Lỗi baikal x10 kết nối bị từ chối năm 2024

số xo hom qua[Dân trí] - Một số mẫu xe ô tô được nhà sản xuất tăng giá trong dịp cuối năm 2023 nhưng không model nào tăng nhiều như Hyundai Tucson và Santa Fe.

Theo kết quả bán hàng được TC Motor công bố, Hyundai Tucson và Santa Fe đồng loạt ghi nhận sức tiêu thụ sụt giảm ở tháng cuối năm 2023. Cụ thể, doanh số của Tucson đạt 1.147 xe, giảm 30 chiếc so với tháng trước; còn sức bán của Hyundai Santa Fe giảm 16%, doanh số đạt 890 xe.

Giới chuyên gia nhận định nguyên nhân chính là do 2 model này được điều chỉnh tăng giá từ ngày 19/12/2023. Trong đó, Hyundai Tucson tăng 30-90 triệu đồng tùy phiên bản, giá niêm yết mới 799-959 triệu đồng; Santa Fe tăng 60-70 triệu đồng lên mức 1,029-1,369 tỷ đồng.

Giá mới của Hyundai Tucson và Santa Fe vẫn rẻ hơn hồi mới ra mắt, do 2 mẫu xe này được giảm lần lượt 76-191 triệu đồng và 86-176 triệu đồng vào đầu tháng 10/2023 [Ảnh: Thế Anh].

Sau khi điều chỉnh, giá bán lẻ đề xuất của Hyundai Tucson vẫn tương đối hấp dẫn trong phân khúc C-SUV do giá cao nhất chưa tới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá khởi điểm của model này đắt hơn 40 triệu đồng so với bản tiêu chuẩn của đối thủ trực tiếp là Mazda CX-5 [759 triệu đồng].

Bên cạnh đó, Tucson còn gặp hiện tượng khan hàng dịp cuối năm, đa phần các đại lý đều bán đúng giá thay vì có khuyến mại như trước, có cơ sở còn không đủ xe cho khách Việt lựa chọn.

Trong khi đó, nhiều sản phẩm khác cùng phân khúc C-SUV lại có khuyến mại lớn trong tháng 12/2023. Subaru Forester được giảm 200-230 triệu đồng tùy phiên bản, giá thực tế hạ còn 769-969 triệu đồng.

Giá mới đưa Hyundai Santa Fe thêm gần với "đàn anh" Palisade [từ 1,469 tỷ đồng] [Ảnh: TC Motor].

Về phía Hyundai Santa Fe, giá mới khởi điểm vẫn rẻ hơn Toyota Fortuner 2024 mới ra mắt [từ 1,055 tỷ đồng] và Ford Everest [từ 1,099 tỷ đồng]. Tuy nhiên, model này không có nhiều khuyến mại bằng đối thủ. Ford Everest được hãng tặng 50% lệ phí trước bạ và vẫn có thêm một số ưu đãi tại đại lý.

Trong tháng cuối năm 2023, ngoài Hyundai Tucson và Santa Fe, một số sản phẩm khác trên thị trường cũng được nhà phân phối điều chỉnh tăng giá bán, nhưng mức tăng đều thấp.

Mazda CX-30 tăng 25 triệu đồng cho cả 2 phiên bản; CX-5 có 2 lần tăng giá, tổng cộng tăng 10 triệu đồng so với đầu tháng 7; Peugeot 408 tăng 20 triệu đồng ở tất cả các biến thể.

//therearenosunglasses.wordpress.com/2009/03/21/an-honest-american-reporter-defends-truth-about-bombs-effects/

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: NGOCUONG trong 23 Tháng Mười, 2009, 01:14:05 pm

nếu như nước khác có thì mình cũng nên có, 2 thằng cương, nhưng không thằng nào dám bắn. còn nó có mà mình không có, nó mà bắn thì mình lãnh đủ. nó bắn thì mình bắn lại, nhắm ngay kho hạt nhân nó, chết thì chết chung.

Như vầy mà có cơ hội bắn lại sao ? [//i88.photobucket.com/albums/k195/NGOBAP/hiroshima__aftermath.jpg]

Nên nhớ bom Nguyên Tử [Bom A] dùng Plutonium bây giờ mạnh hơn khoảng 200 lần so với trái đã thả xuống Hiroshima, còn bom Khinh Khí [Bom H] thì hơn khoảng 10.000 lần [do thiếu nguyên liệu chứ sức mạnh có thể gần như vô hạn, điển hình mặt trời là 1 quả bom Kinh Khí khổng lồ] điều đó có nghĩa là toàn nước Việt Nam chỉ cần khoảng 3 trái là đủ. Mà chết được ngay cũng còn may lắm, chết từ từ vì nhiễm xạ, vì bỏng thì em xin kiếu. :'[ :'[ :'[

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: NGOCUONG trong 23 Tháng Mười, 2009, 11:39:45 pm

Ái chà, bác KZViệt muốn “chạy đua vũ khí hạt nhân” quá. Thôi thì em làm một bài sơ lược giới thiệu về bom hạt nhân để các bác tham khảo, còn làm thì bác tự làm, em không tham gia đâu.

Phần 1 : Bom nguyên tử A.- Phản ứng phân hạch : Việc đầu tiên để biết về bom nguyên tử thì phải biết đến phản ứng phân hạch [phân rã hạt nhân] đó là phản ứng tách một hạt nhân của nguyên tử to thành hai hay nhiều hạt nhân của các nguyên tử bé hơn. Hình dưới đây cho thấy cho thấy khi một hạt nhân uranium U235 kết hợp với một netron chậm sẽ cho ra hai hạt nhân mới và 3 notron mới [notron thứ cấp]. Ba netron này sẽ kết hợp với 3 hạt nhân U235 mới và phản ứng tiếp tục theo cấp số nhân cho đến khi hết U235 trong tầm ảnh hưởng.

[//i88.photobucket.com/albums/k195/NGOBAP/250px-Nuclear_fissionsvg.png] Vậy năng lượng khổng lồ mà bom nguyên tử sinh ra ở đâu ra ? Đó là do tổng khối lượng các thành phần sinh ra sau phải ứng phân hạch sẽ nhỏ hơn tổng khối lượng của hạt nhân của U 235 và một netron gọi là “độ hụt khối” và chính công thức vĩ đại của Einstein E = m.c2 chỉ ra rằng năng lượng bằng khối lượng [ độ hụt khối] nhân cho bình phương tốc độ ánh sáng [gần 300.000km/s]

B.- Bom nguyên tử Bom nguyên tử ứng dụng phản ứng phân hạch trên. Nói thì dễ quá nhỉ nhưng làm thì không phải dễ. Hai loại nguyên tử có thể dùng để chế tạo bom nguyên tử là Uranium [U] 235 và Plutonium [Pu] 239. Nhưng trong tự nhiên quặng Uranium đã ít mà chiến đến 99.284% là U 238 [không nổ được chỉ dùng làm đạn cho quân Mỹ: đạn Uranium nghèo] và 0.711% U235 vì vậy để có U235 nguyên chất [ 95% với lò phản ứng hạt nhân, 98% đối với bom nguyên tử] người ta phải dùng máy li tâm cực lớn để tách dần U 235 ra [gọi là làm giầu Uranium] do trọng lượng riêng của U238 nặng hơn một chút, sau mỗi lần ly tâm một tấn nguyên liệu có hàm lượng U235 tăng lên 1% thì có 10 tấn U238 bị thải ra ngoài vì vậy nơi để máy li tâm dễ bị phát hiện. Còn Plutonium [Pu] 239 ngoài tự nhiên có rất ít nhưng người ta gọi nó là sản phẩn phụ của của nhà máy điện nguyên tử vì khi phân hạch hạt nhân có những hạt anpha [hạt nhân của nguyên tử He 4] ngẫu nhiên “đâm đầu” vào một hạt nhân U 235 và bị hạt nhân này “bắt lấy”. Nhưng cũng không phải dễ ăn. Thứ nhất là cái sự “ngẫu nhiên” này đâu phải dễ, thứ hai nếu có sinh ra Pu 239 rồi mà nếu có một anh netron “đi lạc” nào đó cũng “đâm đầu” vào hạt nhân của Pu 239 này thì sao? Kết quả là “bùm”, xôi hỏng bỏng không! Chính vì vậy hàm lượng Pu 239 sau một mẻ phản ứng của lò chỉ là 0,047% trên tổng số khối lượng nguyên liệu còn nhỏ hơn cả khối lượng U235 dư chưa phản ứng hết khoảng 0,14%. Vấn đề tiếp theo gọi là khối lượng tới hạn. Như các bác đã biết, để bắt đầu phản ứng phân hạch ta cần một netron chậm để kích hoạt, làm sao có nó đây ? Trong tự nhiên U235 [và đồng vị phóng xạ khác] cũng có phản ứng phân hạch [gọi là bán rã] tạo ra những netron nhưng những netron này bay quá nhanh, không kịp để hạt nhân U235 tiếp theo bắt được, vậy phải làm sao đây ? Thì khối lượng của khối U235 phải lớn đến mức nào đó mà nôm na là anh U 235 bên này bắn netron thì anh U235 bắt được đó chính là khối lượng tới hạn. Khối lượng tới hạn của U235 và Pu239 là bí mật quân sự nhưng với U235 là khoảng vài tấn [nhưng đừng lo một tấn U235 chỉ khoảng 62 cm3] còn Pu239 cũng phải vài chục ký. Nhưng đây cũng là vấn đề kỹ thuật khá thú vị : nếu có khối lượng tới hạn thì quá lắm quả bom nguyên tử bây giờ chỉ mạnh gần gấp đôi quả đã ném xuống Hiroshima thôi chứ sao tôi lại nói ở bài trước là bây giờ nó mạnh hơn 200 lần ? Vậy các bạn hãy nhìn hình sau, quả bom ném xuống Hiroshima cấu tạo theo phương pháp lắp ráp kiểu đại bác, còn bom bây giờ là lắp ráp theo kiểu kín, thì có thể ráp mấy trăm mảnh dưới tới hạn mà chẳng được. [//i88.photobucket.com/albums/k195/NGOBAP/Fission_bomb_assembly_methods.png] Hết Tham khảo từ nhiều nguồn và //vi.wikipedia.org/wiki/Vũ_khí_hạt_nhân Nhắn bác KZViệt, bác làm tạm một quả bom Nuyên Tử trước nhé, lần sau em sẽ lấy nó làm ngòi nổ cho bom Khinh Khí [nhiệt hạch], rồi tiếp tục là “bom Phản Hạt”, “bom lỗ đen” cho cái vũ trụ này “đi” hết luôn

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: BinhNguyen2108 trong 24 Tháng Mười, 2009, 08:39:14 am

Các bạn bàn đến việc Việt Nam có vũ khí hạt nhân làm gì ,phải có đầy đủ các phương tiện phóng như tên lửa ,máy bay ,hoặc có loại tầu ngầm thông thường mà phóng được vũ khí hạt nhân như Do Thái cái đã.Đấy là còn chưa kể làm ra nhiên liệu làm bom cũng không phải dễ ,có hai con đường song đều gian nan cả.Thằng có lò phản ứng nước nặng thực nghiệm[chứ không phải cái lò nước nhẹ Đà Lạt đâu nhé] thì đi theo con đường như Bắc Triều Tiên hoặc Do Thái để chế plutoni.Không có thì làm phương án rẻ tiền như anh Pak và Iran dùng máy li tâm làm giàu uranium.Cả hai con đường đó Việt Nam mình đều chưa có khả năng.Đấy còn là chưa kể nếu mình có thì mấy thằng như Sing hay Mã Lai rồi Thái cũng sẽ phát triển để răn đe ta,chạy đua vũ trang hạt nhân là điều không tránh khỏi trong khi nền kinh tế của ta chưa cho phep.Cứ phát triển phương tiện phóng như máy bay tên lửa ,và công nghệ hạt nhân dân sự khủng như anh Phù Tang rồi hãy mơ

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: china trong 24 Tháng Mười, 2009, 10:53:17 am

Việt Nam không cần vũ khí hạt nhân để răn đe bất kỳ ai, nhưng cũng không sợ bất kỳ ai răn đe, phát triển cái của nợ vũ khí hạt nhân chỉ làm tốn tiền vô nghĩa mà thôi vì chẳng ai muốn xài nó, chưa kể phải lo bảo vệ nó khỏi bị mất trộm ;D và sợ nó nổ bất tử ;D, nội cái việc nhà máy điện nguyên tử thôi mà Việt Nam đã có nhiều người ớn rồi!

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: American standard trong 24 Tháng Mười, 2009, 08:08:42 pm

Việt Nam không cần vũ khí hạt nhân để răn đe bất kỳ ai, nhưng cũng không sợ bất kỳ ai răn đe, phát triển cái của nợ vũ khí hạt nhân chỉ làm tốn tiền vô nghĩa mà thôi vì chẳng ai muốn xái nó, chưa kể phải lo bảo vệ nó khỏi bị mất trộm ;D và sợ nó nổ bất tử ;D, nội cái việc nhà máy điện nghuyên tử thôi mà Việt Nam đã có nhiều người ớn rồi!

Bác này đúng! Trừ phi có tầu ngầm mang tên lửa đạn đạo rà xung quanh nhà nó, chứ nhà mình mà có Topol M thì cũng chả biết nó phóng lúc nào, và phóng vào nước nào mà trả đũa tức thì!

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: NGOCUONG trong 24 Tháng Mười, 2009, 10:44:37 pm

Phần 2 : Bom Khinh Khí A.Phản ứng nhiệt hạch : [Còn gọi là phản ứng nhiệt hạt nhân, phản ứng tổng hợp hạt nhân]. Là phản ứng tổng hợp hai hạt nhân nhỏ thành một hạt nhân to hơn [khác với phản ứng phân hạch là từ một cái to sang hai hay nhiều cái nhỏ] [//i88.photobucket.com/albums/k195/NGOBAP/250px-D-t-fusion.png] Nguồn nguyên liệu cũng “dồi dào” hơn : Deuterium [Hidro 2 : gồm một proton và một netron], Tritium [Hirdo 3: gồm 1 proton và 2 netron], Litium và các phản ứng như sau: D + D = He + 64 * 10^-13 J T + D = He + n + 28.2 * 10^-13 J Li + D = 2 He + 35.8 * 10^-13 J [10^-13 J đọc là 10 mũ trừ 13 jun] Vậy làm sao có năng lượng này ? Đó cũng là độ hụt khối, nghĩa là hai khối lượng hai cái nhân nhỏ lớn hơn khối lượng của cái nhân to, khối lượng mất đi này nhân cho bình phương vận tốc ánh sáng thì bằng năng lượng sinh ra! Đây cũng chính là phản ứng đang diễn ra trên Mặt trời

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: NGOCUONG trong 24 Tháng Mười, 2009, 10:46:44 pm

  1. Bom Khinh Khí : Bom Khinh Khí ứng dụng phản ứng nhiệt hạt nhân này nhưng có một số vấn đề cần phải giải quyết các vấn đề sau:
  2. Nhiệt độ kích hoạt : Nhiệt độ kích hoạt để phản ứng nhiệt hạch là khoảng 1 triệu độ Kenvin [tương đương [1 triệu – 273] độ C] điều này có thể xẩy ra trong ba trường hợp sau : 1- ở cạnh mặt trời, 2- ở giữa một vụ nổ nguyên tử, 3- ở cạnh một vụ nổ bom Khinh Khí [có thể quay về trường hợp 1 hì hì] . Chính vì vậy bác KZViệt phải làm xong quả bom nguyên tử của bác rồi mới nói chuyện đến bom Khinh Khí.
  3. Khai thác nguyên liệu : Nguyên liệu thì dồi dào hơn U235 và Pu239 chút xíu nhưng tách lọc cũng không kém phầm phức tạp bởi khoảng 1,2 ngàn nguyên tử Hidro thường thì có một phân tử Deuterium[đọc là đê-tơ-ri] và khảng 0,006 nguyên tử Tritium, Ấy nhưng mà Hidro có đầy trong nước [H2O] đấy thôi. Chính vì vậy mà tại sao hai siêu cường Nga, Mỹ khoái dùng tên lửa nhiên liệu Hidro lỏng, vì họ có thể “hớt cặn” được D và T [do tỉ trọng lớn hơn Hidro ] còn các nước “ăn theo công nghệ” thì ngu ráng chịu! Còn Liti, ừ thì dễ tách lọc hơn D và T đó nhưng nếu xem lại bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev thì Liti ở chung nhóm 1 với Natri, Kali vì vậy Liti “khoái” ở dạng hợp chất [muối, hidroxit] hơn là dạng đơn chất do vậy việc bảo quản để giữ ở đơn chất với thành phần tạp chất không đáng kể [0,01%] để chuẩn bị đáp trả chiến tranh hạt nhân là không dễ.
  4. Dễ cháy trước : Các bác cũng biết D hay T đều là Hirdo vì vậy khi thấy anh Ôxy kế bên thì mừng muốn chết, chỉ cần thêm một tia lửa nhỏ là thành một vũng nước “nặng”. Cái anh Litium còn “háo sắc” hơn ngoài Ôxy, ảnh còn “khoái” cả nước [thành Hidroxit], cả các gốc Axit [thành muối Liti] vì vậy, tính xóa sổ cả một nước của người ta mà bị “xịt” trong khâu bảo quản, vận chuyển, cả khi thả, bắn nên chỉ xóa sổ được một huyện [do trái bom nguyên tử kích hoạt nổ] thì người ta đánh lại cho chết luôn.

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: NGOCUONG trong 24 Tháng Mười, 2009, 11:04:17 pm

Nhưng bên cạnh hai nhược điểm trên thì bom Khinh Khí có ưu điểu sau : - Sức mạnh gần như vô hạn bởi không có khối lượng tới hạn vì vậy bơm đây nguyên liệu vào một bình Gas cũng được, một xe bồn cũng được, mà cỡ như…mặt trời cũng được … Nhớ lại chiếc VT-Atlats mà bác Trungfbi xếp vào dòng “quái dị”, nhưng chiếc đó mà bơm đầy Deuterium kèm thêm một trái bom nguyên tử, cộng thêm “nghệ thuật” Thần Phong của Nhật Bản và chỉ cần “quá cảnh” ở Cuba thì gần như toàn bộ nước Mỹ [và Trung Mỹ] sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới. - Không có phóng xạ [khi chưa nổ] trừ trái bom nguyên tử kích hoạt. Do đó có thể “để” sẵn bên sân đối phương rồi dùng đầu đạn nguyên tử bắn chính xác vào nó. - Nhẹ, dễ vận chuyển, dễ tách lọc, dễ bảo quản, ít lộ hơn anh nguyên tử nhiều chính vì vậy nước nào đã có 1, 2 trái bom nguyên tử rồi thì trước sau gì cũng nghiên cứu sang anh Khinh Khí này và thành công nhanh hơn nhiều . Hết Nguồn tổng hợp và //vi.wikipedia.org/wiki/Phản_ứng_tổng_hợp_hạt_nhân

Nhắn Bác KZViệt nếu bác không xài trái bom Nguyên Tử của bác cho trái bom Khinh Khí này thì bác để dành, lần sau em sẽ hướng dẫn bác làm trái bom Netron [ ông kẹ của thế giới hiện đại]

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: NGOCUONG trong 26 Tháng Mười, 2009, 07:37:58 pm

Thế nào các bác, có bác nào "làm" xong quả bom nguyên tử nào chưa, em mượn làm quả bom Netron nào!

Phần 3 : Bon Netron [neutron] Đây là con "ngáo ộp" của Hoa Kỳ vì vậy được giữ khá bí mật cũng vì vậy mà có những "truyền thuyết" "trời ơi" về nó mà các bác phóng viên hùa vào để dọa thiên hạ, đơn cử như: //www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Tu-lieu/2006/04/3B9E8878/ Em xin trích nguyên văn một câu làm em và đồng nghiệp chỉ biết ngồi nhìn nhau cười "Ý tưởng của ông là tách bỏ các vỏ bọc uranium trong bom khinh khí"???!!! Như bài trên các bác đã biết bom Khinh Khí không có Uranium chỉ có Uranium ở trái bom Nguyên Tử kèm theo để kích hoạt phản ứng Nhiệt Hạnh và cái gọi là "vỏ bọc Uranium" này chính "phương pháp lắp ráp kiểu kín" vật tách bỏ nó đi thì trái bon Kinh Khí chỉ còn là bình chứa Hidro nặng [có thể cả Liti]! [phải chi các nhà báo này chịu khó hỏi sang viện hạt nhân thì có phải đỡ hơn không]

Thật ra thì nguên lý của bom netron đã được dậy tại lớp 12 hiện tại [em phải mượng câu Aziz Nesin : "Con cháu chúng ta giỏi thật"] nhưng không ai để ý đến nó mà thôi. Đó là phản ứng hạt nhân thu năng lượng, Khác với phản ứng hạt nhân của bon Nguyên Tử [phân hạch] và Kinh Khí [hợp hạch] là tỏa năng lượng.

Đây là một ví dụ trong sách lớp 12 : Cl [37;17] + H [1;1] = Ar [37;18] + n -1,583MeV

[với 1 megaelectron volt = 1.60217646 × 10^-13 jun] điều đó nghĩa là có nếu có Clo và Hidro và cung cấp 1,583MeV thì ta xẽ được một Argon, một netron và một mớ tia gama. [còn những loại nguyên tử khác có thể cho nhiều netron hơn nữa]

Nhưng năng lượng cho phản ứng này lấy ở đâu ra? Lấy từ chính vụ nổ nghuyên tử chứ ở đâu! Ở bom Netron có hai quá trình gần như đồng thời diễn ra Bom Nguyên Tử nổ, cung cấp năng lượng để phản ứng Phân Hạch hoặc Hợp Hạch thu năng lượng xẩy ra, giảm được sức tàn phá do nhiệt lượng của bom nguyên tử tạo ra vừa tăng đáng kể lượng netron và phóng xạ gama để giết người . Vì vậy chính xác của cái gọi là "Vũ khí gia tăng phóng xạ ERW" là một vụ nổ nguyên tử nhỏ [thường là bom Pu239] và giảm đi năng lượng và tăng phóng xạ [netron và tia gama].

Tới đây tôi tạm kết thúc loạt bài giới thiệu nguyên lý của các loại vũ khí hạt nhân. Và như từ đầu tôi đã có ý kiến: các bác hãy nhìn lại Hiroshima và Nagasaki đi, càng hiểu biết nhiều về nó càng thấy nó ghê rợn. Quan điểm của tôi là GIẢI TRỪ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 27 Tháng Mười, 2009, 02:13:05 pm

Sử dụng vũ khí hạt nhân không dễ Chủ đề này sẽ được tiếp tục trong 2 tuần nữa vì công việc bận quá. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ. Để làm an lòng bạn NGOCUONG, tôi xin giới thiệu bài đăng trên TTO hôm nay: //www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=344289&ChannelID=20

Kể từ khi hai quả bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản [6-8 và 9-8-1945] làm hơn 350.000 người chết và bị thương, bóng ma hạt nhân luôn đe dọa sự an bình của loài người.

Việc Ủy ban giải Nobel Hòa bình Na Uy trao giải Nobel Hòa bình 2009 cho Tổng thống Mỹ B. Obama chính vì tầm quan trọng đặc biệt trong quan điểm của ông về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, để có thể sở hữu được vũ khí hạt nhân là không hề dễ dàng!

Năm 1968, Mỹ, Liên Xô [trước đây], Trung Quốc, Anh và Pháp - năm nước được công nhận là cường quốc hạt nhân quyết định ký một hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, có nghĩa vụ không cung cấp nguyên liệu và kỹ thuật hạt nhân cho nước khác. Kể từ đó đến nay, đã có 188 quốc gia tham gia Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó đa số các nước đã phê chuẩn hiệp ước này.

Đồng thời, để giám sát tình hình tuân thủ hiệp ước, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế [IAEA] thành lập năm 1957 bắt đầu vào cuộc. Để kiểm tra giám sát hữu hiệu tình hình thực hiện hiệp ước, năm 1997 lại thông qua Nghị định thư bổ sung Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Văn kiện này cho phép IAEA được kiểm tra tình hình thực hiện hiệp ước bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước.

[//www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=370672] Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử tạo ra trên bầu trời Nagasaki

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân là một động lực tốt để ngăn chặn hiểm họa hạt nhân, cũng là một phương án hợp lý. Mặc dù vậy, mối nguy hiểm do sử dụng vũ khí hạt nhân trên phạm vi thế giới trong thực tế không vì thế mà mất đi, vì ngoài một số cường quốc hạt nhân được “công nhận”, còn có các nước “không chính thức” và có khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Các nước này ra sức phát triển vũ khí hạt nhân, các nước khác cũng cung cấp kỹ thuật hạt nhân cho họ. Chẳng hạn, Iraq vào thời kỳ Saddam Hussein đã tiến một bước trong lĩnh vực hạt nhân với sự giúp đỡ của Pháp. Nhưng vào năm 1981, lò phản ứng hạt nhân mà Iraq đưa vào sử dụng trước đó không lâu đã bị Israel phá hủy.

Nghe nói sau đó Iraq tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng kế hoạch đó của họ bị cuộc chiến do Mỹ phát động ngăn chặn, Iraq phát triển vũ khí hạt nhân trở thành cái cớ để Mỹ phát động cuộc chiến, cho dù Mỹ không đưa ra được chứng cứ về việc Iraq phát triển vũ khí hạt nhân.

Israel cũng là nước có kế hoạch phát triển hạt nhân với sự giúp đỡ của Pháp như vậy. Israel đã bắt đầu xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên từ thập niên 1950. Việc nước này bí mật phát triển vũ khí hạt nhân đã một thời che mắt được cả thế giới và đồng minh của họ là Mỹ.

Sự giám sát của Mỹ đối với lò phản ứng hạt nhân của Israel không chặt chẽ, Israel phủ nhận phát triển vũ khí hạt nhân còn theo những nguồn tin không chính thức, người ta đã nghe nói từ lâu rằng Israel đã có mười mấy đầu đạn hạt nhân, và cũng tiến hành thử nghiệm hạt nhân với chính quyền phân biệt chủng tộc Nam Phi.

Israel đến nay vẫn chưa tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, mà chỉ đồng ý cho IAEA giám sát một cách hạn chế cơ sở hạt nhân của nước mình. IAEA coi Israel là một ngoại lệ, vì xét cho cùng quốc gia này đã sớm có vũ khí hạt nhân trước khi IAEA được thành lập và trước khi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ra đời.

Ấn Độ và Pakistan lại là một tình thế khác. Kể từ sau khi Ấn Độ tiến hành nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào tháng 5-1974, hai nước đã vươn lên đứng vào hàng các nước lớn hạt nhân. Để có thể đọ sức với Ấn Độ trong vấn đề Cashmir, Pakistan đã nổ thử một quả “Tên lửa Islam” vào năm 1998, do số lượng vũ khí hạt nhân ở khu vực này không bị giám sát, nên từ nhiều năm nay khu vực này luôn được coi là khu vực tranh chấp nguy hiểm nhất.

Triều Tiên cũng lại là một nước đang phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1985, Bình Nhưỡng đã phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, mặc dù vậy họ vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, và được Pakistan giúp đỡ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc và Mỹ luôn giữ thái độ nghi ngờ đối với Triều Tiên, nên đã giám sát nghiêm ngặt lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân của nước này.

Washington khẳng định Triều Tiên đang ra sức phát triển kỹ thuật hạt nhân nhưng đến nay Triều Tiên đã có được vũ khí hạt nhân hay chưa, vấn đề này vẫn chưa được kiểm chứng. Việc Triều Tiên tự tuyên bố có vũ khí hạt nhân có lẽ chỉ để phòng ngừa Mỹ tiến công. Luận điểm này dường như cũng phù hợp với Iran. Nhưng khác với Pakistan, chính quyền Teheran luôn nhấn mạnh nghiên cứu hạt nhân chỉ sử dụng vào mục đích hòa bình.

[//www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=370673] Tên lửa đạn đạo Scud có mang đầu đạn hạt nhân

Từ năm 2003 đến nay, Iran và đại diện cho EU là Đức, Pháp, Anh đã tổ chức nhiều vòng đàm phán. Ba nước này còn đề xuất hiệp định khung giải quyết cả gói vấn đề hạt nhân của Iran, yêu cầu Iran vĩnh viễn từ bỏ quyền phát triển kỹ thuật hạt nhân, không bao giờ được rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, châu Âu dành cho Iran lợi ích thương mại và giúp Iran xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Iran cho rằng đề nghị này là “không thể chấp nhận được”, sau đó họ đã khôi phục hoạt động chuyển hóa urani. Đến đây, vấn đề hạt nhân Iran đã thể hiện rõ tính đối đầu.

Ngày 24-9-2005, Hội đồng Thường trực IAEA thông qua nghị quyết, lên án Iran không thực hiện nghĩa vụ quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng không xác định khi nào sẽ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Do bất đồng ý kiến, IAEA tỏ ra rất khó đi đến nhất trí về việc chuyển giao vấn đề hạt nhân Iran lên Hội đồng Bảo an, cho đến nay, tuy diễn đi diễn lại, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết hữu hiệu.

Ngoài ra, dường như không ai cho rằng Iran sẽ đi theo con đường của Libi. Sau khi Mỹ quyết định ngăn chặn kế hoạch hạt nhân của Libi, quốc gia Bắc Phi này đã công khai lên tiếng đồng ý từ bỏ, đồng thời giao lại cho Mỹ tất cả nguyên liệu hạt nhân nhập khẩu, để làm cơ sở cải thiện quan hệ với Washington và EU. Chính vì vậy, Tổng thống Pháp Sarkozy thậm chí còn đáp ứng đề nghị của Libi giúp nước này xây dựng lại một lò phản ứng hạt nhân.

Các nước như Ai Cập, Nam Phi, Nhật Bản và Brazil ít nhất đã một thời ấp ủ ý đồ phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó đều đã từ bỏ. Điều này hoàn toàn không có nghĩa chỉ một mối đe dọa nào đó đã đột nhiên dẫn đến ham muốn phát triển vũ khí hạt nhân của một quốc gia. Kỹ thuật hạt nhân rất dễ mua được trên thị trường thế giới.

Theo đánh giá, không chỉ Pakistan mà một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập [SNG] cũng đang năëm kỹ thuật hạt nhân. Ngoài ra, không chỉ các quốc gia mà các tổ chức khủng bố cũng hào hứng với kỹ thuật hạt nhân. Nhưng cho đến nay, mối lo ngại này vẫn chỉ dừng lại trên lý thuyết mà thôi.

Như vậy, phải chăng hiện nay đã có thể dễ dàng chế tạo được vũ khí hạt nhân? Có phải ai tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân cũng đều là sự thật? Theo phân tích của các chuyên gia, các nước nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân trước hết phải qua được bốn giai đoạn như bốn trở ngại về mặt kỹ thuật: nhiên liệu hạt nhân, thiết bị gây nổ, thử nghiệm hạt nhân, kỹ thuật ném bom, phóng đạn hạt nhân.

Trở ngại thứ nhất: nhiên liệu hạt nhân

Những nước muốn nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân đều phải quan tâm đến phế liệu lò phản ứng hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân. Nhật Bản là nước điển hình nhất về việc giỏi xác định sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình là nhiệm vụ đặc biệt nhằm hoàn thiện và phát triển kỹ thuật hạt nhân.

Theo các nguồn tin, lúc đầu họ lấy danh nghĩa về nhu cầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân, ra sức thu mua phế liệu hạt nhân với khối lượng lớn, lên tới hơn 40 tấn từ các nước Mỹ, Anh, Pháp, sau đó xử lý phế liệu hạt nhân và thu hồi plutoni. Họ từng phao tin trong vài tuần có thể sản xuất vũ khí hạt nhân.

Để có an toàn tuyệt đối, cộng đồng quốc tế đã coi việc phòng ngừa phát tán hạt nhân là một phương hướng để cải tiến lò phản ứng hạt nhân, nghiêm cấm phổ biến ba kỹ thuật nhạy cảm, đó là kỹ thuật chia tách đồng vị urani [còn gọi là kỹ thuật làm giàu urani], kỹ thuật xử lý ngay sau khi thiếu nhiên liệu [kỹ thuật lấy plutoni 239 từ phế liệu hạt nhân] và kỹ thuật sản xuất nước nặng [nguyên liệu có thể dùng sản xuất bom khinh khí - deuteri và triti].

Trở ngại thứ hai: thiết bị gây nổ

Muốn chế tạo được một quả bom nguyên tử không chỉ cần có nguyên liệu dùng để tách nhiên liệu, mà còn phải có thiết bị kích nổ và một loại kỹ thuật có thể làm cho phần lớn nhiên liệu xảy ra phản ứng phân chia hạt nhân trước khi bom nổ [nếu không sẽ bị thất bại]. Vấn đề kỹ thuật khó nhất liên quan đến thiết bị gây nổ là phối hợp các loại thuốc nổ một cách hợp lý.

Khi phát nổ, trong thời gian 1 phần triệu giây phải đồng thời gây nổ cho hai loại thuốc nổ thông thường cháy nhanh và cháy chậm, có thế mới thực hiện được vụ nổ hạt nhân thực sự. Nếu sai số định giờ vượt quá yêu cầu nói trên, hoặc tỷ lệ phối hợp hai loại thuốc nổ không đúng, sẽ làm giảm hiệu quả sức nén do thuốc nổ thông thường tạo ra khiến cho khả năng phá hủy của vụ nổ hạt nhân giảm đi một nửa, thậm chí không tạo ra được hiện tượng nổ hạt nhân. Một số quốc gia bí mật nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử đã phải bất lực trước cửa ải này.

Trở ngại thứ ba: thử nghiệm hạt nhân

Sau khi Hội nghị toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 50 thông qua Hiệp ước cấm thử toàn diện vũ khí hạt nhân với số phiếu áp đảo vào ngày 10/9/1996, việc sử dụng máy vi tính mô phỏng, thay thế phương pháp nổ thử hạt nhân truyền thống mà vẫn đạt hiệu quả tương tự, đã liên tục được giới thiệu.

Tuy nhiên, đối với những nước nôn nóng muốn chế tạo vũ khí hạt nhân thì phương pháp đưa các tham số vào máy vi tính siêu cấp trên cơ sở đã có các vụ nổ thử nghiệm hạt nhân, mô phỏng quá trình vật lý nổ hạt nhân và hiệu ứng nổ hạt nhân bằng vụ nổ hóa học, phòng thí nghiệm, máy vi tính, chắc chắn sẽ là mục tiêu khó vươn tới hơn so với việc chế tạo một quả bom nguyên tử.

Từ ngày 16-7-1945, Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm hạt nhân đến khi Hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân được thông qua vào tháng 9-1996, toàn thế giới đã diễn ra tổng cộng 2.047 lần thử hạt nhân, trong đó Mỹ thử 715 lần, Liên Xô [trước đây] thử 715 lần, Pháp 210 lần, Anh 45 lần, Trung Quốc 45 lần, ấn Độ thử một lần vào năm 1974. Có thể thấy thật khó tưởng tượng nếu quá trình hoàn thành thực sự thiết kế vật lý vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh mà không có sự trợ giúp của kho dữ liệu thí nghiệm to lớn và phong phú.

Trở ngại thứ tư: kỹ thuật ném bom, phóng đạn hạt nhân

Vũ khí hạt nhân đích thực do ba bộ phận tạo thành, gồm đầu đạn hạt nhân, phương tiện vận chuyển và hệ thống chỉ huy điều hành. Có vũ khí hạt nhân sẽ phải có biện pháp bắn - thả tương ứng. Sau khi nổ hạt nhân thành công, vấn đề chế tạo một vũ khí hạt nhân với cỡ kích nhỏ sau đó vẫn là một trở ngại chưa thể vượt qua. Việc thử nghiệm chuyển vận vũ khí hạt nhân cũng buộc không thể thiếu được như vậy.

Nói chung, bom nguyên tử chiến lược chủ yếu được lắp ở tên lửa; phương tiện phóng gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược với những cự ly khác nhau. Nhưng, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, nếu chỉ nhờ vào phương pháp chuyển vận hạn chế của mình, thì những nước yếu liệu còn được mấy cơ hội phóng đạn, ném bom nguyên tử xuống đầu đối phương, đó thực sự là một câu hỏi lớn.

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: NGOCUONG trong 27 Tháng Mười, 2009, 02:35:28 pm

Đã định “gác kiếm” trong vụ bom hạt nhân nhưng sực nhớ còn một loại bom cũng liên quan đến chủ đề này nên post nốt rồi nhường địa bàn cho các bác khác.Loại bom em muốn nói đến đó là Bom Bẩn.

Phần 4 : “Bom Bẩn” Muốn hiểu được bản chất của bom bẩn thì khái niệm cần biết là “Đồng vị phóng xạ” A.- Đồng vị phóng xạ : Đó là những hạt nhân có cùng số proton với đồng vị bền tương ứng nhưng có số khối lớn hơn do chứa nhiều netron hơn do đó nó không ổn định, sẵn sàng vứt bỏ vài netron dư ra hoặc cả proton để thành nguyên tử bền hơn.

Ví dụ : Co[27;60] [đồng vị bền là Co [27;59]], Ba [56;141][đồng vị bền là Ba [65;138]; Kr[36;92] đồng vị bền là Kr [36;84]; C[6;14] [đồng vị bền là C[6;12]]

Trong tự nhiên cũng có các đồng vị phóng xạ nhưng rất ít C[6,14]; O[8;18], chu kỳ bán rã lâu [với C [6;14] thời gian bán rã cả ngàn nên phân tích C[6;14] dùng định tuổi trong khảo cổ] Ngược lại Co[27;60]; Ba [56;141]; Kr[36;92]… là các đồng vị phóng xạ sinh ra sau sau quá trình phản ứng hạt nhân [rác thải hạt nhân] thì quá trình bán rã nhanh hơn nhiều [từ vài tháng đến vài năm] do đó độ phóng xạ cũng lớn hơn nhiều, độ tinh khiết của nguyên liệu cũng lớn hơn, dễ kiếm hơn [ở các nước nhỏ, dang phát triển hạt nhân].

  1. Bom bẩn : Gọi là “bom” cho sang chứ chỉ cần một bọc nilon đựng rác thải hạt nhân vứt ở gầm cầu thang nào đó thì nó đã trở thành “bom bẩn” rồi . Đó cũng chính là nguy hiểm của nó, cách xác định được nó duy nhất là dùng máy đo phóng xạ [rất đắt, khó xử dụng] và các tia phóng xạ của nó thì không có giác quan nào của con người nhận biết được. Và rồi bệnh bạch cầu, ung thư … cứ giết dần mòn dân chúng quanh vùng bởi nhiễm xạ, rồi quái thai, vô sinh ở phụ nữ….

Tiện đây nhắn luôn có bác nào cứ thích nhập “rác” ngoại về để lấy tiền tiêu mà ôm về một đống “rác thải hạt nhân” thì em giết bác đó trước chứ chưa cần tới pháp luật đâu!

_____________________________________ Cám ơn bác Hannoi đã trợ giúp, bác cứ tiếp tục về lịch sử vũ khí hạt nhân [như dự án Mahattan, chiếc giầy hạt nhân của Khorusop...] Em xin gác kiếm ở topic này

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 27 Tháng Mười, 2009, 03:26:28 pm

Quả Bom Nguyên Tử Đầu Tiên: Quả bom nguyên tử đầu tiên có tên là Đứa Trẻ [Little Boy] nặng 4000kg, dài 3m, đường kính 700mm, sức nổ tương đương 15kt. [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6a/Little_boy.jpg] Quả bom này được ném xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945 làm chết ngay lập tức 140,000 người, do một chiếc máy bay B-29 có tên là Enola Gay do phi công đại tá Paul Tibbets lái. Quả bom được chế tạo theo dự án Manhattan trong thế chiến II. [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d1/Little_Boy_Internal_Components.png/653px-Little_Boy_Internal_Components.png] Cấu tạo bên trong quả bom nguyên tử Thằng Bé

Quả Bom Nguyên Tử Thứ Hai: Quả bom nguyên tử thứ hai có tên là Gã Béo [Fat Man] nặng 4,630kg, dài 3.25m, đường kính 1.52m, sức nổ tương đương 21kt. [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c2/Fat_man.jpg] Quả bom này được ném xuống Nagasaki ngày 9 tháng 8 năm 1945 làm chết 40,000 người, bị thương 25,000. Rất nhiều người bị thương và bị phóng xạ chết dần chết mòn sau đó. Quả bom này cũng được một máy bay B-29 có tên là Bockscar do phi công thiếu tá Charles Sweeney lái. [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1e/Fat_Man_Internal_Components.png/558px-Fat_Man_Internal_Components.png] Cấu tạo bên trong quả bom nguyên tử Gã Béo

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 27 Tháng Mười, 2009, 11:55:59 pm

Sử dụng vũ khí hạt nhân không dễ Chủ đề này sẽ được tiếp tục trong 2 tuần nữa vì công việc bận quá. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ. Để làm an lòng bạn NGOCUONG, tôi xin giới thiệu bài đăng trên TTO hôm nay: //www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=344289&ChannelID=20

Đọc báo này trên Tuổi trẻ [trích từ nguồn khác] mà mình chẳng hiểu thông điệp của bài này là gì. Là khó khăn về kỹ thuật công nghệ chế tạo hay các yếu tố chính trị dẫn đến việc có cũng chưa chắc dám dùng? Nghĩa là ta cứ kê cao gối ngủ? Một bài viết rất không đầu không cuối. Khoa học hạt nhân là khoa học cơ bản, phức tạp, đòi hỏi một nền khoa học quốc gia vững chắc mới mong có ngày tiếp cận và làm chủ. Xin mời các thầy ghé qua trang web của Cục an toàn bức xạ hạt nhân - Bộ KHCN để nắm vài thông tin ở cấp độ sơ khai. Nguyên lý chung là giống nhau: năng lượng của các phản ứng hạt nhân phục vụ mục đích dân sự [phát điện...] hay một vũ khí hạt nhân. Điểm khác duy nhất là mức độ làm giàu, ví du Uranium ở cấp độ vũ khí phải được làm giàu trên 90%, và cơ chế tạo phản ứng hạt nhân phải đủ gọn để mang, phóng... //www.varans.gov.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=249&menuid=109000&menuup=109000&menulink=100000 Nếu thầy nào muốn tìm hiểu sâu hơn, xin xem thêm ở trang này, mỗi tội tiếng Anh, có minh họa chi tiết. //www.howstuffworks.com/nuclear-bomb.htm

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 30 Tháng Mười, 2009, 02:02:40 pm

Máy bay ném bom hạng nặng chiến lược B29 [B-29 Superfortress] //vi.wikipedia.org/wiki/B-29_Superfortress Là loại máy bay dùng để ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d3/B-29_in_flight.jpg/800px-B-29_in_flight.jpg] B-29 của Không lực Lục quân Hoa Kỳ

Boeing B-29 Superfortress là máy bay ném bom hạng nặng, 4 động cơ cánh quạt của Không lực Lục quân Hoa Kỳ [tiền thân của Không quân Hoa Kỳ], được sử dụng chủ yếu trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau chiến tranh, quân đội một số nước thân cận Hoa Kỳ cũng được trang bị máy bay này. Tên gọi "Superfortress" [Siêu pháo đài] được cải biến từ tên của tiền nhiệm nổi tiếng, B-17 Flying Fortress [Pháo đài bay]. B-29 [Boeing 345] là một trong những máy bay lớn nhất tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó là máy bay ném bom hiện đại nhất thời đó với buồng lái có điều áp, hệ thống điều khiển vũ khí tập trung và các ụ súng máy điều khiển từ xa. Máy bay được thiết kế để ném bom ban ngày ở độ cao lớn nhưng thực tế được huy động nhiều hơn cho các nhiệm vụ ném bom cháy ban đêm ở tầm thấp. B-29 là máy bay chủ lực thực thi chiến dịch ném bom tàn phá Nhật Bản trong những tháng cuối Thế chiến thứ hai và đây cũng là loại máy bay dùng để ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Không như nhiều máy bay ném bom khác, B-29 tiếp tục phục vụ khá lâu sau khi chiến tranh chấm dứt, một số được sử dụng làm trạm phát truyền hình di động cho hệ thống Stratovision. Cho đến khi ngừng sử dụng vào những năm 1960, có khoảng 3.900 máy bay B-29 được xuất xưởng.

Lịch sử

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ee/020903-o-9999b-042.jpg/768px-020903-o-9999b-042.jpg] Một ảnh màu hiếm hoi của chiếc B-29

Vào khoảng năm 1938, tướng Henry H. ‘Hap’ Arnold, chỉ huy Không lực Lục quân Hoa Kỳ, ngày càng lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh tại Châu Âu và Thái Bình Dương. Với hy vọng sẽ được chuẩn bị dài hạn những nhu cầu của Không lực, Arnold thành lập một ủy ban đặc biệt do Chuẩn tướng W. G. Kilner đứng đầu; và một trong các thành viên của ủy ban là phi công kỳ cựu Charles Lindbergh. Sau một chuyến đi thăm các căn cứ của Không quân Đức, Lindbergh bị thuyết phục rằng không quân của Đức quốc xã đã vượt trội hơn tất cả các nước Châu Âu khác. Trong một báo cáo năm 1939, ủy ban này đã đưa ra một số đề nghị, bao gồm việc phát triển một kiểu máy bay ném bom hạng nặng mới. Khi chiến tranh bùng nổ tại Châu Âu, Arnold yêu cầu những nghiên cứu thiết kế được tiến hành tại nhiều công ty khác nhau về một kiểu máy bay ném bom tầm rất xa có khả năng bay 5.000 dặm [8.000 km]. Những động lực thúc đẩy Arnold tiến hành các nghiên cứu này một phần là do sự lo ngại rằng Anh sẽ thất thủ trước Đức quốc xã. Như vậy, Không lực sẽ không có một chiếc máy bay ném bom nào có thể bay khứ hồi từ Bờ Đông nước Mỹ đến Châu Âu để tấn công các mục tiêu trên lục địa Châu Âu. Đề nghị trên được đưa ra ngày 2 tháng 12 năm 1939, dưới tên gọi, R-40B, và nó khá phù hợp với những nghiên cứu mà Boeing đang thực hiện lúc đó. Vào tháng 1 năm 1940, chiếc máy bay ném bom B-17 vừa mới được đưa vào sử dụng, còn chiếc máy bay hơi nhỉnh hơn Consolidated B-24 còn phải mất hơn một năm nữa. Vào lúc này, Không Lực đưa ra yêu cầu về một kiểm máy bay ném bom lớn hơn nhiều, có tầm bay có thể hoạt động được trên Thái Bình Dương sẽ phục vụ trong cuộc chiến không thể tránh khỏi với Đế quốc Nhật Bản. Bốn công ty đưa ra các nghiên cứu thiết kế là Boeing XB-29, Lockheed XB-30, Douglas XB-31, và Consolidated XB-32. Douglas và Lockheed nhanh chóng rút lui, một phần vì Boeing đã bỏ họ khá xa trong quá trình thiết kế. Đến tháng 9 năm 1940, Boeing và Consolidated nhận được các hợp đồng phát triển cho các kiểu XB-29 và XB-32. Đầu năm 1940, Không lực Hoa Kỳ phân tích tính năng của các kiểu máy bay ném bom sử dụng tại Mặt trận Châu Âu của Thế Chiến II chống lại Không quân Đức, và đưa ra kết luận rằng để cho chiếc B-29 có thể thành công, nó cần được nâng cấp các trang bị tự vệ. Không lực đã yêu cầu bổ sung thùng nhiên liệu tự hàn kín, thêm nhiều súng máy và nâng cấp lên cỡ nòng lớn hơn. Boeing đã tích hợp mọi thứ này trong phiên bản thiết kế lại Kiểu 341, và đưa ra cho Không lực Mỹ dưới tên Kiểu 345, mà sau này sẽ là XB-29. Sự phối hợp của những công việc lớn lao về thiết kế và kinh nghiệm đối với những kiểu máy bay ném bom cỡ lớn rất có ích cho Boeing. Ngay trước khi chiếc nguyên mẫu bay lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1942, Không lực đã đặt một đơn hàng lớn 1500 chiếc B-29 do bị ấn tượng bởi mô hình kích thước thật hoàn tất vào đầu năm 1941. Một chiếc máy bay ném bom tầm xa đang là một nhu cầu cấp thiết, nên việc thử nghiệm hoạt động thực tế được thực hiện rộng rãi tiếp nối việc sản xuất. Chiếc B-29 đầu tiên lăn bánh ra khỏi dây chuyền lắp ráp chỉ hai tháng sau cuộc thử nghiệm hoạt động đầu tiên. Trong vòng chưa đầy một năm, chiếc B-29 được sản xuất hằng loạt số lượng lớn. Vào lúc nó được chế tạo, B-29 là chiếc máy bay to lớn, gần gấp đôi kiểu máy bay ném bom nặng nhất đang hoạt động. Tầm hoạt động rất xa đạt được là do sử dụng cánh gắn giữa với tỉ lệ dài-rộng cao. Để làm giảm tốc độ hạ cánh cao nguy hiểm, B-29 được gắn cánh tà kiểu Fowler khá lớn. Nó có ba khoang dành cho đội bay được điều áp riêng biệt: trước mũi, gần đuôi dành cho các xạ thủ, và một ngăn riêng biệt cho xạ thủ súng đuôi. Thay vì gắn tháp súng cồng kềnh vận hành theo kiểu truyền thống, Boeing sử dụng các tháp súng kiểu điều khiển từ xa nhỏ hơn được nối mạng với nhau với một máy tính kỹ thuật tương tự để bù trừ các yếu tố như nhiệt độ gió và đầu đạn tiêu hao. Hệ thống này rất khó phát triển, nhưng nó được chứng minh là rất có hiệu quả.

