Luật an toàn giao thông đối với học sinh

Ngày 11/12/2021, Hội phụ nữ Công an tỉnh phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền Luật an toàn giao thông cho hơn 500 cán bộ, giáo viên và học sinh khối 10 trường THPT chuyên Lương Văn Tụy.

Tại buổi tuyên truyền, cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường đã được cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phổ biến, quán triệt những nội dung, kiến thức cơ bản về Luật ATGT đường bộ, những nguyên nhân, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; quy định về độ tuổi sử dụng xe máy điện, xe đạp điện, xe gắn máy và các quy định về xử phạt hành chính về vi phạm trật tự an toàn giao, đặc biệt là các hành vi điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, bốc đầu xe, đua xe trái phép trong lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh; các lỗi vi phạm giao thông mà học sinh thường mắc phải, những biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông có hiệu quả; tình hình vi phạm TTATGT và tai nạn giao thông liên quan đến học sinh trên địa bàn. Thông qua tuyên truyền giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường nắm bắt được thông tin thiết thực, hiểu và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về TTATGT. Từ đó, tuyên truyền cho gia đình, người thân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật an toàn giao thông để tham gia giao thông an toàn.

Cũng tại buổi tuyên truyền, đại diện Hội phụ nữ Công an tỉnh, Phòng cảnh sát giao thông và đại diện ban giám hiệu Nhà trường trao tặng 50 mũ bảo hiểm cho các em học sinh; tổ chức phát tờ rơi và ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Một số hình ảnh tại buổi tuyên truyền

Tố Uyên

Ngành giáo dục huyện Bình Liêu với số lượng 748 cán bộ, giáo viên và 6258 học sinh. Rất nhiều trường nằm trên trục đường chính, có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tham gia giao thông và giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên đại bàn huyện.

Trước tình hình trên, việc giáo dục ATGT trong nhà trường nhằm hình thành và nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh được Phòng GD&ĐT xác định là một việc làm cần thiết và đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả.

Để làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý các hoạt động phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong nhà trường, Phòng GD&ĐT đã cử 01 lãnh đạo, 01 cán bộ kiêm nhiệm chỉ đạo và theo dõi về công tác ATGT. Ngay từ đầu mỗi năm học, Phòng GD&ĐT đã có công văn chỉ đạo các trường triển khai thực hiện "Tháng An toàn giao thông" và có kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho cả năm học bám sát vào các công văn chỉ đạo của cấp trên. Trong đó yêu cầu các trường thực hiện tốt một số việc:

+ Thực hiện nghiêm túc các giờ dạy trên lớp về ATGT được bố trí trong chương trình nội - ngoại khoá do Bộ GD&ĐT quy định cho các nhà trường;

+ Xây dựng "Góc tuyên truyền về ATGT" gồm các nội dung như: khẩu hiệu tuyên truyền, tranh ảnh về những vụ tai nạn giao thông; hậu quả về người và phương tiện do tai nạn giao thông gây ra; sáng tác thơ văn, tiểu phẩm về ATGT; hướng dẫn quy định cơ bản trong luật ATGT; những tin tức cập nhật về ATGT; tin về những trường hợp vi phạm ATGT; những tấm gương thực hiện tốt về văn hoá giao thông...;

+ Hình thức tuyên truyền: Mỗi tháng 01 lần, mỗi tuần có 01 giờ tuyên truyền lồng ghép về ATGT với các thông tin khác. Mỗi năm có 02 lần các trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ATGT [mỗi kỳ 01 lần];

+ Vào đầu mỗi năm học, các trường phải tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh cùng ký cam kết thực hiện tốt và vận động mọi người chấp hành các quy định về ATGT;

+ Có biện pháp phòng tránh tai nạn trong mùa mưa bão để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh khi đến trường;

+ Đưa hành vi chấp hành ATGT vào đánh giá đạo đức, xếp loại hạnh kiểm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hiệu trưởng các nhà trường cũng có trách nhiệm liên đới, Phòng GD&ĐT sẽ hạ bậc thi đua đối với những đơn vị không tích cực tuyên truyền giao thông hoặc có cá nhân vi phạm ATGT;

+ Yêu cầu các trường thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ theo tháng, báo cáo sơ kết học kỳ và tổng kết năm học. Báo cáo đột xuất những trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vi phạm ATGT hoặc bị tai nạn giao thông;

Ngoài ra, Phòng GD&ĐT đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo về ATGT của cấp trên tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đồng thời yêu cầu hiệu trưởng các trường thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện và có ý thức giữ gìn trật tự ATGT trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các nhà trường.

