Lượng nước trên Trái Đất là bao nhiêu?

Nước là yếu tố không thể thiếu được trong việc duy trì sự sống của con người cũng như các loài sinh vật. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được trên trái đất có bao nhiêu nước và gồm những loại nước nào. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá những điều kỳ thú xung quanh yếu tố quan trọng này nhé!

Nội dung chính

Trên trái đất có bao nhiêu nước và chất lượng nước ra sao đang là vấn đề giành được nhiều sự quan tâm hiện nay bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của con người và sinh vật. Vì vậy chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ nguồn nước như đang bảo sức khỏe của chúng ta.

Tom Gleeson - ĐH Victoria [Canada] và cộng sự vừa công bố nghiên cứu về tổng trữ lượng nước ngầm trên Trái đất. Theo đó, Trái đất có khoảng 23 triệu kilômét khối nước ngầm, đủ để nhấn chìm cả thế giới xuống độ sâu gần 180m hoặc khiến mực nước biển dâng cao thêm 52m.

Nhà khoa học Tom Gleeson - Đại học Victoria [Canada] và cộng sự vừa công bố một nghiên cứu về tổng trữ lượng nước ngầm trên Trái đất. Họ đã phân tích một số lượng lớn mẫu nước ngầm, kết hợp với dữ liệu bao gồm các kết quả đo bằng tritium phóng xạ. Sau đó, họ lập các mô hình trên máy tính để dự đoán tổng lượng nước ngầm hiện có.

Kết quả cho thấy, Trái đất có khoảng 23 triệu kilômét khối nước ngầm, đủ để nhấn chìm cả thế giới xuống độ sâu gần 180m hoặc khiến mực nước biển dâng cao thêm 52m.

Tuy nhiên, phần lớn trong số này là nước ngầm “cổ đại” được hình thành hàng ngàn, hàng triệu năm trước, không tham gia vào vòng tuần hoàn nước và nằm quá sâu để có thể khai thác.

Lượng nước ngầm mới hình thành chỉ chiếm chưa đến 6% tổng lượng nước nói trên. Nó nằm gần bề mặt và chính là một phần của vòng tuần hoàn nước trên thế giới. Đây cũng chính là loại nước đang được con người khai thác, dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

“Ý nghĩa của nghiên cứu này là để cho thấy, nguồn nước ngầm mới hình thành là loại nước có khả năng tái tạo, nhưng cũng rất nhạy cảm với ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Nó là một nguồn tài nguyên hữu hạn, đang được sử dụng quá nhiều và cạn kiệt tại nhiều nơi. Lượng nước ngầm ở nhiều khu vực đang giảm nhanh hơn lượng nước được bổ sung. Nguồn nước ngầm đang được sử dụng không bền vững. Đây là điều đáng báo động, bởi hơn 1/3 dân số thế giới uống nước ngầm hằng ngày và nguồn nước này rất quan trọng đối với nông nghiệp, môi trường” - ông Tom Gleeson cảnh báo.

Hơn 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước chính. Đây là điều tạo nên sự khác biệt giữa trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Tuy nhiên nước chúng ta sử dụng được lại  chiếm một phần rất nhỏ.

Trái đất được bao phủ bởi chủ yếu là nước. Điều này đã gây nên những hiểu lầm lớn cho con người về khả năng cung ứng nguồn nước là bất tận. Trong quá khứ và cả hiện tại con người sử dụng nước bừa bãi, và thiếu ý thức bảo vệ nguồn nước. Nhưng liệu đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi tổng lượng con người có thể dùng được là bao nhiêu hay không? Trên thực tế nước dùng được chỉ chiếm khoảng 3% tổng số lượng nước trên trái đất, trong đó là đã bao gồm băng, hơi nước, nước ngầm…Nước mặn chiếm 96,54% tổng lượng nước trên trái đất.

 

Sau đây là một số kiến thức chúng ta cần “nằm lòng” để nâng cao ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch:

  • Nếu gom toàn bộ nước trên trái đất lại, bất kể dạng gì [hơi nước, băng, nước trong cơ thể…] thành một khối cầu thì khối cầu này sẽ có đường kính 1385km, tức là ngắn hơn khoảng 300km so với khoảng cách từ TPHCM tới Hà Nội.  Tổng khối lượng nước này là 1386 triệu km3.
  • Mỗi ngày có khoảng 1170km3 nước bốc hơi lên bầu khí quyển
  • Có khoảng 12900 km3 nước luôn luôn tồn tại dưới dạng hơi nước trên bầu khí quyển của chúng ta. Nếu toàn bộ lượng nước này rơi xuống thì bề mặt trái đất sẽ bị ngập khoảng 1″ [2,5cm].

    Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất gồm nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thuỷ quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết.

    Khối lượng của thuỷ quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực trái đất chiếm 1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên của thuỷ quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nước. Theo diện tích che phủ, thuỷ quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu km2 bề mặt trái đất với độ sâu trung bình 3.800m. Thuỷ quyển phân bố không đều trên bề mặt trái đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%.

    Đại dương chiếm phần quan trọng của trái đất, gồm có Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Trong các đại dương, người ta lại chia ra các vùng biển có diện tích nhỏ hơn như biển Ban Tích, biển Bắc, biển Đông, biển Nam Trung Hoa v.v… Tuy nhiên, có một số biển không có liên hệ với đại dương như biển Caxpi, biển Aran được gọi là biển hồ. Một số phần đại dương hoặc biển ăn sâu vào đất liền được gọi là vịnh như vịnh Thái Lan hoặc vịnh Bắc Bộ.

    Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?

    Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.

    Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng [hải triều, thuỷ năng], chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.

    Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% [1,35 tỷ km3], còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa [lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp].

    Nước trên Trái Đất bao nhiêu?

    Nước bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái Đất.

    Trên Trái Đất nước chiếm bao nhiêu phần trăm?

    Nước bao phủ 71% bề mặt Trái đất, chủ yếu ở các biển và đại dương.

    Nước trên Trái Đất chiếm tỉ lệ như thế nào?

    Các tính toán được thực hiện bởi Jay Kimball cho thấy nước sạch trên thế giới chỉ có 10,7 tỷ km3, chiếm 0,77% tổng thể tích nước.

    Trên Trái Đất này có bao nhiêu tỉnh?

    Tính đến ngày 1 tháng 9 năm 2021, đã phát hiện được 4.831 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, có kích thước từ các hành tinh khí khổng lồ lớn hơn Sao Mộc cho đến kích thước của các hành tinh đá, với 3.572 hệ hành tinh [bao gồm 795 hệ đa hành tinh].

Chủ Đề