Thiết kế và phát triển

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3b/040315-F-9999G-003.jpg/547px-040315-F-9999G-003.jpg] Bên trong chiếc B-29 Superfortress, tháng 6 năm 1944.

Buồng áp lực phía sau máy bay, trang bị 4 giường nghỉ cho đội bay có cơ hội nghỉ ngơi trong các phi vụ kéo dài. Đây là yếu tố quan trọng chống lại mệt mỏi trong chiến đấu. Sản xuất chiếc B-29 là một công việc phức tạp; bao gồm 4 dây chuyền lắp ráp chính: hai của Boeing tại Renton, Washington và Wichita, Kansas, một xưởng của Bell tại Marietta, Georgia ["Bell-Atlanta"], và xưởng của Martin tại Omaha, Nebraska ["Martin-Omaha"]. Hằng ngàn nhà thầu phụ tham gia vào kế hoạch. Vì thiết kế rất tiên tiến, những yêu cầu mang tính thách đố, áp lực sản xuất nặng nề, việc phát triển chịu nhiều sự cố. Ngày 18 tháng 2 năm 1943 chiếc nguyên mẫu thứ hai bị rơi trong khi thử nghiệm do cháy động cơ lan rộng ra cánh, khiến 10 nhân viên phi hành thiệt mạng cộng thêm 20 người trên mặt đất của nhà máy đồ hộp Frye nằm ở phía bắc sân bay Boeing. Những thay đổi trong sản xuất nhiều đến mức vào đầu năm 1944, B-29 ra khỏi dây chuyền sản xuất sẽ bay trực tiếp đến kho cải tiến nơi nó sẽ được tích hợp những thay đổi mới nhất. Kiểu 'trận chiến Kansas' này [một chương trình cải tiến loại trừ lỗi nhằm có đủ máy bay trang bị cho 4 phi đoàn vào ngày 1 tháng 1 năm 1944] suýt nhận chìm cả chương trình, nếu như không có sự can thiệp trực tiếp của tướng Hap Arnold. Mất thêm gần cả năm trước khi chiếc máy bay có thể hoạt động được với đủ độ tin cậy. Nguyên nhân thường gặp nhất của những tai nạn thê thảm và vấn đề bảo trì nhức đầu là của động cơ. Cho dù sau này động cơ Wright R-3350 trở thành cổ máy tin cậy của những máy bay cánh quạt lớn, những kiểu mẫu đầu tiên của nó đầy dẫy những vấn đề nguy hiểm về độ tin cậy, phần lớn là do áp lực phải đưa B-29 vào hoạt động càng sớm càng tốt. Nó có một tỉ lệ động lực/khối lượng rất tốt, nhưng phải trả giá bằng độ tin cậy kém. Tệ hơn, vỏ nắp động cơ do Boeing thiết kế lại quá hẹp [với mong muốn cải thiện tính năng khí động học], và nắp thường xuyên bị rung động trong gần suốt chuyến bay. 18 xy lanh bố trí thành vòng tròn hai hàng trước và sau rất sít sao, trở nên quá nóng do không đủ không khí làm mát, khiến các van xả trở nên vô hiệu. Những điểm yếu này phối hợp lại làm động cơ thường xuyên quá nóng ở tải trọng chiến đấu, nhất là khi lấy độ cao sau khi cất cánh. Van xả không đóng kín làm thất thoát hổn hợp khí nhiên liệu khi đốt cháy, hoạt động như đèn hàn đốt các trục van, dẫn đến cháy động cơ nếu không được dập lửa kịp lúc. Vỏ sau của động cơ được chế tạo từ hợp kim magnesium thường dễ bắt lửa, bốc cháy và lan sang toàn bộ cánh trong vòng 90 giây, là nguyên nhân của các tai nạn thê thảm. Vấn đề này không được giải quyết triệt để cho đến lúc máy bay được gắn động cơ hoàn toàn mới Pratt & Whitney R-4360 'Wasp Major' trên phiên bản cải tiến B-29D [B-50], vốn quá trễ để phục vụ trong Thế Chiến II. Các biện pháp tạm thời bao gồm gắn những bọc nhỏ trên cánh quạt nhằm tăng luồng khí mát thổi qua động cơ và những vách ngăn hướng luồng khí trực tiếp đến các van xả. Lượng dầu máy bơm đến các van cũng được gia tăng, và chống rò rỉ dầu động cơ. Việc bảo trì được tăng cường, kiểm soát trước bay nhằm phát hiện van hỏng, thay 5 xy lanh đầu tiên sau 25 giờ bay và thay cho toàn bộ động cơ sau 75 giờ. Các phi công kinh nghiệm thường mô tả chuyến bay sau khi cất cánh là nỗ lực tối đa nhằm đạt tốc độ, trong khi thông thường là ưu tiên lấy độ cao. Động cơ bố trí thành vòng tròn cần có luồng không khí làm mát, và việc không tăng nhanh được tốc độ càng sớm càng tốt sẽ làm hỏng động cơ và nguy cơ cháy. Trong chiến tranh, B-29 có khả năng bay cao đến 40.000 ft ở tốc độ bay thực đến 350 mph. Đây là biện pháp phòng thủ tốt nhất, vì máy bay tiêm kích thời ấy hiếm khi bay cao đến đó, và ít chiếc có thể theo kịp nếu nó ở sẵn đó và chờ đợi. Chỉ có những pháo phòng không hạng nặng mới bắn tới và vì Phe Trục không có những ngòi nổ tiếp cận, việc bắn trúng máy bay gần như là không thể. Đội bay được hưởng ưu điểm của khoang lái điều áp toàn bộ, lần đầu tiên áp dụng cho máy bay ném bom. Khoang lái và mũi máy bay được điều áp, nhưng những nhà thiết kế phải đối mặt quyết định có nên điều áp khoang chứa bom, sẽ phải làm giảm áp khi ném bom. Giải pháp là giữ khoang bom không điều áp, và thiết kế một đường hầm ngang qua 2 khoang chứa bom. Đường hầm nối 2 khu vực được điều áp trước và sau máy bay, và cũng được điều áp, giúp đội bay di chuyển giữa 2 khu vực.

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 30 Tháng Mười, 2009, 02:04:31 pm

Máy bay ném bom hạng nặng chiến lược B29 [B-29 Superfortress] continue... //vi.wikipedia.org/wiki/B-29_Superfortress

Điều khiển bay

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/26/B29.maxwell.750pix.jpg/800px-B29.maxwell.750pix.jpg] Một chiếc Superfortress quay về sau một phi vụ huấn luyện

Khi bay, phi công ra các lệnh về thông số của động cơ và góc cánh [gần giống như thuyền trưởng ra các lệnh đến buồng máy tàu], thay vì trực tiếp đẩy cần ga và bật các điều khiển cánh. Một cải tiến khác nữa là các tính toán đội bay phải thực hiện trước và trong chuyến bay. Trước B-29, các quy trình bay chỉ đưa ra ước lượng gần đúng các thông số, và phi công phải dựa trên bản năng và kinh nghiệm để thao tác. Quy trình bay của B-29 cung cấp các bảng biểu để tính toán tốc độ cất cánh và hạ cánh dựa trên trọng lượng, cao độ và nhiệt độ. Tìm ra được các thông số động cơ tối ưu khi bay đường trường cần tham khảo cao độ, nhiệt độ bên ngoài, trọng lượng máy bay và tốc độ bay thực. Thông số động cơ phải được tính lại sau mỗi 2 giờ hay mỗi khi thay đổi độ cao. Kiểu tính toán này trở nên thông thường đối với hàng không dân dụng và quân sự ngày nay, nhưng là một sáng tạo rất đột phá vào thời kỳ 1944. Lợi ích nó mang lại cho việc tăng tầm bay và tính năng bay hoàn toàn không thể chối cãi được. Đa số phi công thấy kiểu máy bay B-29 này khá dễ chịu, tuy nhiên những cần điều khiển của nó không được trợ lực nên rất nặng, đòi hỏi người khá khỏe để vận hành [Higham 1975]. Cho dù nó có thể bay chỉ với 2 động cơ khi ở trên không, máy bay bị ảnh hưởng do động cơ bị quá nóng khi bay cách đó; nhiều chiếc B-29 bị rơi tại Saipan sau khi hỏng 1 động cơ lúc cất cánh với tối đa tải trọng.

Lịch sử hoạt động

Thế chiến II

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/84/Boeing_B-29_Superfortress_USAF.JPG] B-29 đang bay

Kế hoạch ban đầu, áp dụng dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Franklin D. Roosevelt như là một lời hứa đối với Trung Quốc và gọi là Chiến dịch Matterhorn, dùng B-29 tấn công Nhật Bản từ 4 căn cứ tiền phương ở Quảng Tây, Nam Trung Hoa, và 5 căn cứ chính ở Ấn Độ, và để tấn công các mục tiêu khác trong khu vực Trung Hoa - Ấn Độ khi cần thiết. Vùng Chengdu được chọn sau đó hơn là vùng Guilin để loại bớt việc cần phải tập trung, trang bị và huấn luyện cho 50 sư đoàn Trung Hoa để bảo vệ các căn cứ tiền phương khỏi sự tấn công trên bộ từ phía Nhật. Japanese ground attack. XX Bomber Command, ban đầu dự định có 2 không đoàn, được rút xuống còn 1 không đoàn với 4 nhóm do thiếu máy bay, đã giới hạn hiệu quả các cuộc tấn công từ Trung Hoa. Đây là một kế hoạch cực kỳ tốn kém, vì không có liên lạc đường bộ giữa Ấn Độ và Trung Hoa, nên mọi tiếp liệu phải được không vận qua dãy núi Himalayas. B-29 bắt đầu đến Ấn Độ từ đầu tháng 4-1944. Chuyến bay B-29 đầu tiên đến đến các sân bay Trung Quốc [qua dãy Himalayas, hay "The Hump"] diễn ra ngày 24 tháng 4 năm 1944. Phi vụ chiến đấu B-29 đầu tiên bay vào ngày 5 tháng 6 năm 1944, với 77 trong số 98 máy bay cất cánh từ Ấn Độ ném bom xưởng đường sắt tại Bangkok [5 chiếc B-29 bị mất do những lý do kỹ thuật]. Ngày 15 tháng 6 năm 1944, 47 chiếc B-29 cất cánh từ Chengdu, Trung Hoa, ném bom Nhà máy Sắt Thép Hoàng gia tại Yawata. Đây là trận tấn công đảo chính quốc Nhật đầu tiên kể từ trận không kích Doolittle vào tháng 4 năm 1942. Trong trận này, chiếc B-29 đầu tiên bị mất trong chiến đấu khi phải hạ cánh khẩn cấp và bị máy bay tiêm kích Nhật phá hủy trên mặt đất. Vì những chiến dịch này có chi phí rất đắt, việc tấn công Nhật từ các sân bay Trung Hoa tiếp tục với mật độ tương đối thấp. Nhật Bản bị ném bom vào: 7 tháng 7 năm 1944 [14 B-29s], 29 tháng 7 [70+], 10 tháng 8 [24], 20 tháng 8 [61], 8 tháng 9 [90], 26 tháng 9 [83], 25 tháng 10 [59], 12 tháng 11 [29], 21 tháng 11 [61], 19 tháng 12 [36] và cuối cùng vào 6 tháng 1 năm 1945 [49]. B-29 được rút khỏi các sân bay Trung Hoa vào cuối tháng 1-1945. Trong suốt thời kỳ này B-29 từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng tấn công vào nhiều mục tiêu khác khắp Đông Nam Á. Tuy nhiên, toàn bộ các nỗ lực của B-29 được chuyển dần sang các căn cứ mới ở quần đảo Marianas, và phi vụ B-29 cuối cùng từ Ấn Độ thực hiện ngày 29 tháng 3 năm 1945.

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/79/Enola_Gay2.jpg/800px-Enola_Gay2.jpg] Chiếc Boeing B-29 Superfortress "Enola Gay" sau khi thả bom nguyên tử xuống Hiroshima.

Nhu cầu sử dụng những căn cứ không thuận tiện ở Trung Hoa để tấn công Nhật Bản chấm dứt sau khi Mỹ chiếm được quần đảo Marianas vào năm 1944. Trên các đảo Tinian, Saipan và Guam, 5 sân bay chính được xây dựng, mỗi sân bay làm căn cứ cho một không đoàn [4 phi đội] B-29, trở thành điểm cất cánh của những cuộc không kích B-29 lớn vào Nhật Bản vào năm cuối cùng của cuộc chiến. Các đảo này được tiếp liệu dễ dàng bằng tàu. Chiếc B-29 đầu tiên đến Saipan ngày 12 tháng 10 năm 1944, và phi vụ chiến đấu đầu tiên bay vào ngày 28 tháng 10 với 14 chiếc B-29 tấn công đảo san hô Truk. Phi vụ đầu tiên thực hiện trên chính quốc Nhật từ Marianas bay ngày 24 tháng 11 năm 1944, với 111 chiếc B-29 tấn công Tokyo. Từ lúc ấy, các cuộc không kích căng thẳng hơn được thực hiện đều đặn cho đến hết chiến tranh. Nó thành công trong việc hủy diệt tất cả các thành phố lớn của Nhật [ngoại trừ Kyoto] và gây thiệt hại nặng cho công nghiệp chiến tranh Nhật Bản. Mặc dù ít được ngưỡng mộ, chương trình thả mìn bằng máy bay do B-29 thực hiện nhằm phong tỏa các tuyến đường thủy và lối ra vào hải cảng Nhật Bản làm suy giảm nghiêm trọng khả năng cung cấp cho thường dân và tiến hành chiến tranh. Có lẽ chiếc B-29 nổi tiếng nhất là chiếc Enola Gay, đã thả trái bom nguyên tử 'Little Boy' xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945. Bockscar, một chiếc B-29 khác, thả 'Fat Man' xuống Nagasaki ba ngày sau. Cả hai được chọn để cải tiến ngay trên dây chuyền sản xuất ở xưởng Omaha mà sau này trở thành căn cứ không quân Offutt. B-29 chỉ được sử dụng trong Thế Chiến II tại Mặt trận Thái Bình Dương.

Xung đột Triều Tiên

B-29 tham gia Chiến tranh Triều Tiên, ban đầu trong các phi vụ ném bom chiến lược ban ngày, và một số ít các mục tiêu chiến lược và xí nghiệp tại Bắc Triều Tiên nhanh chóng bị san bằng. Quan trọng hơn, từ năm 1950 một số máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết MiG-15 'Fagot' xuất hiện trên bầu trời Triều Tiên [một kiểu máy bay được thiết kế đặc biệt để bắn hạ B-29], và sau một số thiệt hại, các phi vụ của B-29 sau đó được giới hạn chỉ bay đêm, hầu hết nhằm mục đích can thiệp. Trong suốt cuộc chiến, B-29 bay 20.000 phi vụ, thả 200.000 tấn bom, còn các xạ thủ trên B-29 bắn rơi được 27 máy bay địch.

Phục vụ sau chiến tranh

B-29 nhanh chóng trở nên lạc hậu sau sự phát minh ra động cơ phản lực. Với sự ra đời của chiếc Convair B-36 khổng lồ, B-29 được phân loại lại thành máy bay ném bom tầm trung trong Không quân Hoa Kỳ mới thành lập. Tuy nhiên, biến thể B-50 sau đó [có tên ban đầu là B-29D] thực hiện khá tốt những vai trò tìm kiếm cứu nạn trên biển, trinh sát điện tử, và ngay cả tiếp nhiên liệu trên không. Những vai trò căn bản của B-50D được thay thế vào đầu những năm 50 bởi chiếc Boeing B-47 Stratojet, rồi chiếc này cũng được thay bằng Boeing B-52 Stratofortress. Tổng cộng có 3.970 chiếc B-29 đã được chế tạo trước khi nó nghỉ hưu vào năm 1960.

Đặc điểm kỹ thuật

Đặc tính chung • Đội bay: 11 người [phi công chính, phi công phụ, kỹ sư, chuyên viên ném bom, hoa tiêu, điện báo viên, sĩ quan radar, xạ thủ súng máy [2], xạ thủ súng máy đuôi, xạ thủ súng máy trên].

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4d/Boeing_B-29_Superfortress.jpg] Boeing B-29 Superfortress

• Chiều dài: 30,2 m [99 ft 0 in] • Sải cánh: 43,1 m [141 ft 3 in] • Chiều cao: 8,5 m [29 ft 7 in] • Trọng lượng không tải: 33.800 kg [74.500 lb] • Trọng lượng có tải: 54.000 kg [120.000 lb] • Trọng lượng cất cánh tối đa: 60.560 kg [133.500 lb] • Động cơ: 4 × động cơ Wright R-3350-23 bố trí hình tròn, turbo siêu tăng áp, công suất 2.200 mã lực [1.640 kW] mỗi động cơ Đặc tính bay • Tốc độ lớn nhất: 574 km/giờ [310 knot, 357 mph] • Tốc độ bay đường trường: 350 km/giờ [190 knot, 220 mph] • Tầm bay tối đa: 9.000 km [4.900 nm, 5.600 mi] • Bán kính chiến đấu: 5.230 km [2.820 nm, 3.250 mi] • Trần bay: 10.200 m [33.600 ft] Vũ khí • 12 × súng máy 12,7 mm Browning M2 trong những tháp điều khiển từ xa • 1 × Pháo M2 20 mm gắn ở đuôi, được tháo bỏ không lâu sau khi đưa vào sử dụng • 9.000 kg bom

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 08:00:14 am

Dự án Manhattan //en.wikipedia.org/wiki/Manhattan_Project

Dự án Manhattan là dự án phát triển vũ khí hạt nhân đầu tiên trong Thế chiến II do Mỹ, Anh và Canada thực hiện.

Dự án đã thành công với ba vụ nổ vào năm 1945: một vụ nổ thử nghiệm vào ngày 16 tháng 7 gần Alamogordo, New Mexico [vụ thử Trinity]; một quả bom uranium có tên "Little Boy" đã nổ ngày 6 tháng 8 tại Hiroshima, Nhật Bản; và một quả bom plutonium có tên "Fat Man" nổ ngày 9 tháng 8 tại Nagasaki, Nhật Bản.

Dự án này xuất phát do vào thập niên 1930, các nhà khoa học lo ngại Đức quốc xã cũng đang nghiên cứu một loại vũ khí như vậy. Bắt đầu từ một chương trình nhỏ năm 1939, dự án này đã huy động hơn 130.000 người và tiêu tốn gần 2 tỉ USD [tương đương 20 tỉ USD tính tại năm 2004].

Khi chứng kiến vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên của thế giới ba tuần trước khi Hiroshima bị san phẳng, người chế tạo ra bom nguyên tử, nhà vật lý hàng đầu Robert Oppenheimer cùng người đồng nghiệp nhà vật lý Kenneth Bainbridge đã tóm tắt sức mạnh đáng sợ của quả bom một cách chân thực: Nó sẽ huỷ diệt cả hành tinh này. Oppenheimer nói: Tất cả chúng tôi đều ý thức được rằng thế giới loài người sẽ thay đổi vĩnh viễn. Một số người đã khóc, một số khác thì cười nhưng phần lớn đã im lặng. [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/03/JROppenheimer-LosAlamos.jpg] Robert Oppenheimer

Năm 1943, dự án Mathattan mật mã chỉ việc chế tạo bom nguyên tử, bắt đầu được thực hiện dưới sự bảo vệ tuyệt mật. Ba quả bom nguyên tử được chế tạo thành công vào năm 1945 khi nước Mỹ lên kế hoạch về một cuộc chiến tranh đầy gian nan và đẫm máu vào Nhật Bản. Hai trong những quả bom này, có tên là Little Boy - trái bom uranium và Fat man - trái bom plutonium, đã sẵn sàng để vận chuyển tới châu á Thái Bình Dương với kỳ vọng sẽ giúp quân đội Mỹ chiến thắng trong Thế chiến II. Các nhà khoa học tin rằng trái bom uranium sẽ hoạt động tốt, nhưng trái bom plutonium vẫn phải được phát nổ thử nghiệm trong bí mật trước khi thả nó xuống đất nước Nhật Bản. Mùa xuân năm 1944, Oppenheimer và Bainbridge được điều đến một căn cứ bí mật, nằm cách biệt trên một dải sa mạc có tên Chuyến đi thần chết nằm cách 300km về phía Nam so với căn cứ đóng quân bí mật của họ tại Los Alamos ở Bắc New Mêhicô. Tại đây một vũ khí có sức huỷ diệt mạnh nhất trong lịch sử, mang tên The Gadget được đặt trên một tháp làm bằng thép cao 30m và cho phát nổ tại khu Trinity mới sau khi Tổng thống Mỹ Harry Truman cho phép.

Ngày 16-7-1945, một vài giây trước 5h30 sáng, một tiếng nổ lớn phát ra, phóng những tia xạ hạt nhân từ lõi plutonium của trái bom và khiến bầu trời đêm sáng tỏ như ban ngày. Tướng Thomass Farrel, chỉ huy lực lượng quân sự tại căn cứ đã viết: Cả đất nước bùng lên một quầng sáng bởi những tia sáng phóng ra với cường độ ánh sáng tăng lên nhiều lần so với ánh nắng mặt trời vào giữa ban ngày. Vụ nổ phát sáng lan khắp mọi núi đồi và len đến từng khe hở và kẽ nứt ở dãy núi ngay gần đó với những ánh sáng không thể miêu tả được nhưng khiến chúng ta đều có thể hình dung. Vụ nổ bắt đầu từ những luồng gió lớn rồi đến một tiếng gầm đáng sợ mạnh mẽ cảnh báo về những chết chóc mà trái bom đem theo. Vụ nổ thậm chí còn làm vỡ tung cửa sổ của khu dân cư nằm cách đó 200km nhưng người dân trong khu vực này lại được thông báo rằng đó chỉ là một vụ nổ của kho đạn quân đội. Edward Teller, một trong những nhà khoa học hàng đầu của dự án này phải đeo kính sát tròng để chứng kiến vụ nổ mà không bị mù mắt. Tại lõi của vũ khí, nhiệt độ đã lên đến hàng triệu độ, giống như một quả cầu lửa. Sau khi mặt trời mọc, một nhóm được trang bị đồ bảo vệ thân thể khỏi tia phóng xạ, đã lần đường tìm đến chỗ phát nổ mà tại đó đã phóng lên một trái cầu lửa. Toà tháp bằng thép đã biến mất, hai chân thép cắm sâu vào trong bê tông, một hố nông lan rộng khoảng 800m phủ lên một chất trắng cho thấy độ nóng đã làm bốc hơi cả cát sa mạc.

Ngày 6-8-1945, vụ đánh bom thành phố Hiroshima đã làm 140.000 người gần nửa dân số của thành phố trong thời gian đó thiệt mạng. Ba ngày sau đó, hơn 70.000 người cũng bị thiệt mạng trong một trận đánh bom xuống thành phố Nagasaki. Sau 6 ngày, Nhật Hoàng lần đầu tiên đã tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh.

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f4/Manhattan_Project_US_Map.png] Manhattan Project US Map

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: BinhNguyen2108 trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 10:09:16 am

ủa em tưởng dự án Mahattan là tuyệt mật mà sao lắm trung tâm nghiên cứu thế nhỉ ;D

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 11:09:18 pm

ủa em tưởng dự án Mahattan là tuyệt mật mà sao lắm trung tâm nghiên cứu thế nhỉ ;D

Đâu có loại trừ nhau? Trong số các cơ sở trên, thì khu Richland là một trong những cơ sở đầu tiên và quy mô nhất, nằm cách Seattle 45 phút bay hoặc 4h đi xe buýt. Thành phố nhỏ có tên là Kennewick nằm giữa sa mạc, khá biệt lập, bình yên, cư dân chủ yếu là dân trí thức sống và làm việc cho cơ sở hạt nhân này, hiện tại, một trong những nhiệm vụ của cơ sở này là đảm nhiệm việc sản xuất toàn bộ lượng Plutoni cho kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Hai quả bom ném xuống Nhật Bản cũng ra đời tại cơ sở này.

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 12:21:48 pm

//www.biethet.com/tin/diem-mat-nhung-cuong-quoc-hat-nhan-tren-the-gioi_tin205556.html Những cường quốc hạt nhân trên thế giới

Trong số các cường quốc hạt nhân, có những cường quốc chính thức, như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga. Ngoài ra, có những nước “tự xưng” như Triều Tiên, Ấn Độ, Pakistan; và những quốc gia được cho là bí mật phát triển hạt nhân như Israel, Iran.

Mặc dù Mỹ là một cường quốc hạt nhân, nhưng Tổng thống Obama đã cam kết sẽ hướng tới mục tiêu phi hạt nhân.

Những cường quốc hạt nhân chính thức

Mỹ: Theo các tính của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược [START], đến tháng 1/2009, Mỹ ước tính có 5.200 đầu đạn hạt nhân và đã triển khai sẵn sàng hành động 2.700 đầu đạn [trong đó có 2.200 đầu đạn chiến lược và 500 phi chiến lược].

Hiệp ước Mátxcơva tháng 5/2002 [Hiệp ước cắt giảm tấn công chiến lược hay SORT] giữa Mỹ và Nga quy định hai nước phải giảm các lực lượng hạt nhân chiến lược đã được triển khai của họ xuống còn 1.700-2.200 cho tới năm 2012.

Trong “Bài phát biểu Prague” vào tháng 4/2009, Tổng thống Mỹ Obama đã cam sẽ thực hiện mục tiêu dài hạn không có vũ khí hạt nhân.

Nga: Nga ước tính có khoảng 14.000 đầu đạn hạt nhân, mặc dù tổng số này vẫn chưa chắc chắn vì không có số chính xác về loại vũ khí chiến thuật. Theo điều khoản của START, kho hạt nhân của Nga đã giảm xuống còn khoảng 4.138 đầu đạn hạt nhân chiến lược cho tới tháng 7/2008.

Pháp: Pháp là thành viên của Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân [NPT] kể từ năm 1992. Năm 2008, Tổng thống Pháp Sarkozy tuyên bố nước ông sẽ từ bỏ các tên lửa tàu ngầm của mình trong khi cắt giảm vũ khí phòng không xuống 1/3, còn khoảng 290 đầu đạn.

Đến tháng 9/2008, Pháp đã giảm kho vũ khí hạt nhân của mình xuống xấp xỉ 300 đầu đạn hạt nhân.

Anh: Kho hạt nhân của nước này có chưa đến 200 đầu đạn chiến lược và “dưới chiến lược”, được triển khai trên các tầu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Vanguard.

Trung Quốc: ước tính có khoảng 40 vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật và có kho nhiên liệu đủ để sản xuất một số lượng vũ khí lớn hơn thế. Quốc gia này gia nhập NPT vào năm 1992 vớ tư cách là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và đã cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia phi hạt nhân.

Các cường quốc hạt nhân “tự xưng”

Triều Tiên: Triều Tiên thử thiết bị nổ hạt nhân đầu tiên của mình vào tháng 10/2006 và lần thứ hai vào tháng 5 vừa qua. Nước này rút khỏi NPT vào tháng 1/2003. Ngoài ra, Triều Tiên cũng tiến hành thử rất nhiều tên lửa.

Vòng đàm phán 6 bên giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Mỹ bắt đầu vào năm 2003, nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân. Nhưng vòng đàm phán đã bị đổ bể vào năm 2005.

Vòng đàm phán được nối lại vào năm 2007 và vào tháng 6/2008, Triều Tiên đệ trình danh sách các chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Tuy nhiên, vào tháng 4 vừa qua, Triều Tiên cho biết họ sẽ tái khởi động nhà máy hạt nhân sản xuất pluton ở cấp độ vũ khí.

Ấn Độ: Đã chính thức tự tuyên bố là một quốc gia hạt nhân. New Delhi được cho là đã sản xuất được pluton ở cấp độ vũ khí, đủ để sản xuất ít nhất 100 đầu đạn hạt nhân. Trong báo cáo năm 2007, Uỷ ban quốc tế về nhiên liệu tách ước tính nước này đã lắp đặt 50-60 đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó cả Ấn Độ và Pakistan đều không ký kết hiệp ước NPT.

Pakistan: Pakistan được cho là có xấp xỉ 580-800kg urani làm giàu cao, đủ để sản xuất 30-50 quả bom hạt nhân. Theo LHQ, Pakistan đã được Trung Quốc hỗ trợ về nhiên liệu, kỹ thuật và chuyên gia. Hiệp hội các nhà khoa học nguyên tử vào năm 2007 ước tính kho vũ khí của Pakistan gồm khoảng 60 đầu đạn hạt nhân.

Những nước hạt nhân “bí mật”

Israel: Người ta luôn ngầm hiểu Israel sở hữu một kho vũ khí hạt nhân khá lớn, tuy nhiên nước này vẫn duy trì chính sách nhập nhằng về vấn đề này. Dựa trên ước tính về khả năng sản xuất pluton của lò phản ứng Dimona, Israel có xấp xỉ 100-200 thiết bị nổ hạt nhân tiên tiến. Một cách chính thức, Israel tuyên bố rằng họ sẽ không phải là nước đầu tiên giới thiệu vũ khí hạt nhân ở Trung Đông. Israel cũng không ký hiệp ước NPT.

Iran: Iran đã ký kết NPT với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân từ năm 1970. Tuy nhiên, nước này có chương trình làm giàu urani mà theo họ là để phục vụ cho nhu cầu điện năng. Các cường quốc phương Tây ngờ rằng Iran đang nỗ lực phát triển cách thức để tạo bom nguyên tử, do nước này đã không thông báo các cơ sở hạt nhân của mình cho cơ quan theo dõi hạt nhân của LHQ và tiếp tục giới hạn sự thanh sát của LHQ. Hiện Iran đang phải chịu 3 lệnh trừng phạt của LHQ vì từ chối ngừng chương chình làm giàu urani gây tranh cãi của mình.

Vũ Quý Theo Reuters

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 12:28:01 pm

//www.biethet.com/tin/diem-mat-nhung-cuong-quoc-hat-nhan-tren-the-gioi_tin205556.html Những cường quốc hạt nhân trên thế giới

Trong số các cường quốc hạt nhân, có những cường quốc chính thức, như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga. Ngoài ra, có những nước “tự xưng” như Triều Tiên, Ấn Độ, Pakistan; và những quốc gia được cho là bí mật phát triển hạt nhân như Israel, Iran.

Mặc dù Mỹ là một cường quốc hạt nhân, nhưng Tổng thống Obama đã cam kết sẽ hướng tới mục tiêu phi hạt nhân.

Những cường quốc hạt nhân chính thức

Mỹ: Theo các tính của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược [START], đến tháng 1/2009, Mỹ ước tính có 5.200 đầu đạn hạt nhân và đã triển khai sẵn sàng hành động 2.700 đầu đạn [trong đó có 2.200 đầu đạn chiến lược và 500 phi chiến lược].

Hiệp ước Mátxcơva tháng 5/2002 [Hiệp ước cắt giảm tấn công chiến lược hay SORT] giữa Mỹ và Nga quy định hai nước phải giảm các lực lượng hạt nhân chiến lược đã được triển khai của họ xuống còn 1.700-2.200 cho tới năm 2012.

Trong “Bài phát biểu Prague” vào tháng 4/2009, Tổng thống Mỹ Obama đã cam sẽ thực hiện mục tiêu dài hạn không có vũ khí hạt nhân.

............

Vũ Quý Theo Reuters

Muốn làm ông kễnh thì có hai thứ: quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an và vũ khí hạt nhân. Nên mong muốn của nhân loại vẫn cứ chỉ là mong muốn, còn thực hiện thì là cả câu chuyện dài chưa..hay...không có hồi kết. Như thể việc mở rộng HĐBA nhưng vẫn duy trì quyền phủ quyết của 5 chú hiện tại thì mãi vẫn cứ là chuyện sổ đỏ đòi hộ khẩu và hộ khẩu đòi sổ đỏ. >:[

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: BinhNguyen2108 trong 05 Tháng Mười Một, 2009, 08:10:22 am

Em thấy các bác ợ Iran mà có năng lực hạt nhân thật sự thì ông Do thái chắc chắn sẽ bất chấp sự ngăn cản của đại ca Hoa Kỳ mà xông vào cố sống cố chết tiêu diệt mấy cái cơ sở ngầm như Isphahan[xin lỗi nếu em viết sai] .Dù sao Do Thái cũng sẽ bằng mọi giá giữ vị trí độc quyền vũ khí hạt nhân ở Trung Đông của nó chứ[liên quan đến chuyện còn hay mất của nó mà].

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 08 Tháng Mười Một, 2009, 03:08:15 pm

Thực trạng Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ Source: //www.vitinfo.com.vn/Print/LA65701/default.htm

Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ gồm nhiều loại phương tiện phóng vũ khí hạt nhân. Các hệ thống vũ khí hạt nhân tầm xa, bao gồm các tên lửa tầm xa trên lãnh thổ Mỹ, tên lửa tầm xa trên tàu ngầm, và máy bay ném bom hạng nặng có thể đe doạ các mục tiêu ở Liên Xô, đều là các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân chiến lược.

Vào thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991, Mỹ đã triển khai hơn 10.000 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện phóng này. Tuy nhiên, đến nay số lượng đầu đạn hạt nhân này đã giảm xuống dưới 6.000 đầu đạn, và đến năm 2012, theo Hiệp ước Moscow, sẽ giảm xuống còn 2.200 đầu đạn hạt nhân.

Mỹ và Nga đang thảo luận một hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới sẽ quy định cắt giảm hơn nữa các lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ xuống còn 1.500 đến 1.675 đầu đạn hạt nhân đã triển khai.

Hiện tại, lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa [ICBM] trên đất liền của Mỹ bao gồm 450 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III được trang bị tổng số 1.200 đầu đạn hạt nhân, mỗi tên lửa được gắn từ 1 đến 3 đầu đạn.

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/60/Minuteman3launch.jpg/300px-Minuteman3launch.jpg] Minuteman III Intercontinental ballistic missile

[//www.globalsecurity.org/wmd/systems/images/image017.jpg]

Manufacturer Boeing Unit cost $7,000,000 Specifications Weight 78,000 lb [35,300 kg] Length 59 ft 9.5 in [18.2 m] Diameter 5 ft 6 in [1.7 m] [1st stage] Warhead Nuclear W62, W78, or [2006-] W87 Engine Three solid-propellant rocket motors; first stage - Thiokol TU-122 [M-55]; Operational range 8,100 miles [13,000 km] Flight altitude 700 miles [1,120 kilometers] Speed Approximately 15,000 mph [Mach 23, or 24,100 km/h, or 7 km/s] [terminal phase] Guidance system Inertial Launch platform Silo

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8b/Minuteman_III_in_silo_1989.jpg/180px-Minuteman_III_in_silo_1989.jpg] Minuteman III in silo

Không quân Mỹ đã loại bỏ tất cả 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa mang 10 đầu đạn hạt nhân Peacekeeper, họ có kế hoạch sẽ triển khai các đầu đạn hạt nhân Peacekeeper cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman. Trong thời gian gần đây, Không quân Mỹ cũng đã loại bỏ 50 tên lửa Minuteman III. Họ còn đang hiện kế hoạch đại hoá các tên lửa Minuteman, thay thế và nâng cấp các động cơ tên lửa, các hệ thống điều khiển và các bộ phận khác.

Trước đó, Không quân Mỹ đã hy vọng vào năm 2018 họ sẽ bắt đầu thay thế tên lửa Minuteman, nhưng họ đã quyết định tiếp tục hiện đại hoá và duy trì các tên lửa hiện tại này.

Hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược của Mỹ hiện có 14 chiếc tàu ngầm lớp Ohio, mỗi chiếc mang được 24 tên lửa Trident II [D-5]. Hải quân Mỹ đã chuyển đổi 4 trong số 18 chiếc tàu ngầm hạt nhân Ohio thành những chiếc tàu ngầm mang ten lửa hành trình phi hạt nhân. Các tàu ngầm còn lại hiện nay mang tổng số khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân, số lượng đầu đạn này chắc chắn sẽ giảm xuống khi Mỹ thực hiện Hiệp ước Moscow.

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/be/USS_Michigan_%28SSBN-727%29.jpg/300px-USS_Michigan_%28SSBN-727%29.jpg] Ohio Class Submarine USS Michigan

Hải quân Mỹ đã thực hiện kế hoạch thay đổi vị trí triển khai của các tàu ngầm này, theo đó 9 tàu ngầm được triển khai tại Thái Bình Dương và 5 chiếc được triển khai tại Đại Tây Dương, nhằm khống chế tốt hơn các mục tiên tại và quanh khu vực châu Á. Hải quân Mỹ cũng đã có những nỗ lực nhằm kéo dài tuổi thọ của các tên lửa và đầu đạn để chúng và các tàu ngầm có thể tiếp tục phục vụ qua năm 2020.

Đội máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ hiện có 20 máy bay ném bom B-2 và 94 máy bay ném bom B-52. Máy bay ném bom B-1 hiện không được trang bị vũ khí hạt nhân nữa. Kế hoạch Quốc phòng Bốn năm một lần 2006 đã đề xuất Không quân Mỹ nên giảm số lượng máy bay B-52 xuống còn 56 chiếc, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ đề xuất này, nhưng sẽ cho phép giảm xuống còn 76 chiếc. Không quân Mỹ cũng đã bắt đầu cho các tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân được trang bị cho máy bay ném bom B-52 nghỉ hưu, chỉ còn lại khoảng 1 nửa số lượng máy bay B-52 được trang bị để mang vũ khí hạt nhân.

[//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/47/B-2_Spirit_original.jpg/300px-B-2_Spirit_original.jpg] B-2 Spirit

Quốc hội Mỹ đã xem xét lại các kế hoạch về các lực lượng hạt nhân chiến lược của Chính quyền Bush. Họ đã xem xét lại một số vấn đề về quy mô trong tương lai của lực lượng này. Ví dụ, một số người đã đặt câu hỏi tại sao Mỹ phải giữ lại đến 2,200 đầu đạn hạt nhân chiến lược. Quốc hội Mỹ cũng có thể sẽ chất vấn các kế hoạch cắt giảm lực lượng Minuteman và đội máy bay ném bom B-52 của Chính quyền Mỹ.

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: tvm303 trong 08 Tháng Mười Một, 2009, 03:16:39 pm

Tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa Trident chứ ko phải tàu ngầm lớp Trident, chắc là có nhầm lẫn rồi.

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 10 Tháng Mười Một, 2009, 11:08:07 am

Thực trạng Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga [1]

[//dantri2.vcmedia.vn/ThumbImages/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Ten-lua-Chien-luo_130.jpg]

Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga hiện được chiếm lĩnh bởi ba “ông lớn”, đó là: Lực lượng tên lửa chiến lược, Lực lượng Hải quân chiến lược và Lực lượng Không quân chiến lược.

Lực lượng tên lửa chiến lược [SMF] là một trong 4 đơn vị chủ chốt cấu thành nên Các Lực lượng Hạt nhân Chiến lược của Liên bang Nga, lực lượng chính sở hữu các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động và cố định trên mặt đất và các đầu đạn hạt nhân. SMF luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, được coi là “nhân tố” quan trọng trong học thuyết quân sự Nga. Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược hiện nay là Thượng tướng Nikolai Solovtsov, được bổ nhiệm vào ngày 27/4/2001.

Là một quân chủng riêng biệt của các Lực lượng Vũ trang Nga, ngay từ khi được thành lập vào ngày 17/12/1959, SMF đã không ngừng lớn mạnh về cả số lượng cũng như chất lượng, ngày càng nâng cao khả năng tác chiến của các tổ hợp tên lửa góp phần quan trọng tạo nên thế cân bằng hạt nhân giữa Liên xô và Mỹ trong những năm 70 của thế kỷ trước.

Kể từ sau Hiệp ước cắt giảm các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ký kết năm 1987 giữa Liên xô và Mỹ, Hiệp ước hạn chế và cắt giảm các vũ khí tấn công chiến lược START-I năm 1991 và START-II năm 1993 giữa Nga và Mỹ, quân số cũng như trang bị của SMF đã bị cắt giảm một cách đáng kể.

Theo sắc lệnh của Tổng thống ban hành ngày 24/3/2001, SMF bị hạ cấp từ một quân chủng riêng biệt trong biên chế của các Lực lượng Vũ trang xuống thành một binh chủng độc lập thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tham mưu.

Hiện tại, chiến lược phát triển dài hạn của SMF là chú trọng tăng số lượng các tổ hợp tên lửa cơ động và đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa Topol-M hiện đại có khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ.

Tính tới đầu năm 2008, Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga có 682 hệ thống tên lửa chiến lược có khả năng mang 3.100 đầu đạn hạt nhân. So với năm 2007, số lượng các tên lửa tăng thêm 39 quả [5,3%], số lượng đầu đạn tăng 177 đơn vị [5,3 %]. Riêng SMF sở hữu 430 tổ hợp tên lửa, có khả năng mang 1605 đầu đạn hạt nhân. Hiện tại, trong trang bị của SMF có 75 tên lửa R-36MUTTH và R-36M2 [SS-18, Satan], 100 tên lửa UR-100NUTTH [SS-19], 201 tổ hợp tên lửa di động trên đường Topol [SS-25], 48 hầm phóng và 6 tổ hợp Topol - M [SS-27] cơ động hiện đại nhất.

Lực lượng Tên lửa Chiến lược bao gồm 3 tập đoàn quân tên lửa: Tập đoàn quân tên lửa phòng vệ số 27 đóng tại Vladimir, Tập đoàn quân tên lửa số 31 [Orenburg], Tập đoàn quân tên lửa phòng vệ số 33 [Omsk]. Tập đoàn quân tên lửa số 53 [Chita] đã bị giải thể vào năm 2002.

Các hệ thống tên lửa đạn đạo hiện có trong biên chế của SMF

SS-18 “Satan” [R-36M]

Tên lửa R-36MUTTH [RS-20B] và R-36M2 [RS-20V], theo cách gọi của NATO là SS-18 “Satan”, do Phòng Thiết kế Phương Nam đặt tại Dnepropetrovsk [Ukraine] phát triển. R-36MUTTH bắt đầu được triển khai nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1979-1983, còn R-36M2 từ năm 1988-1992. Cả hai loại tên lửa này đều do Nhà máy chế tạo máy Phương Nam sản xuất với 2 tầng nhiên liệu lỏng và có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Ten-lua-Chien-luoc-22908-02.jpg]

SS-18 “Satan”là tổ hợp tên lửa cố định, phóng từ hầm phóng, có tầm bắn tối đa là 11.000 km và lượng chất nổ lên đến 8,8 tấn.

Do có thời gian phục vụ từ 25-30 năm theo dự kiến, R-36M2 có thể kéo dài thời gian hoạt động tới khoảng năm 2020. Bởi vậy, trong kế hoạch phát triển của mình, SMF có tính đến việc đưa toàn bộ số tên lửa R-36M2 [khoảng 40 chiếc] vào trạng thái trực chiến.

SS-19 “Stiletto” [UR-100N]

Tên lửa UR-100NUTTH, theo cách gọi của NATO là SS-19, do Nhà máy cơ khí NPO ở Reutov [Ngoại ô Matxcơva] thiết kế trong giai đoạn từ năm 1979–1984, sau đó được Nhà máy sản xuất trang thiết bị M. V. Khrunichev [Matxcơva] chế tạo.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Ten-lua-Chien-luoc-22908-03.jpg]

SS-19 cũng là một tổ hợp tên lửa cố định với 2 tầng nhiên liệu lỏng và có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân. Mỗi quả tên lửa SS-19 có khả năng mang 6 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 750 kiloton và có thể cùng lúc nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Hiện nay, một số tên lửa SS-19 đã hết hạn sử dụng và bắt đầu được đưa ra khỏi trang bị của SMF, tuy nhiên, sau một loạt cuộc thử nghiệm thành công, SS-19 vẫn có thể kéo dài thời gian phục vụ lên ít nhất 25 năm, vì thế chúng vẫn được giữ lại tiếp tục hoạt động thêm nhiều năm nữa.

SS-25 “Sickle” [RT-2PM Topol]

Tổ hợp tên lửa di dộng trên đường RT-2PM Topol, còn được NATO gọi là tên lửa SS-25 “Sickle”, do Viện Công nghệ Nhiệt Matxcơva nghiên cứu và triển khai trong giai đoạn từ năm 1985-1992. Các tên lửa SS-25 “Sickle” được sản xuất tại nhà máy chế tạo tên lửa Votkinsk gần Izhevsk cách thủ đô Matxcơva khoảng 1.000 km về phía Đông.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Ten-lua-Chien-luoc-22908-04.jpg]

SS-25 “Sickle” có 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn với tầm bắn 10.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân có sức công phá 550 kiloton.

Theo kế hoạch, SS-25 “Sickle” vẫn sẽ có mặt trong nhóm tên lửa chiến lược của Nga cho tới năm 2015 và sau đó sẽ được thay thế bằng thế hệ tên lửa Topol-M hiện đại hơn.

SS-27 [RT-2UTTH Topol-M]

RT-2UTTH Topol-M hay SS-27 [theo cách gọi của NATO] là tổ hợp tên lửa tối tân nhất của Nga hiện nay. SS-27 do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển, là phiên bản cải tiến từ tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-25 [RT-2PM Topol] trước đó.

SS-27 gồm 2 phiên bản: Loại thứ nhất bắn từ hầm phóng, bắt đầu đượcc triển khai từ năm 1997, cho đến nay đã có 48 quả trong biên chế của SMF. Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, bắt đầu đưa vào trang bị của SMF từ năm 2006, hiện nay đã có 6 tổ hợp trong biên chế của SMF.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Ten-lua-Chien-luoc-22908-05.jpg]

SS-27 [RT-2UTTH Topol-M] bắn từ hầm phóng

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Ten-lua-Chien-luoc-22908-06.jpg]

SS-27 [RT-2UTTH Topol-M] bắn từ xe cơ động chuyên dụng

Tên lửa SS-27 có 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn, đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với tầm bắn lên tới 10.000 km với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT. Chúng được chế tạo tại nhà máy chế tạo tên lửa Votkinsk.

So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, SS-27 có những đặc điểm hết sức ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Dự kiến đến năm 2015, đây sẽ là loại tên lửa chủ lực trong hệ thống tên lửa hạt nhân trên bộ của Nga.

* SS là viết tắt của từ Surface-to-surface, có nghĩa đất đối đất Source: //dantri.com.vn/c36/s36-252379/nhung-ong-trum-trong-kho-vu-khi-hat-nhan-chien-luoc-cua-nga-1.htm

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 12 Tháng Mười Một, 2009, 12:19:02 pm

Thực trạng Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga [2] [//image.tin247.com/dantri/081001113603-83-416.jpg] Trong 3 “ông lớn” của kho vũ khí hạt nhân chiến lược, Lực lượng Hải quân chiến lược được coi là “xương sống” của Quân đội Nga trên biển.

Đây cũng là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích của nước Nga trước các mối đe dọa từ bên ngoài, đồng thời mở rộng ảnh hưởng của nước này tại các khu vực quan trọng khác trên thế giới.

Lực lượng Hải quân Chiến lược là đơn vị sở hữu các tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên biển - lực lượng nòng cốt tạo nên sức mạnh vô địch của Hải quân Nga - Quân chủng độc lập của Các Lực lượng Vũ trang Nga.

Tư lệnh Hải quân hiện nay là Đô đốc Vladimir Vysotsky, được bổ nhiệm vào ngày 12/9/2007.

Tại thời điểm tháng 01/2008, Hải quân Nga có 14 tàu ngầm chiến lược với 4 chủng loại khác nhau. Những tàu ngầm này mang theo 173 tên lửa đạn đạo phóng trên biển [SLBM] và có khả năng phóng tới 611 đầu đạn hạt nhân.

Hiện nay Hải quân Nga có 4 hạm đội: Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen. Chỉ có hai hạm đội được trang bị tàu ngầm hạt nhân là Hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sau khi những chiếc Project 667BDR được đưa ra khỏi biên chế theo kế hoạch thì Hạm đội Biển Bắc sẽ là đơn vị duy nhất được trang bị tàu ngầm chiến lược.

Hạm đội Biển Bắc đóng quân ở Severomorsk [khu vực Murmansk]. Trong thành phần của hạm đội này có 3 tàu ngầm Project 667BDRM [Delta IV] là K-51 “Verkhoturie”, K-84 “Ekaterinburg”, K-407 “Novomoskovsk” và 2 tàu ngầm Project 667BDR [Delta III] là K-44 “Ryazan”, K-496 “Borisoglebsk”. Một chiếc Project 667BDRM là K-18 “Karelia” hiện đang được đại tu và sẽ sớm trở lại phục vụ. Hiện tại, có chiếc Project 667BDR đang trong quá trình ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi.

