẹp, thời trang là điều mà chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp của văn hóa.

B. Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận – Phần luyện tập trên lớp

1. Định hướng làm bài

Xem đề bài gợi ý ở trong sách giáo khoa.

2. Xác định luận điểm

Nên chọn những luận điểm nào trong số các luyện điểm sau đây:

a) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn trong lớp có chút sự thay đổi, không còn được giản dị và lành mạnh như trước kia nữa.

b) Việc chạy theo “mốt” ăn mặc ấy có nhiều cái tác hại (làm mất đi thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến với kết quả học tập, gây tốn kém tiền của cho cha mẹ).

c) Các bạn vẫn còn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành một người “sành điệu” và “văn minh”.

d) Nhà trường đang có phát động phong trào phòng chống sử dụng ma túy và quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.

e) Việc ăn mặc cần phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải giữ được sự lành mạnh, phù hợp với yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và với hoàn cảnh sống.

Hướng dẫn trả lời: Có thể đưa vào bài những luận điểm là a, b, c và e.

3. Sắp xếp luận điểm

Cần sắp xếp những luận điểm đã chọn lựa (có thể bổ sung thêm, nếu cần thiết) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có một bố cục rành mạch, chặt chẽ, hợp lý và thuyết phục được người đọc (cũng như người nghe)?

Hướng dẫn trả lời:

Có thể sắp xếp những luận điểm theo trình tự như sau :

a) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn trong lớp có chút sự thay đổi, không còn được giản dị và lành mạnh như trước kia nữa.

c) Các bạn vẫn còn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành một người “sành điệu” và “văn minh”.

e) Việc ăn mặc cần phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải giữ được sự lành mạnh, phù hợp với yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và với hoàn cảnh sống.

b) Việc chạy theo “mốt” ăn mặc ấy có nhiều cái tác hại (làm mất đi thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến với kết quả học tập, gây tốn kém tiền của cho cha mẹ).

4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

Em thấy ta có nên đưa các yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình hay không? Giải thích lý do vì sao? Nhận xét về việc đưa những yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả trong hai đoạn văn nghị luận ở trong sách giáo khoa.

Hướng dẫn trả lời:

– Đoạn văn a: Những yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả giúp ta hình dung rõ hơn về thực trạng cách ăn mặc của các bạn trẻ.

– Đoạn văn b: Các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả giúp ta có sự đối chiếu giữa sự học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh (trong bài “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”) với thực trạng chạy theo mốt, xu hướng của giới trẻ hiện nay.

5. Viết một đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả trong đó để trình bày trước tổ (trước lớp). Cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay và hợp lý hơn.

Hướng dẫn trả lời:

Đam mê là một thứ luôn luôn tồn tại bên trong con người bạn, nó có thể thổi bùng lên ngọn lửa khao khát và nhiệt huyết để bạn tiếp tục cố gắng không ngừng nghỉ và bước đến đích đến của sự thành công. Cũng giống như câu nói của Reggie Leach: “Phải biến mình trở thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên được ánh sáng của thành công”. Ngọn lửa trong thực tế, nó chính là một phần thể hiện được sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Đó cũng có thể là ngọn lửa của sự hủy diệt, tàn phá gây ra nỗi kinh hoàng cho loài người. Còn ánh sáng là các bức xạ điện từ có những bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người. Nhưng ngọn lửa ở đây không chỉ đơn giản là ngọn lửa của lửa tự nhiên, mà đó còn là ngọn lửa của niềm tin và khát vọng, của lòng đam mê nhiệt huyết. Và ánh sáng không chỉ là một khái niệm vật lí nữa mà chính là một biểu tượng cho ánh hào quang rực rỡ sắc màu của sự thành công. Câu nói trên muốn gửi gắm một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Thành công chỉ có được khi con người biết tự mình cố gắng và luôn kiên trì để đạt được nó. Tôi vẫn nhớ như in lời của bài hát “Đường đến ngày vinh quang” của cố nhạc sĩ Trần Lập: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió…”. Trong hành trình tìm đến với sự thành công, con đường mà chúng ta bước chân qua không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Có những lúc con đường ấy đầy những khó khăn, thử thách, gập ghềnh. Có những lúc bản thân mỗi người lại cảm thấy cùng quẫn, bế tắc và bất lực. Những nghịch cảnh đó luôn bắt buộc chúng ta phải tự đối mặt. Không có con đường nào khác là phải bước qua khó khăn. Đó chính là những cái giá phải trả cho những thành công. Thành công không tự nhiên mà xuất hiện, mà phải trải qua một quá trình học hỏi, rèn luyện, phấn đấu cùng với lòng nhiệt huyết đam mê mới có được. Tuy nhiên, cố gắng chăm chỉ thôi chưa đủ chúng ta còn phải biến mình thành những “ngọn lửa” của hy vọng, niềm tin và lòng nhiệt huyết, đam mê mới có thể thổi bùng lên được ánh sáng của thành công.

C. Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận – Bài tập ôn luyện

Đề bài: Nghị luận về vấn đề sau: “Hãy chọn sách để đọc”.

Hướng dẫn trả lời:

Có ai đó đã từng nói rằng: “Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều”. Sách đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của con người, nhưng đọc sách như thế nào mới thực sự đúng đắn và hiệu quả.

Đầu tiên, khi bạn đọc sách không quan trọng là bạn đã đọc được bao nhiêu cuốn.Trong một ngày, quỹ thời gian của một con người là có hạn, là không đủ bao quát hết cho cả việc học tập, làm việc hay vui chơi. Nhiều người không còn khoảng thời gian trống cho công việc đọc sách. Mà số lượng những cuốn sách tồn tại đến nay là vô hạn. Nên việc lựa chọn được ra những cuốn sách có ích cho bản thân để đọc và tìm hiểu sẽ tiết kiệm được thời gian và công việc sẽ đạt được năng suất, hiệu quả tối ưu. Việc đọc sách không phải là chỉ để xem ai đọc được nhiều hơn ai, mà vì việc đọc sách sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho người đọc. Nếu rơi vào trường hợp đọc quá nhiều nhưng chẳng thể hiểu được bao nhiêu sẽ dẫn đến tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”, không đem lại một lợi ích gì cả.

Chính vì vậy, đọc sách thì cần có sự lựa chọn sách sao cho phù hợp, đọc làm sao cho cẩn thận, thẩm thấu được hết được ý nghĩa của cuốn sách đó. Không xét đến việc đọc sách để giải trí, thì khi đọc sách để học tập và nghiên cứu, việc chọn lựa đầu sách phải thực sự tinh tường. Người đọc cần làm rõ mục đích của việc đọc cuốn sách, tìm hiểu kĩ nội dung sách và tác giả cuốn sách đó để đưa ra được sự lựa chọn những cuốn sách phù hợp và thực sự đem lại giá trị cho bản thân. Các nhà khoa học, họ không thể nào trở nên uyên bác nếu không đọc sách mỗi ngày. Các nhà văn nhà thơ, họ không thể nào viết hay nếu như không đọc sách để tìm tòi ra cái hay và sáng tạo ra cái mới. Đọc được bao nhiêu thì lại tùy thuộc vào tốc độ đọc của mỗi người. Nhưng cách đọc thì bắt buộc phải thực sự có hiệu quả. Đọc sách phải không chỉ là để lật giở từng trang, đọc con chữ trong đó. Mà đọc sách cần có sự suy ngẫm và chiêm nghiệm về nội dung của cuốn sách đó. Bản thân người đọc khi đọc một cuốn sách có thể kết hợp với việc ghi chép, thống kê lại những nội dung chính với những nhánh nội dung nhỏ theo một hệ thống mà bản thân cảm thấy dễ hiểu nhất. Việc ghi chép lại cũng thực sự hữu ích khi bạn học thuộc, ghi nhớ. Với những người đọc sách nhằm để nghiên cứu, việc đọc lại nhiều lần một cuốn sách cũng giúp cho người đọc hiểu được rõ nội dung hơn, mỗi lần đọc là một lần vỡ ra nhiều điều mới mẻ. Nếu như đọc một cuốn sách thực sự đem lại hiệu quả, chúng ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích. Vì mỗi cuốn sách chính là một kho tri thức. Trong lịch sử, chúng ta có thể cùng kể đến nhiều bậc hiền tài như đức vua Lê Thánh Tông “Trống dời canh còn đọc sách”. Lê Quý Đôn, một nhà bác học của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, “tay không rời sách, mắt không ngừng xem sách; sách chất đầy quanh tường, quanh giường”. Đó đều là những con người kiệt xuất nhưng vẫn luôn có ý thức trau dồi bản thân nhờ việc đọc sách.

Trong thế giới ngày nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, văn hóa đọc sách đang trên đà rơi vào tình trạng đáng báo động, đặc biệt là ở giới trẻ những con người luôn nhanh nhạy trong việc tiếp cận, làm quen với công nghệ. Đọc sách thì dường như không còn là sở thích của nhiều người nữa. Chính vì vậy, chúng ta cũng cần phải có một biện pháp để nâng cao văn hóa đọc của người dân như tổ chức những buổi giao lưu trao đổi với các nhà văn, xây dựng những mô hình cà phê sách, những hội sách diễn ra thường niên… Việc đọc sách đối với học sinh và sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng, bởi sách chính là kho tri thức khổng lồ vô tận của nhân loại.

Như vậy, nói tóm lại thì một cuốn sách hay thì cần phải có một phương pháp đọc đúng đắn. “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” – hãy biết trân trọng, giữ gìn nó giống như trân trọng, yêu mến người bạn thân của mình.

Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Với những bài luyện tập trên, hẳn các em đã nắm vững kiến thức về cách đưa những yếu tố tự sự và miêu tả vào trong một bài văn nghị luận rồi nhỉ? HOCMAI mong rằng các em học sinh sẽ thật chăm chỉ ôn luyện thật nhiều dạng bài nữa tại website