Loời mở đầu về xử lý tiếng nói

Lời mở đầu bài tiểu luận được xem một trong những phân có độ khó cao nhất của bài tiểu luận. Ở phần này, người viết cần phác họa rõ nét “một bản đồ hướng dẫn người đọc” - Đưa người đọc chạm đến luận điểm của bạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo lại ấn tượng đầu tiên. Chính vì vậy, nội dung của lời mở đầu tiểu luận cần phải hấp dẫn người đọc. Đồng thời phải cung cấp được những thông tin nền tảng, phù hợp với ngữ cảnh và lý do chọn đề tài tiểu luận. Quả là không dễ dàng đúng không nào! Hiểu được điều ấy, trong bài viết này, Luận Văn 2S đã tổng hợp cho bạn mẫu lời mở đầu tiểu luận tham khảo hay nhất và cách viết lời mở đầu tiểu luận nhé. 

Mẫu 1: Lời mở đầu hay cho bài tiểu luận kinh tế

Mẫu 2: Lời mở đầu cho bài tiểu luận văn học


Mẫu 3: Lời mở đầu bài tiểu luận Marketing

Mẫu 4: Lời mở đầu tiểu luận triết học


Mẫu 5: Lời mở đầu hay cho bài tiểu luận thực tế

Cách viết lời mở đầu tiểu luận hấp dẫn

Để viết được lời mở đầu thu hút, hấp dẫn. Điều đầu tiên, bạn nên tự đặt ra cho mình các câu hỏi “Cái gì”, “Vì sao” và “Bằng cách nào” đối với đề tài tiểu luận của bạn. Cụ thể:

  • Bài tiểu luận của bạn nói về vấn đề gì? 
  • Lý do vì sao đề tài này lại quan trọng [hữu ích]?
  • Bằng cách nào để bạn tranh luận cho lý lẽ của mình?

Bạn đã có đáp án cho ba câu hỏi này rồi chứ? Vậy chúng ta bắt đầu các bước chi tiết để viết lời mở đầu tiểu luận hấp dẫn thôi nào! Bạn cũng nên xem qua bài viết: 10 Mẫu lời cảm ơn tiểu luận hay nhất để "combo" lời mở đầu, lời cảm ơn của bạn ghi điểm tuyệt đối nhé!

Bước 1: Mở đầu lời mở đầu bằng một câu đề

“Câu đề” ở đây có thể là một giai thoại ngắn, một lời trích dẫn, lời nói hài hước, một con số thống kê gây bất ngờ… để thu hút sự chú ý của người đọc. Chúng không nhất thiết phải xoay quanh một yếu tố cụ thể đến đề tài của bạn mà có thể là chủ đề liên quan tương đối rộng chẳng hạn!

Bước 2: Thêm thông tin cơ sở vào phần mở đầu

Sau câu đề, bạn nên cung cấp cho người đọc thêm một vài thông tin có liên quan đến chủ đề, đề tài. Bạn nên trình bày những yếu tố có liên quan nhất giúp cho người đọc hình dung được điều mà bạn sắp bàn luận. Ví dụ như: Tiểu luận của bạn nói đến vấn đề “Nhà nước có nên mở rộng vốn đầu tư vào nông nghiệp” thì bạn nên cung cấp thông tin về loại cây trồng, thách thức, khó khăn của người nông dân… Hay bạn đang phân tích về một tác phẩm văn học, bạn có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung, nhân vật...

Bước 3: Trình bày luận điểm của tiểu luận

Thông thường, luận điểm chính của tiểu luận sẽ được thêm vào ở phần cuối cùng của lời mở đầu. Đây là thời điểm bạn cần nêu lên lý lẽ, chủ đề bàn luận của tiểu luận. Một luận điểm tốt là luận điểm cụ thể, có thể chứng minh và gây được sự chú ý, quan tâm. Đủ thuyết phục và hấp dẫn người đọc tiếp tục xem tiếp bài tiểu luận của bạn. Bạn nên sử dụng một số câu dẫn để chuyển tiếp giữa phần thông tin với trình bày luận điểm sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên nhất. 

Cách viết lời mở đầu cho bài tiểu luận

Một số lưu ý khi viết lời mở đầu cho bài tiểu luận

  • Cần nắm rõ 3 câu hỏi “thần thánh”: “Cái gì?”, “Vì sao?”, “Bằng cách nào?”. Hay nói cách khác, bạn phải hiểu rõ luận điểm của mình.
  • Không “vơ đũa cả nắm”.
  • Bạn cần cho người đọc hiểu rõ về những thứ mà họ đang đọc bằng việc sử dụng câu văn đơn giản, dễ hiểu và thú vị.
  • Bạn cũng có thể tìm kiếm các lối thông báo mới lạ thay cho việc trình bày trực tiếp mục đích đề tài tiểu luận bằng những câu văn mang như: “Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày....” hay “Bài tiểu luận này có mục đích…” 
  • Bạn nên lập cho mình một dàn ý bao gồm các nội dung chính. Sau đó mới triển khai chi tiết.

Bài viết trên đây đã gửi đến bạn những mẫu lời mở đầu tiểu luận tham khảo cũng như cách để bạn viết được một lời mở đầu hay, ấn tượng. Mong rằng, qua bài viết, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như áp dụng chúng vào bài tiểu luận của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang quá bận rộn hay vì bất cứ lý do nào khác không thể tự hoàn thiện bài tiểu luận. Bạn cần sự trợ giúp, hãy liên hệ với Dịch vụ tư vấn & Hỗ trợ tiểu luận của Luận Văn 2S

Chủ Đề