Hạm đội Thái Bình Dương đóng quân tại Vladivostok. Những chiếc tàu ngầm của hạm đội này thuộc Sư đoàn 16 đồn trú tại Rybachiy [Vịnh Krasheninnikov, bán đảo Kamchatka]. Trong trang bị của Sư đoàn 16 có 4 chiếc Project 667BDR - K-211 “Petropavlovsk-Kamchatskiy”, K-223 “Podolsk”, K-433 “Sv. Georgiy Pobedonosets”, và K-506 “Zelenograd”. Một trong số những chiếc Project 667BDR của hạm đội này đang trong quá trình ngừng hoạt động.

1. Tàu ngầm chiến lược

Toàn bộ số tàu ngầm chiến lược đang hoạt động hiện nay đều được Cục Thiết kế Trang thiết bị Hải quân Trung ương Rubin [thành phố St. Petersburg] nghiên cứu và do Hiệp hội Sản xuất Chế tạo Máy móc Miền Bắc [Severodvinsk, khu vực Archangelsk] đóng.

Project 667BDR [Delta III]

Tàu ngầm Project 667BDR [Delta III] được trang bị cho Lực lượng Hải quân chiến lược Nga từ năm 1976-1982. Tổng cộng có 14 chiếc loại này đã được đóng. Chúng có thể mang hệ thống tên lửa D-9R với 16 tên lửa đạn đạo R-29R [SS-N-18]. Theo kế hoạch, trong một vài năm tới, các tàu ngầm Project 667BDR [Delta III] sẽ được cho “nghỉ hưu”. Tuy nhiên, một chiếc K-44 “Ryazan” vừa được đại tu và trở lại phục vụ vào cuối năm ngoái.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-02.jpg] Tàu ngầm K-44 “Ryazan”

Project 667BDRM [Delta IV]

Tàu ngầm Project 667BDRM [Delta IV] được đưa vào trang bị từ năm 1985-1991. Có tất cả 7 chiếc loại này đã được đóng. Một chiếc K-64 “Vladimir” được nâng cấp thành tàu ngầm dành cho Lực lượng Đặc nhiệm. Những tàu ngầm loại này có thể mang hệ thống tên lửa D-9RM với 16 tên lửa đạn đạo R-29RM [SS-N-23]. Hiện tại, Hải quân Nga vẫn có kế hoạch để 6 chiếc 667BDRM tiếp tục hoạt động, vì vậy, chúng đang được đại tu và sẽ được trang bị tên lửa mới [một biến thể mới của SS-N-23 được thử nghiệm thành công vào tháng 6/2004]. Cho đến lúc này, 4 chiếc 667BDRM là K-51 “Verkhoturie”, K-84 “Ekaterinburg”, K-114 “Tula” và K-117 “Bryansk” đã được đại tu xong.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-03.jpg] Tàu ngầm K-51 “Verkhoturie”

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-04.jpg] Tàu ngầm K-84 “Ekaterinburg”

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-05.jpg] Tàu ngầm K-114 “Tula”

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-06.jpg] Tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo K-117 “Bryansk” [NATO gọi là lớp Delta IV], là chiếc tàu ngầm thứ 1000 được Quân đội Nga hạ thuỷ.

Các tàu ngầm Project 667BDRM [Delta IV] có chiều dài 167 mét, lặn sâu tối đa 400 mét, thủy thủ đoàn gồm 135 người, động cơ gồm: 2 lò phản ứng 90 MW, 2 Turbin 20.000 KW, 2 động cơ Diezel 3000KW. Vũ khí trang bị gồm: hệ thống tên lửa D-9RM với 16 bệ phóng tên lửa đạn đạo R-29RM [SS-N-23], 4 ống phóng ngư lôi 533mm, 18 đến 40 ngư lôi chống tàu.

Project 941 [Typhoon]

Tàu ngầm Project 941 [Typhoon] được đưa vào phục vụ từ năm 1981-1989. Tổng số 6 chiếc loại này đã được sản xuất. Các tàu này có thể mang hệ thống tên lửa D-19 với 20 tên lửa đạn đạo R-39 [SS-N-20]. Phần lớn các tàu ngầm Project 941 đã thôi phục vụ, chỉ duy nhất chiếc TK-208 “Dmitry Donskoy” được Hải quân Nga kéo dài tuổi thọ và trang bị hệ thống tên lửa mới R-30 Bulava.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-07.jpg] Tàu ngầm TK-208 “Dmitry Donskoy”

Các tàu ngầm Project 941 [Typhoon] có chiều dài 172 mét, lặn sâu tối đa 400 mét, thời gian lặn 120 ngày, thủy thủ đoàn từ 150 đến 160 người, động cơ gồm: 2 lò phản ứng hạt nhân 190 MW, 2 turbin hơi nước 50000kW. Project 941 [Typhoon] được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo D-19 với 20 bệ phóng tên lửa R-39 [SS-N-20], 22 tên lửa chống hạm, 2 ống phóng ngư lôi 650 mm và 4 ống 533 mm.

Project 955 [Borey]

Tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ tư Project 955 “Borey” được Hải quân Nga nghiên cứu và phát triển từ năm 1996. Chiếc đầu tiên thuộc thế hệ này mang tên Yury Dolgoruky đã được hạ thủy vào tháng 2/2008 và gia nhập Lực lượng Hải quân vào tháng 10 tới. Yury Dolgoruky được trang bị 16 quả tên lửa Bulava [SS-NX-30], mỗi quả có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn lên tới 8.000 km.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-08.jpg] Tàu ngầm thế hệ thứ tư Project 955 “Borey”

Hai tàu ngầm hạt nhân Project 955 “Borey” khác là Alexander Nevsky bắt đầu đóng vào tháng 3/2004 và chiếc Vladimir Monomakh – 3/2006, tại Nhà máy Sevmash, thuộc khu vực Arkhangelsk ở miền Bắc nước Nga. Cả 2 chiếc này đều được thiết kế để mang hệ thống tên lửa Bulava [SS-NX-30].

2. Các loại tên lửa đạn đạo trên biển

Phần lớn số tên lửa đạn đạo trên biển hiện nay đều do Cục Thiết kế Chế tạo Máy móc [Miass, khu vực Chelyabinsk], hiện là Trung tâm Tên lửa Quốc gia V. P. Makeyev, nghiên cứu và phát triển.

SS-N-18 [R-29R]

Tên lửa R-29R [SS-N-18] được trang bị cho tàu ngầm Project 667BDR, bắt đầu đi vào phục vụ kể từ năm 1979.

SS-N-18 có 2 tầng nhiên liệu lỏng với tầm bắn 4.000 km và có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-09.jpg] Ảnh minh họa một vụ phóng tên lửa R-29R [SS-N-18] từ tàu ngầm Project 667BDR

Các tên lửa SS-N-18 đều được sản xuất tại Nhà máy Chế tạo Máy móc Krasnoyarsk.

SS-N-23 [R-29RM]

Tên lửa R-29RM [SS-N-23] được trang bị cho tàu ngầm Project 667BDRM, bắt đầu đi vào phục vụ từ năm 1986.

SS-N-23 có 3 tầng nhiên liệu lỏng, có thể 4 đầu đạn hạt nhân với tầm phóng khoảng 8.500 km.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-010.jpg] Hình ảnh một vụ phóng tên lửa R-29RM [SS-N-23]

Các tên lửa R-29RM [SS-N-23] cũng được sản xuất tại Nhà máy Chế tạo Máy móc Krasnoyarsk.

SS-N-30 Bulava [SS-NX-30]

SS-N-30 Bulava là phiên bản trên biển của tên lửa đất đối đất hiện đại Topol-M trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Project 955 [Borey].

Các tên lửa SS-N-30 Bulava có tầm bắn 8.000 km và có thể được mang tới 10 đầu đạn hạt nhân.

[//dantri.vcmedia.vn/Uploaded/trangpvt/T9.08/Luc-luong-Hai-quan-Chien-luoc-22908-011.jpg] Hình ảnh một vụ phóng tên lửa SS-N-30 Bulava

Những tên lửa thế hệ mới này do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow nghiên cứu và phát triển. Lần thử nghiệm tên lửa Bulava thành công đầu tiên là vào hồi tháng 9/2005 và mới đây nhất là ngày 18/9/2008. Nguồn: //dantri.com.vn/c36/s36-253146/nhung-ong-trum-trong-kho-vu-khi-hat-nhan-chien-luoc-cua-nga-2.htm

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Hannoi trong 16 Tháng Mười Một, 2009, 12:10:34 pm

Thực trạng Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga [3] [//image.tin247.com/dantri/081011114555-256-804.jpg]

Mới đây, hai chiếc Tu-160 của Nga đã thực hiện chuyến bay lịch sử tới khu bán cầu Tây nhằm đáp trả việc Mỹ đưa tàu chiến đến biển Đen. Động thái cho thấy Không quân chiến lược Nga đang dần tìm lại được vị thế đối trọng với Mỹ và Phương Tây.

Các máy bay ném bom chiến lược là các nhân tố cấu thành của Tập đoàn Không quân số 37 thuộc Bộ Chỉ huy Tối cao [Chiến lược] - lực lượng chủ chốt cấu thành nên Không quân chiến lược Liên Bang Nga.

Hiện nay, chỉ huy tập đoàn quân này là Trung tướng Igor Khvorov, người được bổ nhiệm vào ngày 15/12/2002.

Tính đến thời điểm tháng 1/2007, Tập đoàn Không quân số 37 có 79 máy bay ném bom tích hợp khả năng phóng tên lửa chiến lược tầm xa, có thể mang tới 884 tên lửa hành trình tầm xa. Những loại máy bay ném bom được biên chế chính chủ yếu là 15 chiếc Tu- 160 [Blackjack] và 64 chiếc Tu- 95MS [Bear H]. Vũ khí trên các “pháo đài bay” này là các tên lửa hành hành trình Kh- 55 [AS- 15] và bom trọng lực.

Tập đoàn Không quân số 37 chịu trách nhiệm chỉ huy 2 sư đoàn máy bay ném bom chiến lược hạng nặng Tu-160 [Blackjack] và Tu-95MS [Bear H]. Ngoài ra, Tập đoàn không quân số 37 còn có 4 sư đoàn máy bay ném bom loại Tu- 22M3 [Backfire C].

1. Các máy bay ném bom chiến lược

Tu-95MS [Bear H]

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS [Bear H] do Phòng Thiết kế A. N. Tupolev phát triển và bắt đầu được sản xuất từ năm 1984-1991 tại Nhà máy hàng không ở Kuybyshev [hiện nay là Nhà máy Hàng không Aviakor, Samara]. Máy bay này được trang bị động cơ turbo đẩy. Nó có thể mang 6 tên lửa hành trình Kh-55 trong khoang chứa bom. Phiên bản Tu-95MS16 có thể mang thêm 10 tên lửa dưới cánh, nhưng lại làm giảm tầm bay.

[//image.tin247.com/dantri/081011114555-548-673.jpg]

Tu-160 [Blackjack]

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 [Blackjack] do Phòng Thiết kế A. N. Tupolev nghiên cứu và được sản xuất tại Nhà máy Hàng không ở Kazan. Máy bay này có thể mang 12 tên lửa hành trình Kh-55 ở khoang chứa bom. Trong chương trình hiện đại hóa của Không quân Nga hiện nay, Tu-160 có thể mang bom trọng lượng và tên lửa hành trình phi hạt nhân.

[//image.tin247.com/dantri/081011114555-416-91.jpg]

Тu-22М [Backfire] là một máy bay siêu thanh ném bom tấn công trên biển, cánh cụp cánh xòe tầm xa, cũng do Phòng Thiết kế A. N. Tupolev nghiên cứu phát triển. Loại máy bay này lần đầu tiên được sản xuất hàng loạt vào năm 1972.

[//image.tin247.com/dantri/081011114555-213-943.jpg]

Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M có khả năng chứa 21.000kg vũ khí, có thể mang 6 tên lửa hạt nhân tầm ngắn Raduga Kh-15 trên khoang và nhiều hơn hai tên lửa Kh-15 hay Kh-27 trên mỗi mấu cánh.

2. Các tên lửa hành trình

Kh-55

Tên lửa hành trình tầm xa được phóng trên không Kh-55 [AS-15, RKV-500A] do Phòng Thiết kế Raduga [thành phố Dubna, khu vực Matxcơva] nghiên cứu và phát triển. Các tên lửa AS-15 bắt đầu năm được sản xuất từ năm 1983 tại Nhà máy Sản xuất Thiết bị Dubna.

[//image.tin247.com/dantri/081011114555-411-380.jpg]

Phiên bản Kh-55SM [AS-15B, RKV-500B] có thể được triển khai trên máy bay ném bom Tu-160 được thiết kế thêm khoang tiếp liệu và hành trình bay kéo dài hơn. Tên lửa này là một phiên bản Kh-55 phi hạt nhân.

Kh-101, Kh-102

Đây là tên lửa hành trình tầm xa mới mà Nga đang nghiên cứu chế tạo. Phiên bản thông thường của loại tên lửa mới này là Kh-101, còn phiên bản hạt nhân là Kh-102.

Kh-101 do Phòng Thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển từ năm 1995 và đến năm 1999 thì bắt đầu được sản xuất hàng loạt.

[//image.tin247.com/dantri/081011114555-269-853.jpg]

Kh-101 có tốc độ bay trung bình 190-200 m/s, tối đa 250-270 m/s; tầm bắn 5.000-5.500 km với trọng lượng 2.200-2.400 kg và sức công phá 400 kiloton.

Kh-101 được trang bị cho máy bay Tu-95MS và Tu-160.

P-270 “Moskit”

P-270 “Moskit” do Phòng Thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển. Tên lửa loại này có chiều dài 9,745 m, tầm bắn 120 km, có sức công phá 120 kiloton, dùng để trang bị cho tàu và máy bay.

[//image.tin247.com/dantri/081011114555-188-966.jpg]

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Trần Anh trong 27 Tháng Mười Hai, 2012, 01:18:34 pm

Sau "Ngày Tận Thế" em mò lên nhổ cỏ "mộ cổ" _ "mộ" này có thể mang đến Ngày Tận Thế đích thực ;D

Những hình ám ảnh về sứ mệnh khét tiếng tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên

Đã gần 70 năm kể từ khi nước Mỹ mở ra "thời đại nguyên tử" và đến nay những mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân vẫn đang hiện hữu, những dấu tích còn lại của Dự án Manhattan vẫn hiển hiện khắp các tiểu bang của nước này.

Nhiếp ảnh gia danh tiếng Martin Miller đã tới hai cơ sở sản xuất chất nổ hạt nhân được xây dựng trong thời điểm tiến hành sứ mệnh khét tiếng là chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới - nhà máy sản xuất uranium ở Oak Ridge, Tennessee và lò phản ứng plutonium đầu tiên trên thế giới ở Hanford, Washington.

Các bức ảnh tài liệu đáng kinh ngạc của ông cho thấy ngay tại những địa danh ngày nay hoang phế thì vào giữa những năm 1939- 1945, các nhà khoa học hàng đầu làm việc cho Hoa Kì [ Enrico Fermi, I.I Rabi, Richard Feynman, Emilio Segre, Ed Mc Millan, Edward Teller, Rudolph Peierls, Kistiakowski , Johnny von Neuman...những tượng đài trong cộng đồng khoa học ] đã phát triển ra 'The Gadget'_tên quả bom nguyên tử đầu tiên và đồng thời cũng là mật danh của chương trình chế tạo chất nổ hạt nhân dùng cho các quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-2181880-143B9B4B000005DC-585_964x766.jpg]

Bảng điều khiển lò phản ứng B - nguồn gốc quả bom plutonium Nagasaki, khu bảo tồn hạt nhân Hanford, Washington-1944

Dự án Manhattan được khởi động khi Albert Einstein viết thư cho Tổng thống thời điểm đó là Franklin D.Roosevelt để thông báo với nhà lãnh đạo này rằng Đức Quốc xã đang tích cực hướng tới một thứ vũ khí tương tự để chấm dứt cuộc chơi. Chính phủ Mỹ gần như ngay lập tức xúc tiến nghiên cứu để phát triển một quả bom nguyên tử.

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B45000005DC-176_964x769.jpg]

Bên ngoài lò phản ứng hạt nhân B ở Hanford năm 1944

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B50000005DC-495_964x766.jpg]

Mặt trước của lò phản ứng B nơi cung cấp nguồn Plutonium cho quả bom ở Nagasaki

Sau 6 năm, vào lúc 5h29 sáng ngày 17/6/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên phát nổ trong ngọn lửa trắng trải dài từ lòng chảo của núi Jemez ở bắc New Mexico tới tận bầu trời vẫn còn tối. Trong một khu vực nằm gọn trong đường tròn có đường kính 1,6 km, quả bom nguyên tử đầu tiên đã tạo thành một quả cầu lửa màu tím-xanh-cam khổng lồ, làm rung chuyển một khu vực rộng lớn, sau đó nó tạo thành cột khói trắng và bắt đầu lan rộng. Tại thời điểm đó những người theo dõi đo được cột khói hình nấm cao khoảng 11 km. Đây là vụ thử nghiệm hạt nhân quân sự đầu tiên của các nhà khoa học hạt nhân Mỹ, ý định tốt đẹp của chính phủ Mỹ đã khai sinh cho một thực tế gớm guốc mà tới giờ vẫn còn treo lơ lửng trên đầu nhân loại

Sau thành công này, Mỹ đã sử dụng 2 quả bom "Little boy" và "Fat man" tấn công buộc Nhật Bản đầu hàng, đồng thời đe dọa cả thế giới.

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-2181880-141D8994000005DC-200_470x404.jpg]

'The Gadget' 19kiloTon_con quái vật hạt nhân đầu tiên

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-2181880-141D899B000005DC-800_470x404.jpg]

"Fat Man" 21kiloTon_một trong 2 "món quà" đặc biệt mà người Mĩ gửi đến xứ Phù Tang

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-2181880-14402577000005DC-471_964x719.jpg]

Tại nơi làm việc:Một bức hình tư liệu cho thấy 2 người đàn ông đang làm việc ở khu chuyển đổi khuếch tán khí k-25

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-2181880-14402561000005DC-119_964x704.jpg]

Những 'Calutron Girls'* và các điều khiển quá trình làm giàu tách các đồng vị Urani khu Y-12. Oak Ridge

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B56000005DC-122_964x769.jpg]

Khu vực nước làm mát lò phản ứng B

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B74000005DC-913_470x588.jpg]

Cửa hầm Plutonium ở núi Gable, khu Hanfford, Washington 1944

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B68000005DC-849_470x588.jpg]

Cửa vào số 15 của lò phản ứng B

*Calutron Girls: biệt danh mà những người trong ngành chỉ những cô gái làm việc tại khu điều khiển làm quá trình giàu sử dụng máy Calutron , sau chỉ chung những cô gái làm các công việc chính xác trong nhà máy hạt nhân

Nguồn: Daily Mail

Còn tiếp...

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: Trần Anh trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:31:20 pm

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B5B000005DC-64_964x769.jpg]

Trạm biến áp và lò phản ứng B. Washington-1944.

Đây là một nơi đáng kinh ngạc, nơi các quả bom được phát triển với 2 tỉ đô la [tương đương với hơn 20 tỉ đô bây giờ] và nhiều năm làm việc miệt mài của các chuyên gia, công nhân [từ 1939, huy động khoảng 130.000 người]. Còn khu khu kĩ thuật Clinton ở Oak Ridge bang Tennessee là nơi tập trung các nhà máy cho quá trình làm giàu Urani. Urani được làm giàu là một loại urani mà theo đó tỉ lệ hợp phần urani 235 được tăng lên qua quá trình tách đồng vị. Urani tự nhiên có 99,284% đồng vị 238U, trong đó chỉ có khoảng 0,711% là 235U. 235U là đồng vị duy nhất có mặt trong tự nhiên có thể phân hạch bằng nơtron nhiệt. Trong suốt dự án Manhattan, Urani được làm giàu được đặt tên là Oralloy, tên viết tắt của Oak Ridge alloy, theo địa danh đặt nhà máy làm giàu urani. Tên gọi Oralloy thỉnh thoảng vẫn được sử dụng để ám chỉ Urani được làm giàu.

Các quá trình tiếp theo được thực hiện ở tòa nhà hình chữ U với chu vi cả dặm cùng với hệ thống đường ống hàng trăm dặm biến nó thành tòa nhà lớn nhất được xây dựng vào thời kì này

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B5F000005DC-637_964x768.jpg]

Tuyến đường sắt nối tới lò phản ứng B. 1944

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B63000005DC-463_964x768.jpg]

Thiết bị được vận chuyển tới lò phản ứng B của cơ sở hạt nhân Hanford

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-2181880-141D89AF000005DC-139_964x768.jpg]

Hình ảnh cho thấy một số cơ sở hạ tầng như kiến trúc khối cầu cung cấp khí khẩn cấp ở khu K-31 hay tháp làm giàu

Uranium ở khu K-33 tại Tennessee. Chúng được hoàn thành trong thời gian từ 1951-1954

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B6E000005DC-945_964x769.jpg]

Nhà máy B làm nhiệm vụ tách Plutonium bằng phương pháp hóa học từ sản phẩm trong lò phản ứng B

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B3E000005DC-201_964x767.jpg]

Khu K-31sử dụng phương pháp khuếch tán khí* để làm giàu Uranium. Oak Ridge bang Tennessee 1951

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B79000005DC-652_964x768.jpg]

Một hình ảnh nữa về kho Plutonium tại núi Gable. Hanford 1944

Hanford là cơ sở để sản xuất Plutonium trên quy mô công nghiệp bằng cách bắn phá U238 bằng các neutron có nguồn gốc từ phân hạch của U 235. Sau đó người ta sử dụng hóa chất bằng cách điều khiển từ xa, để tách ra plutonium*. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, có tất cả 6 lò phản ứng hạt nhân được xây dựng, nhưng tất cả hiện đang ngừng hoạt động. Hanford đang nỗ lực để giảm thiểu những hậu quả trong tương lai của việc sản xuất plutonium.

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-2181880-1440256F000005DC-136_964x763.jpg]

Khu hóa chất là một trong những khu đầu tiên được xây dựng khi Mỹ nhận được cảnh báo nguy cơ Hạt nhân từ Đức Quốc Xã

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B99000005DC-881_964x765.jpg]

Còn đây là bảng điều khiển Lò phản ứng hạt nhân than chì X-10 ở Oak Ridge [ORNL] ở Oak Ridge, Tennessee nới sản xuất nguyên liệu Plutonium cho quả bom thả xuống Nagasaki

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B91000005DC-567_470x588.jpg]

Lò phản ứng thử nghiệm X-10*. 1943

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B81000005DC-288_470x588.jpg]

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B7D000005DC-171_470x588.jpg]

Những hình ảnh về Alpha Calutrons*, cỗ máy được sử dụng trong giai đoạn 1 của quá trình làm giàu Uranium sử dụng cho quả bom thả xuống Hiroshima vẫn ở Oak Ridge. 1943

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9B89000005DC-778_470x588.jpg]

Có giai đoạn 1 thì cũng phải có giai đoạn 2, và Beta Calutrons* chính là cỗ máy đảm nhiệm vai trò này. Oak Ridge .1943

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-2181880-1440255C000005DC-569_964x685.jpg]

Một sự thay đổi lớn trên thế giới: khi một người phụ nữ ngồi trước bảng điều khiển cỗ máy Beta Calutron

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9BA3000005DC-660_964x769.jpg]

Tòa nhà K-51 của cơ sở làm giàu Uranium tại Oak Ridge . 1945

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9BA8000005DC-273_964x769.jpg]

Khu K-25 cũng là một phần của cơ sở làm giàu Uranium tại Oak Ridge năm 1945

[//i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/08/01/article-0-143B9BB0000005DC-895_964x769.jpg]

Trạm biến áp và khối nhà K-27 của cơ sở làm giàu Uranium .Oak Ridge. Tennessee. 1945-1946.

Nguồn: Daily Mail

Những chỗ đánh dấu "*" là những chỗ có những thuật ngữ hay tên riêng được nhắc đến trong bài gốc mà em nghĩ cần phải nói thêm cho dễ hiểu, khi có thời gian em sẽ làm nốt, mong các bác thông cảm :D

Tiêu đề: Re: Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Giêng, 2013, 12:49:02 am

1. Việt Nam đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân [NPT]

2. Trong khối ASEAN cũng thắt chặt việc thực thi không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Thảo luận về vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang vũ khí hạt nhân thì được. Nhưng lôi Việt Nam vào vấn đề hạt nhân trong mục đích quân sự dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được phép!

Xóa bài viết của DanViet2011 kèm theo nhắc nhở lần thứ nhất!

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2013, 05:56:41 pm

Đổi tên chủ đề, mở rộng thêm thảo luận ứng dụng hạt nhân phục vụ mục đích dân sự. Yêu cầu các thành viên khi tham gia thảo luận tôn trọng Nội quy diễn đàn và tuyệt đối không được phép đưa Việt Nam vào vấn đề hạt nhân liên quan đến các mục đích quân sự dưới mọi hình thức!

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 12 Tháng Giêng, 2013, 02:36:55 pm

Cám ơn bác NGOCUONG đã cho các bài đọc rất, rất nhiều chính xác, nhưng có một hai điểm không đúng. Tôi theo lời bác chế 1 trái bom phân hạch [fission bomb] làm mồi mà mãi nó không nổ. Chắc là bác thuộc bên nhà máy nguyên tử phát điện nên không rành về bom đạn.

Thứ nhất theo mẫu mả của bác trái bom thiếu mất hệ thống ngòi nổ phản ứng cho nguyên tử. Phần ngòi phát ra neutron để tạo nổ dây chuyền. Thứ hai nếu là neutron chậm hoặc còn gọi là neutron nhiệt [thermal neutron] thì bác phải có phần đệm làm chậm, như nước nặng chẳng hạn. Nhưng nếu là neutron chậm thì chỉ xài cho lò điện nguyên tử mà thôi. Với bom nguyên tử, bác phải dùng neutron nhanh [high speed neutron/high energy neutron] bác ạ.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 14 Tháng Giêng, 2013, 05:25:42 am

Tôi biết trên trang WEB này rất nhiều bác CCB, cầm súng bảo vệ tổ quốc nhiều hơn tôi ăn cơm. ;] Nhưng vì thế các bác hầu hết sẽ không “còn” thời gian để trau giồi chuyên môn [thành bố, thành ông hết cả rồi]. Mà vấn đề bom nguyên tử thì quá chuyên môn, nên tôi sẽ cố gắng đơn giản hoá để các bác dể hiểu hơn.

Đơn giản hóa lý thuyết Vật Lý: Vật lý bắt nguồn từ triết học [philosophy]. Triết lý chia ra 3 nhánh: chuyên triết lý [philosophy], chuyên triết xã hội [sociology] và chuyên triết khoa học tự nhiên [Vật Lý – Physics]. Thánh tổ của nghành này được cho là ông Aristotle, người đặt tên cho viên gạch đầu tiên – Nguyên Tử [Atom]. Nó đơn giản là một nghành học phát triển từ học “lóm” của tự nhiên. Toán chỉ là phần phụ để dể tính toán và giúp nghành này áp dụng vào đời sống hiệu quả hơn. Do đó nếu không phải chuyên nghành thì chúng ta hảy bỏ qua phần toán, nhìn tổng cục lý thuyết là đủ để hiểu đại cương rồi. [Từ đây về sau, tôi sẽ cố gắng không xài toán trong bài viết của mình]

Đơn giản hoá bom nguyên tử và các phản ứng trong đời sống: Đốt một điếu thuốc, nổ một trái lựu đạn hay chơi một quả bom nhiệt hạch đều giống nhau trên một quan điểm. Tất cả đều là phản ứng hoá học phát nhiệt năng [exothermics], nổ to hay nhỏ là do lượng thay đổi từ trạng thái vật chất này qua trạng thái vật chất kia. Thật sự trái lựu đạn không có “nổ”, nó chỉ nở ra thôi. Phản ứng hoá học trong lựu đạn đi qua quá trình từ 1 phân tử rắn thành 1 phân tử khí. TD: 1mol nước = 18 gram, dung tích là 18cc, khi trở thành khí hoàn toàn sẽ là 24 lít không khí. Sự giản nở quá nhanh này, chúng ta gọi là “nổ”. Đơn giản hoá bom nguyên tử cũng gần tương tự trái lựu đạn, nhưng cộng thêm phóng xạ và hạt alpha. Tiếng nổ làm ta thủng màn nhỉ, chảy máu tai, mảnh đạn xé rách cả người; thì phóng xạ và hạt alpha làm cho thủng tất cả vật chất xung quanh đến cấp độ vi, vi phân.

Đơn giản hoá cấu trúc bom nguyên tử: 1. Sức ép đầu tiên vào khối nguyên tử do sức nổ lỏm bọc chung quanh là để nâng tỷ trọng của khối lên tới mức quá hạn, sẵn sàng nổ. Đại khái giống như chúng ta trộn lưu huỳnh với bột than, hoặc than, hydro, oxy, nitơ [TNT] ngay trong võ lựu đạn bằng cách lắc đều. ??? Khi sắp sửa muốn xài. ;D 2. Muốn lựu đạn nổ, chúng ta giựt chốt kích hỏa. Bom nguyên tử thì chúng ta cần có hạt neutron bắn vào [neutron initiator]

Bài tới sẽ là bộ phận kích hỏa neutron [neutron initiator]

Sẽ cố gắng xài tiếng Việt tối đa, nhưng có nhiều chử chuyên môn không rành - nên sẽ có nhiều sai sót. Các bác tự nhiên chọi đá ::]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 15 Tháng Giêng, 2013, 09:28:19 am

Bộ phận kích hỏa phản ứng nguyên tử - Neutron Initiator

Các cơ quan an ninh thế giới rất quan ngại khi thấy bất cứ quốc gia nào nghiên cứu chế mồi kích hỏa này. Thí dụ như anh I-ran. Mặc dù với loại bom chế tạo theo kiểu bắn hai mảnh nguyên liệu nguyên tử [Pu 239 hay U 235] vào nhau thì không cần thiết. Nghiã là miễn chúng ta giữ được hai mảnh này ép sát trong một thời gian cố định thì phản ứng dây chuyền cũng sẽ hoàn thành và trái bom sẽ nổ. Tuy nhiên nếu sử dụng neutron kích hỏa thì chúng ta có thể điều khiể chính xác thời gian nổ và tạo sức nổ mạnh hơn nhiều. Như trái “Little Boy” xử dụng tại Hiroshima chỉ đạt được 1.38% sức nổ. Trong khi trái thứ hai, “Fat Man” – Nagasaki, nhờ có neutron kích hỏa sức nổ lên đến 13% so với năng lượng nguyên tử trong quả bom.

Urchin: Ngòi Polonium-Beryllium – còn được gọi là Po-Be [Pô-Bê] Được chế theo dạng viên bi, gồm hai phần polonium-210 và beryllium-9. Khi cần xử dụng thì sẽ được trộn đều [bằng chất nổ hoặc bắn vào Pu-239]. Phản ứng hoá học của chúng nó sẽ phát ra rất nhiều hạt neutron, gây phản ứng nguyên tử giây chuyền. Rất tốt cho cấu trúc bom kiểu “Little Boy”, nhưng nếu xài cho trái bom nổ ép vào như của bác NGOCUONG thì không mấy hiệu quả. Thường người ta để hai chất này giửa lõi Pu-239, cách nhau bằng môt lớpvõ bọc. Khi lõi Pu-239 bị ép mạnh [bằng chất nổ], lớp võ bọc Polonium bị phá vỡ. Bởi vì nó là chất phóng xạ cao, nên lập tức phóng ra hạt alpha. Polonium-210 -> Chì-206 + hạt alpha.

Beryllium-9 bị hạt alpha đụng vào / phản ứng nên phát ra neutron. Beryllium-9 trở thành beryllium-8 + neutron. Hạt alpha vẫn còn năng lượng bay tiếp. Beryllium-9 + hạt alpha -> Beryllium-8 + neutron [hạt alpha bay tiếp]

Mỗi triệu hạt alpha được phóng ra bởi Polonium-210 sẽ tạo ra 30 triệu hạt neutron. Sự thất bại của loại ngòi nổ này là Polonium sẽ tự động phân hủy [decay] vào khoảng dưói 140 ngày. Do đó phải cần thay ngòi nổ liên tục. Quả là vất vả để giử đầu đạn trong tình trạng chiến đấu.

Còn tiếp...

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 16 Tháng Giêng, 2013, 07:04:34 am

Bộ phận kích hỏa phản ứng nguyên tử - Neutron Initiator [tiếp theo]

Các phương pháp khác thì cũng khá nhiều, nhưng chúng ta chỉ chú trọng vào vài loại phổ biến nhất thôi. ABNER TOM Flower - Ấn Độ còn gọi là “ông Phật cười” [Smiling Buddha]

Đèn phóng neutron [Pulse neutron emitter] – Đèn phản ứng phân hạch [fusion] Là một loại bóng đèn neutron dựa vào sự phản ứng i-on hoá với hợp kim hydro-hoá [metal hydride]. Nó hình dạng gần giống bóng đèn bán dẫn [transistor bulb]. Cái hồi mà cái TV thân bằng cái tủ lạnh, màng hình thì bằng bàn tay [chỉ còn trong bảo tàng viện mà thôi]. Điện áp cao thế làm cho một đầu biến thành plasma[i-ông], luồng điện cao thế sẽ ép hạt i-on deuterium hay tritium [D or T ionized particle] bắn vào lá chắn scandium [??] hoặc kim loại có có chứa nhiều tritium. Hạt i-ông tốc độ cao, năng lượng cao này sẽ tạo ra phản ứng phân hạch; một số lượng lớn neutron sẽ được giải phóng và bắn ra mọi hướng. Loại này cũng khá tốt, thời gian xử dụng cao, cả chục năm.

IC neutron [Neutristor] – IC phân hạch Được chế tạo bởi Juan Elizondo-Decanini, Sandia National Laboratories, USA. Chế tạo theo hình dạng IC dựa trên căn bản đèn phóng neutron. Cơ chế hoạt động không khác gì loại bóng đèn. Tiện lợi, nhỏ gọn và rẻ tiền, nhưng mỗi neutristor chỉ phát ra cở 200 neutrons/giây mà thôi. Kỷ thuật mới này không biết có hửu hiệu trong phản ứng nguyên tử hay không [ra đời năm 2012]. [//i.imgur.com/Tcz43.jpg] //www.youtube.com/watch?v=fOsoueOIURo //phys.org/news/2012-04-neutron-tubes-chips.html

jCp

[Còn tiếp...]

::] Phen này từ mấy gạch trên vai sẽ thành SAO lấp lánh... hic hic ;D ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 17 Tháng Giêng, 2013, 12:57:56 pm

Bộ phận kích hỏa phản ứng nguyên tử - Neutron Initiator [tiếp theo]

D-T Deuterium/Tritium [bí danh Đê-Tiện ::]] Đây là loại ngòi nổ được quân đội Mỹ xử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết được xài theo thể khí, chứa trong bình nằm ngoài lõi bom nguyên tử. Thời gian bảo trì định kỳ là 12 năm với hiệu quả cao. Dễ bảo trì, vì chỉ cần thay bình khí mới là đầu đạn sẽ sẵn sàng ứng chiến. Khi xử dụng, khí D-T được bơm vào giửa trái bom phân hạch. Khi võ bom bị chất nổ thường ép vào, phản ứng giửa D và T sẽ tạo ra neutron nhanh [14.1 MeV] làm kích hoả phản ứng giây chuyền của Pu-239 hay U-235 bao bọc chung quanh. Căn bản vật lý của cả hai đều là hy-drô [dưới đây chúng ta gọi e = electron, p = protron và n = neutron] Hy-drô = 1e + 1p Deuterium = 1p + 1n, còn gọi là hạt deuteron, thuộc lớp hạt boson. Tritium = 1p + 2n, còn gọi là hạt triton, thuộc lớp hạt fermion, có chu kỳ bán rã là 12,32 năm. Ngoài ra còn loại ngòi tương tự lại xử dụng ở thể rắn, bằng hợp chất lithium deuteride và tritide. Nhưng không được thịnh hành, vì khó khăn trong lúc bảo trì đầu đạn; vậy nên chúng ta không cần nghiên cứu tới.

Nhấn mạnh: đây là loại ngòi nổ làm cho cơ quan phòng chống vũ khí nguyên tử nhức đầu nhất. Để bảo vệ các hiệp ước trên thế giới về NPT [Nuclear Proliferation Treaty] các cơ quan có chức năng trực thuộc như IAEA luôn luôn dòm ngò những nước nào phát triển, nghiên cứu và gạn lọc chất Đê-Tiện này. Bởi vì nó có khả năng kích hỏa cả loại U-238, Th-232,… [không được xếp vào bảng chất phóng xạ chế tạo vũ khí].

Nguyên lý cơ bản của D-T là nó là xử dụng neutron có năng lượng cao. Đây là lý do tại sao bài của bác NGOCUONG tôi nói là thuộc bên phản ứng lò nguyên tử hơn là bên ngành vũ khí. Phải kể lại từ thời khởi nguyên vũ khí nguyên tử ở Mỹ, những ông như Niels Bohr, Robert Oppenheimer đều đã thấy sự quan trọng của neutron nhanh và họ phát triển theo lối chiều hướng này. Đúng là neutron chậm dễ “bắt” và dể phản ứng hơn. Nhưng khi phản ứng dây chuyền kích hoạt, thì số lượng lớn neutron phát ra từ Pu-239 chẳnh hạn, hầu hết là loại neutron nhanh. Để triển khai phần này chúng ta phải nói đến bom phân hạch gia tăng [Boosted fission bomb] trong phần tới. Đồng thời sẽ làm rỏ hơn nguyên lý nổ của ngòi Đê-Tiện.

Đơn xin thăng cấp, tăng lương: Đề ngị các thủ trưởng cho em lên lon nhanh hơn, gọi là phần thưởng tiết lộ bí mật quốc phòng :D. Bởi vì viết về loại này tổn "khí" quá. Lại không có nhiều tài liệu đáng tin cậy để tham khảo. Giờ mới biết con đường lên lon quả là xương máu. :'[

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: huonghn76 trong 17 Tháng Giêng, 2013, 01:14:25 pm

Thú vị thật ;D ;D ;D

Em buồn cười ngất ngưởng ,vì hôm nay trên VMH có bác Danviet 2011 đề nghị ban quản trị xin tăng lương và lên lon .Kể cũng thú vị ;D Bởi vì bác viết về chủ đề này xương thật... Tốn rất nhiều năng lượng. Còn có một phép muốn lên quân hàm nhanh ,bác ơi chỉ cần bác số hóa một cuốn tiểu thuyết là quân hàm lên vù vù.

Còn em thì thích chất lượng bài viết của bác hơn .Chứ quân hàm cao mà bài viết nhạt nhẽo thì chán lắm ạ ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 17 Tháng Giêng, 2013, 02:09:39 pm

[//i.imgur.com/WxbLP.jpg] Đây là hình mô phỏng trái bom Hiroshima, được cấu trúc theo dạng súng [gun type]. Ưu điểm: Dể chế, không cần ngòi neutron. Khuyết điểm: Cần tới 64kg Uranium, mà chỉ thu hoạch có 1.38% sức mạnh. ;] Rất dễ tịt ngòi. :o Khi hai mãnh Uranium chạm vào nhau, sẽ tạo ra phản ứng giải phóng neutron, đưa đến phản ứng dây chuyền. Nhưng, nếu sức ép không giữ đúng thời gian hạn định đểtiếp tục phản ứng, thì nhiệt năng phát ra sẽ tách rời lõi Uranium thành nhiều mảnh; sự giản nở này sẽ đưa khối Uranium xuống dưới độ ‘quá hạn’. Trái bom của chúng ta sẽ nổ một tiếng “Bẹp”. Chết mấy con bò bên bờ ruộng thôi. ::] ;D

[//i.imgur.com/TAztH.jpg] Mô phỏng cơ cấu trái bom thả ở Nagasaki. Cấu trúc theo dạng nổ ép. Ưu điểm: Dể chế, năng xuất cao hơn ‘Little Boy’ nhờ tận dụng ngòi kích hỏa Po-Be ["Bò Bé" - phải công nhận mình có khiếu thông dịch ;D] Khó bị tịt ngòi hơn. Khuyết Điểm: Cần tới trên 70kg nguyên liệu mà chỉ gặt hái được cở 13% năng xuất. Bề tròn của bom lên đến 1,5 mét. Ngòi Po-Be không xử dụng lâu được. Phải tháo ra thay ngòi mỗi 140 ngày. :'[

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 17 Tháng Giêng, 2013, 02:52:41 pm

Vũ Khí Tận Diệt

Đầu đạn W88 [D5] trang bị cho tàu ngầm nguyên tử Hoa Kỳ. Gồm 14 tàu lớp Ohio, mỗi chiếc mang 24 trái Trident II, mỗi trái có 8 đầu W88[D5], mỗi đầu W88 có sức công phá bằng 32 trái bom thả ở Hiroshima. Nghĩa là với 14 chiếc này sẽ có sức tàn phá bằng 86,016 cái Hiroshima. Tận diệt sạch sẽ tất cả sinh vật trên 2,432,050km vuông ngay những phút đầu. :'[ :'[ :'[ :o

Giả thuyết phiếm luận: Anh TQ bắn DF-21 về hướng tàu sân bay Mỹ. Vì hệ thống ra-đa vệ tinh nhìn theo đường đạn đạo; chỉ biết là đang bị tấn công bằng đầu đạn xuyên lục địa [ICBM]. ICBM = Đầu đạn nguyên tử => 14 chiếc Ohio phản pháo [chưa kể căn cứ trên đất] Dân số trái đất giảm nhanh tới mức chóng mặt. Kết luận DF-21 chỉ là trò đùa. Vì vậy, dù thế nào cũng không xài được.

[//i.imgur.com/UgDvK.jpg] Đầu Trident II D5s

[//i.imgur.com/Dd67B.jpg] Nguyên anh Trident II - Nhìn mà nhớ cuốn "bò bía".

[//i.imgur.com/WmnQR.png]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 17 Tháng Giêng, 2013, 02:55:10 pm

Ác, cái hình cuối là file.PDF đưa lên imgur.com sao giờ kéo xuống nó bé thế. Đọc chả được. Bác nào biết cách khác chỉ giùm.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2013, 06:26:34 am

Được sự đồng ý của bác danviet2011, xin chỉnh lại một chút cho dễ xem.

Được chế tạo tại Los Alamos National Lab, đây là một đầu đạn hoàn thiện nhất của Hoa Kỳ [xử dụng cho hỏa tiển Trident II, trang bị trên lớp tàu ngầm nguyên tử Ohio - SSBN]. Đầu đạn này có sức tàn phá hơn tất cả các loại vũ khí cùng kích thước. Nó có tầm bắn xa trên 10,000km và độ chính xác cực cao. Có sức tàn phá cở 475,000 tấn chất nổ TNT, nghĩa là tương đương với 32 lần quả bom thả ở Hiroshima 1945. Được chế tạo với mục đích tấn công các căn cứ hỏa tiển của Liên Bang Sô Viết. Đầu đạn này được áp dụng phương pháp hỗn hợp nỗ từ Plutonium, Uranium và nhiên liệu nhiệt hạch

[//i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Untitled-49.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 20 Tháng Giêng, 2013, 01:03:21 pm

Trước khi đi sâu thêm, chúng ta trở lại định nghĩa các từ căn bản. Bởi vì từ đây về sau các từ chuyên môn sẽ trộn vào nhau, cũng như kỷ thuật chế tạo và sự phản ứng đối tác sẽ rắc rối hơn nhiều.

Các loại phản ứng nguyên tử: [Nhớ coi bài tiếp của bác huyphongssi về định nghĩa - có sửa sơ, nhưng chưa đầy đủ] Phân Hạch [fission] là phản ứng làm phân rả hạt nhân của nguyên tử lớn[nặng] thành nguyên tử nhỏ và nhẹ hơn. Hợp Hạch [fusion] là phản ứng làm cho hai hay nhiều nguyên tử nhỏ kết hợp vào nhau. Nhiệt Hạch [thermonuclear] là bất kỳ một phản ứng nguyên tử nào [hoặc cả hai] nếu mà nó tạo ra được nhiệt độ thật cao [hàng triệu độ]. Vậy thì chỉ có hai loại phản ứng chính mà thôi. Cả hai phản ứng trên đều thải ra neutron, và còn có thể cả X-ray, gamma rays và hạt alpha… Đồng thời cả hai đều tạo ra một nhiệt lượng đáng kể.

Các loại bom căn bản: Bom Bẩn [Dirty bomb] Nhờ sức nổ thường để vãi tung toé các chất phóng xạ có hại cho sức khoẻ con người. Bom Phân Hạch: như Little Boy hoặc Fat Man ở Hỉoshima hay Nagasaki. Bom Hợp Hạch: như phần ngòi nổ D-T. Bom Nguyên Tử [Atomic bomb / A-Bomb] tên chung cho các loại bom phản ứng ở mức nguyên tử [atom]. Nhiều sách vở cả Việt lẫn Mỷ đều hay nhầm là bom phân hạch kiểu như thời 1940-1950. Rồi người ta phân biệt bom hydrô thì khác bom nguyên tử trong khi sự thật đây là tên chung. Cái sai lầm này là từ mấy anh nhà báo mà ra, giờ thì hầu hết người ta theo định nghĩa của mấy anh Tiến Sĩ nhà báo. :D Bom A là bom phân hạch. Bom Nhiệt Hạch [thermonuclear bomb] Theo mô hình nguyên lý vật lý phân hạch, hợp hạch trên. Với cấu trúc phản ứng chú trọng vào phát ra nhiệt lượng cao thì được gọi là bom nhiệt hạch. Bom Hy-drô / Bom H [Hydrogen Bomb / H Bomb] là loại bom phát triển theo nguyên lý đốt [hợp hạch] thêm một lượng lớn hy-drô đồng vị. Trong quả bom có cả hai loại phản ứng phân và hợp hạch. Bom Neutron [Neutron bomb, ERW] Còn được gọi là vũ khí tăng phóng xạ [Enhanced Radiation Weapon, ERW] là loại bom có cả hai loại phản ứng, nhưng thay vì lượng neutron phát ra được bọc lại bằng U-238 để tăng thêm sức phản ứng/công phá; thì thường được bọc bởi chromium hay kẽm, để neutron dễ xuyên qua. Sức nổ không mạnh theo chỉ số ki-lô tấn TNT, mà mạnh ở chổ sức phân hủy các nguyên tử của vật chất. DanViet2011_@VnMilitaryHistory

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 20 Tháng Giêng, 2013, 01:43:16 pm

Bom Phân Hạch Gia Tăng – Boosted fission bomb

Bây giờ chúng ta hảy trở lại ngòi neutron D-T để hiểu thế nào là Bom phân hạch gia tăng. Nếu nhìn kỷ cơ cấu đầu W88, được trang bị cho đầu đạn xuyên lục địa [ICBM] Trident II, chúng ta thấy nó chia làm hai phần. Phần trên là loại bom phân hạch “gia tăng” [Boosted fission bomb] xài ngòi neutron D-T. Chúng ta gọi là “gia tăng” vì ngòi D-T là loại ngòi phản ứng theo hợp hạch, giúp tăng cường độ phản ứng của bom phân hạch. Vậy cho nên bom xài ngòi D-T còn “tạm” được gọi là bom phân hạch gia tăng. Và nó cũng là mô hình chính của bom nhiệt hạch [thermonuclear bomb]. Thường có nhiệt độ cở 20 đến 30 triệu độ.

Những loại bom phân hạch với sức nổ ép làm tăng khối lượng đến mức quá hạn để nổ, thì mức tối đa, sức mạnh mà chúng ta gặt hái được chỉ tới 20% mà thôi. Thường thì phản ứng dây chuyền phân hạch, chưa phân hủy đến 20% của nguyên liệu nguyên tử, thì nó đã phát nổ rồi [thermal expansion process - bước vào quá trình giản nở vì nhiệt]. Nhưng với ngòi D-T thì quả bom thời nay 10-15kg có sức công phá gấp mấy chục lần hơn Little-Boy [64kg] hay Fat-Man [70kg+].

Bộ phận phân hạch D-T trong những thời khắc đầu tiên khi trái bom bị ép vào, sẽ bắt đầu phản ứng cùng lúc với sự phân hạch của [U-235 hoặc P-239]. Khoảng cở 1% nguyên liệu phân hạch được phản ứng, thì nhiệt độ của D-T sẽ tăng lên cực cao, tạo ra phản ứng nhiệt hạch hợp hạch [thermonuclear fusion]. Từ phản ứng này sẽ tạo ra vô số neutron nhanh, năng lượng cao [high velocity, high energy neutron - 14MeV]. Loại neutron này có năng lượng gấp bảy lần neutron của bom phân hạch bình thường. Tạo ra khả năng phân hạch cao và lượng neutron thoát ra gấp nhiều lần phản ứng thường.