Trong nhiều năm qua không có trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vi phạm các quy định về ATGT. Học sinh hiểu được một số quy định cơ bản về ATGT qua các giờ học theo chương trình đã được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT quy định và qua các hoạt động ngoài giờ. Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông, có thái độ đồng tình ủng hộ những hành động đúng, phê phán những hành vi vi phạm giao thông.

Đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, Phòng GD&ĐT đã chủ động lên kế hoạch chung cho toàn ngành, có những biện pháp phổ biến, tuyên truyền kịp thời các văn bản chỉ đạo về ATGT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các nhà trường.

Qua công tác tuyên truyền giáo dục về ATGT của ngành đối với các trường đã nâng cao ý thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc chấp hành tốt luật lệ giao thông đường bộ và các quy định của Nhà nước về trật tự ATGT, làm cho mọi người luôn ý thức được rằng giáo dục ATGT trong trường học là một việc làm thường xuyên và lâu dài, góp phần giúp cho pháp luật về ATGT sẽ đi vào cuộc sống đạt hiệu quả ngày càng cao, hạn chế, giảm bớt những hậu quả của tai nạn giao thông, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi gia đình.

Chào luật sư, cháu muốn hỏi khi cháu vi phạm giao thông [ví dụ: điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi và chưa có bằng lái] thì khi cảnh sát giao thông báo về trường của cháu thì nhà trường có quyền nhắc nhở hay kỉ luật cháu không? Xin luật sư tư vấn giúp cháu.

 
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:   Căn cứ Khoản 2 Phần VI  Kế hoạch số 709/KH-BGDĐT quy định về giáo dục pháp luật về an toàn giao thông năm học 2015-2016 thì:  

“Cơ sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể việc xử lý kỷ luật phù hợp với những trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông để răng đe, giáo dục học sinh và thông báo cho tất cả phụ huynh biết để cùng thực hiện; giao cho các giáo viên chủ nhiệm có hình thức kiểm tra, giám sát hằng ngày đối với học sinh đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường trong việc triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.”

  Như vậy, các nhà trường hoàn toàn có thể quy định việc xử lý kỷ luật bạn đối với trường hợp bạn vi phạm an toàn giao thông và có giấy báo về nhà trường. Tuy nhiên việc kỷ luật chỉ nhằm mục đích giáo dục và răng đe.  

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xử lý kỷ luật học sinh vi phạm quy định an toàn giao thông. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng


CV: Nguyễn Ngọc – Công ty Luật Minh Gia.

Chương trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, nâng cao ý thức chấp hành, kỹ năng tham gia giao thông an toàn và hình thành văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông trong học sinh, sinh viên. Qua đó, góp phần hạn chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự ATGT; giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh/thành, chương trình được tổ chức trực tuyến tới các đầu cầu Sở GD-ĐT các tỉnh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Hồng Đức cùng sự tham dự của hơn 7.000 học sinh, sinh viên. 

 

Buổi tuyên truyền đã thu hút hơn 7.000 học sinh, sinh viên tham gia với nhiều hoạt động như phổ biến về Luật Giao thông, Pháp lệnh về ATGT, văn hóa tham gia giao thông, kỹ năng điều khiển mô tô, xe gắn máy an toàn.

Chia sẻ tại buổi lễ, Thượng úy Nguyễn Hải Vương [Học viện Cảnh sát nhân dân] cho hay, theo thống kê, đến năm 2020, tình hình tai nạn giao thông nói chung ở Việt Nam cơ bản đã đạt mục tiêu giảm ở cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương. Song, qua các nghiên cứu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, số trẻ em thương vong do tai nạn giao thông trong 10 năm trở lại đây không hề giảm mà có dấu hiệu gia tăng.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị, học sinh, sinh viên tuân thủ chưa đủ 18 tuổi không uống rượu bia, không mua bán rượu bia cho bất kỳ ai.

“Cũng đề nghị các bậc phụ huynh bỏ thói quen nhờ bảo con đi mua bia, rượu”, ông Hùng nói.

Với các sinh viên, học viên, ngoài việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, ông Hùng khuyến khích việc sử dụng phương tiện công cộng ở những nơi có điều kiện, thay vì phương tiện cá nhân.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại chương trình.

Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đánh giá đây là  hoạt động có ý nghĩa thiết thực, cần thiết đối với học sinh, sinh viên.

Bà Minh cũng mong muốn các cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường công tác giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên. Các học sinh, sinh viên sẽ nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật giao thông, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, có được các kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy an toàn và mỗi em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho bạn bè, gia đình và cho mọi người trong xã hội về tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông trong phạm vi cả nước.

Hải Nguyên

Ngày 8/11, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong cơ sở giáo dục đào tạo. 

Video liên quan

Chủ Đề