Lý do tạo ra được điểm lợi này là…”rất đơn giản”: Phần này xài rất nhiều toán học từ phương trình vi phân, tích phân đến hằng số và ma trận trong vi tích phân. Viết ra cũng vài chục trang giấy, mà chính tôi đã từng học khá nhiều về nó, vậy mà nhìn lại còn nỗi gai ốc. Hồi thời còn vật lộn với nó mà còn chưa hiểu hết, thì bây giờ nói chi đến diễn tả bằng tiếng Việt. Viết ra chính mình còn không hiểu thì làm sao ai hiểu…híc, híc. :-[ “rất đơn giản” bao gồm các công thức tính flux, delta time absorption, cross section, scattering effect, probability of capturing,.. "Em xin bó tay". :-[ :P :-[

Thôi, đơn giản hoá thế này. Nếu chúng ta lấy 1 mol Deuterium [2 grams] phản ứng hợp hạch với 1 mol Tritium [3 grams] chúng ta sẽ có 1 mol neutrons [1 gram]; tương đương với 600,000 tỷ tỷ hạt neutrons. Cho dù bị thất thoát trong phản ứng, hoặc bay tuột mất không bắt được, thì vẫn đủ để phản ứng phân hạch cho 1 mol Plutonium [239 grams]. Phản ứng này sẽ tạo ra khoảng 4.6 mol neutrons. Tiếp theo tạo ra phản ứng cho 1099 gram Pu-239. Tại thời điểm này [mới 2 lần phân hạch] chúng ta đã có tổng số 1.338g [1099g + 239g] Pu-239 bị phân hạch, năng lượng phát ra đã là 23 ngàn tấn TNT. Nghiã là với 5g lõi D-T và 1,34kg Pu-239 chúng ta sẽ có sức công phá cở 23kT[TNT]. Trong khi trái bom thả ở Hiroshima nặng 64kg chỉ có sức công phá 16kT[TNT].

Điểm quan trọng nhất là ngòi neutron D-T và cấu trúc bom gia tăng phân hạch đã cho ta một cấu trúc bom an toàn hơn các loại thời trước. Loại bom này không bị tự kích hỏa [predetonation] khi xảy ra sự cố hoặc có vụ nổ neutron bom ở gần. Chúng ta sẽ hiểu thêm khi tới phần neutron bom. DanViet2011_@VnMilitaryHistory

Một phút thư giản: Viết tới đây, chợt nhớ một ngày khi còn trong trường đại học. Một hôm lảo Giáo sư Tiến sĩ Vật Lý Nguyên tử giảng về bài phản ứng hợp hạch [nuclear fusion]. Lão quơ một mớ “buà lỗ ban” toán học trên bảng. Bổng lão chùi, chùi,.. viết, viết…chùi, chùi...viết, viết... Rồi lảo bước lui ba bước, chống nạnh đứng nhìn chằm chằm... vào cái bảng đen loang lổ. Tôi thúc tay thằng bạn Việt nam ngồi kế bên, _ “Ê mày. Chết rồi, ổng ‘Kên’ cái bảng kìa!” Thằng khỉ cười tủm tỉm: _ “Sao mày ... thế. Cái bảng đang “Kên” ổng đó.” _ ".....” ;D :P ::] ;D :-[ :'[

[Cám ơn bác daibangden trau chuốt giùm]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: maxttien trong 20 Tháng Giêng, 2013, 02:28:06 pm

Về câu chuyện vui của bác thì em cũng có nhớ ông thầy dạy vật lý năm đầu của mình giải một bài toán về cơ học lượng tử tính chuyển động của một hạt e quanh hạt nhân Hidro. Sau khi viết kín bảng thì ông ấy phán: " Bài toán này các nhà toán học đã phải mất 50 năm mới tìm ra đáp án nên chúng ta chỉ nên công nhận kết quả của nó". ???

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: huyphongssi trong 20 Tháng Giêng, 2013, 06:31:47 pm

Trước khi đi sâu thêm, chúng ta trở lại định nghĩa các từ căn bản. Bởi vì từ đây về sau các từ chuyên môn sẽ trộn vào nhau, cũng như kỷ thuật chế tạo và sự phản ứng đối tác sẽ rắc rối hơn nhiều.

Các loại phản ứng nguyên tử: Phân Hạch [fission] là phản ứng làm phân rả phân tử lớn[nặng] thành phân tử nhỏ và nhẹ hơn. Hợp Hạch [fusion] là phản ứng làm cho hai hay nhiều phân tử nhỏ kết hợp vào nhau. Nhiệt Hạch [thermonuclear] là bất kỳ một phản ứng nguyên tử nào [hoặc cả hai] nếu mà nó tạo ra được nhiệt độ thật cao [hàng triệu độ]. Vậy thì chỉ có hai loại phản ứng chính mà thôi. Cả hai phản ứng trên đều thải ra neutron, và còn có thể cả X-ray, gamma rays và hạt alpha… Đồng thời cả hai đều tạo ra một nhiệt lượng đáng kể.

Các loại bom căn bản: Bom Bẩn [Dirty bomb] Nhờ sức nổ thường để vãi tung toé các chất phóng xạ có hại cho sức khoẻ con người. Bom Phân Hạch: như Little Boy hoặc Fat Man ở Hỉoshima hay Nagasaki. Bom Hợp Hạch: như phần ngòi nổ D-T. Bom Nguyên Tử [Atomic bomb / A-Bomb] tên chung cho các loại bom phản ứng ở mức nguyên tử [atom]. Nhiều sách vở cả Việt lẫn Mỷ đều hay nhầm là bom phân hạch kiểu như thời 1940-1950. Rồi người ta phân biệt bom hydrô thì khác bom nguyên tử trong khi sự thật đây là tên chung. Cái sai lầm này là từ mấy anh nhà báo mà ra, giờ thì hầu hết người ta theo định nghĩa của mấy anh Tiến Sĩ nhà báo. :D Bom Nhiệt Hạch [thermonuclear bomb] Theo mô hình nguyên lý vật lý phân hạch, hợp hạch trên. Với cấu trúc phản ứng chú trọng vào phát ra nhiệt lượng cao thì được gọi là bom nhiệt hạch. Bom Hy-drô / Bom H [Hydrogen Bomb / H Bomb] là loại bom phát triển theo nguyên lý đốt [hợp hạch] thêm một lượng lớn hy-drô đồng vị. Trong quả bom có cả hai loại phản ứng phân và hợp hạch. Bom Neutron [Neutron bomb, ERW] Còn được gọi là vũ khí tăng phóng xạ [Enhanced Radiation Weapon, ERW] là loại bom có cả hai loại phản ứng, nhưng thay vì lượng neutron phát ra được bọc lại bằng U-238 để tăng thêm sức phản ứng/công phá; thì thường được bọc bởi chromium hay kẽm, để neutron dễ xuyên qua. Sức nổ không mạnh theo chỉ số ki-lô tấn TNT, mà mạnh ở chổ sức phân hủy các phân tử của vật chất. DanViet2011_@VnMilitaryHistory

Tồng chí Danviet ni là nguyên tử gia nơi mô mần răng mà định nghĩa khoa học hạch tâm được diễn giải bằng tiếng ta lạ rứa?

Mấy khái niệm phía dưới đang được hiểu ở xứ ta: Phân hạch = phân chia hạt nhân: phản ứng phân chia hạt nhân của nguyên tử nặng thành các hạt nhân của nguyên tử nhẹ hơn.

Hợp hạch = tổng hợp hạt nhân: phản ứng tổng hợp các hạt nhân của nguyên tử nhẹ thành hạt nhân của nguyên tử nặng hơn.

Nhiệt hạch = tổng hợp hạt nhân yêu cầu nhiệt cưỡng bức: phản ứng tổng hợp hạt nhân có đòi hỏi nhiệt độ ban đầu để gia tốc các hạt nhân nhẹ nhằm phá vỡ lực đẩy liên kết hạt nhân giúp chúng tổng hợp với nhau.

Bom A = Bom [hạt nhân] nguyên tử: là bom tạo các hiệu ứng sát thương và hủy diệt bằng phản ứng phân hạch dây chuyền của nguyên tử chất phóng xạ

Bom H = Bom khinh khí hoặc bom nhiệt hạch: là bom tạo các hiệu ứng sát thương và hủy diệt chủ yếu bằng phản ứng nhiệt hạch của các đồng vị nguyên tử khí Hi-đrô với nhiệt cưỡng bức thu được từ phản ứng phân hạch nguyên tử chất phóng xạ.

Túm lại:

- Phản ứng phân hạch hay hợp hạch diễn ra bên trong nguyên tử [chứ không phải cấp độ phân tử] với tác nhân hạt năng lượng bắn phá trong phản ứng phân hạch hoặc nhiệt cưỡng bức trong phản ứng hợp hạch.

- Còn "nhiệt hạch" chỉ dùng cho phản ứng tổng hợp hạt nhân bằng cưỡng bức nhiệt chứ không phải mọi loại phản ứng nguyên tử tạo nhiệt, dù rằng phản ứng tổng hợp hạt nhân có tạo ra nhiệt gấp nhiều lần so với phản ứng phân hạch.

- Tên gọi "Bom H" là để phân biệt với tên gọi "Bom A" đã được gắn trước đó cho loại vũ khí nguyên tử sử dụng năng lượng phân hạch làm tác nhân sát thương và hủy diệt. Do đó, Bom A = Bom nguyên tử hay Bom phân hạch nguyên tử, còn Bom H = Bom khinh khí hay Bom nhiệt hạch nguyên tử khí Hiđrô. Trong bom H, người ta tạo phản ứng phân hạch dây chuyền để cấp nhiệt cưỡng bức cho quá trình tổng hợp hạt nhân đồng vị nguyên tử khí Hiđrô

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 20 Tháng Giêng, 2013, 10:12:08 pm

Chào các bác ;D

Về mặt cơ bản thì Phản ứng Hợp hạch và Phản ứng Nhiệt hạch là một. Vì thực sự để tổng hợp hạt nhân, ta cần biến nó từ trạng cơ bản thành trạng plasma. Để làm được việc này cần có một môi trường có nhiệt độ cực lớn nên gọi là Phản ứng Nhiệt hạch. Nguyên tử có số khối càng lớn thì phản ứng càng cần nhiều nhiệt. Phản ứng Nhiệt hạch thì không phức tạp bằng phản ứng Phân rã [Phân hạch] nhưng để tạo ra nó thì khó hơn nhiều và năng lượng giải phóng ra cũng lớn hơn. Trong thực tế phản ứng Hợp hạch được tạo ra bằng các thiết bị kiểu như Tokamak hay bằng các siêu xung laser trong thời gian cực ngắn. Trong quân sự Phản ứng được kích hoạt bởi một phản ứng Phân hạch trước đó.

Có nhiều khái niệm gây tranh cãi hoặc có cách dùng không thống nhất, kiểu như năng lượng hạt nhân với năng lượng nguyên tử...

Được sự đồng ý của bác danviet2011, xin chỉnh lại một chút cho dễ xem.

Được chế tạo tại Los Alamos National Lab, đây là một đầu đạn hoàn thiện nhất của Hoa Kỳ [xử dụng cho hỏa tiển Trident II, trang bị trên lớp tàu ngầm nguyên tử Ohio - SSBN]. Đầu đạn này có sức tàn phá hơn tất cả các loại vũ khí cùng kích thước. Nó có tầm bắn xa trên 10,000km và độ chính xác cực cao. Có sức tàn phá cở 475,000 tấn chất nổ TNT, nghĩa là tương đương với 32 lần quả bom thả ở Hiroshima 1945. Được chế tạo với mục đích tấn công các căn cứ hỏa tiển của Liên Bang Sô Viết. Đầu đạn này được áp dụng phương pháp hỗn hợp nỗ từ Plutonium, Uranium và nhiên liệu nhiệt hạch

[//i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Untitled-49.jpg]

Los Alamos National Lab [LANL] là một phòng thiết kế chế tạo vũ khí hạt nhân hàng đầu của Hoa Kì, 3 quả bom nguyên tử đầu tiên đều được LANL thiết kế, sản xuất. Đây cũng là một viện nguyên cứu đa ngành hàng đầu thế giới, nơi luôn tập trung những nhà khoa học giỏi trong đó có nhiều ngừoi có Nobel. Theo lược hình, đầu đạn W88 được thiết kế rất tuyệt, mang lại hiệu suất cao. Một thiết kế sặc mùi "nước biển" từ thành phần nhiên liệu đến nơi sử dụng ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: meo-u trong 28 Tháng Giêng, 2013, 03:02:15 am

Đề nghị bác Danviet2011 và bác Trần Anh nếu có hứng thú với chủ đề này thì sang TTVNOL, vào box cũ "Công nghệ nhà máy điện hạt nhân Việt Nam [sắp xây dựng] " mà post bài cho anh em mở rộng tầm mắt. Bên đó không hạn chế gì, tranh luận thoải mái. Nhưng thông báo trước bên đó có khá nhiều cao thủ đấy, và lời lẽ không lịch sự như bên này đâu nếu như bác không bảo vệ được ý kiến của mình. Vàng thử lửa, sợ gì ai. Bác có kiến thức chuyên ngành này thì sang bên đó lập luận xem sao. Em thấy có nhiều thông tin bác đưa ra khác so với các cao thủ bên đấy đưa ra rồi đấy. Hi vọng bác HP, bác SSX, bác Antey2500 hiện hồn về tranh luận với bác xem chân lý thuộc về ai nào.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 31 Tháng Giêng, 2013, 03:13:22 pm

Xin lỗi mấy bửa nay bị bệnh, xong thì công việc chồng chất nên không có thời gian viết tiếp.

Tồng chí Danviet ni là nguyên tử gia nơi mô mần răng mà định nghĩa khoa học hạch tâm được diễn giải bằng tiếng ta lạ rứa?

Cám ơn bác Huyphongssi nhào dzô giúp đở. Một mình múa máy, cứ như thằng chột múa gậy ở rừng hoang. Đến gần cái giếng, xém té nhào đầu xuống giếng; may mà có bác chụp tay kịp. Vì chưa học một ngày nào về chử chuyên môn của ngành này bằng tiếng Việt cho nên có rất nhiều sai sót.

Trích dẫn

Mấy khái niệm phía dưới đang được hiểu ở xứ ta: Phân hạch = phân chia hạt nhân: phản ứng phân chia hạt nhân của nguyên tử nặng thành các hạt nhân của nguyên tử nhẹ hơn.

Hợp hạch = tổng hợp hạt nhân: phản ứng tổng hợp các hạt nhân của nguyên tử nhẹ thành hạt nhân của nguyên tử nặng hơn.

Nhiệt hạch = tổng hợp hạt nhân yêu cầu nhiệt cưỡng bức: phản ứng tổng hợp hạt nhân có đòi hỏi nhiệt độ ban đầu để gia tốc các hạt nhân nhẹ nhằm phá vỡ lực đẩy liên kết hạt nhân giúp chúng tổng hợp với nhau.

Bom A = Bom [hạt nhân] nguyên tử: là bom tạo các hiệu ứng sát thương và hủy diệt bằng phản ứng phân hạch dây chuyền của nguyên tử chất phóng xạ

Bom H = Bom khinh khí hoặc bom nhiệt hạch: là bom tạo các hiệu ứng sát thương và hủy diệt chủ yếu bằng phản ứng nhiệt hạch của các đồng vị nguyên tử khí Hi-đrô với nhiệt cưỡng bức thu được từ phản ứng phân hạch nguyên tử chất phóng xạ.

Cám ơn bác. Thấy có vẽ chính xác lắm. Đúng là dùng chử "hạt nhân" của nguyên tử để diễn tả là chính xác. Tôi cứ hay bị lộn chử "phân tử và nguyên tử". ;D

Trích dẫn

Túm lại:

- Phản ứng phân hạch hay hợp hạch diễn ra bên trong nguyên tử [chứ không phải cấp độ phân tử] với tác nhân hạt năng lượng bắn phá trong phản ứng phân hạch hoặc nhiệt cưỡng bức trong phản ứng hợp hạch.

Rất đồng ý. Bác túm ngay tử huyệt của mình rồi hihi ;D

- Còn "nhiệt hạch" chỉ dùng cho phản ứng tổng hợp hạt nhân bằng cưỡng bức nhiệt chứ không phải mọi loại phản ứng nguyên tử tạo nhiệt, dù rằng phản ứng tổng hợp hạt nhân có tạo ra nhiệt gấp nhiều lần so với phản ứng phân hạch.

Tôi không hoàn toàn đồng ý về mục này. Theo sách giáo khoa tôi đã học, thì nhiệt hạch [thermal nuclear reaction / thermonuclear] là bất cứ phản ứng nguyên tử nào tạo ra nhiệt lượng cao. Nhưng nếu bác nói đến "vũ khí nhiệt hạch" [thermal nuclear weapon fission/fusion] thì định nghĩa của bác lại hoàn toàn đúng. ;]

Bởi vì phản ứng phân hạch cũng tạo ra một nhiệt lượng cực cao. Có một số các bác lầm tưởng điều này. Thí dụ các bác google về nhiệt phát ra của trái bom ở Hiroshima sẽ là ~4000 độ C, hoặc trái thả ở Nagasaki sẽ là cở ~7000 độ C. Nên một số đông sẽ nghĩ rằng phản ứng phân hạch không tạo nhiệt lượng cao. Nhìn thoáng thì là vậy, nhưng nhiệt lượng người ta báo cáo là sức nhiệt trong khu vực nổ. Không phải tại tâm trái bom khi nổ.

Thường thì phản ứng phân hạch ngay thời điểm nano giây đó, nó lên đến 50-100 triệu độ C. Nếu nó không làm được vậy thì bom "phân hạch gia tăng" [boosted fission bomb] sẽ không hoạt động được. Bởi vì ngòi nổ D-T [deuteron/triton] phải cần 50-100 triệu độ mới phản ứng được. D + T + [Nhiệt cực cao] = He + neutron[năng lượng cao]

Phần bài viết "Phân Hạch gia tăng" có thiếu một phần chưa được làm rỏ. Đó là: Khi D-T được bơm vào giửa tâm trái bom phân hạch. Chúng ta bắt đầu kích hỏa phần chất nổ lỏm, trái bom [U-235 hay Pu-239] bị ép vào lên tới trạng thái "quá hạn". Ở ngay nano giây này, D-T chưa phản ứng. Bình thường thì U/Pu đã phóng xạ neutron ra đều, đều rồi, nhưng không đủ để tạo phản ứng. Khi tới quá hạn Phần U-235/Pu-239 tự động phản ứng phân hạch với lượng nhỏ neutron sẵn có. Áp xuất, X-ray ở tâm của bom cộng nhiệt lượng của phản ứng phân hạch ban đầu làm D-T nóng lên trên 50 triệu độ, D-T biến thành thể plasma. Ngay cái nano giây này D-T phát ra hàng loạt neutron [năng lượng cao 14MeV]; giúp phân hạch tất cả [hầu hết] U/Pu còn lại.

Có lẽ tôi phải trở lại chi tiết hơn về phản ứng Phân Hạch + khái niệm Nhiệt Động học [thermodynamics] trong bài tới.

- Tên gọi "Bom H" là để phân biệt với tên gọi "Bom A" đã được gắn trước đó cho loại vũ khí nguyên tử sử dụng năng lượng phân hạch làm tác nhân sát thương và hủy diệt. Do đó, Bom A = Bom nguyên tử hay Bom phân hạch nguyên tử, còn Bom H = Bom khinh khí hay Bom nhiệt hạch nguyên tử khí Hiđrô. Trong bom H, người ta tạo phản ứng phân hạch dây chuyền để cấp nhiệt cưỡng bức cho quá trình tổng hợp hạt nhân đồng vị nguyên tử khí Hiđrô

Cái dễ nhầm lẫn là ở ngay cái này. Bom-A không được gọi [cho] là có nhiệt năng cao. Nhưng nó là nguồn nhiệt để đốt nguyên liệu H trong bom-H. Vì những lý do này mà các sách vở không chuyên ngành hay nhầm lẩn định nghĩa giửa tên các loại vũ khí và sự phản ứng. Đưa tới khi đi sâu vào vật lý nguyên tử thì thấy mấy anh học vật lý nói sai, nói ngược.

Khái niệm này gần giống như các bác kỷ sư điện thì hồi nào cũng là điện chạy từ dương[+] qua âm[-]. Nhưng bọn vật lý thì điện chạy từ âm[-] qua dương[+], mới tính được lực moment, flux[?], và từ trường dể dàng được.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 01 Tháng Hai, 2013, 12:27:45 am

Đề nghị bác Danviet2011 và bác Trần Anh nếu có hứng thú với chủ đề này thì sang TTVNOL, vào box cũ "Công nghệ nhà máy điện hạt nhân Việt Nam [sắp xây dựng] " mà post bài cho anh em mở rộng tầm mắt. Bên đó không hạn chế gì, tranh luận thoải mái. Nhưng thông báo trước bên đó có khá nhiều cao thủ đấy, và lời lẽ không lịch sự như bên này đâu nếu như bác không bảo vệ được ý kiến của mình. Vàng thử lửa, sợ gì ai. Bác có kiến thức chuyên ngành này thì sang bên đó lập luận xem sao. Em thấy có nhiều thông tin bác đưa ra khác so với các cao thủ bên đấy đưa ra rồi đấy. Hi vọng bác HP, bác SSX, bác Antey2500 hiện hồn về tranh luận với bác xem chân lý thuộc về ai nào.

Chào bác meo-u :] Cảm ơn bác đã có những gợi ý. TTVNOL là một forum lớn, trên đó có nhiều điều để mọi người khai thác, tìm hiểu. Nhưng thú thực là ngoài VMH, những trang khác em cũng chưa vào nhiều, nick trên đấy cũng chưa có, bác nói thì em mới biết đến cái box "Công nghệ nhà máy điện hạt nhân Việt Nam [sắp xây dựng] ". Em đã đọc qua [vì số lượng bài trong box rất lớn] thì thấy đúng như bác nói. Rất hay :D Quả thật thời gian này em không được rảnh nhiều nên không "trực chiến" được khi nào rảnh em sẽ qua học hỏi. Các thông tin đưa ra chỗ này khác chỗ kia là chuyện hay gặp, em thì trình độ rất có hạn, nếu bác meo-u và các bác khác có thấy chỗ nào em sai, hay thắc mắc thì bác cứ đóng góp, em xin cảm ơn ;D

Trở lại với chủ đề, cũng vì chưa có thời gian nên em cũng như bác DanViet2011 đang viết bài khá rời rạc, chưa được hệ thống khai thác thêm những cái vấn đề đã được đề cập . Ngay mấy cái "*" hứa giải thích kĩ thêm của mấy bài trước em cũng chưa làm. Mong các bác thông cảm.

Về phản ứng hợp hạch, có lẽ đang có một chút rắc rối về cách dùng từ ở đây. Theo em thì các khai niệm : Fusion reaction, thermal reaction và thermonuclear fusion là tương đương để chỉ phản ứng hợp hạch hay nhiệt hạch hay tổng hợp nhiệt hạch ;D

Các giáo trình và sách giáo khoa sử dụng bây giờ đều có đề cập đến phản ứng hợp hạch như là một quá trình trong đó hai hay nhiều hạt nhân tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn và [thường] kèm theo một số hạt.

Vì bác DanViet đã nói sắp tới sẽ nói về phản ứng phân hạch cũng như thấy phần phản ứng hợp hạch được đề cập còn khá sơ sài, nên tuy trình còi nhưng em cũng xin nói thêm về phần này, mong các bác quang đá nhẹ tay :D

Một phản ứng nhiệt hạch điển hình là phản ứng đơn giản 1 proton kết với một neutron để tạo ra 1 deuterium: Với năng lượng tỏa ra Q= 2,22MeV Tương tự ta có các phản ứng khác:

[//image.tutorvista.com/content/nuclear-chemistry/fusion-reactions.gif]

Trong đó Mass Decrease là độ hụt khối của hạt nhân được tổng hợp, từ đó tính ra năng lượng được giải phóng [Energy released] theo công thức khét tiếng E=MC2 ;D

Ta thấy tuy giá trị của năng lượng tỏa ra Q nhỏ hơn so với phản ứng phân hạch, nhưng hạt nhân tham gia phản ứng nhiệt hạch lại là hạt nhân cực nhẹ, nên nếu lấy cùng một đơn vị khối lượng nhiên liệu để so sánh, thì số phản ứng nhiệt hạch sẽ lớn hơn số phản ứng phân hạch hàng trăm lần ; vì vậy tổng năng lượng giải phóng trong phản ứng nhiệt hạch vẫn lớn hơn nhiều so với năng lượng giải phóng từ phản ứng phân hạch.

Vì các hạt nhân tích điện dương. lực đẩy Culomb ngăn cản các hạt nhân tiến lại gần nhau, nên muốn tổng hợp hai hạt nhân ta phải cung cấp cho chúng một động năng đủ lớn vượt qua hàng rào thế năng Culomb tiến lại gần nhau, đến khoảng cách mà lực hạt nhân có thể phát huy tác dụng. Chẳng hạn với hai đồng vị Hidro khoảng cách này vào cỡ 3,2X10^-15 m Để tạo ra được một năng lượng hữu ích cho sự tổng hợp hạt nhân, cần phải xảy ra trong một khối chất. Hy vọng tốt nhất để làm điều đó là nâng nhiệt độ của vật liệu để các hạt có đủ năng lượng [chỉ do chuyển động nhiệt của chúng] xuyên qua được bờ thế. Chúng ta gọi phản ứng này là phản ứng nhiệt hạt nhân hay là nhiệt hạch

Để xảy ra phản ứng nhiệt hạch cần có một số điều kiện: mật độ hạt cao, nhiệt độ cao, thời gian giữ Plasma dài. Vấn đề chủ yếu là phải giữ được Plasma đủ lâu với mật độ và nhiệt độ của nó đủ cao, để đảm bảo cho nhiên liệu được tổng hợp. ... Bài tiếp theo em dự định sẽ nói về các chu trình Proton, chu trình Cacbon –Nito xảy ra trong phản ứng nhiệt hạch phổ biến trong vũ trụ. Đồng thời giải thích về sự khác biệt giữa lý thuyết và thực nghiệm trong điều kiện nhiệt độ của phản ứng hợp hạch bằng hiệu ứng Đường hầm lượng tử và Phân bố Maxwell-Boltzmann. ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 01 Tháng Hai, 2013, 01:37:33 pm

Meo-U: "Đề nghị bác Danviet2011 và bác Trần Anh nếu có hứng thú với chủ đề này thì sang TTVNOL..."

Ở bên này sướng hơn Meo-U à. Mình cứ viết từ từ, nghiên cứu thấy còn thiếu sót thì từ từ bổ túc thêm. Gọi là một chút cống hiến với khả năng hạn hẹp mà thôi. Còn bên kia, chưa hả họng là đã bị "xơi" rồi, làm như đánh cờ tranh tiên ấy. Thành ra mất tính chất học hỏi - thảo luận. Mình thích các bác VMH là cứ từ từ, chỉ cần nói tới cái đầu đạn AK thôi; là các bác ung dung moi cho tới cái lõi viên đạn mới ngưng. Không cải vả, và trong không khí học hỏi, mở mang kiến thức.

Còn Meo-U nói những lý thuyết mình nói hơi khác thì cũng không lạ. Một số là vì các bài dịch lại từ trên Net, mà người dịch không biết rằng bài nguồn chưa đúng; hoặc chỉ là "giả thuyết", đồng thời người dịch không có kiến thức căn bản chuyên môn để gạn lọc. Thí dụ: Hiện giờ tôi chỉ thấy cấu trúc "căn bản theo lý thuyết" Teller-Ulam trên Net thôi. Còn cấu trúc bom nhiệt hạch [Themonuclear weapon] thật sự thì chưa thấy cái nào có độ chính xác cao ở trên Net cả. Theo mình nhớ thì cơ cấu hệ thống nhìn rất lạ, theo mình thì nó khá giống đầu đạn W88 ở hình trong bài trước ấy. Kiến thức này là do cơ duyên bản vẽ trong USNRL gởi nhầm vào máy mình, mới coi được sơ sơ là bị có người tới xóa ngay. Hồi ấy, năm 1999, lo làm công việc của mình, chớ như bây giờ là "xơi" qua cái "jump drive" ngay.

Tran Anh: He he, làm tiếp đi. Bạn viết sao tôi đọc thấy thoải mái dể hiểu ghê. :D Còn bài tôi viết, tôi đọc còn bị nhức đầu nữa kià. :'[ Đang tìm cách tóm tắc phần nhiệt động học của phản ứng phân hạch, mà sao nó cứ rối tung. Cái phần Entropy tăng lên và cái định nghĩa về nhiệt = bước sóng cở từ hồng ngoại -> UV nó sao sao ấy. Có bác nào hiểu gì về phần này "gở rối tơ lòng" giùm. [Thôi, không hiểu mình đang nói gì? Để từ, từ ngâm cứu mới đặt câu hỏi được] Nếu "Tran Anh" hiểu ý tôi nói gì thì PM nhé... để viết cho xong cái mục đó. :'[ ::] :o

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 01 Tháng Hai, 2013, 05:05:48 pm

Bạn DanViet2011 theo khái niệm anh Mèo nên loạn xạ cả.

Dưới này là của bạn:

"Bây giờ chúng ta hảy trở lại ngòi neutron D-T để hiểu thế nào là Bom phân hạch gia tăng. Nếu nhìn kỷ cơ cấu đầu W88, được trang bị cho đầu đạn xuyên lục địa [ICBM] Trident II, chúng ta thấy nó chia làm hai phần. Phần trên là loại bom phân hạch “gia tăng” [Boosted fission bomb] xài ngòi neutron D-T. Chúng ta gọi là “gia tăng” vì ngòi D-T là loại ngòi phản ứng theo hợp hạch, giúp tăng cường độ phản ứng của bom phân hạch. Vậy cho nên bom xài ngòi D-T còn “tạm” được gọi là bom phân hạch gia tăng. Và nó cũng là mô hình chính của bom nhiệt hạch [thermonuclear bomb]. Thường có nhiệt độ cở 20 đến 30 triệu độ."

Trước hết, phải có mấy khái niệm cơ bản như huyphongssi đưa.

Và có 3 giai đoạn của 1 quả bom H: fusion-fission-fusion

1. Nổ fusion. Ngòi là HDX chất nổ mạnh; Vật liệu nổ là Pu-239;

2. Nổ fission Ngòi là fussion Pu-239; Vật liệu nổ là Li-D [Li sinh T sau khi bắt n];

3. Nổ fusion Ngòi là fission Li-D; Vật liệu nổ là vỏ U-235, U238;

Bạn DanViet2011 đang nói về "phân hạch gia tăng" và "xài ngòi D-T". Thưa bạn rằng, cái ngòi đó phản ứng ở hàng chục triệu độ. Tức là lúc đó cái fission Pu-239 đã xảy ra rồi. Chả lẽ ngòi lại nổ sau bom?

Sở dĩ chúng ta có mô hình cái đầu đạn W88 là do Trung Quốc đã ăn cắp được rồi phát tán tự do trên mạng. Nhưng cái mô hình đó không đủ để bất cứ ai chế tạo vũ khí hạt nhân, kể cả ở qui mô quốc gia. Anh Mèo điên dở ngu dại chẳng bao giờ làm cái gì đúng đâu ạ [trừ cậy nhiều tiền đi mua].

Vậy cái bình Tritium dùng vào việc gì ở 3 giai đoạn trên? Thấy rằng nó chẳng dùng vào việc gì cả. Tại sao không cho Li-D vào khối cầu Pu-239? Quả bom H đầu tiên của Mỹ đúng là đã cho T-D vào giữa khối cầu Pu-239, không có khối Li-D bên dưới mô hình.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: maxttien trong 01 Tháng Hai, 2013, 10:23:29 pm

Tập trung vào kĩ thuật đi bác ơi, chỗ này không phải TTVNOL đâu.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 01 Tháng Hai, 2013, 11:21:39 pm

Vâng, trước khi viết tiếp phần phản ứng nhiệt hạch, em xin nói thêm một chút về vấn đề các phản ứng hạt nhân. Có nhiều người đã từng hỏi, tại sao lại phân chia loại phản ứng hạt nhân là phân hạch và nhiệt hạch? Tại sao phản ứng phân hạch thì dùng U235, Pu239, nhiệt hạch dùng D, T..mà không phải là các nguyên tố khác? :]

Một phần câu trả lời sẽ được giải đáp qua Đường cong năng lượng liên kết.

Năng lượng toàn phần [ Binding Energy] để tách hoàn toàn một hạt nhân thành các proton và neutron gọi là năng lượng liên kết hạt nhân. Chia năng lượng này cho số khối của hạt nhân đó ta được năng lượng liên kết riêng [Binding energy per nucleon]. Đường cong năng lượng liên kết [The Curve of Binding Energy] là một đò thị biểu diễn đại lượng này như một hàm số của số khối. Từ đường cong này ta có thể suy ra được những hệ quả ứng dụng to lớn.

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/11101B001EDDngcongn1030ngl1B001EE3ngliecircnk1EBFt_zpsb9776406.jpg]

Chúng ta có thể thấy:

Sự “rủ xuống” của đường cong năng lượng liên kết riêng [Binding energy per nucleon tính bằng đơn vị MeV đọc là Mega-electron-Vôn] ở các số khối [Mass number, A] cao cho chúng ta biết rằng các nucleon [các hạt trong hạt nhân như proton, neutron] khi tạo thành 2 nuclides [hạt nhân] có khối lượng trung bình sẽ liên kết với nhau chặt hơn so với khi tạo thành 1 nuclide duy nhất có khối lượng lớn. Nói cách khác năng lượng có thể được giải phóng nhờ quá trình phân hạch để biến một hạt nhân thành hai hạt có khối lượng nhỏ hơn => ứng dụng trong các quả bom phân hạch cũng như các nhà máy điện hạt nhân.

Sự “rủ xuống” của đường cong năng lượng liên kết ở các số khối thấp, trái lại, cho chúng ta biết nếu năng lượng sẽ được giải phóng nếu 2 nuclides có khối lượng nhỏ hợp thành một nuclide có khối lượng trung bình. Tức quá trình tổng hợp hạt nhân => ứng dụng tạm thời trong việc làm bom H.

Trên đường cong xuất hiện một vùng gọi là vùng bền vững nhất [Region of greatest stability] được tô màu xanh. Ta có thể thấy sự xuất hiện của sắt [Fe 56] và các nguyên tố lân cận nó trong bảng tuần hoàn. Điều đó có nghĩa là hạt nhân sắt và các nguyên tố lân cận có năng lượng liên kết riêng lớn nhất, đồng nghĩa với chúng có độ bền lớn nhất. Điều này giải thích sự phổ biến của chúng trong vũ trụ.

Trong dãy các nuclides nhẹ, ta thấy hạt alpha tức hạt nhân của Heli [He 4] đứng tách hẳn ra ngay trên đường cong chung. Điều đó có nghĩa là nó đặc biệt bền. [Thực sự năng lượng liên kết riêng của các nucleon Heli lên đến 7,1 MeV / 1 nucleon].

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 02 Tháng Hai, 2013, 01:14:44 pm

Trong quá trình nhiệt hạch. Đại lượng nhiệt độ của hạt không được tính dưới dạng thông thường là T mà cho dưới dạng động năng K các bác ạ . Đơn vị là eV.

Biểu thức chuyển đổi ở đây là: K=k.T trong đó k là hằng số Boltzmann. Một ví dụ: thay vì nói “nhiệt độ ở tâm mặt trời là 1,5*10^15 độ Kelvin ”, người ta nói “nhiệt độ ở tâm mặt trời là 1,3 keV” tức 1,3 nghìn eV.

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/coulomb_barrier2_zpsa82e425f.jpg]

Lực Coulomb [sách Việt hóa thì đọc là Cu-lông ::] ;D] ngăn cản các hạt nhân [là các hạt cùng tích điện dương] đến gần nhau. Trong phần phản ứng nhiệt hạch, nó được gọi là rào thế Coulomb [The Coulomb Barrier]. Nó tính bằng công thức:

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/congth1EE9c2_zps4af0ceec.jpg]

Ở phần trước thì chúng ta đã nói rằng, để thực hiện được phản ứng nhiệt hạch. Cần phải tạo ra động năng cho 2 hạt đủ để thẳng được lực đẩy Coulomb, cho chúng lại đủ gần để lực hạt nhân phát huy tác dụng. Gắn 2 hạt nhân lại với nhau. Cái này là do lực hạt nhân [ở đây đóng vai trò lực hút, kết dính các hạt] tuy so với lực Coulomb thì mạnh hơn rất nhiều, nhưng cái bán kính phát huy tác dụng của nó thì cực nhỏ, nên phải đưa sát 2 hạt nhân lại với nhau. Động năng cung cấp cho hạt phải lớn hơn lực Coulomb. Ta có cái biểu thức:

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/congth1EE9c1_zps48791f4c.jpg]

Sau một hồi tính toán, ta ra được con số động năng tầm vài trăm KeV tức nhiệt độ tầm vài trục tỉ [x*10^10] độ! Có nghĩa là muốn phản ứng phân hạch xảy ra, ta phải có một môi trường nhiệt độ vài trục tỉ độ :o.

Ok, đó là trên lý thuyết tính toán. Dựa trên nó thì cái viễn cảnh xảy ra phản ứng hợp hạch còn “khó hơn lên Giời” . Nhưng hay quay trở về thực tại: Mặt trời có phản ứng nhiệt hạch vậy mà nhiệt độ tâm cảu nó cũng chỉ là 1,5*10^7 độ K, các quả bom H xảy ra phản ứng nhiệt hạch, nhưng nhiệt độ của nó cũng chỉ vài trục triệu độ.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn giữa lý thuyết và thực tế đến vậy? ??? Điều khó hiểu trên có thể được giải tỏa khi chúng ta thấy rằng:

Đầu tiên năng lượng K đã tính là một đại lượng mang giá trị trung bình, có nhiều hạt nucleon có mức năng lượng cao hơn giá trị K này. Bằng cách sử dụng phân bố Maxwell-Boltzmann [Maxwell-Boltzmann Distribution] ta tính được tỉ lệ phân bố các hạt theo các mức năng lượng các hạt, có bao nhiêu hạt có năng lượng thấp hơn mức trung bình, có bao nhiêu hạt cao hơn... [công thức loằng ngoằng em xin phép bỏ qua]. Tuy nhiên tỉ phần số hạt có năng lượng vượt trội, tức có khả năng xuyên thế là siêu nhỏ [tầm 10^-480] nên chỉ bản thân phân bố Maxwell-Boltzmann cũng không mang lại điều gì kì diệu cả. Theo Cơ học Cổ điển thì quả là không có cửa cho các nucleon vượt qua hàng rào thế Coulomb. Nhưng Cơ học Lượng tử thì lại không nghĩ vậy. 8] Các nucleon có thể đi qua rào thế không phải một cách “đường đường chính chính” của cơ Cổ điển. Chúng qua rào bằng cách...đào hầm. Trong Cơ Lượng tử gọi đó là hiệu ứng Đường hầm lượng tử [Quantum tunnelling]. Độ cao bờ rào thế mà chúng ta tính thực ra là những cực đại. Có nghĩa là cáng nên cao nó càng “mỏng” [cái nè cũng giống trong xây tường thành bình thường nè]. Điều đó có nghĩa là các hạt có năng lượng càng cao thì có khả năng “chui” rào càng lớn. Phần này công thức cũng rất “khủng” nên em xin phép chỉ đưa vào cái công thức tính xác suất xuyên rào Coulomb:

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/congth1EE9c3_zpsbe9a9bd7.jpg]

Đến đây thì ta đã hoàn toàn thấy được mối liên hệ giữa phân bố Maxwell-Boltzmann với hiệu ứng Đường hầm lượng tử. Xác suất xuyên rào tăng khi năng lượng hạt cao, nhưng nếu ở ngưỡng năng lượng quá cao thì số lượng hạt đạt được ngưỡng lại nhỏ. Ở chiều ngược lại, các nucleon có mức năng lượng nhỏ rất nhiều, nhưng chúng lại có xác suất qua rào Coulomb rất thấp.

Phải tìm được một giá trị năng lượng phù hợp nhất sao cho xác suất qua đường hầm là cực đại. Người ta tính được xác suất cực đại này là:

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/congth1EE9c4_zpsf1decbd2.jpg]

Chúng ta tìm được một vị trí. Đó là đỉnh Gamow [Gamow peak] nơi có tốc độ phản ứng nhiệt hạch cực đại.

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/11101EC9nhGamow_zps00a8b13d.jpg]

Theo chiều tăng của mức năng lượng [Energy-keV] số lượng nucleon giảm dần, trong khi xác suất vượt qua rào thế tăng dần. Tại mức năng lượng E0 ta thấy số lượng các nucleon xuyên rào Coulomb là lớn nhất. T.A

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 03 Tháng Hai, 2013, 11:10:49 am

Bạn DanViet2011 theo khái niệm anh Mèo nên loạn xạ cả.

Không loạn xạ đâu bác ạ. Nếu khái niệm của tụi Mỹ mà loạn xạ, thì nước Nhật chưa đầu hàng đâu.

Trước hết, phải có mấy khái niệm cơ bản như huyphongssi đưa.

Và có 3 giai đoạn của 1 quả bom H: fusion-fission-fusion

1. Nổ fusion. Ngòi là HDX chất nổ mạnh; Vật liệu nổ là Pu-239;

2. Nổ fission Ngòi là fussion Pu-239; Vật liệu nổ là Li-D [Li sinh T sau khi bắt n];

3. Nổ fusion Ngòi là fission Li-D; Vật liệu nổ là vỏ U-235, U238;

Cái này là bác nói... Tôi không thấy bác Huyphongssi nói ở chổ nào cả. Đồng thời, bác viết cái gì mà lộn tung lên thế. Chất nổ là HMX không phải HDX. [thuộc dòng họ nitroamine] "Ngòi là fussion Pu-239; Vật liệu nổ là Li-D..." thì em xin bó tay. :'[ "Ngòi là fission Li-D... " :'[ Bác làm ơn đừng làm em "tẩu hỏa nhập ma". :o

Bạn DanViet2011 đang nói về "phân hạch gia tăng" và "xài ngòi D-T". Thưa bạn rằng, cái ngòi đó phản ứng ở hàng chục triệu độ. Tức là lúc đó cái fission Pu-239 đã xảy ra rồi. Chả lẽ ngòi lại nổ sau bom?

Nếu bác coi lại bài trên khi tôi trả lời cho bác Huyphongssi, có nhắc lại rằng có thiếu sót trong bài trước, và tôi đã bổ túc rồi. Đính kèm lại để bác coi nhé.

Trích dẫn từ: DanViet2011

Phần bài viết "Phân Hạch gia tăng" có thiếu một phần chưa được làm rỏ. Đó là: Khi D-T được bơm vào giửa tâm trái bom phân hạch. Chúng ta bắt đầu kích hỏa phần chất nổ lỏm, trái bom [U-235 hay Pu-239] bị ép vào lên tới trạng thái "quá hạn". Ở ngay nano giây này, D-T chưa phản ứng. Bình thường thì U/Pu đã phóng xạ neutron ra đều, đều rồi, nhưng không đủ để tạo phản ứng. Khi tới quá hạn Phần U-235/Pu-239 tự động phản ứng phân hạch với lượng nhỏ neutron sẵn có. Áp xuất, X-ray ở tâm của bom cộng nhiệt lượng của phản ứng phân hạch ban đầu làm D-T nóng lên trên 50 triệu độ, D-T biến thành thể plasma. Ngay cái nano giây này D-T phát ra hàng loạt neutron [năng lượng cao 14MeV]; giúp phân hạch tất cả [hầu hết] U/Pu còn lại.

Sở dĩ chúng ta có mô hình cái đầu đạn W88 là do Trung Quốc đã ăn cắp được rồi phát tán tự do trên mạng. Nhưng cái mô hình đó không đủ để bất cứ ai chế tạo vũ khí hạt nhân, kể cả ở qui mô quốc gia. Anh Mèo điên dở ngu dại chẳng bao giờ làm cái gì đúng đâu ạ [trừ cậy nhiều tiền đi mua].

Chắc là bác nói về vụ Wen Ho Lee [1999] chớ gì. Nó là vụ xì-căn-đan để kiếm tiền quốc phòng thôi, mà Mr. Lee là con vật thế thân [scrap goat]. Cũng như vụ tư lệnh hạm đội 7 la hoảng vì sợ DF-21 vậy đó, chỉ vì muốn thêm tiền cho hải quân. Bác thử nghĩ nếu DF-21 thật sự giết được tàu sân bay đi nữa, thì khi DF-21 phóng lên sẽ đi theo đường đạn đạo của ICBM. Radar và vệ tinh của Mỹ sẽ báo động đỏ có ICBM tấn công - nghĩa là cầm chắc 90% là đầu đạn nguyên tử. Vậy thì anh Mỹ sẽ trả đòn lại ngay tức khắc... bằng cái gì thì chắc bác cũng đã đoán ra. ;D "Anh Mèo điên dở ngu dại chẳng bao giờ làm cái gì đúng đâu ạ [trừ cậy nhiều tiền đi mua]. " Em xin bó tay... giàu tiền, đi mua đầu đạn nguyên tử của Nga chắc hay là đặc hàng bên China ??!!! :-[

Vậy cái bình Tritium dùng vào việc gì ở 3 giai đoạn trên? Thấy rằng nó chẳng dùng vào việc gì cả. Tại sao không cho Li-D vào khối cầu Pu-239? Quả bom H đầu tiên của Mỹ đúng là đã cho T-D vào giữa khối cầu Pu-239, không có khối Li-D bên dưới mô hình.

Ồ, cám ơn bác chỉ chổ thiếu sót. Bác thấy cái bình chứa D-T có vẽ cái ống dẫn vào lõi của phần trên không? Nó sẽ được bơm vào trước khi cái mớ chất nổ HMX kích hỏa. Người ta để ở ngoài cho dể bảo trì bác ạ. Bác không nhắc thì cũng quên mất loại ngòi Li-D [Lithium deutride + Deuterium] cám ơn bác, mình sẽ bổ sung sau.

Bác cứ từ từ mà đọc. Nga và Mỹ tuy là khác nhau về ngôn ngữ, có thể cách chế bom cũng hơi khác nhau. Nhưng nó như đường xe lửa vậy đó, hai thanh sắc chạy song song, rồi cũng về một sân ga thôi.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 03 Tháng Hai, 2013, 12:46:12 pm

[//sieuthimayvanphong.com/images/catalog/hinh%2022.jpg?osCsid=amjgbfo16j21t9klndu87n36e6]

Tác phẩm Xuân trong bộ Thiên Hạ Thái Bình

Bài trước em có định nói về các chu trình Proton-Proton, chu trình Cacbon –Nito. Nhưng sau em nghĩ lại, thấy nó tuy phổ biến trong Vũ Trụ nhưng nếu xét riếng trên Trái Đất, mà cụ thể là nhân tạo thì nó không khả dụng. Vì 2 cái đó nó yêu cầu mật độ Proton cực lớn, cái thì yêu cầu nhiệt cực cao. Nói chung là con ngừoi dùng chu trình D-D, D-T cho nó lành ;D

Bài này em định bổ sung thêm về phần điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch và nhân đây cũng "ngày xuân nói chuyện dông dài" một tí :D

Có 3 yêu cầu để một phản ứng hợp hạch xảy ra. Những yêu cầu này tạo ra những tiêu chuẩn khái quát cho cả việc chế bom cũng như xây dựng một lò phản ứng nhiệt hạch: 1 Mật độ hạt lớn: Mật độ các hạt tương tác cần phải đủ lớn để đảm bảo cho tốc độ va chạm giữa các hạt là đủ cao.. Ở nhiệt độ cao được yêu cầu, nhiên liệu như ở dạng khí sẽ bị ion hóa hoàn toàn thành Plasma bao gồm các hạt nhân và các electron.

2 Nhiệt độ Plasma cao: Plasma cần phải đủ “nóng”. Nếu không các hạt nhân va chạm sẽ không đủ năng lượng để xuyên qua bờ rào thế Coulomb, bờ thế có xu hướng giữ chúng tách xa nhau [em nhắc lại ở bài trên ;D] . Nhiệt độ plasma cỡ 35keV tương ứng 4*10^8 K hiện đã đạt được trong các phòng thí nghiệm. Giá trị này cao hơn khoảng 27 lần nhiệt độ ở tâm Mặt Trời [cỡ 1,3 keV hay 1,5*10^7 K].

3 Thời gian giữ plasma dài: Vấn đề chủ yếu là phải giữu được Plasma nóng đủ lâu đảm bảo cho nhiệt độ, mật độ của nó còn đủ cao để chứa đủ số nhiên liệu được tổng hợp. Chúng ta cần những cách khác thường để làm được điều đó*.

Người ta chứng minh được rằng, để có phản ứng nhiệt hạch, cần phải có:

[thời gian giữ plasma]x[mật độ hạt] >~ 10^20 [s.m^3]

Điều kiện này gọi là tiêu chuẩn Lawson. Từ cái tiêu chuẩn nè chúng ta có 2 lựa chọn: 1 là giữ ít hạt nhưng trong thời gian dài, 2 là giữ nhiều hạt trong thời gian ngắn. Các quả bom thường lựa chọn cách thứ 2. Ngoài ra tất nhiên là luôn phải giữ nhiệt độ plasma cao chót vót.

Nhân đây em cũng muốn đôi chút về cái vấn đề sử dụng năng lượng nhiệt hạch cho mục đích hòa bình. Kiểu như làm điện.... bản thân em thì chẳng hi vọng gì nhiều vào mấy cái này, bao nhiêu tiền của đổ vào mà cũng chưa có gì đáng kể, điển hình là cái dự án hầm hố ITER*

Điều đáng nói nữa là trong các Sách Giáo Khoa viết cho học sinh phổ thông cũng như những thứ phổ cập đến dân chúng. Ta dễ dàng bắt gặp một đoạn như thế này hoặc tương tự như thế này:

”Ưu điểm của năng lượng nhiệt hạch: +..... +Phản ứng nhiệt hạch không làm ô nhiễm môi trường” ??? ???

Có lẽ vì nhiều lý do, mục đích nên người ta nói với người dân như vậy 8]. Bản thân việc một số nước lớn cố gắng duy trì, phát triển công nghệ hạt nhân kể cả trong mục đích hòa bình cũng là để bảo vệ các lợi ích chiến lược lâu dài của họ cả...

Một khi đã nói đến năng lượng và phản ứng hạt nhân nói chung, thì không bao giờ có những chứ như sạch hay an toàn đúng nghĩa!

Trong nhiều trường hợp, phản ứng nhiệt hạch tạo ra mức phóng xạ cực lớn. theo GS Nguyễn Khắc Nhẫn một nhà khoa học làm cố vấn lâu năm cho Pháp thì : ”Lò nhiệt hạch hạt nhân có mức phóng xạ 10 lần lớn hơn mức phóng xạ thường gặp, kể cả trong những nhà máy điện hạt nhân neutron nhanh [ réacteurs rapides ]! “ Chưa kể đến việc tritium là một nguyên liệu phóng xạ, nếu không cẩn thận hít phải hơi này thì.... ;D

Trong bài này em lại có 2 chỗ đánh “*” cũng là những chỗ sau này cần nói thêm, nhưng những bác nào muốn bổ sung em xin hoan nghênh, vì đây là chỗ để mọi người trao đổi thôi, thoải mái, vui vẻ là điều cần có.

Đây cũng là bài viết cuối cùng của em trong năm Nhâm Thìn. Sau em xin phép các Thủ trưởng cho...Nghỉ Tết sớm ;D.

Chúc các bác năm mới An Khang Thịnh Vượng_Vạn Sự Như Ý! Chúc VMH năm mới phát triển, lớn mạnh hơn nữa, là chỗ cho mọi người trao đổi học hỏi, giải trí lành mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa!

T.A

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 03 Tháng Hai, 2013, 02:16:15 pm

"Đang tìm cách tóm tắc phần nhiệt động học của phản ứng phân hạch, mà sao nó cứ rối tung. Cái phần Entropy tăng lên và cái định nghĩa về nhiệt = bước sóng cở từ hồng ngoại -> UV nó sao sao ấy. Có bác nào hiểu gì về phần này "gở rối tơ lòng" giùm. [Thôi, không hiểu mình đang nói gì? Để từ, từ ngâm cứu mới đặt câu hỏi được] Nếu "Tran Anh" hiểu ý tôi nói gì thì PM nhé... để viết cho xong cái mục đó."

Thấy đoạn trên là biết đang tẩu hỏa nhập ma rồi. Đang nghĩ trong đầu tiếng việt "Nhiệt" = "Heat" = "khoảng bước sóng...." Bởi vậy không làm sao tính ra được khi phản ứng phân hạch tạo ra nhiệt lượng lớn hàng triệu độ. Xài cả toán nhiệt động học mà củng cứ bó tay. :'[ Giờ mới thấy mình ngu... :'[

Cám ơn Tran Anh đả làm hai bài tuyệt hay. Nhờ nó mà đả thông được kinh mạch rồi. ;D

Trích dẫn

Biểu thức chuyển đổi ở đây là: K=k.T trong đó k là hằng số Boltzmann. Một ví dụ: thay vì nói “nhiệt độ ở tâm mặt trời là 1,5*10^15 độ Kelvin ”, người ta nói “nhiệt độ ở tâm mặt trời là 1,3 keV” tức 1,3 nghìn eV.

Khi chúng ta tính nhiệt độ của phản ứng phân hạch, thì chúng ta phải hiểu một vấn đề cơ bản của nhiệt động học. Nóng = các phân tử di chuyển nhanh, với động năng cao. Nguội = các phân tử di chuyển chậm, với động năng thấp. Vì thế, nói một cách khác với động năng [kinetic energy] cao thì tương đương với nhiệt độ cao. Khi phản ứng phân hạch những neutron di chuyển với động năng từ 1MeV -> 14 MeV. Do đó chúng ta thấy rằng nó đã có sức nóng tương đương hàng chục triệu độ. Nếu muốn diễn dải bằng toán 'Nhiệt Động Học' theo chiều hướng động năng thì rất là dài và chi ly, cộng thêm cả đống toán. Các bác không chuyên ngành thì đi ngủ mất, còn Tran Anh thì: "Biết rồi, khổ quá, nói mãi...". Thôi thì tạm thời chấp nhận điều kiện sau đây: Nhiệt năng [thermal energy] = động năng [Kinetic Energy]

Còn các bác muốn hiểu thêm tại sao phản ứng phân hạch "nóng" lên hàng chục triệu độ thì nên đọc lại bài của 'Tran Anh'. Tôi không nghĩ mình có khả năng diễn đạt nỗi hay như vậy. Đúng là bái phục.

Tran Anh ơi, nhìn cái này thấy hơi khác một chút 'tí' không... ở ngay phần Helium đó. Sách Basic Nuclear Engineering cho năm thứ 4, hoặc năm thứ 1 thạc sĩ [master] ngành lý thuyết vật lý nguyên tử [theoretical nuclear phyics]. Tuy hơi khác, nhưng rồi nó cũng về "La-Mã" chung một đường. [//i.imgur.com/0MEdJfo.jpg]

Sẳn đây mượn cái đồ họa của Tran Anh để tính một bài ví dụ về phân hạch [ăn cắp bản quyền... :P] [//i.imgur.com/e5CKW9x.jpg]

Bây giờ hảy làm sơ một bài tính phân hạch theo hình trên. Chúng ta cần hai phương trình để tính, [//i.imgur.com/UA7PCAM.jpg]

Đầu tiên chúng ta thấy U-235 gồm có 92 protons, 143 neutronsvà 92 electrons [theo bảng sức sức nặng của từng loại hạt], chúng ta tính được khối lượng [sức nặng] sẽ là 237,03293 amu [atomic mass unit, 1,66x10^-27kg]. Trong khi trên thực tế khối lượng U-235 lại là 235,124 amu. Sự khác biệt này gọi là 'mass defect' khối lượng thất thoát. Cái này là vì một phần khối lượng biến thành năng lượng liên kết. Được diễn tả theo phương trình [P.2] lắp vào phương trình [P.1].

Theo phương trình [P.2] Khối lượng thất thoát = [92[mass of protons + mass of electrons] + [235-92] mass of neutron] - [235.124 amu] \= 1,909 amu Bây giờ lắp giá trị từ [P.2] vào phương trình [P.1] của Einstein Năng lượng liên kết = [[1,909 amu X 1.66x10^-27 kg/amu].[2.998X10^8]2 m/s^2]/1.602x10-19 joules/eV \= 1778 MeV

Nghĩa là trung bình cho mỗi hạt của nhân U-235 [nucleons] chúng ta có 1777/235 = 7.56MeV năng lượng liên kết.

Theo biểu đồ trên, khi U-235 phân hạch thành 2 nguyên tố 117 và nhả 1 neutron [TD: 117 X 2 + 1 = 235]. Chúng ta thấy sự cách biệt là khoảng 0.85 MeV năng lượng thoát ra cho mỗi hạt nhân [nucleon]. Vậy thì tổng năng lượng thoát ra là 0.85 MeV X [117 X 2] = 200 MeV

Hì, hì đi mua một thùng bia về nhậu với ông bạn 'Tran Anh' mới được. May mà có ổng không thì mình thành Âu Dương Phong chổng đầu luyện công mất. Ý trời, đang mần bài này thì thấy Tran Anh dông đi chợ Tết rồi. Chờ chút đi theo với. ;D 8]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 04 Tháng Hai, 2013, 04:20:33 am

Mới thấy tấm hình này của đầu đạn W88 [D5] được quảng bá từ thời 1995 nè. Không phải tới hồi có vụ Wen Ho Lee [năm 1999] mới lòi ra đâu. [//i.imgur.com/py4ZZ82.jpg] Dân học ngành nguyên tử theo hình mà suy ra cách hoạt động thôi. Do đó độ chính xác không cao. Còn bí mật quốc phòng là phương pháp tính làm sao cho hoạt động tạo hiệu quả tốt. Còn như cứ học lỏm sơ sơ, không nghiên cứu kỷ, thì đầu đạn của người ta là 100%; còn đầu đạn của mình cũng tốn kém như ai mà chỉ thu hoạch có 10% khả năng. Còn nói về kỷ thuật vũ khí, thì có khi Mỹ đi nhanh hơn Nga, có lúc Nga đi nhanh hơn Mỹ. Như bom nguyên tử Mỹ cũng đang học hỏi Nga, thí dụ: Bom 'layer cake', nhiều lớp nguyên liệu khác nhau, không cần ép cho tới mức 'quá hạn' mà vẫn nổ được. Bom 'brief case', là loại vũ khí nguyên tử xách tay được. Khi tình báo Mỹ đưa tin về, mấy anh Mẽo cũng hoảng hồn. Hoặc loại hỏa tiển thủy lôi VA-111 [Shkval] thật là một kỷ thuật quá hay. Đại học MIT và USNRL Mỹ nghiên cứu theo chiều hướng đó, chế được lên tới tốc độ 5000 km/h, nhưng không điều khiển được. Hiện bây giờ củng chỉ là loại thủy lôi 'ngu'. Còn Nga đã phát triển thành vũ khí rồi.

Đại loại, trong khoa học kỷ thuật dù có đi hai ba hướng, nhưng chung quy vẫn nằm chung một căn bảng. Có anh phát triển trước, có anh phát triển sau. Nhưng trên lý thuyết vật lý và nguyên tử thì Nga và Mỹ cũng xài chung một hệ thống mà thôi.

Tết đến chúc các bác một năm mới An Khang Thịnh Vượng. Đồng thời xin các thủ trưởng xét đơn "xin lên chức" của em, lon lá có sao cho oai. Đi dạo chợ Tết cũng ra phết. ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 12 Tháng Hai, 2013, 12:52:07 am

Năm con RẮN... vẽ RẮN thêm CHÂN. Năm mới nói về cái đúng và sai khi nghiên cứu, học hỏi trên mạng.

Theo biểu đồ trên, khi U-235 phân hạch thành 2 nguyên tố 117 và nhả 1 neutron [TD: 117 X 2 + 1 = 235]. Chúng ta thấy sự cách biệt là khoảng 0.85 MeV năng lượng thoát ra cho mỗi hạt nhân [nucleon]. Vậy thì tổng năng lượng thoát ra là 0.85 MeV X [117 X 2] = 200 MeV

Như đáp số bài trên mà so sánh với số liệu từ thí nghiệm mà có: MeV Kinetic energy of fission fragments 165 +/- 5 Instantaneous gamma rays 7 +/- 1 Kinetic energy of neutrons 5 +/- 0.5 Beta particles from product decay 7 +/- 1 Gamma rays from product decay 6 +/- 1 Neutrinos from product decay 10 Tổng cộng: 200 +/- 6

Thì rất ăn khớp. Nhưng lại là vẽ rắn thêm chân. Đây là bài viết của một tay ở California Tech. University [//i.imgur.com/gTFohad.jpg] //www2.esm.vt.edu/~sdross/papers/nuclearthermal.pdf

Các bác để ý phần bôi đỏ của của hình trên và phần bôi đỏ trong phần trích dẫn của tôi, cả hai đều sai trên quang điểm tính toán. Thật ra 200MeV này là năng lượng cần thêm cho năng lượng liên kết. Bài toán thí dụ này sai trên căng bản lý thuyết. Hơn một tuần không ai nhận ra, vậy thì chúng ta đi tiếp sẽ tạo ra "tam sao, thất bổn". Đây là một trong những lý do tại sao chúng ta thấy có nhiều người nói nguyên lý nguyên tử của ông A, khác ông B.

Sửa sai: + Phân hạch là phản ứng phát năng lượng [exothermic] chứ không phải hút năng lượng [endothermic]. + Theo biểu đồ năng lượng liên kết, mỗi hạt nhân [nucleon] của U-235 là 7,6 MeV, còn của nguyên tố 117 là 8,45 MeV. Theo thí nghiệm, trung bình mỗi phản ứng phát ra cở 200MeV. Do đó, khi một mảnh là 117amu thì mảnh kia thường phải là nhỏ hơn, khoảng 75-100amu. + Có thể có trường hợp cá biệt trên, hút năng lượng, nhưng chưa thấy ai ghi nhận. + Phản ứng phân hạch phải rơi vào trong biểu đồ sau đây. [//i.imgur.com/uzpzX9m.jpg] Và tùy loại nguyên liệu nguyên tử chúng ta xử dụng, tùy loại neutron trong phản ứng, mà có các số năng lượng đạt được [%yield] khác nhau [//i.imgur.com/xtqT234.jpg]

Tóm lại: Nếu chúng ta đi càng sâu nữa, thì càng rất rắc rối. Theo tôi thì chúng ta không nên đi sâu hơn nữa, bởi vì nó quá chuyên ngành. Hảy tạm thời chấp nhận mỗi phản ứng phát ra cở 200MeV. Mỗi phản ứng sẽ cho ra trung bình cở 2,5 neutrons. Mỗi neutron mang theo trung bình cở 2 MeV cho đến 7 MeV tùy loại nguyên liệu. Trong Vật Lý nguyên tử không có 1+1 = 2, tất cả đều là những con số xác xuất.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 12 Tháng Hai, 2013, 01:49:42 am

Xin các bác Mod cho lên lon không được duyệt xét, thật là bức xúc. Vậy thì em xin Spam để mau lên lon ... ;D ;D ;D

Sau năm ngày miệt mài đọc bên TTVNOL, tôi thấy bị hơi choáng. :-\ Chúng ta thử nhìn, tại sao có những bài viết có sự khác biệt về căn bảng nguyên tử, thí dụ vụ Neutron chậm và neutron nhanh +Một số là do người viết học chuyên về lò nguyên tử, sách vở họ học luôn nói về neutron chậm. Neutron chậm mới có xác xuất cao để Uranium bắt được. Giống như anh lính bắn sẻ, ống nhắm giúp làm mục tiêu lớn ra, từ từ bóp cò mới trúng được [3-8 giây]. +Trong khi phản ứng bom, thì phải trên nguyên lý neutron nhanh. Khi phản ứng phân hạch, mức trung bình thấp là 2MeV cho mỗi neutron. Vậy thì làm sao chúng ta làm chậm nó được? Từ khi kích hỏa đến khi nổ chỉ có micro/nano-giây. Bởi vậy chúng ta cần số lượng lớn neutron nhanh cho phản ứng bom nguyên tử, đưa đến việc xử dụng ngòi D-T, hay ngòi Lithium Deutride. Giống như một anh lính đẩy nguyên băng AK liên thanh về phía địch, không cần nhắm chính xác, chơi khẩu AK-630 cho chắc. ;D

Hoặc có những tin tức không xác thực từ một người hay một nhóm, những tay pro-Nga, pro-Mỹ cố cải nhau, khi say 'mùi thuốc súng', thành ra hay đưa những tin tức không xác thực. Làm người đọc để lấy thêm kiến thức, bị nhầm lẫn. + Vụ đầu đạn D5 của ông Lee 1999 chẳng hạn. [Bác SSX bị tin nhầm[?] thí dụ thôi bác đừng giận nhe] + Hoặc câu tuyên bố "xanh rờn" của một bác bên ttvnol [rất, rất cao thủ về kiến thức lò nguyên tử] Bác xxxxxx bên ttvnol viết: //ttvnol.com/quansu/1204144/page-61 “Hiện nay, Tokamak dang được thử nghiệm ở khắp Âu Nhật Mỹ Á. Nó là tác phẩm của Liên Xô trước đây, sau đó bác học thất nghiệp hồi 199x bán văng khắp nơi.” Nếu tin vào đó thì không xong Nguồn wikipedia... mặc dù không được tin cho lắm: Các nhà Vật Lý Soviet chế ra Tokamak vào năm 1950… “Tokamaks were invented in the 1950s by Soviet physicists…” 1968, … tại Novosibirsk, các nhà khoa học Soviet tuyên bố họ đã đạc được nhiệt độ electron trên 1KeV từ hệ thống Tokamak. Khoa học gia Anh và Mỹ đều không mấy tin, bởi vì họ còn rất xa mới đạt được kết quả trên. “In 1968, … at Novosibirsk, Soviet scientists announced that they had achieved electron temperatures of over 1000 eV in a tokamak device. British and American scientists met this news with skepticism, since they were far from reaching that benchmark” Còn đây là sách giáo khoa tôi đã học, hình vẽ ghi năm 1972. [//i.imgur.com/n5qLzsk.jpg]

Vì thế, muốn có một nguồn tài liệu khả tin thật là mệt nhọc. Bởi vì có quá nhiều người tuyên bố "bừa" và một số bài viết bị "tam sao, thất bổn", như bài toán tôi trình bày ở phần bài trước.

Vì vậy, tôi yêu cầu chúng ta hảy hướng về một tương lai "Pro-VietNam", đừng để tư duy pro-Nga, pro-Mỹ làm chúng ta sai hướng. Trong tương lai đó, những người thế hệ trẻ [như T... .n.] sẽ là những cột trụ cho nước nhà. Đừng tân bốc những ông giáo sư việt kiều này nọ ở Harvard hay MIT, bởi vì họ cũng chỉ là những tên ngoại lai, không giúp ích ghì cho đất nước. Chỉ hy vọng một ngày nào đó, họ theo được bước chân của cụ Trần Đại Nghĩa.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 12 Tháng Hai, 2013, 09:36:40 am

Chào các bác ạ.hix Cái chủ đề này nó rất rộng, các bác cứ từ từ, điềm đạm mà tranh luận. ;D

@Danviet: khổ cái thân em quá, em có biết cái gì với bác và các bác khác đâu mà bác cứ nói thế, em còn mặt mũi nào mà lên đây nữa :-[ :'[ Những gì em viết đều là những cái có sẵn và phổ dụng, nhưng các bác lâu không đụng đến nên quên thôi. Mấy cái hình vẽ cũng thế, không có dấu là em lấy từ trên mạng cả, các bác cứ dùng tự do.

Các bác kia họ mạnh dạn đưa ra những thông tin sốt dẻo, nên có cái đúng có cái cũng chưa thể chính xác. Về cái chuyện lon thì em cũng đồng ý với bác huonghn76 đó bác: cái chủ đề này "khoai" thật nhưng quan trọng là chất lượng bài viết thế nào, lon cao mà bài nhạt thì cũng chán. Bác cứ điềm đạm mà viết.

Đúng như bác nói neutron chậm thì nó bắt Uranium tốt hơn. Cái này chưa giải thích được về mặt lý thuyết, nhưng đã hoàn toàn được khảo sát trên thực nghiệm. Nhưng giờ cũng có các lò phản ứng dùng neutron nhanh, nó có nhiều ưu điểm hơn lò chậm nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa được phát triển nhiều. [chính xác là đã có giai đoạn thoái trào]. Các quả bom thì dùng neutron nhanh, vì với kích thước và các đặc điểm sử dụng của mình, chúng không thể mang theo những thứ cần thiết để "hãm" các neutron đang có vận tốc khoảng 20.000.000 m/s sinh ra từ phản ứng xuống còn ngưỡng "chậm" 2000 m/s được.

Sự kiện 1968, Tokamak đạt được ngưỡng năng lượng cho 1Kev Electron, phương Tây tỏ ra hoài nghi, trong khi sách vở phương Đông thì khẳng định đó là một mốc son rực rỡ [em không có cái quyển sách cũ của nhà mình ở đây ;D]. Âu cũng là chuyện thường thôi, cũng như vụ người Mĩ lên Mặt Trăng để đáp trả lại việc trước đó người Ý đã nghe được tiếng nhịp tim của người Xô Viết trên vũ trụ qua sóng radio. Cũng gây bao nghi ngờ. Tóm lại, Tokamak là một thành tựu của nền khoa học Xô Viết, và chúng ta biết ơn vì điều đó.

Em xin phép "ý kiến" lại với bác Danviet một lần nữa: trên VMH, cao thủ ngọa hổ tàng long, em có là cái gì đâu, bác mà khen em như thế nữa, em chỉ có nước đeo mo lên đây để gặp các bác thôi :-\ :'[

Chúc mọi người tiếp tục ăn Tết vui vẻ.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 12 Tháng Hai, 2013, 02:07:24 pm

Mới có sáng kiến được một bài SPAM, dưới làn ra-đa của các bác Mod. Nào ngờ... Tran Anh còn cao thủ hơn, SPAM cả bài SPAM của mình. Hèn gì mà đến cả 4 sao. Thật là bái phục. :o :o :o Thôi an phận hèn với 2 gạch cho xong, đúng là "yếu mà muốn ra gió". ;D ;D ;D Lần sau có spam... phải treo bảng "cấm spam lại", không thì chỉ dọn cổ cho "chúng" ăn. :-[

Bây giờ chúng ta hảy tính thử vài khái niệm để chế một trái bom theo dạng súng [gun type]

Phỏng tính về trái bom “Little Boy” được thả ở Hiroshima

Thời gian tốn kém cho mỗi phản ứng phân hạch được tính bằng vận tốc của neutron và khoảng đường nó di chuyển được trước khi phản ứng. Khoảng cách xa trung bình ở trong nguyên liệu phân hạch ‘quá hạn’ là khoảng 13 cm. Giả sử một neutrons 1 MeV [fission neutron], nó sẽ có tốc độ là 1.4x10^9 cm/sec. Từ đó chúng ta tính được cho có phản ứng đầu tiên chúng ta phải mất cở 10^-8 giây [10 nano-giây – hay 10 lần 1 phần tỷ giây], từ chuyên môn gọi là “shakes”. Từ độ tỷ trọng [density] của nguyên liệu so với thể tích, chúng ta tính được neutron sẽ di chuyển được trung bình cở 2,5 cm trước khi chạm vào một nguyên tố của nguyên liệu, và khoảng cở 5 lần chạm mới có một phản ứng phân hạch.

Chúng ta thấy theo kết quả của phòng thí nghiệm, thì 1 Mev neutron sẽ di chuyển được một quảng đường là: Nguyên liệu Tỷ trọng di chuyển [cm] trước khi phản ứng U-233 18.9 10.9 U-235 18.9 16.5 Pu-239 19.4 12.7

Chúng ta thấy phản ứng phân hạch sẽ xảy ra nhanh hơn với Pu-239. [sẽ phải chế tiếp trái "Fat Man"]

Tốc độ phản ứng giây chuyền sẽ được tính theo hệ số k, phương trình là:

k = f – [lc + le]

Định nghĩa giá trị: f = số neutron trung bình phát ra cho mỗi phản ứng phân hạch. lc = số neutron bị thất thoát/ bị bắt được. le = số neutron bị thất thoát ra ngoài võ trái bom.

k = 1, khi mật độ của nguyên liệu tiến đến mức quá hạn, phản ứng bắt đầu xảy ra, nhưng chưa tới mức ‘dây chuyền’. Khi k>1 thì phản ứng dây chuyền hoạt động. k = 2, khi này phản ứng dây chuyền hoạt động mạnh. Nếu chúng ta nâng được hệ số k lên càng cao, thì phản ứng càng nhanh, giảm bớt thời gian giử nguyên liệu ở mức ‘quá hạn’.

Thí dụ, khi bắt đầu chúng ta có 1 neutron cho đợt 0, phản ứng đợt 1 [1st generation] ta có 2 neutron, phản ứng đợt 2 [3rd generation] ta có 4 neutron… cho đến khi 2x10^24 nhân nguyên tử [nucleus] bị phá vở, chúng ta sẽ có được 20 kilotons năng lượng.

Số nhân nguyên tử bị phá vở = 2^[n-1], khi n là số lần phản ứng [generation] Bởi vậy, 2x10^24 = 2^[n-1] Do đó, n = [log2 [2x10^24]] + 1 = 81.7 [generation]

Nghĩa là phải có cở 82 lần phản ứng dây chuyền, để có 20kT bom. Đây là bài toán tính độ chừng mà thôi. Bởi vì khi phản ứng, các đợt phản ứng sẽ chất chồng lên nhau. Phản ứng trước chưa xong, thì đã nhả neutron và tạo phản ứng tiếp rồi. Do đó bài toán thật thì phải dùng vi phân và tích phân. Và con số sẽ nhỏ hơn nhiều.

Sau nhiều phép tính rắc rối của toán vi, tích phân chúng ta thấy rằng, số lượng neutron xuất hiện trong hệ thống phản ứng và số lượng nhân nguyên tử bị phân hạch từ khi phản ứng bắt đầu xảy ra, tăng trưởng theo tốc độ của hàm số

~ e^[[k-1]*t/g]], t là thời gian phản ứng, g là số đợt phản ứng [generations]

Nếu k=2, theo các giá trị đã thí dụ thì t sẽ là khoảng 56 shakes [560 nano giây] Với hàm số “e” bên trên chúng ta thấy rằng, để phản ứng hết 99% nguyên liệu, chúng ta chỉ cần cở 4 đợt phản ứng cuối cùng. Và theo toán vi, tích phân thì chúng ta chỉ cần cở 53 đợt phản ứng.

Từ những tính toán của thí dụ trên với phản ứng trung bình 2 neutron được giải thoát cho mỗi phản ứng và cở 50 đợt phản ứng căn bảng; thì chúng ta chỉ cần giử khối lượng lên quá hạn trong thời gian cở chừng 500 nano-giây.

Nếu chúng ta có neutron giải thoát nhiều hơn 2, và neutron với năng lượng cao hơn 1 MeV thì phản ứng càng nhanh, và năng lượng thu được càng hiệu quả hơn.

Như vậy chúng ta có thể tính ra được với bao nhiêu lượng chất nổ HMX để làm nên trái bom theo kiểu súng [gun type] của “Little Boy”. Chỉ còn cần các bác chuyên viên chất nổ đến làm việc.

Í, còn thiếu cần bao nhiêu kí lô U-235. Để đi chợ mua nữa chớ. Thôi hẹn các bác bài sau... bà chủ công ty bom nguyên tử nhà mình đang réo. :-* :-* :-* ::] ::] ::]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: maxttien trong 12 Tháng Hai, 2013, 10:38:22 pm

Hoặc loại hỏa tiển thủy lôi VA-111 [Shkval] thật là một kỷ thuật quá hay. Đại học MIT và USNRL Mỹ nghiên cứu theo chiều hướng đó, chế được lên tới tốc độ 5000 km/h, nhưng không điều khiển được. Hiện bây giờ củng chỉ là loại thủy lôi 'ngu'. Còn Nga đã phát triển thành vũ khí rồi.

Đại loại, trong khoa học kỷ thuật dù có đi hai ba hướng, nhưng chung quy vẫn nằm chung một căn bảng. Có anh phát triển trước, có anh phát triển sau. Nhưng trên lý thuyết vật lý và nguyên tử thì Nga và Mỹ cũng xài chung một hệ thống mà thôi.

Tết đến chúc các bác một năm mới An Khang Thịnh Vượng. Đồng thời xin các thủ trưởng xét đơn "xin lên chức" của em, lon lá có sao cho oai. Đi dạo chợ Tết cũng ra phết. ;D

Cái chỗ đỏ chắc là nhầm chứ cả Nga và Mĩ đến giờ thử vũ khí siêu vượt âm cũng đâu đạt nổi đến 5000km/h huống chi là dười nước, chắc ý bác là 500 ;D

Quả thực là em rất thích loạt bài của 2 bác, rất có tính học thuật xây dựng ;D Chúc các bác năm mới có nhiều bài viết hay cho mọi người giải trí ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: selene0802 trong 12 Tháng Hai, 2013, 11:48:10 pm

Xin các bác Mod cho lên lon không được duyệt xét, thật là bức xúc.

Đây là quy định về quân hàm: //www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,77.msg761.html

msg761

Bác chú ý lỗi chính tả trong bài viết nữa nhé

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2013, 02:05:33 am

... Từ đó chúng ta tính được cho có phản ứng đầu tiên chúng ta phải mất cở 10^-8 giây [10 nano-giây – hay 10 lần 1 phần triệu giây], từ chuyên môn gọi là “shakes”...

1 nano giây bằng 1 phần triệu giây?

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 13 Tháng Hai, 2013, 03:46:09 am

Hi hi... thêm được một bài nữa.

@maxttien: Tôi có gọi cho anh bạn Vật Lý/Trung tá Hải Quân [Commander] làm cho phòng thí nghiệm Hải Quân. Nó nói chắc chắn là 5000 km/h, không phải 500. Anh này còn nói là chắc chắn VA-111 phải bay nhanh hơn 200 km/h. Hiện Mỹ có thử ở tốc độ ~200 km/h, nhưng vẫn bị trở ngại trong vấn đề lạng, né [maneuver]. Tất cả cánh lái đều bị rổ [nám], do sức xoáy của nước, và không bao lâu đều bị xé rách. Tôi có hỏi họ xử dụng loại hỏa tiển gì, anh ta chỉ nói là một loại hỏa tiển "ngu" của NASA cung cấp. Anh ta xác nhận chắc chắn là trên dưới 5000km/h, nhưng hoàn toàn không đều khiển được. Tôi hỏi "mất điều khiển?", anh ta chỉ cười không trả lời.

@Selene0802: Hì hì, nói chơi cho vui thôi, lon lá gì. Miễn mình thấy các bác thích đọc là vui lắm rồi. Cám ơn bác quan tâm. [Tính spam mỗi bài trả lời cho mỗi bác, nhưng ngại quá ;D]. Đang cố gắng học thêm chính tả nè, bác ạ. Nhưng khổ cái, có nhiều chổ mình không biết chính mình sai chổ nào. Cái này phải cố khắc phục từ từ thôi. Mỗi lần viết, đều đọc lại vài lấn đấy bác ạ. :[

@Giangtvx: Cám ơn bác, sẽ sữa chửa ngay. :o Sai hơi xa một chút xíu mà bị bắt rồi, có ba con số 0 hà, triệu với tỷ thôi mà. :o :o :o

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 13 Tháng Hai, 2013, 01:58:55 pm

Muốn biết cần bao nhiêu U-235, chúng ta dựa vào sức công phá [20 kilotonsTNT] và năng xuất thâu được [1.38%] từ phân hạch mà trên Wikipedia họ báo cáo.

Phải đổi sức nổ ra năng luợng [theo SI - Systèm International] 20 kilotons TNT = 8.368x10^13 Joules //convert-to.com/conversion/energy/convert-tn-to-j.html

Nếu cứ mỗi phân hạch chúng ta gặt hái được 3.2x10^-11 joules [2 MeV]

Do đó ta có, n = [8.368x10^13 joules] / [3.2x10^-11 J/fisson] = 2.6x10^24 atom phản ứng phân hạch [fission]

Số moles Uranium = 2.6x10^24 atoms / [6.02x10^23 atoms/mole U-235] = 4.3 moles U-235

Theo Wikipedia họ nói, bom “Little Boy” lấy được năng xuất phát ra là 1.38% và với 64kg U-235.

Khối U-235 cần có = [4.3 moles] X [235 g/mole] / [0.0138] = 73.22 kg U-235

Éc, chúng ta chơi sang hơn Mỹ, xài đến hơn 10 kg so với wikipedia. ;D Sửa lại chút đỉnh… ;] ;] ;]

Vậy thì để có năng lượng phát ra là 20 kilotons, và nguyên liệu là 64 kg, thì chúng ta cần phải cần phải tạo được năng xuất là 1.58%.

Tóm lại, với các phép tính phỏng đơn giản, chúng ta có các thông số sau đây: Kiểu bom kiểu súng [gun type] Nguyên liệu 64 kg U-235 [Theo một số sách vở U-235 ‘quá hạn’ sức nặng tối thiểu là 52kg] Thời gian ‘quá hạn’ 500 nano-giây Năng xuất [efficiency] 1.58% Năng lượng nổ 20 kilotons TNT

Thông số phỏng cho bài tính: Năng lượng của neutron 1 đến 2 Mev* Số lượng n cho mỗi phản ứng ~2.7 neutrons do xài hàm số e^[[k-1]*t/g]]

Thôi, hảy tạm thông qua trái bom xưa như trái đất này. Gởi tài liệu qua nhà máy làm việc và đi chợ mua U-235. :P :P :P Kỳ tới chúng ta cần phải tìm hiểu coi tại sao Mỹ lại nhảy qua xài Pu-239. Rồi lại nhảy về xài U-235, rồi lại xài cả hai. Anh Mỹ hồi đó giống như con mèo đang rượt bắt cái đuôi. ;D ::] ;D

Ghi chú: [*] Bài trước khi tính tốc độ neutron thì tôi xài 1 MeV thay vì 2 MeV, cho chẳng số, dễ tính, số sai biệt không đáng kể. Còn phần này thì tôi xài 2 MeV cho mỗi phản ứng, bởi vì đây mới là số năng lượng trung bình được ghi nhận từ thí nghiệm [thời ấy].

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 18 Tháng Hai, 2013, 01:30:29 am

Bài trên với phương pháp tính cho 20kilotons TNT. Còn như số liệu wiki đưa ra, thì với toán cơ bản đại số như phần trên trình bày, chúng ta có số liệu sau đây.

Cho 16 kilotonsTNT, chúng ta có năng lượng là 6.6944x10^13 Joules Vì vậy số lượng nhăn phản ứng sẽ là: 2.092x10^24 nhân phản ứng Số moles U-235 cần có: 3.475 moles Khối lượng U-235 cần có [1.38% theo wiki]: 59 kg

Muốn tìm ra số chính xác thì cần phải có những thông số chính xác của độ giàu, lượng neutron phát ra trung bình cho mỗi phản ứng, thời gian “đốt” nguyên liệu... Dù có tất cả các số chính xác, chúng ta cũng chỉ đưa tới kết luận “độ chừng” mà thôi. Bởi vì phản ứng nguyên tử là một bài toán xác xuất. Vì thế bài toán của chúng ta coi như là khá toàn vẹn.

Trước khi đi vào phần bom “Fat Man” chúng ta cần thêm một số kiến thức và thông tin.

Khối Lượng Quá Hạn:

Trước khi chúng ta đi vào nghiên cứu về trái bom “Fat Man” được thả ở Nagasaki, chúng ta cần nhìn sơ về vấn đề khối lượng “quá hạn”. Chúng ta biết được từ thí nghiệm để đem nguyên liệu lên tới mức quá hạn cho phản ứng phân hạch. Nếu chỉ xử dụng dạng trái cầu nguyên liệu trơn, không xài phản xạ neutron [reflection], hoặc các ngòi phụ cho khoá trình nổ, thì: Nguyên liệu Tới hạn [Critical mass] U-233 16 kg U-235 52 kg Pu-239 10 kg Số liệu trên từ nhiều nguồn có cả wikipedia. Hiện tại chưa tìm ra một nguồn có giá trị cao hơn để chúng ta nghiên cứu. Đồng thời, sai số còn phải tính theo độ đậm đặc của nguên liệu gốc [% enrichment].

[//i.imgur.com/wQjnn7e.jpg]

Theo như các thông số trên, trái bom đầu tiên “Little Boy” lại xài tới 64kg và chưa tới 2% năng xuất, chứng tỏ rằng các khoa học gia thời đó chưa hoàn toàn nắm chắc cơ bảng. Muốn có một trái bom mạnh hơn với nguyên liệu U-235 thì hình như là ngoài tầm tay. Các khoa học gia thời đó thấy rằng Pu-239 là một ứng viên sáng giá. Thứ nhất chỉ cần lượng nhỏ 10kg là có thể nổ rồi, và năng lượng kết nối thì cũng tương đương. Đồng thời, ngay thời điểm ấy Mỹ đã khô cạn nguồn U-235 giàu. Một số nguồn cho biết họ không còn đủ để làm thêm một trái nữa [?]. Với lượng Pu-239 sẵn có, nếu nâng được công xuất [% efficiency] lên trên 1.38% thì họ vẫn có một trái bom mạnh không thua gì “Little Boy”.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 18 Tháng Hai, 2013, 04:05:46 am

Nguyên liệu/Đồng Vị cho Phản ứng Phân Hạch Chậm và Nhanh:

Phân hạch Chậm [slow fission] Theo các loại nguyên liệu xử dụng cho phản ứng phân hạch như U-233, U-235, hoặc U-239, chúng ta thấy rằng năng lượng liên kết [binding energy] khá thấp so với các nguyên tố đi ngược về hướng sắt[Fe] chẳng hạn [//i.imgur.com/APbiZAP.jpg] Khi một nguyên tử U nhận được một hạt neutron, năng lượng nhận được quá nhỏ so với năng lượng cần có để tạo ra các nguyên tố mới ở số A nhỏ hơn Uranium, năng lượng phân bố trong nhân [internal rearrangement energy]. Chúng ta đã thấy thí dụ về bài toán năng lượng “sai” trong các bài viết trước. Nhưng khi nguyên tử U/Pu nhận được một neutron thì nó bị ép vào tình trạng mất thăng bằng [unstable]. Vì vậy nó phải thải một năng lhượng nào đó, hoặc phải tách làm đôi để trở thành các nguyên tố thăng bằng hơn. Đồng thời chúng ta biết rằng, phản ứng phân hạch sẽ xảy ra không tùy thuộc vào năng lượng của neutron. Do đó nếu chúng ta xử dụng neutron chậm, năng lượng thấp, thì chúng ta sẽ có loại phản ứng phân hạch chậm [slow fission]. Chử “chậm” này không liên hệ đến tốc độ, mà chỉ nói lên sự phân bố năng lượng mà thôi.

Phân Hạch Nhanh [fast fission] Ngược lại, với loại nguyên liệu U-238, chúng cần neutron nhanh, bởi vì neutron dưới 1 MeV sẽ hoàn toàn không phản ứng được. Nếu nó nhận được một neutron trên 1 MeV động năng, thì năng lượng này cộng với năng lượng thoát ra bởi sự phân bố [rearrangemnet] lại cấu trúc nhân, sẽ hơn năng lượng cần thiết cho năng lượng liên kết; từ đó chúng ta mới có phản ứng phân hạch. Vì phải cần neutron nhanh với lượng động năng lớn, do đó chúng ta gọi nó là Phân Hạch Nhanh [fast fission].

Các đồng vị phân hạch và sự tương quang với tốc độ neutron: Các nguyên liệu của đồng vị phân hạch chậm, U-235/U-233/Pu-239, thì có khả năng phân hạch [mặt cắt phân hạch lớn - larger fission cross sections] cho nhiều loại năng lượng của neutron. Đồng thời mặt cắt hấp thụ thấp [low cross-sections for absorption]. Đại khái là cái bia lớn, nhưng độ trúng bia thấp[!]. Còn như U-238 thì khả năng phân hạch ở dưới 1 MeV là số không, nhưng qua mức ấy thì phản ứng phân hạch lại xảy ra dễ dàng [larger fission cross sections]. Từ đó chúng ta thấy nguyên liệu phân hạch chậm [slow fissionable isotopes] là dễ tạo phản ứng phân hạch hơn nguyên liệu phân hạch nhanh. Đây là một trong những lý do, mà sau này chúng ta thấy ở các cấu trúc bom đời mới hay bao bằng U-238 bên ngoài; bởi vì neutron nhanh thoát ra sẽ bị giử lại tạo phản ứng cho loại phân hạch nhanh này.

Phản ứng, năng lượng và neutron: Theo căn bảng cấu trúc của nhân nguyên tử, chúng ta biết rằng các nguyên tố càng nặng thì chúng ta càng cần nhiều neutron trong kết nối nhân [p+n] của nó. Nguyên tố càng nặng số lượng neutron càng lớn mới tạo được sự thăng bằng [stablize] ở nhân nguyên tử. Vì vậy khi nguyên tố nặng như U-235 phân hạch, thì sẽ tạo một lượng lớn neutron thặng dư. Khi số lượng neutron được giải phóng nhiều hơn số lượng bị bắt, thì chúng ta có phản ứng dây chuyền. [//i.imgur.com/xtqT234.jpg] Thường thi các mảnh sẽ phân bố độ nặng nhẹ theo hệ thống “Gaussian distribution” với hai giá trị, một ở khoảng 95amu và một phần còn lại ở khoảng 135amu. Đồng thời giải phóng từ 0 cho đến hơn 6 neutron, với năng lượng 0.5 MeV cho đến trên 4 MeV. Năng lượng trung bình cở 2 MeV.

Chúng ta có bảng năng lượng giải phóng là: MeV Kinetic energy of fission fragments 165 +/- 5 Instantaneous gamma rays 7 +/- 1 Kinetic energy of neutrons 5 +/- 0.5 Beta particles from product decay 7 +/- 1 Gamma rays from product decay 6 +/- 1 Neutrinos from product decay 10 Tổng cộng: 200 +/- 6

Đây là năng lượng chúng ta giải phóng được cho mỗi phản ứng. Khoảng 180 MeV được biến thành sức mạnh tàn phá cho vụ nổ. Số còn lại thất thoát cho tia gamma, năng lượng không đo được như neutrinos và một số từ phân rả của nguyên tố không thăng bằng [stable] phát ra sau khi vụ nổ.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 18 Tháng Hai, 2013, 01:36:27 pm

Đang tìm thêm tài liệu cho trái bom Fat Man thì thấy mấy tấm ảnh này. Gởi các bác xem cho vui.

Đây là một căn cứ khổng lồ để làm giàu nguyên liệu cho Manhttan Project. Hình quý ở chổ chụp vào thời 1945. [//i.imgur.com/sxs1AlA.jpg]

500.000 quân, hàng ngàn máy bay đủ loại, hàng trăm tàu chiến... Hàng tỷ đô la, cùng với trên 10 năm chiến đấu... cũng không thắng nỗi anh du kích râu xồm. :'[ :'[ :'[ :'[ :'[ :'[ :'[

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: maxttien trong 18 Tháng Hai, 2013, 09:25:31 pm

Bác tìm trang khác để đăng link ảnh có được không, vì ở việt nam ai mà dùng mạng VNPT sẽ không xem được hình ở trang i.imgur.com

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 18 Tháng Hai, 2013, 10:21:35 pm

Phát huy truyền thống Spam, nhà em lại sang Spam bác DanViet phát nhể ;D

Nhân bác đang nói về mấy cái phân hạch. Em cũng muốn nhắc đến cái mô hình nổi tiếng diễn tả các giai đoạn của 1 quá trình phân hạch điển hình_Mô hình theo mẫu giọt chất lỏng của Niels Bohr và John Wheeler [the collective model of Bohr and Wheeler]

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/fission_zps6e1e6059.jpg]

Em có tạm cái ảnh minh họa, tuy nó cũng không được chuẩn lắm, các bác coi tạm vậy.

Đầu tiên thằng hạt nhân “ăn” một neutron. Neutron này rơi vào giếng thế gắn liền với lực hạt nhân mạnh tác dụng bên trong hạt nhân => Thế năng của nó chuyển thành nội năng của hạt có tác dụng kích thích.

Dễ thấy, lượng năng lượng kích thích mà neutron mang lại đúng bằng công cần thiết để bứt một neutron ra khỏi hạt nhân đó, tức băng năng lượng liên kết của neutron En .

Hạt nhân khi bị kích thích, giống như một giọt lỏng điện dao dộng mạnh. Tất yếu sẽ dẫn tới hiện tượng thắt cổ chai. Nghĩa là các hạt của hạt nhân sẽ dần bị chia ra dồn về 2 cực, biến hạt nhân thành hình số 8.

Lúc này chúng ta sẽ thấy sự “trả thù ngọt ngào” của lực Coulomb trước lực Tương tác hạt nhân [tương tác mạnh] . 8] 8] 8] Trong phạm vi tầm 10^-13 m lực tương tác mạnh là vô địch, các lực khác nếu xuất hiện trong vùng này sẽ bị "nghiền nát" ! Khi hạt nhân bắt đầu thắt eo, lực tương tác mạnh [giữa 2 khối nuclides ở 2 cực] bị yếu đi rất nhiều và rất nhanh do lực này chỉ có tác dụng trong 1 phạm vi rất nhỏ. Trong khi 2 khối nuclides này đều tích điện dương [do các Protons] nghĩa là vô tình chúng sắp trở thành 2 khối cầu tích điện cùng dấu. Lúc này lực Coulomb vốn bị đè bẹp từ lâu có cơ hội "hồi sinh". Bên cạnh đó là sự “rung lắc” điên cuồng của hạt nhân khi bị kích thích. Một cuộc đấu giữa 2 lực, mà trong đó Lực tương tác mạnh ngày càng thất thế!!! Và nếu mọi chuyện thuận lợi, 2 cục nuclides sẽ tách nhau ra, hoàn toàn trở thành 2 hạt nhân mới. Chúng vẫn còn năng lượng kích thích nên sẽ bay ra xa nhau.

Bác nào mà đã từng học môn Sinh thì có thể hình dung nó giống quá trình phân bào :] quả thực là cái từ Phân hạch_Fission là một từ vay mượn bên ngành Sinh học ;]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 19 Tháng Hai, 2013, 01:13:19 am

Phản ứng, năng lượng và neutron: Theo căn bảng cấu trúc của nhân nguyên tử, chúng ta biết rằng các nguyên tố càng nặng thì chúng ta càng cần nhiều neutron trong kết nối nhân [p+n] của nó. Nguyên tố càng nặng số lượng neutron càng lớn mới tạo được sự thăng bằng [stablize] ở nhân nguyên tử. Vì vậy khi nguyên tố nặng như U-235 phân hạch, thì sẽ tạo một lượng lớn neutron thặng dư. Khi số lượng neutron được giải phóng nhiều hơn số lượng bị bắt, thì chúng ta có phản ứng dây chuyền.

Biếu bác cái hình minh họa chỗ này + cái Đường cong năng lượng liên kết ở những bài trước, mọi chuyện có lẽ tường minh hơn ;]

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/image002_zpsbb603d8a.jpg]

Biểu đồ biểu diễn các nuclides. Trục tung biểu diễn số proton có mặt trong nuclide đó trong khi trục hoành thì biểu diễn số neutron.

Nhìn biểu đồ. Chúng ta thấy, các nuclides nặng có xu hướng có nhiều neutron hơn proton. Chúng ngày càng ngả về phía trục hoành và tách xa đường chuẩn [đường 45 độ nơi số neutron=số proton hay N=Z].

Vùng màu đen chỉ các nuclides bền.

Vùng màu đỏ là những nuclides thiếu neutron [thừa proton] so với các nuclides bền. Vì vậy chúng có xu hướng phát xạ ra phân rã Bê-ta cộng [ positive beta decay] để biến proton thành neutron, giúp chúng về trạng thái bền.

Ngược là vùng màu xanh đậm ở phiá dưới. Những nuclides ở vùng này bị thiếu proton [thừa neutron] nên chúng có xu hướng phát xạ ra phân giã Bê-ta trừ [negative beta decay] để biến bớt các neutron thành proton.

Hãy chú ý đến nơi kết thúc vùng màu đen, chỗ đó tương ứng với các nuclides có nguyên tử số Z=82 hoặc 83 gì đó. Tương ứng với số proton trong mỗi nuclide là khoảng 82, 83. Sau vùng những nuclides này, không còn bất cứ một nuclide nào bền nữa, tất cả đều có số khối lớn và đều là nuclied phóng xạ.

Vùng màu vàng là các nuclides phát ra phân rã Alpha [Alpha decay] tức là “vất đi” 2 proton và 2 neutron. Mục đích là để về trạng thái bền của như các nuclides Pb [Z=82] hay Bi [Z=83].

Lên trên chút nữa, tình trạng “bức xúc” của các nuclides càng tăng_vùng xanh lá mạ, năng lượng liên kết riêng càng thấp, đến độ chúng xảy ra phản ứng phân hạch tự phát [spontaneous fission]. Kiểu như Uranium.

Trong hình còn có mấy con số, mấy cái đường kẻ đỏ. Đó là những con số ma thuật [Magic numbers] chỉ những nuclides có độ bền cao vượt trội.

Các đồng vị phân hạch và sự tương quang với tốc độ neutron: Các nguyên liệu của đồng vị phân hạch chậm, U-235/U-233/Pu-239, thì có khả năng phân hạch [mặt cắt phân hạch lớn - larger fission cross sections] cho nhiều loại năng lượng của neutron. Đồng thời mặt cắt hấp thụ thấp [low cross-sections for absorption]. Đại khái là cái bia lớn, nhưng độ trúng bia thấp[!]. Còn như U-238 thì khả năng phân hạch ở dưới 1 MeV là số không, nhưng qua mức ấy thì phản ứng phân hạch lại xảy ra dễ dàng [larger fission cross sections]. Từ đó chúng ta thấy nguyên liệu phân hạch chậm [slow fissionable isotopes] là dễ tạo phản ứng phân hạch hơn nguyên liệu phân hạch nhanh. Đây là một trong những lý do, mà sau này chúng ta thấy ở các cấu trúc bom đời mới hay bao bằng U-238 bên ngoài; bởi vì neutron nhanh thoát ra sẽ bị giử lại tạo phản ứng cho loại phân hạch nhanh này.

SPAM: Phần nè hay nè, bác có thể nói kĩ hơn một để mọi người hiểu hơn được không ạ. ;D Cụ thể là bác giải thích tại sao mấy thằng U-235/U-233/Pu-239 có khả năng ăn neutron nhiệt, trong khi cái thằng U238 hay một thằng nữa nghe chẳng liên quan là Am243 nó lại chỉ ăn được neutron nhanh?

Kỳ tới chúng ta cần phải tìm hiểu coi tại sao Mỹ lại nhảy qua xài Pu-239. Rồi lại nhảy về xài U-235, rồi lại xài cả hai. Anh Mỹ hồi đó giống như con mèo đang rượt bắt cái đuôi. ;D ::] ;D

Em cũng đang lót gạch ngồi hóng bài này của bác đấy ;D Người Mỹ đã phát hiện ra một số vấn đề nếu chỉ dùng có mỗi U235 để làm bom ngay trong những ngày đầu tiên bắt đầu Kỉ nguyên Hạt Nhân....

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/7_zps77231aa9.jpg]

Khi trái bom hạt nhân đầu tiên phát nổ_Trái Trinity [hay còn có nick name là The Gadget //www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,10385.20.html [//www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,10385.20.html]] dùng Pu239. J. Robert Oppenheimer đã có câu nói nổi tiếng mượn từ một cuốn sách linh thiêng của người Hindu:

"Giờ đây, tôi đã bị biến thành Thần Chết, kẻ hủy diệt Thế giới này!"

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 19 Tháng Hai, 2013, 03:13:04 pm

Nhiếp ảnh chuyên nghiệp nè... lớn hơn 1 chút... cở 1 giây sau. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/NuclearExplosionPic_zpse7e9d49c.jpg]

Biếu bác cái hình minh họa chỗ này + cái Đường cong năng lượng liên kết ở những bài trước, mọi chuyện có lẽ tường minh hơn ;]

Hi hi, đa tạ. Cái biểu đồ nguyên tố hình màu đã đẹp mà lời giải thích còn hay hơn nữa. Bái phục.

Trích dẫn từ: Tran Anh

Các đồng vị phân hạch và sự tương quang với tốc độ neutron: Các nguyên liệu của đồng vị phân hạch chậm, U-235/U-233/Pu-239, thì có khả năng phân hạch [mặt cắt phân hạch lớn - larger fission cross sections] cho nhiều loại năng lượng của neutron. Đồng thời mặt cắt hấp thụ thấp [low cross-sections for absorption]. Đại khái là cái bia lớn, nhưng độ trúng bia thấp[!]. Còn như U-238 thì khả năng phân hạch ở dưới 1 MeV là số không, nhưng qua mức ấy thì phản ứng phân hạch lại xảy ra dễ dàng [larger fission cross sections]. Từ đó chúng ta thấy nguyên liệu phân hạch chậm [slow fissionable isotopes] là dễ tạo phản ứng phân hạch hơn nguyên liệu phân hạch nhanh. Đây là một trong những lý do, mà sau này chúng ta thấy ở các cấu trúc bom đời mới hay bao bằng U-238 bên ngoài; bởi vì neutron nhanh thoát ra sẽ bị giử lại tạo phản ứng cho loại phân hạch nhanh này.

SPAM: Phần nè hay nè, bác có thể nói kĩ hơn một để mọi người hiểu hơn được không ạ. ;D Cụ thể là bác giải thích tại sao mấy thằng U-235/U-233/Pu-239 có khả năng ăn neutron nhiệt, trong khi cái thằng U238 hay một thằng nữa nghe chẳng liên quan là Am243 nó lại chỉ ăn được neutron nhanh?

Xác xuất của tiết diện phản ứng [probability of fission cross section]

Xác xuất phân hạch xảy ra liên hệ song song với xác xuất của tiết diện bắt được neutron [capture cross section] sigma - ơ [xài ơ thế cho mẫu tự sigma của Greek]. Chúng ta thấy rằng có hai trường hợp chính khi neutron chạm vào một nguyên tử.

Neutron không bị bắt. Tán xạ đàn hồi [elastic scattering] ơs [xác xuất tiết diện đàn hồi] n + A > A + n Tổng động năng trước và sau khi va chạm không thay đổi. Tốc độ neutron có thể giảm, như trường hợp xuyên qua nước trong lò máy điện nguyên tử [neutron moderator]. Neutron bị bắt. Tán xạ không đàn hồi [inelastic scattering] n + A > nA* Khi này nguyên tử bắt được neutron và ở trạng thái không thăng bằng [excited state]. [Xem lại phần TranAnh viết về Bohr and Wheeler model bên trên]

Hạt neutron va chạm vào nguyên tử [U/Pu] phải bị bắt chúng ta mới có được phản ứng phân hạch. Tiết diện phản ứng tùy thuộc vào năng lượng [kinetic energy] neutron và loại nguyên liệu xử dụng.

Chúng ta có nhiều trường hợp phản ứng khác nhau, do đó có nhiều xác xuất tiết diện phản ứng khác nhau: Va chạm không đàn hồi [inelastic scattering] ơi nA* > A + n + gamma [nA – là nguyên tử đang ‘ôm’ neutron] Phóng xạ năng lượng ơc nA* > nA + gamma Phóng xạ hạt điện tích ơp nA* > A*[-p] + p [giải phóng 1 proton] Phân hạch ơf n[U-236]* > La-147 + Br-87 + 2n [giải phóng 2 neutron]

Từ các phản ứng trên, ta có tổng tiết diện phản ứng là: ơt = ơs + ơi + ơc + ơp + ơf [total cross section]

Tiết diện hấp thụ [absorption cross section] ơa = ơc + ơp + ơf

Các tiết diện này thay đổi tùy theo động năng [kinetic energy] của neutron.

Thí dụ cho Uranium 238 chúng ta có bảng tiết diện sau đây [đơn vị tính bằng barn=10^-28 mét vuông] [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/KEvsCrossSectionU238_zps52850f3b.jpg]

Chúng ta thấy khi [k.e.] động năng của neutron là 1 keV thì ơf [tiết diện phân hạch] chỉ có 0.06, trong khi ơc quá lớn. Chúng ta khó có phản ứng phân hạch, thường thì neutron sẽ bị dội đi ơs = 11, hoặc phóng xạ năng lượng ơc = 4.

Kết luận: Để có được xác xuất phân hạch cao, ơf > ơc

Nguyên liệu U-235 thì chúng ta có bảng sau đây [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/KEvsCrossSectionU235_zps7a34eff7.jpg]

Với U-235, tiết diện ơf luôn luôn cao hơn ơc rất nhiều. Với neutron chậm ơf lên đến 580.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FissionCrossSection-vs-NeutronKE_zpse0b595a6.jpg]

Và đây chúng ta thấy đồ thị phân bố cho tiết diện phản ứng đối với năng lượng của neutron cho các loại nguyên liệu khác nhau. Các bác để ý tới góc dưới bên phải, sẽ thấy U-238, ở khoảng 1 MeV thì gần như bang không. Do đó U-238 chỉ phản ứng với neutron nhanh mà thôi. Đường xanh đậm trở về bên phải là loại neutron thường xuất hiện trong phản ứng phân hạch.

Nếu các bạn muốn hiểu thêm về tiết diện phản ứng thì là cả một khối khổng lồ sách vở, đồng thời cần trình độ rất chuyên ngành. Thí dụ đây là một phần nghiên cứu của U-235. Bác nào muốn tìm hiểu thêm thì vào trang web www.osti.gov, ở đây tin tức rất chính xác, các trường ĐH Mỹ đều xử dụng để nghiên cứu. //www.osti.gov/energycitations/servlets/purl/418467-rMJ11f/webviewable/418467.pdf

Trích dẫn từ: Tran Anh

Em cũng đang lót gạch ngồi hóng bài này của bác đấy ;D ....

Lót gạch ngồi hóng... nè cho thêm cây quạt nè... mặc sức mà ngồi phe phẩy nhe... Bái phục đại công tử;D ;D ;D Mới trả lời câu trên thôi đả bở hơi tai rồi. :P :P :P :P Phần tới chờ tiếp đi... đời còn dài ;] ;] ;]

@Maxttien: Theo lời bạn, lần này nhảy qua photobucket.com, hy vọng là Ok.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 20 Tháng Hai, 2013, 03:12:31 am

@Tran Anh: Kê mấy cục gạch ra ngồi hóng nhe, sẵn gạch thích thì cứ ném vào.

Bằng mọi giá phải xài U-235 trong cấu trúc bom đạn:

194x, thời đại của chiến tranh, tất cả năng lực đều dồn cho bộ máy chiến tranh. Chính phủ Mỹ sẵn sàng tài trợ cho tất cả nghiên cứu, phát triển về nguyên tử. Chỉ cần lên tiếng cần nhà máy làm giàu Uranium là chính phủ xây ngay một cái khổng lồ lập tức.

Theo nhóm của Robert Oppenheimer, bom nguyên tử phải xây dựng trên nguyên lý neutron nhanh. Và họ đã bắt đầu nghiên cứu chế “Little Boy” vào khoảng năm 1943, với cấu trúc bắn một mảnh này vào mảnh nguyên liệu kia [gun type]. Sau thời gian nghiên cứu, khoảng 1944, các khâu chế tạo coi như là đã hoàn thiện. Họ bắt đầu thấy rằng Pu-239 cũng là thành phần nguyên liệu tốt, đồng thời dể chế hơn U-235. Với “Little Boy” nguyên liệu U-235 chỉ hơn 80% tinh chất mà tốn kém thật khủng khiếp, trong khi lọc Pu-239 từ các lò phản ứng với hoá chất, hoặc chế từ U-238 thì dể dàng hơn nhiều. Các khoa học gia bắt đầu nghiên về nghiên cứu xử dụng Pu-239 thay Uranium. Một số khoa học gia khác phản đối thay nguyên liệu, không muốn đi trên con đường mới. Nhưng thật sự bên trong còn nhiều rắc rối hơn là cái tư tưởng đổi mới. ???

Trước hết chúng ta phải hiểu một ít khái niệm về nền tảng chính trị của chủ nghiã tư bản. Thật sự Mỹ cho đến ngày nay vẫn là nước có mức tham nhũng, hối lộ thượng thừa. Ở cấp nhỏ mà ăn hối lộ, tham nhũng thì tù rục xương. Nhưng bên trên thì cả một hệ thống tham nhũng khổng lồ, có bài bảng. Hệ thống này gọi là "lobbyist", những người này rỉ tai, lòn dưới bàn... bằng mọi cách [gái gộc, tiền bạc, dụ giổ, gài bẩy...] để tạo ảnh hưởng tới quyết định của chính phủ [quốc hội]; làm sao cho công ty, phe nhóm của họ được lợi nhất. Không có gì mà đám lobbyist không dám làm. [Anh việt kiều nào nói Mỹ không ăn hối lộ, tôi cam đoan sẽ chọi gạch chết liền]. ;D ;D ;D TD: Hệ thống phun xăng bằng điện thay cho ca-bu-ra-tor [EFI - electronic fuel injection], được nghiên cứu thành công cho máy xăng từ năm 1957. Nhưng bị bóp chết bởi bàn tay ma lực của “lobbyist”. Họ cho rằng nếu xử dụng kỷ thuật này thì số lượng tiêu thụ xăng dầu sẽ giảm bớt, gây nên khủng hoảng kinh tế; bởi vì mấy anh này theo phe của các hảng xăng dầu. Thế là xe hơi mỹ cứ tiếp tục ngốn khoảng 1lít/4km. Cho đến năm 1984-85, xe Nhật nhập vào mỹ với kỷ thuật EFI này, giúp dân chúng tiếc kiệm được tiền xăng. Chỉ trong vài năm cả nền kỷ nghệ xe hơi của Mỹ gần như phá sản. Cũng giống như vụ trên, nhóm bảo thủ xử dụng Uranium muốn chính phủ bỏ thêm tiền vào nhà máy, và nghiên cứu. Họ xử dụng mọi cách ngăn trở việc xài Plutonium. Đồng thời vấn đề chế tạo bom theo cấu trúc bắn [gun type] đang trong tình trạng báo động có nhiều trở ngại [sẽ nói tới khi chúng ta làm trái Fat Man].

Cuộc chiến này vẫn kéo dài cả hàng chục năm, không biết bây giờ đã chấm dứt chưa. ??? Chúng ta thấy có nhan nhãn những cấu trúc bom khác nhau với một số lượng U-235 bọc ngoài lõi Pu-239 một cách "không thật sự cần thiết". Nghiã là cứ có cơ hội nhét được U-235 vào là họ cố nhét cho được. Như vậy họ sẽ giử được nguồn lợi cho các nhà máy làm giàu Uranium, còn thêm đất sống, ngoài sản xuất nguyên liệu cho lò phát điện.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 20 Tháng Hai, 2013, 04:27:08 pm

[//i.imgur.com/gTFohad.jpg]

Mượn của DanViet2011 cái đồ thị nhé.

Sắt là nguyên tố bền!!! Đúng rồi, người ta thấy nó phổ biến trong vũ trụ, cũng đúng. Nhưng vũ trụ có mặt hầu hết các nguyên tố và đồng vị của chúng.

Điều đó cho thấy, không hẳn lý thuyết là trùng thực tế. Mà thực tế, phản ứng hạt nhân còn kèm theo điều kiện. Trong phân rã Uranium, có một chuỗi các phản ứng và cuối cùng là sắt, nhưng phản ứng đã không đi đến cuối cùng, chúng dừng ở mức nào đó. Vì vậy con số trừ gọi là Energy Released là lý thuyết, không phải năng lượng giải phóng của 1 quả bom. Người ta phải tìm xem, sau khi bom nổ có nguyên tố gì để tính năng lượng giải phóng thực tế, tính toán điều đó khó lắm. Mặt khác, khi anh nào đó khoe bom tôi 10 mt, 30 mt, thì cũng là khoe lý thuyết, cân số vật liệu bom nhân với con số của bạn DanViet2011 như quả đầu đạn W88 bạn hiền post trang trước và dọa hủy diệt mấy lần thế giới ấy. Thực tế, anh nào bom bé mà nổ to mới là tài!!!

Mà cái đồ thị đó bị lộn ngược. Nguyên tố ổn định phải nằm ở năng lượng thấp. Lấy đồ thì đối xứng qua trục hoành mới đúng.

Một ví dụ khác chứng tỏ phản ứng phải đi kèm điều kiện:

Như đáp số bài trên mà so sánh với số liệu từ thí nghiệm mà có: MeV Kinetic energy of fission fragments 165 +/- 5 Instantaneous gamma rays 7 +/- 1 Kinetic energy of neutrons 5 +/- 0.5 Beta particles from product decay 7 +/- 1 Gamma rays from product decay 6 +/- 1 Neutrinos from product decay 10 Tổng cộng: 200 +/- 6

Đó là phân rã tự nhiên hay trong lò phản ứng? Còn một vụ nổ bom, 80% năng lượng giải phóng là tia X, không phải Kinetic energy của mảnh. Điều đó dẫn đến việc muốn có bom H, cần những điều kiện khác mà Trần Anh đã nêu ở bài

57: "Plasma nóng đủ lâu đảm bảo cho nhiệt độ, mật độ của nó còn đủ cao". Từ đó, bạn DanViet2011 thử phân tích xem cấu trúc bom H Mỹ có đúng không/đúng đến đâu. Làm được điều đó lên lon đại tá đấy!

Liên quan đến phản ứng chậm, có một thực tế khác, trái đất có nhiệt là vì trong lõi có phản ứng hạt nhân. Lõi trong cùng là cứng mà người ta đoán là nhân sắt từ cái biểu đồ trên.

Lý thuyết cơ bản cũng có nhiều cái sai. Lấy thí dụ, ông Karl Schwarschild đưa ra lý thuyết bán kính hố đen, chân trời sự cố từ năm 1915 từ giải phương trình cho 1 trường hợp đặc biệt.

Thời đó dĩ nhiên chưa có lý thuyết phản ứng hạt nhân như hiện nay. Schwarschild giải phương trình đó với quan niệm vật chất như đất, hấp dẫn đè lên nhau mà không phản ứng gì cả, như lớp sâu quả đất đã nói ở trên. Hay ví dụ mặt trời, ngày nay ai cũng biết là có phản ứng nhiệt hạch. Nhờ phản ứng hạt nhân mà mặt trời ở trong trạng thái cân bằng hấp dẫn và nhiệt động. Ngay cả ngày nay, quần chúng nhiều chữ vẫn cứ giả vờ không biết điều đó, toàn hố đen lỗ đen, với tương đối thánh thần. Vậy đấy!

Tương tự, lý thuyết bigbang/lỗ đen ngày nay rất phổ biến, có khi học sinh phổ thông cũng biết. Lý thuyết đó thấy có toàn hạt nhẹ, hạt nhân hidro đến hê-li là cùng. Vậy làm thế nào để đầy đủ các nguyên tố có mặt trong vũ trụ! Hay nếu có tò mò mà hỏi thế vật chất trong lỗ đen là cái gì? Toàn bộ các nhà bác học trên thế giới ấp úng. Bạn DanViet2011 mà trình bày được điều đó một cách hợp lý, lên lon tướng liền đó.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: star trong 21 Tháng Hai, 2013, 07:24:50 am

SSX nên tập trung vào chủ đề chính của topic này đi, đừng có cố lồng chút kiến thức vật lý thiên văn ít ỏi, cóp nhặt, hiểu không đến đầu đến đũa rồi xào nấu suy diễn lung tung vào làm gì. Vừa lạc đề, vừa làm trò cười cho người khác.

Liên quan đến phản ứng chậm, có một thực tế khác, trái đất có nhiệt là vì trong lõi có phản ứng hạt nhân. Lõi trong cùng là cứng mà người ta đoán là nhân sắt từ cái biểu đồ trên.

Lý thuyết cơ bản cũng có nhiều cái sai. Lấy thí dụ, ông Karl Schwarschild đưa ra lý thuyết bán kính hố đen, chân trời sự cố từ năm 1915 từ giải phương trình cho 1 trường hợp đặc biệt.

Thời đó dĩ nhiên chưa có lý thuyết phản ứng hạt nhân như hiện nay. Schwarschild giải phương trình đó với quan niệm vật chất như đất, hấp dẫn đè lên nhau mà không phản ứng gì cả, như lớp sâu quả đất đã nói ở trên. Hay ví dụ mặt trời, ngày nay ai cũng biết là có phản ứng nhiệt hạch. Nhờ phản ứng hạt nhân mà mặt trời ở trong trạng thái cân bằng hấp dẫn và nhiệt động. Ngay cả ngày nay, quần chúng nhiều chữ vẫn cứ giả vờ không biết điều đó, toàn hố đen lỗ đen, với tương đối thánh thần. Vậy đấy!

Tương tự, lý thuyết bigbang/lỗ đen ngày nay rất phổ biến, có khi học sinh phổ thông cũng biết. Lý thuyết đó thấy có toàn hạt nhẹ, hạt nhân hidro đến hê-li là cùng. Vậy làm thế nào để đầy đủ các nguyên tố có mặt trong vũ trụ! Hay nếu có tò mò mà hỏi thế vật chất trong lỗ đen là cái gì? Toàn bộ các nhà bác học trên thế giới ấp úng.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 21 Tháng Hai, 2013, 11:00:58 am

Mượn của DanViet2011 cái đồ thị nhé.

Sắt là nguyên tố bền!!! Đúng rồi, người ta thấy nó phổ biến trong vũ trụ, cũng đúng. Nhưng vũ trụ có mặt hầu hết các nguyên tố và đồng vị của chúng.

Điều đó cho thấy, không hẳn lý thuyết là trùng thực tế...

Chưa có lý thuyết vật lý nào là hoàn toàn trùng với thực tế. Chỉ có lý thuyết vật lý theo sát với được thực tế mà con người hiểu được, biết được và học hỏi được từ thiên nhiên. Đó là những lý thuyết vật lý đang lưu hành trên sách vỡ hiện nay từ Nga cho đến Mỹ. Vẫn còn nhiều chổ chưa đúng, nhưng con người chưa đủ trình độ để phán xét, giải thích. Đây là căn bảng, và nền tảng của khoa học hiện nay. Bất cứ ai đi sâu vào nghành khoa học kể cả y khoa, sinh vật... đều biết thế. Không có vấn đề gì cần bàn cải.

... Mà thực tế, phản ứng hạt nhân còn kèm theo điều kiện...

Điều kiện là cần hấp thụ một neutron có năng lượng cần thiết để tạo phản ứng. Bác có thể đọc ở trang sau đây: //nuclphys.sinp.msu.ru/fission/fis01.htm

2

xuống cở cuối trang chương “2. Элементарная теория деления”

... Trong phân rã Uranium, có một chuỗi các phản ứng và cuối cùng là sắt, nhưng phản ứng đã không đi đến cuối cùng, chúng dừng ở mức nào đó. Vì vậy con số trừ gọi là Energy Released là lý thuyết, không phải năng lượng giải phóng của 1 quả bom...

Nếu bác đọc kỷ bài tôi viết ngay cái hình bác lấy xuống, bác sẽ thấy tôi nói bài toán tính kiểu đó là “SAI”. Bác đọc kỷ lại nhé. Tôi đưa thí dụ để các bác thấy có những bài viết tưởng đáng tin cậy, nhưng thật sự là sai; do đó khi tìm bài trên mạng rất dể bị lầm lẩn.

... Người ta phải tìm xem, sau khi bom nổ có nguyên tố gì để tính năng lượng giải phóng thực tế, tính toán điều đó khó lắm...

Cũng không khó lắm bác ạ. Theo đồ thị “Gaussian distribution” các phản ứng phân hạch, phải theo một quy trình nhất định rồi. Nếu bác muốn tính, với kỷ nghệ điện toán bây giờ thì càng dể hơn. Thời đó người ta dùng tay không, mà đã tính phỏng ra cở 200 MeV cho mỗi phản ứng rồi.

... Mặt khác, khi anh nào đó khoe bom tôi 10 mt, 30 mt, thì cũng là khoe lý thuyết, cân số vật liệu bom nhân với con số của bạn DanViet2011 như quả đầu đạn W88 bạn hiền post trang trước và dọa hủy diệt mấy lần thế giới ấy. Thực tế, anh nào bom bé mà nổ to mới là tài!!!

Bác nghĩ họ [Nga và Mỹ] khoe lý thuyết à! Không đâu, họ đã tính được sức mạnh công phá từ trước khi trái “Fat Man” rời khỏi bụng máy bay trên bầu trời Nagasaki rồi, bác ạ. Tôi chưa hề viết “doạ hủy diệt mấy lần thế giới” bằng đầu đạn W88. Tôi chỉ nói đây là loại vũ khí tận diệt, nghĩa là chổ nào bị trúng bom, thì coi như là con số 0. Đúng thế, anh nào bom bé mà nổ to mới tài. Rất thực tế.

Mà cái đồ thị đó bị lộn ngược. Nguyên tố ổn định phải nằm ở năng lượng thấp. Lấy đồ thì đối xứng qua trục hoành mới đúng.

Ối, bác học và thấy ở đâu thế. Dù vẽ trục nào thì cũng chẳng có gì khác biệt. Đây là bản vẻ tôi lấy từ bài viết của đại học Moscow. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/BindingenergyRussian_zpsd2c0b45a.jpg]

Một ví dụ khác chứng tỏ phản ứng phải đi kèm điều kiện:

Như đáp số bài trên mà so sánh với số liệu từ thí nghiệm mà có: MeV Kinetic energy of fission fragments 165 +/- 5 Instantaneous gamma rays 7 +/- 1 Kinetic energy of neutrons 5 +/- 0.5 Beta particles from product decay 7 +/- 1 Gamma rays from product decay 6 +/- 1 Neutrinos from product decay 10 Tổng cộng: 200 +/- 6

Đó là phân rã tự nhiên hay trong lò phản ứng?...

Cả hai đều giống nhau. Không có khác biệt nào cả. Một bên là phân hạch có kiểm soát, lò, nhà máy; một bên là phân hạch cố ý cho mất kiểm soát, tạo dây chuyền cực nhanh, A-bom. Còn khi nhà máy bị mất kiểm soát thì Three Mile Island, Chernobyl, Fukushima, may mà chưa có lần nào tệ hơn nữa.

... Còn một vụ nổ bom, 80% năng lượng giải phóng là tia X, không phải Kinetic energy của mảnh...

80% là X-ray??? Ai nói với bác thế. Đừng nói là nghe từ các forum. Bác nên dẫn chứng đi. Còn Kinetic Energy = Động năng, bác có biết nhiệt từ đâu ra không? Khi nhiệt cao, bác có biết các nguyên tử/phân tử làm gì không? Nó vận động đấy bác à. Động năng đấy.

... Điều đó dẫn đến việc muốn có bom H, cần những điều kiện khác mà Trần Anh đã nêu ở bài

57: "Plasma nóng đủ lâu đảm bảo cho nhiệt độ, mật độ của nó còn đủ cao". Từ đó, bạn DanViet2011 thử phân tích xem cấu trúc bom H Mỹ có đúng không/đúng đến đâu. Làm được điều đó lên lon đại tá đấy!

Bác cứ bắt ghế ngồi chơi, từ từ rồi cũng đến. Tôi có hỏi Mod Selene0802 rồi, bác ấy nói là đặc biệt cho tôi lên Trung Tá khi được 429 bài, spam thêm một bài là lên lon liền; lon treo trên cây cột điện đấy. ;]

Liên quan đến phản ứng chậm, có một thực tế khác, trái đất có nhiệt là vì trong lõi có phản ứng hạt nhân. Lõi trong cùng là cứng mà người ta đoán là nhân sắt từ cái biểu đồ trên.

Lý thuyết cơ bản cũng có nhiều cái sai. Lấy thí dụ, ông Karl Schwarschild đưa ra lý thuyết bán kính hố đen, chân trời sự cố từ năm 1915 từ giải phương trình cho 1 trường hợp đặc biệt.

Thời đó dĩ nhiên chưa có lý thuyết phản ứng hạt nhân như hiện nay. Schwarschild giải phương trình đó với quan niệm vật chất như đất, hấp dẫn đè lên nhau mà không phản ứng gì cả, như lớp sâu quả đất đã nói ở trên...

Lý thuyết cơ bảng của vật lý chưa bao giờ sai. Bởi vì nó chưa bao giờ hoàn toàn đúng. Bác dùng thí dụ cái ông này nữa, bó tay. Sao không thí dụ luôn mấy ông như Aristotle. Họ sai là đương nhiên, vì bác cũng đã nói “Thời đó dĩ nhiên chưa có lý thuyết...”.

Hay ví dụ mặt trời, ngày nay ai cũng biết là có phản ứng nhiệt hạch. Nhờ phản ứng hạt nhân mà mặt trời ở trong trạng thái cân bằng hấp dẫn và nhiệt động. Ngay cả ngày nay, quần chúng nhiều chữ vẫn cứ giả vờ không biết điều đó, toàn hố đen lỗ đen, với tương đối thánh thần. Vậy đấy!

Thành thật xin lỗi, tôi hoàn toàn không hiểu bác muốn nói gì. Nhất là "...quần chúng nhiều chữ vẫn cứ giả vờ không biết điều đó...". Chắc mấy ông này học nghành văn chương hay khảo cổ.

Tương tự, lý thuyết bigbang/lỗ đen ngày nay rất phổ biến, có khi học sinh phổ thông cũng biết. Lý thuyết đó thấy có toàn hạt nhẹ, hạt nhân hidro đến hê-li là cùng. Vậy làm thế nào để đầy đủ các nguyên tố có mặt trong vũ trụ! Hay nếu có tò mò mà hỏi thế vật chất trong lỗ đen là cái gì? Toàn bộ các nhà bác học trên thế giới ấp úng. Bạn DanViet2011 mà trình bày được điều đó một cách hợp lý, lên lon tướng liền đó.

Với trình độ khoa học hiện nay, phản ứng phân hạch sẽ dừng ở mức “tạm thời” theo xác xuất phân bố của đồ thị “gaussian distribution”; nghĩa là không chỉ dừng ở sắt [Fe] mà có thể dừng ở bất cứ loại nguyên tố nào trên bảng tuàn hoàn của nguyên tố. Chỉ khác biệt là tùy loại nguyên tố mà xác xuất xảy ra nhiều hay ít mà thôi. Xin nhấn mạnh là “chỉ tạm dừng”; sau đó sẽ vẫn tiếp tục các khoá trình phân rả, tương tác, hấp thụ năng lượng tiến đến mất thăng bằng [excited state],... vân vân.

Nếu phân hạch tạo ra nguyên tố bền vững. Chúng ta không có chuyện bàn cải. Chỉ khi nó bị tấn công bởi các hạt khác hay các tia năng lượng khác, xác xuất nó sẽ biến thành nguyên tố đồng vị, có thời gian phân hủy. Vậy thì chúng ta sẽ theo cách phân tích kế tiếp. Phân rả cho ta thấy: Pb-210 [Chì] --- [22.3 năm] -> Hg-206 + alpha Fe-60 [Sắt] ---- [2.6x10^6 năm] -> Co-60 + beta [-] Sc-48 [Scandium] ---- [43.67 ngày] ---> Ti-48 + beta[-] Từ thí dụ trên cho ta thấy Sắt [Fe-60] chỉ "tạm dừng" ở đó 2,6 triệu năm thì sẽ biến thành Cobalt [Co-60]. Theo một số sách vở dựa trên thuyết “Big Bang” thì vủ trụ này đả có khoảng 15 tỷ năm. Nghĩa là một số sắt đã biến thành Cobalt hay gì, gì đó. Bên trên chúng ta chưa nói đến các trường hợp chưa đủ ngày phân rả[decay] vẫn bị biến dạng, do phản ứng tương tác với bên ngoài.

Còn về phần hố đen. Nếu tôi trả lời bác về vấn đề này ở đây, thì không lên lon Tướng, mà lên cột điện ngồi mất. ;D ;D ;D ;D ;D Hy vọng lần sau bác có hỏi, làm ơn tách rời mỗi ý thành mỗi đoạn văn, ngắn gọn. Tôi dễ trả lời hơn. \===== @Star: Không sao bác à. Các câu hỏi còn trong vòng chủ đề, nên tôi vẫn cố gắng trả lời. Chỉ có bị chậm cái bài về trái bom kế tiếp mà thôi, bởi vì tôi không có nhiều thời gian. Mà trái "Fat Man" tôi sẽ cố gắng đưa thêm những chi tiết ít người biết đến, lên để cả nhà mình tham khảo, do đó bài hơi dài. Đang gom giử kiện. Mới vẻ xong cái hình chất nổ lỏm, xài Word và Paint để vẽ mới gớm chơ. Mất cả tiếng mới xong.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: maxttien trong 21 Tháng Hai, 2013, 01:58:45 pm

Chán bác SSX này quá, không hiểu sao bác cứ phải cố chống thuyết tương đối làm gì, mấy cái lý thuyết hiện tại còn nhiều mâu thuẫn có cái nào hoàn toàn đúng đâu, thế nên người ta mới phải nghiên cứu, cũng giống như cơ học cổ điển bị thay thế bởi vật lý hiện đại không có nghía là Newton bất tài ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 21 Tháng Hai, 2013, 02:10:36 pm

Chán bác SSX này quá, không hiểu sao bác cứ phải cố chống thuyết tương đối làm gì, mấy cái lý thuyết hiện tại còn nhiều mâu thuẫn có cái nào hoàn toàn đúng đâu, thế nên người ta mới phải nghiên cứu, cũng giống như cơ học cổ điển bị thay thế bởi vật lý hiện đại không có nghía là Newton bất tài ;D

Không cần chống cái gì cả cậu!!! Lỗ đen có tới hạn. Đến đó thì không thời gian cuốn vào trong. Uranium cũng có tới hạn, đến đó thì nổ tung.

Các bạn ấy nhìn chưa ra.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 21 Tháng Hai, 2013, 02:18:55 pm

Bạn DanViet2011 đọc đoạn này nhé. Bạn chỉ ra sách viết sai thế nào thì tốt quá. Đoạn này viết sai đấy.

The Teller-Ulam configuration makes use of the fact that at the high temperatures of a fission bomb 80% or more of the energy exists as soft X-rays, not kinetic energy. The transport of energy by radiation from the fission core greatly exceeds the core's expansion rate [a mere 1000 km/sec or so]. It is possible then to use this energy to compress, and ignite a physically separate mass of fusion fuel [the second stage] through radiation implosion before the expanding trigger disrupts it.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 21 Tháng Hai, 2013, 02:21:40 pm

“Fat Man” Viên đá cho nền móng kỷ nguyên bom nguyên tử.

Sự thành công của trái bom này, không chỉ là một bước ngoặc lịch sử của nghành bom phân hạch, mà nó còn là một bước tiến quan trọng cho các dòng bom sau này: bom H, bom nhiệt hạch. Cấu trúc củng cực kỳ tân tiến, đối với thời đại ấy.

Bí mật quân sự ??? Cực kỳ bí mật: Mỹ thời đó dấu rất kỷ, kỷ thuật này. Sách báo, giảng sư đại học... anh nào chỉ nhắc đến sơ sơ là có thể bị bắt như chơi. Như vụ David Greenglass đưa bản vẽ thô sơ cho Rosenberg, vậy mà phải hầu tòa vào năm 1951. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatManSketch-DavidGreenlass_zps2f100d29.jpg] Mỹ cố giử bí mật tuyệt đối. Nhìn góc trên bên phải có khuôn dấu toà án New York, 1951 [U.S. Dist Court, S.D. of N.Y, Mar. 18 1951]. Mỹ cố giử bí mật tuyệt đối, hàm răng cũng không hở.

Vậy mà Nga đã lượm được thông tin tình báo còn hơn thế nữa [tôi nghĩ vậy]. Bởi vì những hình sau đây "có ghi chú bằng tiếng Anh", và hình vẽ rất chính xác kích cở của Fat Man. Bản thông tin này được phát hành từ nguồn Rosatom, cho đăng tải về lịch sử bom nguyên tử của liên bang sô viết “Atomnyi proekt SSSR/Атомный проект СССР/USSR”. Tổng cộng gồm 3 cuốn. Cuốn thứ 3 vào năm 2009. Thư viện quốc gia Mỹ [Library of Congress] có được 2 cuốn đầu. Và đây là hình ảnh của Fat Man dưới mắt người Nga [???] vào thời đó.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-by-Russian1_zps61573d23.jpg] [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-by-Russian2_zpsedeceb9d.jpg]

Hình phóng đại, với gạch đỏ cho các phần chú thích tiếng Anh.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-by-Russian-English1_zpsace2a38a.jpg] [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-by-Russian-English2_zpsd185b728.jpg]

Những cái này mà vào trong tay các khoa học gia của Nga, thì chỉ chớp mắt là họ hiểu chính xác chi tiết của Fat Man ngay. Thời đó Nga cũng có một lực lượng khoa học gia hùng hậu, không thua gì Mỹ. \======

@Giangtvx: Có bác hô xung phong làm tôi củng rất vui. Ở chốn "Long đàm, Hổ huyệt" mà quay cuồng múa máy cũng bị nhợn gáy. Mặc dù mình củng là Long... Địa Long [trong thuốc Bắc gọi là con giun] ;D ;D ;D

@maxttien: Ồ, thì ra bác SSX không ưa thích lý thuyết tương đối. Không sao, bác ấy chỉ "tương đối" không đúng mà thôi. Vật Lý xưa nay chỉ "Tương Đối" đúng, và loài người chỉ "Tương Đối" thích xài tạm, khi chưa tìm ra cái mới.

.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 21 Tháng Hai, 2013, 02:36:53 pm

Bạn DanViet2011 đọc đoạn này nhé. Bạn chỉ ra sách viết sai thế nào thì tốt quá. Đoạn này viết sai đấy.

The Teller-Ulam configuration makes use of the fact that at the high temperatures of a fission bomb 80% or more of the energy exists as soft X-rays, not kinetic energy. The transport of energy by radiation from the fission core greatly exceeds the core's expansion rate [a mere 1000 km/sec or so]. It is possible then to use this energy to compress, and ignite a physically separate mass of fusion fuel [the second stage] through radiation implosion before the expanding trigger disrupts it.

Đoạn đó không viết sai bạn ạ. Chỉ tại bác hiểu sai mà thôi. Đoạn trên nói về trái bom phân hạch dùng kích hỏa cho bom H, theo thiết kế Teller-Ulam. Theo thiết kế này họ phải tạo cấu trúc để "gặt hái" càng nhiều x-ray càng tốt, bởi vì họ cần dùng cho phản ứng của các phần sau; tiếng anh gọi là "x-ray/radiation implosive". Nếu bác chưa hiểu thì đọc hết trang đó đi. Rồi đọc lại phần phân hạch của trang web đó luôn. Thật sự có rất nhiều cấu trúc bom phân hạch, bác cần phải hiểu để phân biệt được đều ấy. Từ từ xe sẽ vào sân ga thôi. Bác đừng gấp. Sợ bác quên trang... tặng bác các link luôn nè. //nuclearweaponarchive.org/Library/Teller.html

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: star trong 21 Tháng Hai, 2013, 06:32:37 pm

Tương tự, lý thuyết bigbang/lỗ đen ngày nay rất phổ biến, có khi học sinh phổ thông cũng biết. Lý thuyết đó thấy có toàn hạt nhẹ, hạt nhân hidro đến hê-li là cùng. Vậy làm thế nào để đầy đủ các nguyên tố có mặt trong vũ trụ!

@DanViet2011: cảm ơn bạn vì lượng kiến thức trong các bài viết cũng như cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu của bạn. Đọc mấy bài được post lên từ sáng nay, tôi thấy còn câu hỏi về sự xuất hiện của các nguyên tố nặng hơn H và He trong vũ trụ chưa được trả lời, tôi cũng xin góp thêm 1 vài ý ngắn: các nguyên tố này được tạo ra trong quá trình tiến hóa của các ngôi sao, từ He [không tính phần He được tạo ra cùng H sau Big Bang] cho đến Ni là trong quá trình ngôi sao còn "sống", các nguyên tố nặng hơn thì được tạo ra trong các vụ nổ supernova khi các ngôi sao có khối lượng lớn kết thúc cuộc đời.

[Tất nhiên đây là theo chiều "tổ hợp", còn theo chiều "phân rã" thì bạn đã viết trong bài viết cuối trang trước]

Có thể tham khảo nhanh tại link sau: //aether.lbl.gov/www/tour/elements/stellar/stellar_a.html

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 21 Tháng Hai, 2013, 08:24:07 pm

Bạn DanViet2011 đọc đoạn này nhé. Bạn chỉ ra sách viết sai thế nào thì tốt quá. Đoạn này viết sai đấy.

The Teller-Ulam configuration makes use of the fact that at the high temperatures of a fission bomb 80% or more of the energy exists as soft X-rays, not kinetic energy. The transport of energy by radiation from the fission core greatly exceeds the core's expansion rate [a mere 1000 km/sec or so]. It is possible then to use this energy to compress, and ignite a physically separate mass of fusion fuel [the second stage] through radiation implosion before the expanding trigger disrupts it.

Đoạn đó không viết sai bạn ạ. Chỉ tại bác hiểu sai mà thôi. Đoạn trên nói về trái bom phân hạch dùng kích hỏa cho bom H, theo thiết kế Teller-Ulam. Theo thiết kế này họ phải tạo cấu trúc để "gặt hái" càng nhiều x-ray càng tốt, bởi vì họ cần dùng cho phản ứng của các phần sau; tiếng anh gọi là "x-ray/radiation implosive". Nếu bác chưa hiểu thì đọc hết trang đó đi. Rồi đọc lại phần phân hạch của trang web đó luôn. Thật sự có rất nhiều cấu trúc bom phân hạch, bác cần phải hiểu để phân biệt được đều ấy. Từ từ xe sẽ vào sân ga thôi. Bác đừng gấp. Sợ bác quên trang... tặng bác các link luôn nè. //nuclearweaponarchive.org/Library/Teller.html

Bác SSX nên đọc kĩ hơn nhé, đây là bom phân hạch được thiết kế theo cấu hình Teller-Ulam chỉ dùng để kích nổ bom nhiệt hạch. Thiết kế để khi nổ tạo ra càng nhiều tia X càng tốt, có tác dụng nén ép, đốt cháy khôi nhiên liệu nhiệt hạch. Theo em bác DanViet đúng rồi đấy, một quả bom phân hạch bình thường mà có những 80% năng lượng là tia X thì cần phải xem lại.

Tương tự, lý thuyết bigbang/lỗ đen ngày nay rất phổ biến, có khi học sinh phổ thông cũng biết. Lý thuyết đó thấy có toàn hạt nhẹ, hạt nhân hidro đến hê-li là cùng. Vậy làm thế nào để đầy đủ các nguyên tố có mặt trong vũ trụ!

@DanViet2011: cảm ơn bạn vì lượng kiến thức trong các bài viết cũng như cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu của bạn. Đọc mấy bài được post lên từ sáng nay, tôi thấy còn câu hỏi về sự xuất hiện của các nguyên tố nặng trong vũ trụ chưa được trả lời, tôi cũng xin góp thêm 1 vài ý ngắn: các nguyên tố được tạo ra trong quá trình tiến hóa của các ngôi sao, từ He [không tính phần He được tạo ra cùng H sau Big Bang] cho đến Ni là trong quá trình ngôi sao còn "sống", các nguyên tố nặng hơn thì được tạo ra trong các vụ nổ supernova khi các ngôi sao có khối lượng lớn kết thúc cuộc đời.

[Tất nhiên đây là theo chiều "tổ hợp", còn theo chiều "phân rã" thì bạn đã viết trong bài viết cuối trang trước]

Có thể tham khảo nhanh tại link sau: //aether.lbl.gov/www/tour/elements/stellar/stellar_a.html

Các vụ nổ siêu tân tinh [supernova] tạo ra các nguyên tố nặng, nhưng phải có điều kiện thích hợp về mật độ neutron tự do. Phản ứng xảy ra theo chu trình r. Ngoài ra còn có các nguồn khác như sao kềnh đỏ, sự va chạm giữa các sao tạo ra vụ nổ.

Chán bác SSX này quá, không hiểu sao bác cứ phải cố chống thuyết tương đối làm gì, mấy cái lý thuyết hiện tại còn nhiều mâu thuẫn có cái nào hoàn toàn đúng đâu, thế nên người ta mới phải nghiên cứu, cũng giống như cơ học cổ điển bị thay thế bởi vật lý hiện đại không có nghía là Newton bất tài ;D

Không cần chống cái gì cả cậu!!! Lỗ đen có tới hạn. Đến đó thì không thời gian cuốn vào trong. Uranium cũng có tới hạn, đến đó thì nổ tung.

Các bạn ấy nhìn chưa ra.

Nếu các bác thích nói nhiều về Big Bang/ Big Crunch, hố đen, thuyết tương đối..vv thì theo em có lẽ nên lập một topic riêng để chúng ta cùng thảo luận ;]

@DanViet: em lót gạch ngồi hóng nào ngờ bác đã quăng quả Fat Man ra, hú hồn ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: star trong 21 Tháng Hai, 2013, 08:40:51 pm

Các vụ nổ siêu tân tinh [supernova] tạo ra các nguyên tố nặng, nhưng phải có điều kiện thích hợp về mật độ neutron tự do. Phản ứng xảy ra theo chu trình r. Ngoài ra còn có các nguồn khác như sao kềnh đỏ, sự va chạm giữa các sao tạo ra vụ nổ.

Trong bài phía trên tôi cũng chỉ nói vài dòng tóm lược các ý chính về sự hình thành các nguyên tố nặng trong vũ trụ. Lí do chính tôi post thêm bài đó là vì nó cũng có liên quan đến topic này. Về quá trình tiến hóa sao, các kiểu sao, ... thì tôi nghĩ là không thích hợp khi mở rộng thảo luận tại diễn đàn VMH ... trên mạng cũng có nhiều diễn đàn chuyên về Thiên văn học.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 21 Tháng Hai, 2013, 10:02:30 pm

Bạn Star nói vắn tắt thế làm người ta không hiểu. Bạn Trần Anh mới một tý đã từ bỏ luôn xuất phát đúng, bạn DanViet2011 thì cố thủ trong sai lầm. Xuất phát đúng của chúng ta: đi tìm các nguyên tố ở các ngôi sao. Chúng ta có hiệu ứng đường hầm, vượt qua hàng rào thế năng để có phản ứng tổng hợp hạt nhân. Chúng ta biết đến "chuỗi phản ứng hạt nhân" cả phân hạch và nhiệt hạch... tại sao không thể đi xa hơn một con mọt sách?

Cái đồ thị đẹp, phản ứng nhiệt hạch hạt nhân nhẹ và thuyết bigbang cho ta một xuất phát từ nhánh bên trái đến khu vực ổn định mà đại diện là sắt. Thế các nguyên tố nặng hơn sinh ra ở đâu? Dĩ nhiên là từ các ngôi sao, thậm chí là mặt trời [một số sách ít phổ biến nhưng đáng tin viết thế]. Mặt trời là lò phản ứng nhiệt hạch, nơi đó hidro bị đốt cháy trong phản ứng nhiệt hạch thành he-li. Hạt nhân hidro và he-li theo gió mặt trời đến trái đất nên người ta biết rõ như thế. Đó là từ lớp ngoài mặt trời. Bên trong mặt trời, nhiệt độ cao hơn, áp suất lớn hơn, có nhiều điều kiện để xảy ra những phản ứng nhiệt hạch khác phức tạp hơn nhiều. Ở những sao lớn, chắc rằng phản ứng hạt nhân còn phức tạp hơn nhiều. Theo mô hình vụ nổ superNova, khi nhiên liệu hidro cạn, chỉ còn bã he-li, cân bằng hấp dẫn và nhiệt động bị phá vỡ, hấp dẫn kéo mọi thứ vào tâm, áp suất cực lớn gây ra phản ứng nhiệt hạch của he-li tạo vụ nổ. Vụ nổ siêu sao làm bắn tung vật chất ra xung quanh, nhưng không có nguyên tố nặng thì bắn làm sao? Người ta nói nguyên tố nặng được tổng hợp trong lòng các ngôi sao, đừng hỏi ở sách nào nhé.

Hấp dẫn mạnh vật chất bị nén là 1 điều kiện để có phản ứng hạt nhân, hấp dẫn càng mạnh, chuỗi phản ứng hạt nhân càng phức tạp, nó tạo ra cân bằng nhiệt động với hấp dẫn và các ngôi sao tồn tại như thế cho đến khi cạn nhiên liệu. Vậy làm thế nào để coi vật chất như đất, không có phản ứng gì cả để hố đen tồn tại?

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/11101B001EDDngcongn1030ngl1B001EE3ngliecircnk1EBFt_zpsb9776406.jpg]

Ta ngoài lề chút, một ví dụ về việc wiki đánh lừa các bạn như thế nào. Đó là khi đọc về quả bom Fat Man [//en.wikipedia.org/wiki/Fat_Man] nó nói thế này: The result was that in the Fat Man bomb, about 1 kilogram [2.2 lb] of the 6.2 kilograms [14 lb] of plutonium in the pit [about 17%] fissioned. In this process 1 gram [0.035 oz] of matter in the bomb was converted into the active energy of heat and radiation [see mass-energy equivalence for detail], releasing the energy equivalent of 21 kilotons of TNT or 88 terajoules.

À hà, tính bom bằng Anhstanh vĩ đại đây! E=MC^2 đây. Thế mình hỏi các bạn trẻ: 17% Pu-239 biến mất không để lại cặn bã gì à? Vứt cái đồ thị bên trên đi à? Chuỗi phân rã hạt nhân đâu mà Anhstanh ở đây?

Để tính công suất thực của một quả bom thực ra rất phức tạp, người ta phải biết sau vụ nổ bã còn lại là cái gì. Anhstanh vô dụng thì ông Gausse với cái đồ thị phân bố xác xuất hình chuông có tác dụng gì? Thực tế, không thể đo đếm cặn bã phóng xạ còn lại. Người ta làm cách đơn giản hơn: đo cường độ sóng địa chấn! Một vụ nổ 1000 tấn TNT chẳng hạn, gây ra sóng địa chấn cỡ nào thì biết rồi.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: selene0802 trong 21 Tháng Hai, 2013, 11:53:19 pm

Các bác lưu ý thái độ trong tranh luận, không mạt sát nhau hay gọi nhau là thế này thế kia nhé ! Phần về thiên văn học em nghĩ các bác cứ cho tạm vào đây [//www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,4814.0.html], khi nào bác Buf có hứng viết bài hay tiếp tục topic, em tách ra riêng :]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 22 Tháng Hai, 2013, 01:55:19 am

Thời kỳ chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các quốc gia, tổng cộng đã có đến gần 550 Mt bom nổ trong không khí. Những bãi thử hạt nhân để lại hậu quả môi trường rất tồi tệ.

Có vẻ như thời kỳ đầu, không ai ý thức được vấn đề đó. Thậm chí, người Mỹ còn mang các quân nhân vào các vụ thử bom để đánh giá tác động. Hàng ngàn người mang bệnh tật và chết mà không được bồi thường. Người Pháp cũng vậy, họ thử bom ở sa mạc châu Phi, cách đây mấy năm, những người Pháp chịu hậu quả đã được Pháp công khai xin lỗi và bồi thường. Bên Liên Xô, cũng có rất nhiều người phải gánh chịu hậu quả, chết vì ung thư hay mang bệnh tật lâu dài mà không được bồi thường. Vụ thử bom H đầu tiên của họ, do tính toán sai sức công phá đã làm hơn chục người dân chết tại chỗ do sóng xung kích phá sập nhà cửa.

Mãi đến 1963, sau rất nhiều các vụ thử trong không khí và trên mặt đất, các nhà môi trường và dân chúng đấu tranh kịch liệt, các quốc gia đứng đầu mới đồng ý dừng thử bom trong không khí. Ba nước Liên Xô, Anh và Mỹ ký kết thỏa thuận ở Mat-xcơ-va ngừng hoàn toàn các vụ thử bom trong không khí, trong vũ trụ và dưới nước.

Nhưng các vụ thử bom vẫn tiếp tục, bây giờ là dưới mặt đất, riêng Pháp và TQ không tham gia ký kết và vẫn tiếp tục thử như cũ. Cho đến tận 1996, Hiệp ước NPT cấm thử hạt nhân toàn diện. Các quốc gia lớn đã có phương tiện khác mô phỏng thử bom hoàn chỉnh: máy tính mạnh!

Sau mỗi vụ thử, phần lớn vật liệu bom [Pu-239, U-235] không tham gia phản ứng phát tán mạnh ra môi trường. Phần nhỏ tham gia phản ứng phân rã lại càng nguy hiểm hơn khi tạo thành những bã phóng xạ khác. Người ta thấy có mặt hàng trăm đồng vị phóng xạ độc hại của hàng chục nguyên tố là bã phóng xạ của vụ nổ. Thường là các nguyên tố nằm trong dải số từ 85-105, 130-150 của bảng tuần hoàn.

Hầu hết các vụ thử bom trong không khí đều nghi nhận thấy sự gia tăng đột biến phóng xạ. Các vụ thử ngầm dưới đất [như BTT vừa qua] ít để lại dấu vết trong không khí, hầu hết cặn bã được giữ lại trong đất, nhưng hậu quả lâu dài, phát tán qua nước ngầm vẫn hiện hữu.

Các vụ thử bom H thì "sạch sẽ hơn" nhưng không phải là không có hậu quả ô nhiễm. Neutron phát tán tương tác với không khí [như ni-tơ], đất và vật liệu khác vẫn tạo ra các phóng xạ, như với ni-tơ trong không khí tạo các bon phóng xạ C14, chiếm 70% tổng số các nuclide phóng xạ hình thành sau vụ nổ. Dĩ nhiên nguồn phóng xạ khác có thể kể đến là bức xạ i-on hóa.

Có một thuật ngữ gọi là "mưa phóng xạ" chỉ hiện tượng các chất phóng xạ lắng và rơi xuống mặt đất sau vụ thử trong không khí, nó có thể đi kèm mưa hoặc tuyết rơi, thường kéo dài 1 ngày, vài tuần hoặc hơn tùy vụ thử. Đó là thời kỳ nguy hiểm nhất của phóng xạ trong không khí. Trong thời kỳ đó, dấu vết phóng xạ có thể phát hiện ở xa vụ thử đến cả ngàn ki-lô-mét. Vụ nổ lò Fukushima, người ta thấy phóng xạ tăng đột biến tận Canada và Mỹ, tuy chưa đến mức quá nguy hiểm.

Các cặn bã phóng xạ để lại thường là i-ốt, cesium, strontium...

I-ốt có đồng vị bền i-127, các đồng vị khác là phóng xạ, có bán tuổi ngắn từ vài phút đến vài tuần. Thực sự, có thể tránh được ô nhiễm i-ốt bằng cách ra khỏi vùng ô nhiễm và ngưng sử dụng nước, thực phẩm nhiễm bẩn i-ốt phóng xạ [kể cả thịt, sữa, trứng] trong vài tháng. Qua thời gian đó, i-ốt phóng xạ đã phân rã gần hết, mức độ nguy hiểm giảm rõ rệt. Trong các vụ nổ, i-ốt thường rơi theo mưa phóng xạ ở vùng lân cận. Thời kỳ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl, người ta đã không chú ý đến hiện tượng này và vẫn sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm. Hậu quả là rất nhiều người bị nhiễm phóng xạ i-ốt. Khi lọt vào cơ thể, i-ốt tập trung ở tuyến giáp, nó phân rã và phá hủy các tế bào tuyến giáp gây hiện tượng thiếu i-ốt. Trường hợp nặng gây ung thư tuyến giáp. Cũng có thể giảm thiểu tác hại của i-ốt phóng xạ bằng cách uống thêm thuốc i-ốt y tế. Vụ nổ ở Fukushima làm giá thuốc i-ốt tăng vọt.

Cesium phóng xạ là tác nhân nguy hiểm, hiện diện nhiều nhất trong vụ nổ là Cs-137, bán tuổi 30 năm, Cs-137 là nguồn ô nhiễm phóng xạ chính của vụ nổ. Cesium là kim loại nhóm kiềm, nó hoạt hóa mạnh và tan trong nước, gây ô nhiễm diện rộng, và dễ đi vào cơ thể qua nước uống, thức ăn. Ngoài ra, do tuổi không quá dài hay quá ngắn, nó đặc biệt nguy hại với sức khỏe con người. Trong một vụ nổ mạnh, cesium có thể phát tán lên đến tận tầng bình lưu và suy giảm một nửa trong vòng đến 1 năm.

Strontium cũng hiện diện với nhiều đồng vị phóng xạ nguy hại, từ Sr-89 bán tuổi 50,5 ngày đến Sr-90 tuổi 29 năm. Tương tự như cesium, strontium là nguồn ô nhiễm lớn của vụ nổ. Nó tồn tại ở mức nguy hiểm trong không khí đến 40 ngày, còn trên tầng bình lưu thì đến cả vài năm.

Các bệnh tật do nhiễm phóng xạ [kể cả phơi nhiễm x-quang liều cao] thường thấy là ung thư [xương, máu, cơ quan chức năng], thiếu máu, tê liệt chức năng các bộ phận... cho đến các thể nhẹ hơn như chán ăn, mệt mỏi, chảy máu mũi, nôn mửa, sụt cân...

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 22 Tháng Hai, 2013, 09:24:20 am

Đánh mất bom-H

Có những thứ bị mất đi. Như người ta đã biết. Ngay cả ở Lầu Năm Góc, báo cáo của thanh tra nói rằng sổ sách kế toán của quân đội đã làm thất lạc một tàu khu trục, một số xe tăng và xe bọc thép, hàng trăm súng máy, đạn dược, súng phóng lựu và một số tên lửa đất-đối-không. Tất cả gần 8 tỷ USD vũ khí đã bị biến mất.

Những kỳ dị này là chưa đủ tồi tệ. Cái mà người ta thấy ớn lạnh là một thực tế Lầu Năm Góc đã làm mất mẹ của tất cả các loại vũ khí-một quả bom H. Vũ khí nhiệt hạch, được thiết kế để đốt Moscow ra tro, đã nằm ở đâu đó ngoài khơi Savannah, bang Georgia 40 năm qua.

Không quân Mỹ đã đi đến chỗ cuối cùng phải giấu giếm vụ đánh mất này hơn là tìm kiếm xác định vị trí quả bom và thu hồi nó một cách an toàn.

Vào đêm 5 tháng 2 năm 1958 một chiếc máy bay ném bom B-47 Stratojet mang theo một quả bom H trên một chuyến bay huấn luyện đêm ngoài khơi bờ biển Gruzia đã va chạm với một chiếc F-86 Saberjet ở độ cao hơn 10000m. Vụ va chạm đã phá hủy chiếc F-86 và làm hư hỏng nặng cánh chiếc B-47, làm vỡ một phần động cơ. Phi công máy bay ném bom, Thiếu tá Howard Richardson, được hướng dẫn vứt bỏ quả bom H trước khi hạ cánh. Richardson đã thả bỏ bom vào vùng nước nông Warsaw Sound, gần cửa sông Savannah, cách thành phố đảo Tybee vài dặm, ông ta tin rằng quả bom sẽ được nhanh chóng tìm thấy.

Lầu Năm Góc đã báo cáo tai nạn trong một bản ghi nhớ tối mật gửi chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ [AEC]. Bản ghi nhớ này đã được giải mật một phần: "Một chiếc máy bay B-47 với [đoạn bị biên soạn] vũ khí hạt nhân trên khoang đã bị hư hại trong một vụ va chạm với một chiếc F-86 gần Sylvania, Georgia, ngày 05 tháng 2 năm 1958. Chiếc B-47 đã cố gắng hạ cánh 3 lần không thành công với bom trong khoang. Bom đã được vứt nhìn thấy rơi trên vùng nước cửa sông Savannah. Không quan sát thấy có vụ nổ."

Ngay sau đó, đội tìm kiếm cứu hộ đã đến hiện trường. Một vòng vây bí hiểm đã được USAF dựng lên quanh Warsaw Sound. Trong vòng 6 tuần, họ đã tìm kiếm quả bom nhưng không thấy. Các thợ lặn sục tìm dưới sâu, các toán quân càn quét các cánh đồng lầy ngập nước gần đó, các quả khinh khí cầu treo lơ lửng trên vùng, cố gắng tìm rs một cái lỗ hay một cái hố trên bờ biển và các đồng lầy. Một tháng sau đó nữa, cuộc tìm kiếm bất ngờ bị dừng lại. Binh lính USAF lại phải đến Florence, Nam Carolina, nơi một quả bom H-đã vô tình bị rơi bởi một chiếc B-47 khác. Quả bom chứa gần 100 kg TNT đã nổ, phát tán phóng xạ ra mặt đất, gây thiệt hại lớn tài sản và một số thương vong trên mặt đất. Đấy là may mắn, chỉ có phần thuốc nổ thường phát nổ làm vung vãi lõi phóng xạ ra khắp nơi chứ nó không kích hoạt phản ứng hạt nhân.

Các đội tìm kiếm đã không quay lại Tybee Island, và vụ việc mất tích bom H đã được kín đáo giấu đi. Việc chấm dứt tìm kiếm cũng được ghi lại trong bản ghi nhớ của Lầu Năm Góc gửi AEC đã giải mật. Trong đó USAF lễ độ yêu cầu cấp một quả bom H mới để thay thế quả đã mất. "Việc tìm kiếm vũ khí này đã ngừng ngày 4-16-58 và vũ khí được coi là mất vĩnh viễn. Điều đó cần một [cụm từ bị biên soạn] vũ khí thay thế để trình DOD."

Dĩ nhiên, có một vấn đề lớn, và Lầu Năm Góc biết điều đó. Chỉ nội trong ba tháng đầu năm 1958, USAF đã dính 4 vụ tai nạn nghiêm trọng với bom H. [Kể từ năm 1945, Mỹ đã đánh mất 11 quả bom hạt nhân]. Quả bom bị mất ở đảo Tybee vẫn là một mối đe dọa, như AEC thừa nhận trong một bản ghi nhớ mật đề ngày 10 tháng 6 năm 1958 gửi Quốc hội: "Tồn tại khả năng có thể tình cờ phát hiện vũ khí không được thu hồi qua việc nạo vét hoặc xây dựng trong khu vực sự cố. ... DOD đã yêu cầu giám sát tất cả các hoạt động nạo vét và xây dựng."

Nhưng phép lạ của trận chiến thiện ác này cho thấy nó có ít vấn đề về khía cạnh an toàn, an ninh và sinh thái, hơn là một thảm hoạ liên quan đến dân chúng khi mà mà nó có thể biến những cư dân hoảng sợ thành những kẻ chống đối dữ dội những dự án hạt nhân đầy tham vọng. Lầu Năm Góc và AEC đã cố gắng đè bẹp mối quan tâm của giới truyền thông về vấn đề này bằng cách cung cấp nhỏ giọt từng mẩu "sự thật thà" trong vô số những luận điệu ru ngủ. Trong một tuyên bố chung cho báo chí, DOD và AEC thừa nhận rằng phóng xạ có thể bị "phát tán" bởi vụ nổ của vật liệu nổ mạnh trong bom H. Nhưng chữ nghĩa đã hạ thấp khả năng có thể xảy ra: "Khả năng một vụ tai nạn đặc thù liên quan đến vũ khí hạt nhân là vô cùng hạn chế."

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 22 Tháng Hai, 2013, 09:25:39 am

Đánh mất bom-H

Trong thực tế, một kịch bản như đã xảy ra sẽ lại xảy ra một lần nữa.

Đó là nơi mà vấn đề đã tồn tại trong hơn 4 chục năm cho đến khi một công ty cứu hộ biển sâu, điều hành bởi cựu không quân và CIA, tiết lộ sự tồn tại của quả bom và được cung cấp $1 triệu đô la để định vị nó. Cùng với các tài liệu giải mật gần đây, tiết lộ đã gây ra sợ hãi và tức giận trong số các cư dân ven biển và họ đã kêu gọi QH mở một cuộc điều tra vụ tai nạn và tại sao Lầu Năm Góc đã ngừng tìm kiếm quả bom mất tích. Đại diện đảng CH Jack Kingston, bang Georgia nói: "Chúng tôi kinh hoàng vì một số thông tin đã bị che giấu trong nhiều năm qua."

Tuy thế, việc che đậy vẫn tiếp tục. USAF nói với cư dân địa phương và phái đoàn quốc hội rằng không có gì phải lo lắng. "Chúng tôi đã xem xét vấn đề đặc biệt này từ mọi góc độ và chúng tôi rất hài lòng", ông tướng tướng Franklin J. "Judd" Blaisdell, Phó tham mưu trưởng hoạt động không trung và vũ trụ USAF có trụ sở tại Washington nói. "Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là xác định ô nhiễm kim loại nặng."!!!???

Không quân thậm chí đã gợi ý rằng quả bom tự nó không được trang bị ngòi kích hoạt plutonium. Nhưng luận điệu này gây tranh cãi bởi một số yếu tố. Howard Dixon, cựu trung sĩ chuyên lắp bom hạt nhân lên máy bay, cho biết trong 31 năm kinh nghiệm của mình ông không bao giờ một lần nhớ có một quả bom được lắp trên máy bay mà không được trang bị đầy đủ. Hơn nữa, tài liệu năm 1966 có lời khai trước quốc hội của WJ Howard, lúc đó là trợ lý thư ký quốc phòng vừa được giải mật, mô tả quả bom ở Tybee Island bom là một "vũ khí hoàn thiện, một quả bom với bộ phận hạt nhân." Howard cho biết, quả bom Tybee Island là một trong hai quả bom bị mất cho đến lúc đó [1966] có ngòi kích hoạt bằng plutonium.

Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy, quả bom bị vứt bỏ ở Tybee là loại bom H Mk-15, Mod O, nặng 4 tấn, sức mạnh lớn hơn quả ném xuống Hiroshima 100 lần. Đây là bom nhiệt hạch đầu tiên USAF trang bị và có đặc điểm thiết kế tương đối thô sơ của "thiên tài ác quỉ" Edward Teller. Cơ cấu an toàn duy nhất của nó chỉ là vỏ con nhộng ngăn cách vật lý khối plutonium.

Ngoài vỏ hạt nhân con nhộng chứa ngòi nổ chính, quả bom còn có một ngòi nổ hạt nhân khác hay sparkplug [bugi], được thiết kế để kích hoạt phản ứng nhiệt hạch. Đây là một cái ống rỗng cỡ 1 inch đường kính làm bằng plutonium hoặc uranium độ giàu cao [Lầu Năm Góc đã không bao giờ nói tới nó], xung quanh đổ đầy vật liệu nhiệt hạch, có thể là lithium-6 deuteride. Lithium phản ứng rất mạnh với nước. Plutomuin trong bom được sản xuất tại các căn cứ hạt nhân Hanford ở bang Washington và là căn cứ hạt nhân lâu đời nhất của Mỹ. Ngoài ra, quả bom còn chứa vật liệu phóng xạ khác, chẳng hạn như uranium và berilium.

Quả bom rất có thể đã bị chôn vùi trong bùn cát, năm tháng trôi qua, những vật liệu có thể đã bị nứt và bong tróc, giòn và nhạy cảm, từ từ rò rỉ phóng xạ vào đất và nước vùng Warsaw Sound. Cư dân ven biển muốn người ta tìm và đưa nó đi. Pam O'Brien, một người thuộc tổ chức chống nuke từ Douglassville, Georgia nói: "Plutoni là một cơn ác mộng và dân chúng tự họ biết điều đó."

Tình hình gợi nhớ lại sự cố Palomares. Ngày 16 tháng 1 năm 1966, một máy bay ném bom B-52, mang theo bốn quả bom H, đã bị rơi khi đang cố gắng tiếp nhiên liệu giữa không trung trên bờ biển Tây Ban Nha. Ba quả đã rơi xuống gần làng nông ven biển Palomares. Một quả rơi xuống con lạch cạn và tìm lại được trong tình trạng còn tương đối nguyên vẹn. Nhưng thuốc nổ mồi TNT trong 2 quả bom kia đã phát nổ, đào thành những cái lỗ lớn trên 3m ở mặt đất. Hậu quả là uranium và plutonium vung vãi ra một diện tích rộng lớn. Trong 3 tháng sau đó, hơn 1400 tấn đất nhiễm phóng xạ và thảm thực vật được đặt trong thùng kín và mang đi. Thật mỉa mai đủ, chúng được vận chuyển trở lại phòng thí nghiệm hạt nhân sông Savannah và vẫn còn đó. Cánh đồng cà chua gần miệng hố được đốt và chôn lấp. Nhưng không nghi ngờ gì, gió mạnh và nhiều yếu tố khác đã phát tán ô nhiễm đi xa và người ta đã bỏ lại ô nhiễm trong vùng. "Mức độ phát tán tổng thể sẽ không bao giờ được biết đến", đó là kết luận từ một báo cáo năm 1975 của Cơ quan hạt nhân quốc phòng Mỹ.

Việc dọn dẹp là hoạt động chung giữa Không quân và các thành viên bảo vệ dân sự Tây Ban Nha. Dù sao các nhân viên Mỹ cũng được mặc quần áo bảo hộ và được theo dõi phơi nhiễm phóng xạ, nhưng biện pháp phòng ngừa tương tự đã không được đưa ra cho các đối tác Tây Ban Nha. "Không quân đã không cung cấp đầy đủ thiết bị giám sát và phát hiện phóng xạ cho nhân viên khi tai nạn máy bay xảy ra liên quan đến vũ khí plutonium trong khu vực xa xôi của nước ngoài", chỉ huy Không quân chịu trách nhiệm dọn dẹp vụ này sau đó xác nhận trước Quốc hội.

Quả bom thứ tư rơi 8 dặm ngoài khơi và bị mất tích trong nhiều tháng. Cuối cùng, nó được một tàu ngầm mini phát hiện ở sâu hơn 800 m dưới mặt nước, và vẫn còn nằm đó cho đến ngày nay. Không rõ lý do tại sao họ không trục vớt nó lên.

Hai năm sau, vào ngày 21 Tháng một năm 1968, một tai nạn tương tự lại xảy ra khi một chiếc B-52 bốc cháy trong khi đang ở trên Greenland và rơi đâm vào băng tại vịnh North Star gần căn cứ không quân Thule. Tác động cú va chạm đã kích nổ các vật liệu nổ thường trong cả 4 quả bom H mà máy bay mang theo, Hậu quả, uranium, triti và plutonium đã phát tán rộng với bán kính 600m. Ngọn lửa dữ dội làm tan chảy tạo một cái lỗ lớn trong băng, sau đó nó đông cứng lại, đóng kín nhiều mảnh vỡ, chôn vùi nhiều vật liệu phóng xạ từ những quả bom. Các hoạt động cứu hộ, được thực hiện trong bóng tối ở nhiệt độ âm gần -70 độ, được gọi là Dự án Crested Ice. Nhưng các nhân viên gọi nó là "Tiến sĩ yêu đông cứng."

Hơn 10000 tấn tuyết và băng đã được cắt, đưa vào thùng chứa và vận chuyển đến sông Savannah và Oak Ridge để xử lý. Các mảnh vỡ nhiễm phóng xạ khác thì đơn giản là bỏ lại hiện trường, để tan chảy vào vịnh khi mùa xuân tuyết tan. Hơn 3000 nhân viên đã nỗ lực khắc phục hậu quả ở Thule, rất nhiều người trong họ là lính Đan Mạch. Cũng như tại Palomares, hầu hết các nhân viên Mỹ được cung cấp một số thiết bị bảo vệ, nhưng không phải là người Đan Mạch, những người Đan Mạch đã làm nhiều công việc nguy hiểm nhất, bao gồm đặt các mảnh vỡ vào các thùng chứa, thường là bằng tay. Các biện pháp khử nhiễm xạ, có thể nói là cổ lỗ nhất. Báo cáo của USAF ghi nhận rằng họ đã được làm sạch "đơn giản là quét tuyết bám trên quần áo và xe cộ."

Mặc dù hơn 38 tàu hải quân được gọi đến để hỗ trợ các hoạt động phục hồi, và có một bí mật công khai rằng các quả bom đã mất, thì Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục nói dối về tình hình. Trong một trao đổi gây tranh cãi với báo chí, phát ngôn viên Lầu Năm Góc thốt lên một chút kinh điển của cái sự 2 mặt Mỹ: "Tôi không biết về bất kỳ quả bom mất tích nào, cũng như chúng tôi chẳng hề tích cực xác định những gì tôi nghĩ là anh bạn đang tìm kiếm."

Khi những nhân viên người Đan Mạch tại Thule bắt đầu mắc bệnh ốm yếu nghiêm trọng, từ ung thư hiếm đến các rối loạn máu, Lầu Năm Góc từ chối giúp đỡ họ. Ngay cả sau khi đã có một nghiên cứu dịch tễ học năm 1987 bởi một viện y tế Đan Mạch cho thấy nhân viên ở Thule mắc ung thư nhiều hơn các quân nhân Đan mạch ở nơi khác 50%, Lầu Năm Góc vẫn từ chối hợp tác. Cuối năm đó, 200 người đã kiện Mỹ theo Đạo luật quân sự nước ngoài. Vụ kiện này đã bị bác bỏ, nhưng sau đó đã phát hiện hàng ngàn trang tài liệu bí mật về vụ tai nạn, bao gồm cả cái thực tế là nhân viên USAF làm việc tại hiện trường, không giống như Đan Mạch, đã không hề được áp dụng biện pháp theo dõi sức khỏe lâu dài. Mặc dù vậy, Lầu Năm Góc tiếp tục giữ hầu hết các tài liệu về tai nạn bom H ở Thule trong bí mật, bao gồm bất kỳ thông tin nào về mức độ phóng xạ [và các chất độc hại] đã bị phát tán và ô nhiễm.

Những nỗ lực khắc phục hậu quả không tạo được mấy sự tin tưởng. Như quả bom ở đảo Tybee vẫn còn nguyên đó cho dù có vẻ đã chạm được vào nó. Sự có mặt của lithium deuteride kém ổn định và các vật liệu nổ mạnh, làm cho việc thu hồi bom trở thành nghề rất nguy hiểm - quá nguy hiểm đến nỗi trên thực tế ngay cả một số nhà hoạt động môi trường và chống nuke thậm chí còn tranh cãi rằng để nó ở đó còn ít nguy hiểm hơn là di dời nó đi.

Trước mắt, không có câu trả lời nào là dễ dàng. Vấn đề càng bị làm trầm trọng thêm bởi sự thất bại của Lầu Năm Góc khi tiến hành phân tích đánh giá toàn diện về tình hình và họ chỉ miễn cưỡng tiết lộ đầy đủ những gì họ biết sau này. Don Moniak, chuyên gia hạt nhân bảo vệ môi trường Blue Ridge nói: "Tôi tin rằng có vỏ nhộng plutonium trong quả bom, nhưng một vụ nổ hạt nhân là không thể xảy ra bởi vì bộ tạo neutron được sử dụng ngược bởi hấp phụ polonium-berilium, chúng có tuổi rất ngắn. Nếu không có neutron, ngòi plutonium sẽ không nổ. Tuy nhiên, có thể có phản ứng phân hạch hoặc trường hợp tới hạn nếu khối plutonium bằng cách nào đó bị đặt trong một cấu hình không chính xác. Có thể sẽ là một địa ngục khổng lồ nếu vật liệu nổ mạnh phát nổ và khối lithium deuteride phản ứng như trông đợi. Hoặc chỉ là một vụ nổ thường phát tán uranium và plutonium rải rác trên khắp địa ngục."

Rất tiếc, bạn có thể "được" nhiễm xạ.

Đó không phải là những năm tháng dễ dàng cho Bộ năng lượng [DOE]: công nhân bị nhiễm phóng xạ, các thanh nhiên liệu hạt nhân bị thất lạc [hay mất tích], ở Hanford tiếp tục rò rỉ chất độc khó phân huỷ vào sông Columbia, nhà khoa học hạt nhân Wen Ho Lee làm việc cho phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos bị kết tội đánh cắp công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc. Nhà máy vũ khí hạt nhân Rocky Flat ở Colorado [//"//www.grist.org/article/little-rockyflats/"] nhiễm xạ nặng nhưng bị CQ Mỹ giấu giếm, những bê bối tài chính, các nhà thầu bòn rút mọi thứ, sống như vua chúa rồi lần lượt tuyên bố phá sản, rồi thì CQ Bush tuyên bố những to tát từ nhà máy điện hạt nhân mới cho đến nối lại một chuỗi thử vũ khí hạt nhân ngầm dưới lòng đất. Như thế là đủ cả những hào hoa tao nhã hạt nhân!

Là một phần của chiến dịch tiếp thị công chúng mới, DOE cho phép công chúng và báo giới tiếp cận những nơi mà trước đây bị cấm như Area 51. Nhưng khi bí mật hạt nhân sông Savannah được công khai mở cửa cho du lịch, mọi thứ hoá ra không giống như đã lên kế hoạch.

Savannah, ở Nam Carolina, một bãi thải/tổ hợp vũ khí hạt nhân khổng lồ cũng là vấn đề, kể cả việc đã làm tràn ồ ạt nước phóng xạ hoạt tính cao tritium vào sông Savannah năm 1991. Giới quản lý nhà máy đang cố gắng để giảm bớt sự lo lắng của dân chúng đủ để DOE có thể đi tiếp với kế hoạch thời Clinton xây dựng nhà máy chế tạo hỗn hợp nhiên liệu oxide [với AREVA], một chương trình nguy hiểm lố bịch có liên quan đến việc tái chế của 36 tấn plutonium cấp độ vũ khí thành nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân thương mại.

Tour du lịch 25 người gồm các phóng viên, nhà môi trường và hàng xóm đến nhà máy. Tour này được tổ chức để làm nổi bật các hoạt động của DOE vừa được thắt chặt qui củ. Nhưng thật hài hước khi nó để lộ ra những cẩu thả nguy hiểm như thế nào thì vẫn còn nguyên đó. Sau khi nhóm tour rời vùng F-Area, gọi lóng là "trang trại thùng chứa" nơi mà các chất thải phóng xạ mạnh nhất được đóng thùng chôn ngầm dưới đất, nhân viên của Savannah đã quên không kiểm tra theo dõi phóng xạ nhóm tour tiếp xúc với bức xạ, một thủ tục bắt buộc phải có. "Đây là một vi phạm đáng sợ các tiêu chuẩn an toàn." Ông Tom Clements, lãnh đạo Viện kiểm soát hạt nhân, người có mặt trong đoàn tour nói.

Các nhà quản lý Savannah thừa nhận sai lầm, nhưng họ đổ lỗi kẻ khác. Rick Ford, phát ngôn viên DOE nói: "Chúng tôi không bao giờ có ý định cho họ được xuống xe ở đó."

Ý ông Rick Ford là ông cấm cửa luôn đám này cho tiện. Đó là lời ngay thẳng thật thà, nhưng còn xa mới làm người ta yên tâm.

theo Jeffrey St Clair //www.commondreams.org/views01/0803-08.htm //wondersofpakistan.wordpress.com/2009/05/29/the-case-of-the-missing-h-bomb/ //www.google.com/search?q=The+Case+of+the+Missing+H%2DBomb

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 22 Tháng Hai, 2013, 12:46:44 pm

Kính xin các bác Mod cho DanViet2011, tôi spam một bài.

Mới đi làm về 11:30 PM, khá mệt rồi, nhưng củng ráng "tấu một bổn". Ở Mỹ mà hằng ngày nghe mấy đài radio, hay TV tiếng Việt nói về chính quyền Việt Nam, thì các bác không còn giận nỗi, chỉ còn cách phì cười. Họ bôi bác một cách thật vô lý. Mười đều chưa có một điều thật. Chỉ là không tiện viết chi tiết lên đây thôi. Nghĩa là, chỉ cần nghĩ ra cách gì nói xấu được Việt Nam, là nói xấu ngay. Không còn thuốc nào chửa nỗi. :'[ :'[ :'[

Bác SSX làm 3 bài phỏng dịch từ bài viết của Jeffrey St. Clair thì làm tôi liên tưởng đến mấy đài tiếng Việt ở Mỹ. Nếu bác muốn viết thì nên tìm nguồn đáng tin cậy hơn, đừng chạy theo lão này, Jeffrey St Clair, và cái đám ở www.counterpunch.com Thật là bó tay. ;D ;D ;D

Mặc dù tôi bị bệnh vật lý; nghĩa là chưa chứng minh được sai, thì vẫn coi như là có thể xảy ra, hoặc đúng. Nhưng với cái đám tự viết, tự tâng bốc này. Thì mặc dù tôi chưa chứng minh được cái gì cả... nhưng tôi cũng không buồn bỏ tâm đọc bài của mấy tên này.

Bác nào tin thì tùy ý. Tôi không dám ý kiến. Tôi chỉ nói ra những gì tôi hiểu theo cuộc sống hằng ngày thôi. Tưởng bài của ai, làm tôi đọc đến ngấu nghiến. Hai mắt mở to... há hốc mồm... hóa ra là Jeffrey St Clair!!! Anh này tự viết trên wikipedia về mình, tự chú thích, rồi tự dẫn "link" đến bài của chính mình viết! Họ còn tự nâng nhau là Voltaire nữa kìa. :-[ :-[ :-[

Một lần nữa thành thật xin lỗi các bác Mod. Vì không thể nào không spam được.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Hai, 2013, 01:07:22 pm

Ích xà sờ có bao nhiêu kiến thức hạch tâm viết hết ra đi để anh Huyphong vào chỉnh luôn thể ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 22 Tháng Hai, 2013, 05:29:39 pm

Bạn SSX: “...Thế mình hỏi các bạn trẻ:...” Bạn Huyphongssi: “...để anh Huyphong vào chỉnh luôn thể.”

Người Việt Nam chúng ta có câu “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”. Nếu hai bạn không nhớ thì vẫn còn cái gọi là: “Muốn người ta trọng mình thì mình phải biết tự trọng chính mình trước.” Đó là những điều căn bản mà tôi học được từ trên mảnh đất Việt Nam. Và đó là niềm tự hào về nền giáo dục đạo đức của người Việt cho con em, mà nhiều nước văn minh, thí dụ Mỹ, họ không có được. Nhớ lấy, “đánh lưởi bảy lần, rồi hảy nói.”

Sẵn có hai bạn sẵn sàng chỉnh sửa, vậy thì tôi hỏi luôn, trước khi bị sai. Đang muốn viết về trái bom “Fat Man” mà bị mấy điều chưa hiểu.

1. Tại sao lại phải chế bom theo lõi hình cầu, không chế khối vuông chẳng hạn. Với hình vuông chỉ cần 6 mặt chất nổ, dể điều khiển cho nổ đồng đều; thay vì 32 mặt?

2. Với cấu trúc chất nổ lỏm, chúng ta dùng phương pháp gì để làm nền tảng cho phép tính độ cong [lỏm] của khối chất nổ?

3. Khi dùng hai mảnh bán cầu Pu-239 ép vào nhau làm lõi cho trái bom, vậy kẻ hở giửa hai mảnh giáp nối có tác động gì không, trong khoá trình nổ ép [implosive], đến phản ứng phân hạch? Nếu có tác động không an toàn hoặc không hợp lý, thì chúng ta làm sao khắc phục?

Hỏi hai bạn 3 câu này thôi, vì đang viết nữa chừng mà gặp phải khó khăn. Tôi sẽ đợi hai bạn chỉ dẫn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nếu không có câu trả lời thích đáng thì xin hảy giử im lặng. Đừng nên "spam" và làm những điều khinh thường chính bản thân mình, và còn khinh thường cả các bậc trưởng thượng trên “forum” này nữa.

Những câu hỏi đó chưa cần đến toán vật lý nguyên tử. Nếu các bạn muốn “chỉnh sửa” hay góp phần giúp đở cho VMH thêm sáng lạng, tôi, và các bạn Tran Anh, star, sẽ có các câu hỏi và thắc mắc về Toán Vật Lý Nguyên Tử mà tụi này đang gải đầu chưa giải quyết nỗi.

Mong chờ bài trả lời của 2 bạn. Đây là VMH, không phải ttvnol. 24 tiếng... cả "forum" đang đếm. ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Hai, 2013, 05:51:08 pm

Chào cả nhà, topic này nóng rồi đây!

"Ở đâu không có cạnh tranh, ở đó thị trường không phát triển-Người tiêu dùng bất lợi", thoạt nghe có vẻ không liên quan phải không cả nhà? Nhưng có đấy, tranh luận để tìm ra cái đúng, để có những lúc xuất thần, mà bản thân cũng thấy phục mình quá ;D.Nếu không có tranh luận "nảy lửa" thì làm sao những người hóng hớt kiến thức vật lý như tôi đọc được những bài viết rất hay của Trần Anh, Danviet,......

Tranh luận để tự rèn luyện, học hỏi nâng cao kiến thức mà mỗi chúng ta đều khiếm khuyết. Tôi kể cho cả nhà nghe một chuyện vui thế này: Có một hiền triết với kiến thức uyên thâm một hôm đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ.

Ông ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp sáng cây nến này phải không?” Đứa bé đáp: “Thưa phải.” Đoạn ông ta hỏi tiếp: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thóang sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”

Cái tôi ngạo nghễ của ông ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ông ta cũng sụp đổ theo"...

Mong chính tôi và những ai đang và sẽ tranh luận hãy khiêm tốn và tôn trọng nhau!

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Hai, 2013, 07:56:29 pm

Ấy chết! Mới phó hội được mấy bài, còn lại thì xin xì pam để thăng lon mà tồng chí danviet ở bển đã bí vụ phân hạch, hợp hạch, rồi tính nhảy sang làm giáo làng là sao?

Mấy câu hỏi tồng chí nêu đâu có khó. Cái khó là tồng chí trình bày sao cho từ nhi đồng tới trưởng thượng ở đây hiểu rằng đã là kiến thức hạch tâm thì ở xứ ni hay xứ bển đều có những điểm cơ bản chung và trên hết là tập nói cùng ngôn ngữ. Chứ còn cứ thích kiểu nói khác ngôn ngữ thì tới mấy ông Nghị, ông Nghè còn vặc nhau đầy ngoài kia, đâu chờ tới chỗ này.

Nếu tồng chí chưa hiểu 3 câu hỏi mình tự nêu ra thì nên chuyển về mục hỏi đáp. Còn nếu tồng chí hiểu chưa đầy đủ về 3 câu đấy thì cứ mạnh dạn trình bày những điều mình biết, mình sai ở topic này. Như vậy thì người biết hơn và có hứng thú nếu có ghé qua đọc được thì sẽ vào giúp giải thích hoặc chỉnh sai cho tồng chí.

Nhân nói tới phương pháp hỏi hay tranh luận, bên này khác xa với ttvnol. Người không biết nhưng tỏ ra biết và hay đặt câu hỏi xấc sẽ không tạo hứng cho người trả lời và tranh luận đâu nhé. Tồng chí nhớ lấy!

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: star trong 22 Tháng Hai, 2013, 08:13:10 pm

@DanViet2011: Bác đang viết và tổng hợp kiến thức về một lĩnh vực rất khó, việc làm của bác không phải dễ dàng gì.

Tôi rất tôn trọng lượng kiến thức trong các bài viết của bác, cũng như cách bác khắc phục các khó khăn khi tổng hợp kiến thức trong các tài liệu nước ngoài để có thể trình bày một cách rõ ràng bằng tiếng Việt.

Hơn nữa, tôi còn tôn trọng bác ở điểm bác rất trân trọng Kiến Thức và trung thực đối với Kiến Thức, không phải như một số người khác vì cái tôi cá nhân quá lớn hay vì sự hiếu thắng trong tranh luận mà luôn tìm mọi cách tung hỏa mù, xào xáo, ... để lấp liếm cái sai, để không phải nhận sai. Việc này chỉ là trò cười trong mắt những người "biết", nhưng nó lại trực tiếp hay gián tiếp đầu độc kiến thức của người "chưa biết", những người muốn tìm hiểu, học hỏi thật sự.

Theo ý kiến của cá nhân tôi: bác cứ tập trung vào các bài viết chuyên môn, đừng nên phân tâm hay sa đà, mất thời gian vào các tranh luận không đáng có. Tuy không gian mạng là ảo nhưng kiến thức, thực lực, cách tranh luận, cách học hỏi kiến thức mới, ... là thật và cũng nói lên rất nhiều về tư cách của từng cá nhân đằng sau mỗi cái nick, điều này thì mọi người sẽ tự đánh giá.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 22 Tháng Hai, 2013, 09:11:42 pm

Ngành vật lý hạt nhân Liên Xô thủa sơ khai.

Nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý hạt nhân và các hoạt động hạt nhân có qui mô cấp nhà nước ở Liên Xô được bắt đầu năm 1941.

Trước đó nữa, những nghiên cứu hạt nhân và phóng xạ của các nhà khoa học Nga đã bắt đầu từ rất sớm và cùng thời với các nghiên cứu ở châu Âu. Dĩ nhiên sớm trước nước Mỹ rất nhiều.

Có huyền thoại trên các media phương tây kể rằng, bằng con đường gián điệp, Liên Xô mới làm được bom nguyên tử. Ngày nay, các tài liệu công khai đều thừa nhận việc Liên Xô đã có được tài liệu nguyên tử từ Mỹ. Nhưng thực ra không phải như vậy. Những tài liệu mà họ có được bằng con đường gián điệp chỉ giúp các nhà khoa học đi đến đích sớm hơn mà thôi. Về cơ bản vẫn là thực lực khoa học của họ, bởi những tư liệu đó chỉ là lý thuyết, nhiều chỗ thiếu chính xác và không đủ độ tin cậy. Như sau này người ta thấy, những quả bom Mỹ thực sự thô kệch và vụng về.

Phát hiện ra hiện tượng phóng xạ đầu tiên từ Antoine Henri Becquerel năm 1896 đã mở ra hướng nghiên cứu vật lý hạt nhân trên thế giới. Nghành vật lý Nga đầu thế kỷ XX đã rất phát triển. Cho dù nghiên cứu vật lý hạt nhân phóng xạ ban đầu có rất nhiều khó khăn phức tạp thì các nhà khoa học Nga cũng đã đạt nhiều thành tựu. Bảng tuần hoàn các nguyên tố Mendeleev cho ra bộ khung và khả năng biến đổi từ nguyên tố này thành nguyên tố khác. Ngay sau phát hiện ra hiện tượng phóng xạ đầu tiên, các nhà khoa học Nga, các ông N. N. Beketov, A. M. Butlerov, N. A. Morozov, N. A. Umov và nhiều đồng sự khác đã khởi đầu lý thuyết về cấu trúc nguyên tử và khả năng phân chia của nguyên tử. Nhà vật lý lỗi lạc người Anh E. Rezerford được coi là cha đẻ của nghành vật lý hạt nhân với những phát hiện lớn lao về khả năng chuyển đổi nhân tạo nguyên tử ni-tơ thành ô-xy năm 1909, thì nhà hóa học N. N. Beketov đã cũng có những phát hiện quan trọng về phản ứng hóa học trước đó. Trong số các nhà khoa học Nga, còn có thể kể đến ông Ioffe, người đã có những nghiên cứu phóng xạ quan trọng mà những kết quả đã không được công bố vào thời đó.

Những nghiên cứu đột phá cơ bản phóng xạ được ông Vladimir Vernadsky thực hiện trong các năm 1908-1910. Ông là người Nga đầu tiên công bố tại Viện hàn lâm về năng lượng hạt nhân: "mở ra từ hiện tượng phóng xạ nguồn năng lượng hạt nhân hàng triệu lần lớn hơn tất cả các nguồn năng lượng khác mà nhân loại đã từng hình dung." Năm 1910, Ủy ban radium đặc biệt của Viện hàn lâm khoa học Nga được thành lập và do Vernadsky lãnh đạo. Họ tổ chức các cuộc tìm kiếm vật chất phóng xạ ở Kavkaz, Baikal, Fergan và Ural. Năm sau là bắt đầu nghiên cứu các mỏ phóng xạ. Ông Vernadsky chỉ ra, nước Nga phải có các mỏ khoáng phóng xạ.

Nga đã có những bước tiến rất cơ bản trong vật lý hạt nhân. Năm 1918, ngay cả khi đang trong những biến động của CMT10, thì Viện bức xạ và rơn-gen [GRRI] vẫn được thành lập qua sự vận động mạnh mẽ của các nhà khoa học. Năm 1921 là Cơ quan Vật lý và Kỹ thuật tách ra từ viện GRRI. Năm 1922 là Viện radium, cùng các trường giảng dạy về vật lý, hóa học bức xạ và hạt nhân.

Có thể nói, các nhà khoa học Liên Xô bắt đầu những nghiên cứu cơ bản về phân rã nguyên tử đầu thập kỷ 1920. Các ông D. V. Skobeltsyn, L. V. Mysovsky và P. I. Lukirsky nghiên cứu bức xạ vũ trụ. Ông N. N. Semenov và cậu học trò Kondratyev nghiên cứu hiện tượng i-on hóa nguyên tử và phân tử. Kondratyev sau này đạt được những thành tựu đáng kể, còn Semenov khai sinh lý thuyết quá trình hóa học, ông viết về "chuỗi phản ứng" vào đầu thập kỷ 1930. P.L. Kapitsa và Semenov có những công bố công trình nghiên cứu quan trọng về nguyên tử cùng lúc với các nhà khoa học ở Đức làm thực nghiệm về những nghiên cứu này. Năm 1921, viện sĩ lỗi lạc Kapitsa đã làm nghiên cứu phóng xạ và cấu trúc nguyên tử ở Cavendish Laboratory, Cambridge, dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học E. Rutherford.

Năm 1925, từ nghiên cứu của Ioffe, ông đưa ra tiên đoán quan trọng: có thể chuyển đổi hạt nhân bằng các hạ-hạt được tăng tốc nhân tạo. Điều đó được viết trên tờ tạp chí khoa học Science LFTI thập kỷ 1920. Cho dù vậy, đó cũng là sớm hơn vài năm, trước khám phá của về gia tốc hạt của E. Louren năm 1932.

Năm 1928, lần đầu tiên ở Liên Xô và thế giới, lý thuyết hạt nhân về phân rã alpha ra đời từ nghiên cứu của G. A. Gamov, đó là thành quả tiếp theo từ những nghiên cứu đầu tiên do các nhà vật lý L. I. Mandelstam và M. A. Leontovich tiến hành.

Những thành tích rất quan trọng của các nhà khoa học Liên Xô, đóng góp cho khoa học thế giới được đông đảo cộng đồng khoa học công nhận. Cho đến thập kỷ 1930, họ bắt đầu có bước chuyển hướng chủ yếu tập trung vào vật lý hạt nhân.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Hai, 2013, 09:28:07 pm

Các bác tiếp tục phần cơ bản về hạt nhân đi. Hết phần cơ bản để lấy cơ sở thì rẽ sang hướng thảo luận nào cũng thuận lợi hơn. Trong loạt bài của bác DanViet2011, có phần nào các bác không đồng ý có thể góp ý, bổ sung hay phản biện nhưng các bác lưu ý: Không vi phạm Nội quy diễn đàn và quy chế riêng của Kiến thức quốc phòng.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 22 Tháng Hai, 2013, 09:33:57 pm

Nợ các bác nhiều "*" quá, em phải trả nợ dần thôi :P Nhưng trước đó em cũng muốn 1 chút thế này

Ta ngoài lề chút, một ví dụ về việc wiki đánh lừa các bạn như thế nào. Đó là khi đọc về quả bom Fat Man [//en.wikipedia.org/wiki/Fat_Man] nó nói thế này: The result was that in the Fat Man bomb, about 1 kilogram [2.2 lb] of the 6.2 kilograms [14 lb] of plutonium in the pit [about 17%] fissioned. In this process 1 gram [0.035 oz] of matter in the bomb was converted into the active energy of heat and radiation [see mass-energy equivalence for detail], releasing the energy equivalent of 21 kilotons of TNT or 88 terajoules.

À hà, tính bom bằng Anhstanh vĩ đại đây! E=MC^2 đây. Thế mình hỏi các bạn trẻ: 17% Pu-239 biến mất không để lại cặn bã gì à? Vứt cái đồ thị bên trên đi à? Chuỗi phân rã hạt nhân đâu mà Anhstanh ở đây?

Thứ nhất em muốn nói với bác là kiến thức này em chưa từng dùng, ít nhất là trong khuôn khổ của VMH và cũng thấy nó không liên quan gì đến đoạn đang tranh luận.

Thứ hai, em không thấy có sự sai sót nào trong đoạn trích này:

Pu239 khi phân hạch tạo ra năng lượng 207.1 MeV = 3.318 × 10−11 J. Năng lượng này có được là do hạt nhân Pu239 bị phá vỡ để tạo ra các nuclide trung bình [VD Ce, Kr...] và phát ra năng lượng, năng lượng đó bắt nguồn từ một phần năng lượng liên kết riêng giữa các nucleon của hạt nhân Pu239. Năng lượng liên kết cũng chính là nguyên nhân gây ra độ hụt khối của hạt nhân [delta m]. Mo là tổng khối lượng các nucleon trong hạt nhân, M là khối lượng hạt nhân.

Mo-M= delta m.

Theo công thức của Einstein. Ta có thể tính được độ hụt khối trong phản ứng phân hạch Pu 239

delta m x C^2 = 207.1 MeV \=> delta m = 207.1 MeV / C^2. \=> delta m = 3,687 x 10^-28 [kg]

Trong khi khối lượng của 1 nguyên tử Pu239 = [239 x mP + 94 x mE] – delta m \= 3,99 x 10^-25 [kg]

\=> độ hụt khối trong phản ứng phân hạch Pu239 tương đương với khoảng gần 1 phần 1000 khối lượng nguyên tử. Cũng có nghĩa là nếu có 1kg Pu239 phản ứng thì độ hụt khối sẽ là 1g. \=> năng lượng tỏa ra là 0,001 x C^2 = 90 Tera Jun.

Đó là lý thuyết tính toán. Năng lượng tạo ra ở mức lý tưởng.

Còn theo số liệu công bố thì trong quả Fat Man 17% khối lượng Pu239 phản ứng phân hạch thức tức [17% của 6,2 kg] là khoảng 1 kg Pu239 và năng lượng giải phóng ra là 21 KT = 88 Tera Jun.

Nghĩa là khá khớp với kết quả tính toán ở trên, hiệu suất thực tế thấp hơn một chút cũng là chuyện bình thường. Các hạt nhẹ hơn được tạo thành sau phản ứng.

Nói chung là các số liệu ở phần này của Wiki là hợp lý mà bác.;]

Có lẽ chúng ta nên tạm dừng các tranh luận ở đây.

Quay trở lại bài, đầu tiên em xin phép trình bày về một số thiết bị, phương pháp tạo ra phản ứng nhiệt hạch có điều khiển. Trước tiên là Tokamak. Bài còn nhiều sai sót, mong các bác cho thêm ý kiến hoàn thiện :]

TOKAMAK

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/jet_tokamak_zpsdf994067.jpg]

Tokamak là một khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Nga токамак, là viết tắt của từ "тороидальная камера смагнитными катушками" [toroidal'naya kamera s magnitnymi katushkami]- toroidal chamber with axial magnetic field. Có nghĩa là buồng từ hình phỏng xuyến. Để chỉ một thiết bị tổng hợp nhiệt hạch được phát triển lần đầu tiên tại Liên Xô vào những năm 1950 bởi 2 nhà vật lý Igor Tamm và Andrei Sakharov , lấy cảm hứng từ một ý tưởng ban đầu của Oleg Lavrentiev.

Một chút về lịch sử :

Mặc dù nàn sóng nghiên cứu về tổng hợp hạt nhân được tiến hành từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II, tuy nhiên ban đầu đó là những chương trình thuộc dạng bí mật quốc gia. Cho đến khi Hội nghị quốc tế của Liên Hiệp Quốc về sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hoà bình họp tại Geneva năm 1955 thì các chương trình này mới được công bố và các nhà khoa học thuộc các quốc gia khác nhau cũng được phép hợp tác với nhau. Đó là cơ hội tuyệt vời để gia tăng các hoạt động phát triển tokamak trên toàn Thế giới.

Năm 1951, nhà độc tài Argentina Juan Perun tuyên bố rằng nước ông ta đã có một nhà máy phản ứng nhiệt hạch hoạt động. Đây là một công trình của nhà vật lý Lyman Spitzer tại Princeton. Cùng năm đó, các nhà vật lý của Liên Xô Andrei Sakharov và Igor Tamm thiết kế ra một thiết bị tổng hợp hạt nhân sau này sẽ được gọi là tokamak. Ở Anh cũng có một vài nghiên cứu được công bố nhưng sau thì các kết quả đều bị rút lại. Và cuối cùng lịch sử đã chứng minh, chỉ có những tuyên bố của người Nga là có cơ sở.

Theo những tài liệu bên giáo sư V.P. Smirnov viện trưởng viện Kurchatov Năm 1951, tại Viện Kurchatov, những thử nghiệm về các tổ hợp từ hình xuyến tạo ra plasma được bắt đầu. Đây có thể coi là một phần của chương trình phát triển vũ khí nhiệt hạch của Liên Xô vì Tamm cũng như học trò cũ của ông Sakharov vào thời điểm đó là người của Arzamas-16. Có lẽ những người làm nguyên tử đặc biệt là những đã từng đi Nga đều biết đến định danh này. Thời đó người ta có câu: “Mỹ có Los Alamos, Liên Xô có Arzamas-16”.

Sakharov lúc đó đã tính toán trên lý thuyết về một lò phản ứng nhiệt hạch nhân với nguyên liệu D-D. Công suất 900MW, bán kính lớn: 12 m, bán kính nhỏ 2m, từ trường 5 Tesla [T] [Phải hiểu là từ trường của Trái đất chỉ 0,00005 Tesla.], mật độ plasma: 3 × 10^20 m^-3, nhiệt độ ion 100 keV. Trên thực tế thì những buồng hình xuyến đầu tiên được xây dựng có chất liệu sứ, gốm hoặc kim loại có lớp ốp cách nhiệt. Cái lớn nhất của loại này [loại TMP] có đường kính ngoài R=0,8 m đường kính trong a= 0,13 m. Từ trường B= 1,5T, cường độ dòng điện I=0,25 MA. Nó đã khá gần với thiết kế của Tokamak thực thụ đầu tiên mang tên T-1. T-1 có một điểm khác chính mà được duy trì tới các Tokamak sau này là buồng hình xuyến của nó làm hoàn toàn bằng kim loại, không ốp lớp cách nhiệt. R= 0,67m, a= 0,17m, B= 1,5T, I= 100KA. Nó hoạt động thành công vào năm 1958. Năm nay là vừa tròn 55 năm.

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/Soviet_Union_stamp_1987_CPA_5891_zps0e8e4537.jpg]

Hình ảnh Tokamak trên một con tem Soviet

Tiếp nối thành công Liên Xô xây dựng các Tokamak đời tiếp theo, chúng ngày càng lớn và hoàn thiệt hơn. Tokamak cuối cùng , lớn nhất mạnh nhất của Soviet là Superconducting Tokamak T-15 [thời 1987,1988], R= 2,43m, a= 0,42m, B= 3,5T, I=1MA. Đây cũng là Tokamak lớn nhất của Nga, hiện tại nó vẫn đang được nâng cấp lên công suất 20MW cho những kế hoạch đến 2022 . T-15 ứng dụng nhiều công nghệ mới, đặc biệt là Tokamak đầu tiên sử dụng nam châm siêu dẫn. Có 1 cái vụ mà bác DanViet đã nhắc đến: Năm 1968, tại Hội nghị quốc tế của IAEA [Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế] về vật lý plasma và nghiên cứu tổng hợp hạt nhân có điều khiển tổ chức tại Novosibirsk [Nga], các nhà khoa học Nga công bố họ đã đạt được nhiệt độ electron trên 1 keV [tương đương với trên 11 triệu độ Kelvin]. Điều này khiến các khoa học gia Anh và Mỹ hết sức sửng sốt bởi vì họ còn xa mới đạt được kết quả này. Chỉ đến khi các thử nghiệm bằng tán xạ laser được thực hiện sau đó vài năm, khẳng định các phép đo nhiệt độ ban đầu thì họ mới hết nghi ngờ.

Đặc trưng của tokamak là tính đối xứng quay [hay đối xứng phương vị] Trong một Tokamak, các hạt tích điện tạo nên Plasma nóng được giữ bởi một cấu trúc từ trường có dạng hình xuyến [toroidal].

Tại sao lại chon hình xuyến thì các sách báo nói nhiều rồi: Hình dạng đặc biệt của lò phản ứng nhiệt hạch nhằm tạo ra từ trường càng đều càng tốt. Hình xuyến có tính chất hình học mà các hình dạng khác, như hình cầu chẳng hạn, không có. Vấn đề ở đề liên quan tới định lý “hairy ball”. Tưởng tượng một hình cầu có tóc mọc xung quanh, tương tự như con đường từ trường / đường sức từ [magnetic field lines] trong lò phản ứng hợp hạch. Người ta thấy rằng không thể chải tóc trên quả cầu mà không làm cho tóc dựng đứng lên / mắc vào nhau [stick up]. Hiện tượng này [A strand of hair that is standing on end] tạo ra sự bất ổn trong lò phản ứng. Một hình xuyến “có tóc” giải quyết được vấn đề này, giúp cho việc điều chỉnh từ trường tránhh các trường hợp sai quy luật, cho phép từ trường chứa plasma tốt hơn. Trong vật lý, từ trường là một thực thể được sản sinh do các vật mang điện [các dòng điện] di động sử dụng lực trên các vật mang điện di động khác. Sự xoắn theo cơ chế lượng tử [quantum-mechanical spin] của một hạt tạo ra từ trường và bị từ trường này tác động như thể nó là một dòng điện [acted on by them as though it were a current].

Như vậy, một tokamak bao gồm nhiều bộ phận khác nhau như : Buồng chứa plasma, hệ thống tạo từ trường, khoang chứa Deuterium, khoang chứa Lithium , hệ thống Divertor trích lọc nhiệt năng từ phản ứng nhiệt hạch ....... Bộ phận quan trọng nhất của tokamak là hệ thống tạo từ trường. Hệ thống này gồm hai phần chính : + Hệ thống tạo từ trường toroidal : từ trường dọc bên trong thành ống. + Hệ thống tạo từ trường poloidal : tạo từ trường vòng + Ở giữa vòng xuyến là cuộn CS[Ohmic heating magnet]

Dòng plasma chuyển động trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực Lorentz. Lực này làm cho hạt chuyển động xoắn ốc quanh các đường sức của từ trường và tác dụng vào plasma không cho chúng chạm vào thành bình. Tokamak có một hệ thống các cuộn trường hình phỏng xuyến [toroidal field coils] và tổ hợp các trường đó sẽ cho ra trường giữ xoắn ốc [helical magnetic field] . Nhưng nếu cứ để như vậy dòng hạt sẽ đập vào điểm kết thúc của từ trường do đó quỹ đạo của hạt bị hạn chế. Để giải quyết vấn đề này Tokamak sử dụng một hệ thống từ trường cong bên dọc thành ống hình xuyến [ Poloidal magnetic field] tạo ra bởi cuộn Poloidal [poloidal field coils] do đó sẽ không có điểm kết thúc của từ trường, quỹ đạo của hạt không còn bị hạn chế. Thêm vào đó từ trường Poloidal được tạo ra bởi dòng plasma thật sự cần thiết cho sự cân bằng từ thủy động lực học [MHD].Dòng điện tạo ra từ trường trong trường Poloidal được cảm ứng trong chính Plasma và cũng được dùng để đốt nóng nó Như vậy từ trường bên trong tokamak có dạng

[//i1161.photobucket.com/albums/q508/anhvidai/4_DiagramadelprincipiotokamakimagenJET_zps5f6e3a04.jpg]

Để bắt đầu quá trình, hydrogen được phun vào buồng chân không và dòng điện trong các cuộn toridal được tăng lên tạo ra từ trường ổn định, có thể chứa plasma khi nó bắt đầu hình thành.Sau đó một điện trường cực lớn được tạo ra bên trong buồng phản ứng bằng cách sử dụng các cuộn CS. Từ trường này tạo ra sự phân cực trong nguyên tử và tách chúng ra tạo thành plasma .Sự va chạm của các ion bên trong plasma làm cho nó có điện trở. Điện trở này sẽ đốt nóng plasma [bằng cuộn CS]. Khi nhiệt độ tăng, giá trị điện trở cũng tăng theo và làm cho cuộn CS mất đi tác dụng đốt nóng. Để tạo nhiệt độ cần thiết cho phản ứng nhiệt hạch, nhiệt độ phải tăng trên 100 triệu độ, tức gấp 6 lần nhiệt độ bên trong tâm Mặt trời. Có nhiều cách để tạo nên nhiệt đó đó như: bắn một chùm hạt được gia tốc vào trong plasma, sử dụng tần số radio … Một khoảng thời gian ngắn sau khi hình thành plasma, nhiên liệu sẽ được phun thêm vào buồng phản ứng để gia tăng mật độ cũng như áp suất. Chuyển động của plasma bên trong buồng phản ứng được điều khiển bởi các cuộn PF, dòng điện trong các cuộn này sẽ tương tác với dòng plasma. Chúng có tác dụng điều chỉnh hướng, hình dạng cũng như vị trí của plasma. Cũng cần lưu ý rằng, trong việc điều khiển vị trí , hướng , hình dạng của plasma việc sự dụng sự tương tác phản hồi [feelback] không phải là sự lựa chọn duy nhất...

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 23 Tháng Hai, 2013, 02:48:46 pm

2. Có phải “Fat Man” được sinh ra để giải quyết cho sự yếu kém của “Little Boy” hay không?

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FissionCrossSection-vs-NeutronKE_zpse0b595a6.jpg] Theo như đồ thị trên thì Pu-239 gần như hoàn toàn giống U-235 với mọi giá trị cho năng lượng neutron. Vậy là người Mỹ, tiếp tục chế thêm mấy cái võ bom cho “Little Boy - Pu” phần hai. Nhưng câu chuyện không đơn giản như thế.

Với “Little Boy” chúng ta thấy với U-235 thì khối lượng quá hạn là 47.6 kg [theo bài

69]. Và theo nhiều dử liệu đáng tin cậy, thì họ đã xài đến 64kg U-235 loại 80% tinh chất. Và chỉ gặt hái được cở 1.4% sức mạnh. Có thể vì họ đã phỏng tính được năng xuất thấp, hay vì họ đã khô cạn nguồn U-235 tinh chất, hay vì tính tò mò muốn khám phá cái mới; do đó họ mới tiến hành nghiên cứu xài nguyên liệu Pu.

Theo bài trước chúng ta có khối lượng “quá hạn” của Pu là khoảng 10 kg. Trái bom sẽ nhỏ hơn, đở tốn nguyên liệu hơn. Với mẻ Pu-239 nhận được [98.8% tinh chất], phòng thí nghiệm Los Alamos thấy rằng mẩu bom kiểu “súng” [Gun Type] vẫn còn xài được. Chỉ cần tăng tốc độ bắn là mọi chuyện sẽ êm xuôi. Nhưng khi mớ Pu-239 thật sự dùng cho bom được mang đến, thì lượng Pu-240 quá cao, cở 5-7%. Cấu trúc kiểu súng hoàn toàn không phù hợp. Khi người ta chế ra Pu-239, chỉ cần để cho một anh neutron bị bắt là nó tự biến thành Pu-240. Loại này có tính năng phân hạch tự phát, thải neutron tùy thích. Với 1% Pu-240 ở trong khối nguyên liệu Pu-239, mỗi gram Pu-240 sẽ phóng ra cở 1,030 neutron mỗi giây. Với 10 kg thì chúng ta sẽ có cở 10,3 triệu neutron bay lung tung trong 1 giây. Chưa gì đả trở thành con cháu Bin Ladin mất rồi, trái bom có xác xuất tự nổ cực kỳ cao, bị nổ sớm. May mà họ phát hiện sớm, khoảng giửa năm 1944, không thì còn phải đổ xương máu dài dài với phi đội thần phong.

Để khắc phục vấn đề này họ cần một cấu trúc bom mới. Sau một thời gian nghiên cứu, họ cho ra đời cấu trúc nổ ép. Trái bom này mang tính chất kỷ thuật cao hơn nhiều.

1. Hợp kim Plutonium với kim loại nhẹ. 2. Cấu trúc khối cầu, nổ ép. 3. Các mảnh chất nổ lỏm, hệ thống châm ngòi đồng loạt. 4. Ngòi Po-Be, phụ thêm sức “đốt” nguyên liệu, nhằm nâng cao năng xuất. 5. Bọc bằng phần đệm U-238, 108kg, làm thành phần phản xạ neutron.

Tất cả những điều trên phải được giải quyết triệt để, và chính xác.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 24 Tháng Hai, 2013, 04:41:12 pm

Hợp kim Gallium-Plutonium Ngưòi ta thấy rằng trộn thêm hợp kim nhẹ vào, thì dể uốn nắn theo hình dạng mình muốn, mà không gây ảnh hưởng gì đến tác động nổ của Pu. Đồng thời có một số nguồn họ còn cho là giúp làm Pu ở trạng thái thăng bằng hơn, vì cái mớ Pu-240 lộn xộn. Tuy nhiên chưa tìm thấy nguồn giải thích nào dẫn chứng một cách thỏa đáng được bằng toán học. Thường họ trộn 3% hợp kim gallium với Pu, để có độ dẻo, dể ép thành hình khối cầu rổng. Phần rổng bên trong sẽ chứa ngòi tiếp sức Po-be.

Tại sao họ chọn cấu trúc theo kiểu khối cầu, nổ ép Có những khó khăn cơ bản họ cần vượt qua và hiểu thấu, đó là phải chế phần lõi theo hình đạng gì là lợi nhất.

Hình khối vuông: Dể ép để lên đến quá hạn, vì chỉ cần cho nổ 6 mặt ép vào. Tránh được khó khăn trong vấn đề khống chế việc nổ đồng bộ. Cái bất lợi là diện tích mặt ngoài của khối khá lớn, tạo thất thoát cao cho neutron trên bề vỏ. Ở các góc khó tạo sức ép đồng đều. Nếu xài thêm phần đệm [tamper] / phần phản xạ neutron [reflector] thì các góc sẽ có phản ứng không đồng bộ với phần lõi. Những neutron ở gần góc vuông này chỉ cần di chuyển một đoạn ngắn là đã thoát ra khỏi lõi Pu và dội lại bởi phần đệm [tamper]; làm giảm tốc độ neutron. Tạo nên phản ứng hấp thụ, như Pu-239 -> Pu-240. Làm chậm đi sự phản ứng đột biến ở các góc.

Hình khối chử nhật: Mang tất cả tính chất của khối vuông, mà còn cần thêm nhiều nguyên liệu mới mong nổ ép [implosive] lên đến mức quá hạn.

Khối tam giác bốn mặt: [giống như ta cắt một góc của khối vuông] Dể chế tạo và kiểm soát chất nổ ép, vì chỉ có 4 mặt. Nhưng các góc sẽ tạo ra nhiều trở ngại hơn cả góc của khối vuông.

Khối hình trụ: Khó khăn khi tạo nổ ép cùng lúc, bởi vì hai đầu và thân của khối có hình dạng và cấu trúc diện tích hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu chúng ta liên tưởng đến một trái banh nằm trong khối trụ. Có thể tích cở 55% của khối trụ, là một loại hình học ba chiều cân đối.

Khối hình cầu: Các bác bỏ qua phần toán... rồi đọc tiếp. ;D ;D ;D [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/Sphere-coordination_zpsce67b550.jpg] [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/sphereco_zps3a5c967f.jpg] [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/spherecoordination_zps39d0ce77.jpg]

Mấy cái công thức đóng khung, là một phần tử giúp cho các bạn bên vật lý nguyên tử lắp vào các phương trình khác để tính xác xuất hấp thụ, tiết diện phân hạch, từ đó tính được khối lượng cần thiết để đi đến “quá hạn”. Thấy mấy công thức đóng khung như một đám giun. Nhưng cái phần khó là phần bên trên của nó, nhìn thì đơn giản, thật ra là khó hơn nhiều. Các anh toán học phải làm trước, rồi đưa phần “giun dán” cho đám vật lý xài. Rất nhiều thứ các anh toán học nhúng tay vào, mà không bao giờ được biết đến. Cùng với các phương trình “angular momentum Eigenfunctions”, Schrodinger equation... theo cơ học lượng tử. Một mình tôi mà tự tính thì củng phải mất cả năm mới xong, nếu không tính sai bất cứ một phép tính nào, và xài gần như hầu hết các phương trình của cơ học lượng tử. Chỉ để chứng minh, những điều trong phần đoạn văn kế tiếp là chính xác mà thôi. May mà giờ họ đả tính hết rồi, mình chỉ cần chiếu theo đó mà làm. Hú hồn. ;D

Diện tích vỏ [area] của khối cầu là nhỏ nhất trong các loại hình khối, khi có cùng chung khối lượng. Giúp giảm thiểu neutron thoát ra từ tiết diện vỏ ngoài. Đồng thời vì nó là loại khối đối xứng hoàn hảo nhất, cho nên neutron từ tâm đi ra, sẽ có cùng xác xuất phản ứng như nhau, qua đoạn đường dài bằng nhau, cho tất cả các hướng; cũng như khi bị phản chiếu lại từ phần đệm U-238. Đồng thời nó có được giá trị khối lượng quá hạn nhỏ nhất.

Cấu trúc các mảnh chất nổ lỏm, hệ thống châm ngòi đồng loạt. Trường hợp khối thuốc nổ không được kích hỏa cùng lúc. Nó sẽ bóp lõi Pu thành hai mảnh. Xác xuất nổ thấp, hoặc chỉ xé đôi thành hai mảnh Pu... [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/fizzlebomb_zpsac791be0.jpg] Cái khó của chất nổ lỏm là làm sao, khi ngòi kích hoạt, sức nổ phải ép đều lên vỏ của trái cầu. Mỗi mảnh phải được tính toán theo dạng khối “truncated icosahedron”. Lúc này phải mời anh toán học nhảy vào giúp. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/Truncatedicosahedron_zpsbee5f27f.jpg] Từ phần trên các nhà toán học, sẽ tạo ra các phương trình cơ bản thích ứng cho việc tính kích thước chính xác, cho các lõi chất nổ. Mặc dù hầu hết các anh vật lý đều thuộc loại cao thủ toán, nhưng núi cao còn có núi cao hơn. Đi hỏi sư phụ cho chắc ăn. Rồi phải lấy dử kiện tốc độ cháy của của chất nổ, tạo ra phương trình để tính ra độ lỏm của khối nổ lỏm, theo quy trình sau đây. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/Shape-Charger_zps0185b749.jpg] Thời gian chất nổ cháy theo đường nào củng đều phải bằng nhau. Từ đó chúng ta tính được độ lỏm của chất nổ. Đồng thời đáp số của tốc độ cháy và sức ép, cộng với mớ “giun dán” bên trên. Chúng ta sẽ có đáp số là sau khi nổ, lõi nguyên liệu sẽ bị ép nhỏ bao nhiêu, và được bao nhiêu lần khối lượng quá hạn. Nếu chưa đủ lần cho độ quá hạn, thường là gấp 2 đến 3 lần, thì chúng ta cần phải thay đổi tốc độ cháy của loại chất nổ. Đồng thời, tất cả nguyên liệu khối chất nổ phải được sản xuất cùng một lượt. Lý do là tránh bị hai “mẻ” chất nổ khác nhau, cháy không đồng đều. Dây ngòi nổ kéo từ bộ phận phát điện đến ngòi nổ phải dài bằng nhau. Độ điện trở trong dây dài ngắn sẽ làm cho tốc độ kích hỏa chung quanh lõi Pu không đồng đều, tạo nên nổ sớm - nổ lép; tạo năng xuất bom thấp.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 25 Tháng Hai, 2013, 02:05:20 pm

Ngòi Po-Be, phụ thêm sức “đốt” nguyên liệu, nhằm nâng cao năng xuất. Ngòi Polonium-Beryllium [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/Po-BeInitiator_zpsebea8230.jpg]

Đây là một trong nhiều kiểu ngòi Po-be. Lõi Beryllium được bọc bởi 1 lớp vàng[Gold] mỏng. Vỏ ngoài cũng là Beryllium, các khe răng cưa cũng được bọc bởi 1 lớp vàng mỏng. Kẻ hở của khe răng cưa thì chứa Polonium. Tổng sức nặng của lỏi này cở khoảng 7 gram. Khi bị ép mạnh, bởi tác động bên ngoài, các răng cưa sẽ bắn vọt ra, gọi là Munroe effect, tác động này sẽ trộn lẫn Polonium với Beryllium; tạo ra phản ứng giải phóng neutron. Chúng ta chỉ cần hiểu sơ về quy trình này, bởi vì sau này không còn ai xử dụng ngòi Po-Be nữa. Polonium có thời gian phân rả là 138,39 ngày, nghiã là sau thời gian đó ngòi Po-Be coi như là vô dụng. Vì phải thay ngòi liên tục để bảo đảm vũ khí ở trong tình trạng chiến đấu, do đó nó đã bị thay thế bởi các loại ngòi khác.

Khắc phục khó khăn giửa kẻ hở giáp nối của hai mảnh Pu Trước khi vào chi tiết về bộ phận “đệm/phản xạ neutron - U-238”. Chúng ta cần phải hình dung được hình dạng cơ bản của lỏi Plutonium.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-pre_zps25f14e64.jpg]

Với khối trụ được vặn ra để bỏ ngòi Po-Be vào, như vậy sẽ tiện cho việc thay ngòi khi Polonium gần quá hạn xử dụng.

Và dưới đây là mặt cắt của trái bom “Fat Man” căn bản.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-X-Section_zps701b5a47.jpg]

Chổ giáp nối này sẽ tạo ra những rắc rối đáng kể. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-premature-gap_zpsa87f1bfa.jpg] Chúng ta hảy hình dung mặt cắt nơi giáp mối giửa hai mảnh lỏi lỏi bán cầu Pu-239 như hình trên. Hình bên phải kẻ hở tuy rất, rất nhỏ, đối với chúng ta. Nhưng đối với hạt neutron thì cả một đại lộthênh thang rộng lớn. Khi quả bom bị ép lên quá hạn. Một lượng lớn neutron sẽ thoát ra theo kẻ hở như hình bên phải. Chúng nó hầu hết sẽ bị va chạm và tạo phản ứng phân hạch ngay chổ nối. Nhiệt độ tăng, sức phản ứng phân hạch sẽ đẩy hai mảnh khối bán cầu Pu tách rời ra trước khi khối bom kịp đốt một lượng nguyên liệu đáng kể. Tạo ra vụ nổ lép.

Để khắc phục vấn đề này, khi họ thử trái “Gadget”, là anh em sinh đôi với “Fat Man”. Họ đả bọc một lớp vàng và kẽm lên chổ nối. Theo lời miêu tả của ông Robert F. Batcher, trưởng nhóm chế tạo Gadget của Los Alamos. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-GoldFoil_zpsc05124cc.jpg] Hiệu quả thật khả quan. Họ đả khắc phục được vấn đề này. Trái Trinity tạo ra một vụ nổ khoảng 20 kilotonsTNT, trên xa mạc.

Nhưng ông Batcher lại cho rằng, khi chế “Fat Man” họ đã đổi cấu trúc, không cần bọc vàng ở phần nối nửa. Họ chế phần giửa thành một vòng có mặt cắt tam giác ở giửa hai mảnh Pu. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-RingBad_zps1f8b116f.jpg] Như vậy thì vẫn chưa được, chúng ta có đến gấp đôi lần vấn đề nan giải ban đầu. Đến hai cái hành lang khổng lồ. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-RingXsection_zps054df3dd.jpg] A ha, đây rồi. Neutron không thể thoát ra ngoài ở kẻ hở. Và đây là hình dạng lõi Pu-239 của trái “Fat Man” [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-PuCore_zps98b8a8d3.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Hai, 2013, 02:24:11 am

Nợ các bác nhiều "*" quá, em phải trả nợ dần thôi :P Nhưng trước đó em cũng muốn 1 chút thế này

Thứ nhất em muốn nói với bác là kiến thức này em chưa từng dùng, ít nhất là trong khuôn khổ của VMH và cũng thấy nó không liên quan gì đến đoạn đang tranh luận.

Thứ hai, em không thấy có sự sai sót nào trong đoạn trích này:

Pu239 khi phân hạch tạo ra năng lượng 207.1 MeV = 3.318 × 10−11 J. Năng lượng này có được là do hạt nhân Pu239 bị phá vỡ để tạo ra các nuclide trung bình [VD Ce, Kr...] và phát ra năng lượng, năng lượng đó bắt nguồn từ một phần năng lượng liên kết riêng giữa các nucleon của hạt nhân Pu239. Năng lượng liên kết cũng chính là nguyên nhân gây ra độ hụt khối của hạt nhân [delta m]. Mo là tổng khối lượng các nucleon trong hạt nhân, M là khối lượng hạt nhân.

Mo-M= delta m.

Theo công thức của Einstein. Ta có thể tính được độ hụt khối trong phản ứng phân hạch Pu 239

delta m x C^2 = 207.1 MeV \=> delta m = 207.1 MeV / C^2. \=> delta m = 3,687 x 10^-28 [kg]

Trong khi khối lượng của 1 nguyên tử Pu239 = [239 x mP + 94 x mE] – delta m \= 3,99 x 10^-25 [kg]

\=> độ hụt khối trong phản ứng phân hạch Pu239 tương đương với khoảng gần 1 phần 1000 khối lượng nguyên tử. Cũng có nghĩa là nếu có 1kg Pu239 phản ứng thì độ hụt khối sẽ là 1g. \=> năng lượng tỏa ra là 0,001 x C^2 = 90 Tera Jun.

Đó là lý thuyết tính toán. Năng lượng tạo ra ở mức lý tưởng.

Còn theo số liệu công bố thì trong quả Fat Man 17% khối lượng Pu239 phản ứng phân hạch thức tức [17% của 6,2 kg] là khoảng 1 kg Pu239 và năng lượng giải phóng ra là 21 KT = 88 Tera Jun.

Nghĩa là khá khớp với kết quả tính toán ở trên, hiệu suất thực tế thấp hơn một chút cũng là chuyện bình thường. Các hạt nhẹ hơn được tạo thành sau phản ứng.

Nói chung là các số liệu ở phần này của Wiki là hợp lý mà bác.;]

Có lẽ chúng ta nên tạm dừng các tranh luận ở đây.

Thế thì tra bảng tuần hoàn Mendeleev chứ cần gì đến vụ nổ bom. Này nhé Pu-239 lẽ ra phải có khối lượng = 1,007825 X 239 [nuclides] = 240,870 u; thực tế đo được có 239.052 u; Trừ 2 số đi nhau là độ hụt khối lượng, nhân lên thành "năng lượng liên kết";

Đây là 3 trường hợp Einstein ôm mặt khóc nức nở. Có người động lòng mới hỏi cớ làm sao? Ổng bảo, ai giải được mấy chỗ bí thì ngồi hẳn trên đầu ổng luôn, chứ ngồi trên vai người khổng lồ chưa oai.

1. Phân rã beta: H-3 -> He-3 + e- + ev- [+Q]

Q này gồm động năng của electron, nó biến động, mỗi một H-3 cho ra 1 -e có động năng khác nhau. Thử tính E= MC^2 xem?

2. Phân rã gama: [Anh-xờ-tanh ơi, ông ở đâu mau hiện về!!!]

Thí dụ thằng Bari này thật quá đáng: Ba-137 -> Ba-137 + gama

Trong máy gia tốc, thằng electron và positron đập vào nhau, Anhxtanh chạy mất: e- + e+ -> gama

Gama ray của vụ đập này cỡ 1,022 MeV, gấp đôi năng lượng tổng Anhxtanh của e- và e+ là 0,511 MeV

3. Thôi thì đi hẳn vào phân rã U-235 vậy! Pu-239 cũng thế thôi. Một U-235 bắt neutron, nó có thể vỡ thành 2 mảnh ở đây là Xeri và Ziriconi

U-235 + n -> Ce-140 + Zr-94 + 2n + Q [208 MeV]

Bỏ qua năng lượng hạt n vì nó rất thấp.

Theo năng lượng liên kết tính được:

U-235 là 1784 MeV Ce-140 là 1173 MeV Zr-94 là 815 MeV

Cân bằng 2 bên:

1784 MeV < 1173 MeV + 815 MeV + 208 MeV

Bảo toàn năng lượng thì chưa ai thấy bị vi phạm vậy phải kết luận [đã có từ gần nửa thế kỷ này]: hoặc năng lượng nghỉ sai, hoặc E=MC^2 sai hoặc cả 2 cùng sai.

E=MC^2 đúng nhưng có điều kiện, cũng như cần những khái niệm khác nữa. Thực ra trong di sản Anhxtanh, E-MC^2 lạc lõng, chẳng nằm trong tương đối nào cả. Đó là công thức của nhiều người khác có trước Anhxtanh, ông ta mượn nó quên không trả.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: maxttien trong 26 Tháng Hai, 2013, 10:33:15 am

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-PuCore_zps98b8a8d3.jpg] Sao cái mặt cắt tam giác này lại tránh được netron thoát ra ngoài vậy nhỉ, em thấy nó vẫn có kẽ hở đấy chứ ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: huonghn76 trong 26 Tháng Hai, 2013, 10:38:31 am

Do nó khít và nó cong hình parapon nên có thể nó phản xạ lại

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Hai, 2013, 12:26:17 pm

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-PuCore_zps98b8a8d3.jpg] Sao cái mặt cắt tam giác này lại tránh được netron thoát ra ngoài vậy nhỉ, em thấy nó vẫn có kẽ hở đấy chứ ;D

Thực sự khi đó họ không biết nổ hướng vào trong là như thế nào? Có câu hỏi đơn giản làm lộ la cái ngốc nghếch của bác học Mỹ lúc đó: Thế Po-Be trộn vào nhau bằng cách nào?

Hà, trộn bằng cách co thể tích nổ nén vào trong!

Rồi, nổ nén định hướng có từ đâu? Từ lựu pháo chống tăng và súng chống tăng Đức trong WW-II. Sau đó là khẩu RPG-2 mà ta gọi là B-40 năm 1947.

Nổ nén là như thế nào? Là nổ gây áp suất nén cực lớn ép lên vật liệu rắn khiến nó chảy ra dưới áp suất cao. Kể cả đạn xuyên tăng DU sau này cũng có nguyên lý như thế.

Khi đó vật liệu Pu-239 bị nén chảy dẻo ra, co nhỏ thể tích mới đến trạng thái tới hạn đồng thời làm Po-Be bên trong vỡ ra. Vậy thì cái khe đó mạ vàng mạ bạc là vô ích. Ở quả đạn B41 ,cái nón làm bằng đồng, bí quá người ta làm bằng sắt non cũng được, nó có nhiệt chảy hơn 1000 độ C, Pu-239 có nhiệt chảy 640 độ C, hơn nhôm tý chút, thừa sức để 1 vụ nổ định hướng ép chảy dẻo. Các nhà bác học Mỹ lại không biết điều này, mãi sau mới bỏ cái rừng kíp điện, đi vời Nobel AG. Po-Be về sau cũng bỏ, thay bằng D-T. Vậy, trong trạng thái không nổ, người ta phải làm sao đó để neutron thoát ra càng nhiều càng tốt, không ở lại trong khối vật liệu gây phản ứng. Có ai ngốc nghếch đến mức khối liền chưa tới hạn như fat man lại cố gắng bịt neutron lại!!! Giữ neutron lại để cho bom nổ à? Bom A to của Liên Xô, người ta làm quả cầu rỗng to, khoan các lỗ nhét các thanh hấp thụ neutron vào giời ạ. Khi nổ, đẩy bật các thanh này ra, bom khắc ở trạng thái tới hạn.

Ngay cả lý thuyết cũng nói điều đó: neutron thoát ra của vụ nổ là neutron nhanh. Vận tốc 200 000 km/s. Kể cả neutron chậm, vận tốc cũng cỡ 1000 km/s thử hỏi cả cái thành vật liệu Pu-239 cần mấy micro giây để xuyên qua. Mặt khác, neutron thoát ra là vô hướng, hay nói cách khác nó chạy mọi hướng, khe hở chiều nào cũng là vô ích.

Thậm chí ngay cả sách này cũng không thấy giải thích Po-Be có tác dụng gì? Po phân rã sinh tia gama, gama kích thích Be phân rã sinh neutron, có tác dụng là neutron mồi ban đầu, giúp phản ứng xảy ra nhanh. Mặt khác Be có diện tích phản xạ lớn, ví nó như tấm gương phản xạ neutron. Vì vậy người ta còn dùng Be bao bọc bên ngoài.

Nếu quả cầu cần mạ vàng bạc vào khe, cần xẻ chéo xẻ ngang này nọ. Thế loại gun type 2 hình trụ lồng vào nhau thì xẻ thế nào, mạ cái gì? Học sách như thế này không liệt não mới là lạ.

Trái Gadget được làm với công nghệ công nông đầu dọc. Để trong cái lán hiện đại cỡ chuồng bò! Thử hỏi bao nhiêu tiền của người Mỹ đã đi đâu? Hàng trăm nhà bác học trong đó có 12 nhà bác học giải Nobel, hàng ngàn chuyên gia, hàng chục ngàn nhân viên mà làm như thế này đây. [//2.bp.blogspot.com/-XndtSOyh_wI/TtS-UnD8jhI/AAAAAAAAcjM/IEN6bfC0isM/s1600/Nuclear+Bombs+Testing+003.jpg]

Người Mỹ về sau, vứt sạch cả rừng ngòi nổ, mua trạm truyền nổ định hướng của Nobel AG, kiểu như thế này, rất đơn giản, ảnh lấy từ wiki. [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/17/Swedish_Atomic_Bomb.png]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Hai, 2013, 12:55:01 pm

The Teller-Ulam configuration makes use of the fact that at the high temperatures of a fission bomb 80% or more of the energy exists as soft X-rays, not kinetic energy. The transport of energy by radiation from the fission core greatly exceeds the core's expansion rate [a mere 1000 km/sec or so]. It is possible then to use this energy to compress, and ignite a physically separate mass of fusion fuel [the second stage] through radiation implosion before the expanding trigger disrupts it.

Đoạn trên viết sai hay ít nhất là hiểu sai. Hình ảnh cái lò dưới này, tia X phát sáng xanh lè [dĩ nhiên mắt thường, kể cả máy ảnh thông thường, không nhìn thấy tia X, tia X thoát ra, đập vào vật liệu phát ánh sáng màu xanh].

Vậy các bạn trẻ nghĩ lại xem sai ở chỗ nào? Cái sai đó dẫn đển hiểu sai hoàn toàn những nỗ lực của Teller-Ulam. at the high temperatures và 80% or more of the energy exists as soft X-rays là phát xạ tự nhiên của vụ nổ bom A. Chứ không hề là ông Teller cố gắng để có tia X, hay kinetic. Cái lò bên dưới cũng thế, có ai cố gắng có tia X đâu.

Trạng thái vật chất có được từ vụ nổ bom A, không thích hợp để làm nổ bom H. Nhiệt hạch là phản ứng cần cấp nhiệt để khởi động. Tia X không sinh nhiệt, Teller nỗ lực để biến tia X thành nhiệt để nổ bom H. [nhiệt cao, nén vật liệu để tăng va đập].

[//www.popsci.com/files/imagecache/article_image_large/articles/nuclearplantmain.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Hai, 2013, 03:48:21 pm

Đây là đoạn đúng mô tả công việc của Teller lấy ở nguồn Nga, ở đây:

//nuclear-weapons.nm.ru/usa/weapons/first-bombs/termonuclear.htm

Tạm dịch: Phát triển theo cách này đòi hỏi giải quyết 2 nhiệm vụ: [1] nhìn chung làm thế nào để đốt [gia nhiệt] toàn bộ nhiên liệu và [2] khi nào thì phản ứng [nhiệt hạch] có hỗ trợ bởi sự đốt như thế sẽ xảy ra.

Bất chấp nhiệt độ và mật độ năng lượng cao tại vụ nổ hạt nhân [bom A], vấn đề đầu tiên [1] còn xa mới là đơn giản. Khoảng 80% năng lượng thoát ra ở dạng X ray mềm, nhưng hidro i-on hóa thực tế là trong suốt đối với nó [khoảng cách truyền sóng đến hàng trăm mét]. Vì vậy, trực tiếp X-ray không thể có tính chất đốt nóng nhiên liệu. Phần còn lại khoảng 20% là động năng của các hạt electron và mảnh phân rã, năng lượng chuyển đổi ở dạng sóng xung kích, có thể lan truyền đến nhiên liệu.

Phần ít trong đó khoảng 1% là năng lượng neutron nhanh, nhưng chúng tương tác năng lượng với hidro ở lớp khá mỏng [khoảng 8cm chiều dày]. Vì vậy, cần phải có liều nổ [bom A] rất mạnh, cỡ hàng trăm kiloton để cần thiết châm ngòi phản ứng [bom H].

Vấn đề thứ [2], liệu có đốt cháy nhiên liệu được hiệu quả và chắc chắn hay không, đó là vấn đề cực kỳ khó khăn để giải quyết. Trong thực tế có rất nhiều yếu tố: năng lượng sinh ra, vấn đề truyền năng lượng phản ứng [i-on, electron, neutron], năng lượng mất đi do chuyển đổi hiệu ứng Compton, etc.

Nhanh chóng trở thành rõ ràng là đốt nóng trực tiếp deuterium không tạo ra điều kiện để đốt cháy và ngay cả vụ nổ hạt nhân cũng không đủ cấp nhiệt hiệu quả cho mục đích này. Cần đưa vào hỗn hợp rất đắt đỏ tritium. Phản ứng D-T sẽ cung cấp nhiệt cao hơn đến điều kiện cần thiết của phản ứng tổng hợp D-D. Bên cạnh việc sử dụng tritium cực kỳ bất tiện có thêm vấn đề: liệu nhiên liệu có tiếp tục được đốt cháy khi chuyển sang sử dụng thuần deuterium? Vấn đề được nghiên cứu cho đến tận cuối 1950.

Thực tế rõ ràng cho dù sử dụng lượng lớn tritium [3-5 kg tritium sẽ làm giảm sản xuất 220-250 kg plutonium], xung quanh bom A được nhồi hỗn hợp D-T, thì để đốt cháy ổn định trong thiết bị này vẫn là không thể. Phản ứng tổng hợp D-D 2-3 lần nhỏ hơn điều kiện thực tế cần thiết.

Các nghiên cứu đi vào ngõ cụt.

Ngoài lề: Liên Xô cũng sử sụng hỗn hợp D-T nhưng rất ít. Họ có cách làm bom khác mà ít phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào tritium đắt đỏ tốn kém. Mỗi cân tritium bằng gần 80 kg Pu-239, nghĩa là bằng 10 quả bom A khác. Cũng không rõ họ có đầu đạn kiểu W88 hay không. Chỉ có Mỹ là kêu gào thiếu tritium và liên tục đề nghị Nga cắt giảm đầu đạn.

Bom A nổ thì lần lượt những gì thoát ra?

Đầu tiên là photon [gama, tia X], sau đó là electron, neutron, cuối cùng là các mảnh phân rã. Chúng nhanh chóng va đập vào nhau sinh X-ray. Ở máy chụp X-quang, electron đập vào Anode sinh tia X có đúng không?

Teller biến X-ray thành plasma đốt nóng Li-D bằng mấy cách. Nhồi polystyrene vào khoang rỗng. Chất hữu cơ này bị đốt cháy sinh các bon và hidro, chúng bị X-ray plasma hóa. Cách 2 là dùng vỏ chắn X-ray bên ngoài bằng U-238. X-ray đập vào vỏ U-238, plasma hóa nó, phản xạ vào trong nén khối Li-D đến 1000 lần. Phải đến 3 mô hình, Teller mới thành công và đã chậm sau Liên Xô.

Tiêu đề: Ngành vật lý hạt nhân Liên Xô thuở sơ khai Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Hai, 2013, 04:44:04 pm

Từ 1932-1935, các nhà khoa học Liên Xô có đến 10 công bố quan trọng về vật lý hạt nhân, trong đó có những vấn đề là nền tảng của vật lý hạt neutron. D. D. Ivanenko đưa ra mô hình cấu trúc proton-neutron, G. A. Gamov công bố chuyên khảo "Cấu trúc hạt nhân nguyên tử và bức xạ". Các hội nghị, hội thảo vật lý hạt nhân ở Liên Xô trở thành có uy tín, thường xuyên được các nhà khoa học hàng đầu thế giới tham dự: F.Zholio, F.Perren, P. Dirac, V.Pauli, R.Payerls, F.Razetti, P.Ozhe.

Kể từ 1932, xuất hiện một tên tuổi lớn, người sau này được coi là cha đẻ ngành hạt nhân nguyên tử Liên Xô hiện đại, cha đẻ bom hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân Liên Xô xuất hiện, đó là I. V. Kurchatov. Năm 1933, Kurchatov lần đầu tiên trình bày về "phân chia hạt nhân" trong hội thảo quốc tế. Năm 1935 là chuyên khảo khoa học cùng nội dung và 17 nghiên cứu khác. Đội ngũ khoa học vật lý hạt nhân Liên Xô tăng nhanh, nếu năm 1930 là khoảng 30 tên tuổi lớn thì 1940 đã là 200.

Có thể nói, cho đến cuối thập kỷ 1930, các nghiên cứu đều có mục đích hòa bình, không nhà khoa học nào có ý định chiến tranh hạt nhân. Cho dù là hạt nhân Liên Xô đã rất phát triển, từng được quan tâm từ cấp nhà nước, nhưng họ thiếu các cơ sở thực nghiệm hiện đại, đầu tư tốn kém và cũng đã có những dấu hiệu tụt hậu trước các nước tư bản hàng đầu châu Âu như Đức, Pháp, Anh. Phương tây phát triển còn nhanh hơn. Giới lãnh đạo Liên Xô lúc đó, có nhiều mối bận tâm hơn là nguyên tử.

Cho đến mùa thu năm 1938, lò phản ứng hạt nhân thực nghiệm bắt đầu được xây dựng. Đầu năm 1939, các nhà khoa học hàng đầu nỗ lực gây chú ý từ chính phủ. Họ gửi thư cho người đứng đầu nêu rõ hạt nhân nguyên tử là một trong những phần quan trọng nhất của vật lý hiện đại, và cơ sở kỹ thuật của nhà nước rất không tương xứng, lạc hậu đến bi thảm so với các phòng thí nghiệm ở nước ngoài. Họ muốn được đầu tư một phòng thí nghiệm qui mô như thế. Nhưng đáp lại là sự thờ ơ, ngoài việc cho phép nhận đầu từ hỗ trợ từ nước ngoài. Họ cũng muốn có máy gia tốc hạt, máy cyclotron, là nguồn hạt để nghiên cứu, như thiết bị được E. Louren bỏ tiền đầu tư ở Berkeley Mỹ.

Thế rồi LX cũng có cyclotron, nó được khởi chạy năm 1937 sau 5 năm xây dựng. Đó là nước thứ 2 có thiết bị cyclotron sau Mỹ. Kurchatov được cử làm lãnh đạo phòng thí nghiệm có cyclotron này. Chúng ta hiểu nôm na, cyclotron là thiết bị gia tốc hạt hạ nguyên tử [proton, neutron, electron...] dùng nó để bắn vào bia, nghiên cứu phản ứng phân rã của các hạt nhân nguyên tố khác nhau. Ngày nay, cũng chỉ có 3 nước có máy cyclotron mạnh: Nga, Mỹ và Pháp, không kể cái LHC to tướng vừa mới chạy năm ngoái là tài sản chung của nhiều nước.

Thiết bị Cyclotron đưa đến bước phát triển mới trong nghiên cứu. LX đã tạo ra vô số các đồng vị phóng xạ nhân tạo khác nhau. V. G. Khlopin, M. A. Pasvik và N. V. Volkovym nghiên cứu urani với neutron và phát hiện ra 2 kiểu phân rã mới. Họ cũng thấy hạt nhân urani phân rã theo nhiều cách khác nhau. Lần đầu tiên, những nghiên cứu kiểu này được công bố ra thế giới cho mục đích nghiên cứu là từ Liên Xô. Cùng những nghiên cứu như thế được các nhà khoa học Đức thực hiện, họ cũng phát hiện ra các nguyên tố chuyển đổi của urani như LX, đó là năm 1935 ở Đức và 1939 ở LX. Những nghiên cứu và phát hiện tương tự được tiến hành ở Berkeley Mỹ chỉ vào năm sau 1940. Chiến tranh đã làm công việc của các nhà khoa học LX chậm lại. Máy gia tốc cyclotron họ đặt ở Leningrad và thành phố bị bao vây.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Hai, 2013, 05:20:27 pm

Tại sao nguyên tố chuyển đổi của urani lại quan trọng. Chúng ta biết Pu-239 là nguyên tố không hoặc ít có trong tự nhiên. Nó được chuyển đổi nhân tạo từ U-238 là đồng vị bền trong lò phản ứng. Nước Mỹ với tiền của như thế, cũng không thể nào làm giàu U-235 đủ để có nhiều bom. Con đường làm bom bằng Pu-239 là tất yếu. Như các quốc gia theo đuổi vũ khí hạt nhân sau này đều làm bom qua ngả Pu-239 từ lò phản ứng. Không ai ngu ngốc vận hành hàng ngàn máy ly tâm rất khó khăn tốn kém để có nhiều U-235 tinh khiết trên 90% làm bom.

U-238 + n -> U-239 -> Np-239 + e- + ev-

Np-239 -> Pu-239 + e- + ev-

Thế mới thấy những gì media phương Tây gào rú điên cuồng về Iran, Tiều Tiên giống như tiếng rú của chó dại.

Tiêu đề: Ngành vật lý hạt nhân Liên Xô thuở sơ khai Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Hai, 2013, 08:35:46 pm

Cũng trong thập kỷ 1930, Khlopin nghiên cứu và thực nghiệm các thành phần vi mô 2 pha, ông thấy chúng tuân theo qui luật nào đó, về sau gọi là luật Khlopin, kết quả từ nghiên cứu này được lấy làm cơ sở để phát triển công nghệ Pu-239 ở LX, chế Pu-239 từ lò phản ứng.

Giai đoạn 1935-1936, Kurchatov và Alihanov đang là chủ của dự án máy gia tốc cyclotron đang xây dựng, đó là chiếc thứ 2 của LX hay là chiếc đầu tiên rất mạnh để tiến hành nhiều nghiên cứu. Lúc đó, Kapitsa là nhà vật lý cũng đã có tên tuổi làm chủ tịch Ủy ban nghiên cứu. Kapitsa cực lực phản đối cyclotron của Kurchatov, ông nói nó thiếu độc đáo, là bản sao như chiếc cyclotron dựa trên ý tưởng của Lawrence xây ở Berkeley Mỹ mà không có sáng tạo đáng kể. Từ đây có những thay đổi và Kapitsa đã để lại dấu ấn, dựa trên kỹ thuật mới ở LX và là bước tiến trước đáng kể so với những gì thế giới hiện có. Năm 1939 khởi công xây dựng, nhưng năm 1942 bị dừng khi đang chiến tranh và chưa hoàn thiện.

Những thiết bị gia tốc khác tiếp tục được các nhà khoa học LX xây dựng trong thập kỷ 1930: máy gia tốc 2 pha, máy gia tốc tĩnh điện của Kurchatov và Valter, họ cũng làm máy gia tốc xung để nghiên cứu nuclide với neutron ngay trước khi chiếc tương tự ở Chadwick của Anh. Đầu năm 1935 là chiếc súng điện tử - chiếc lớn nhất và hiện đại nhất thế giới, dùng để bắn chùm electron vào hạt nhân của Kurchatov, Sinelnikov, và Valter, năm 1937 là máy tạo tĩnh điện Van de Graaff. Có thể nói, nửa đầu thập kỷ 1930, LX không thua kém hay tụt hậu trong lĩnh vực hạt nhân.

Khám phá phản ứng phân rã urani của O. Hahn và F. Strassmann cuối 1938, mở ra một chương quan trọng nhất về phản ứng hạt nhân. Ngay sau đó, các nhà vật lý thế giới nghĩ về khả năng lý thuyết của phản ứng dây chuyền. Kurchatov hướng dẫn các học trò đi theo hướng này, họ cũng phân tích trạng thái tới hạn.

Theo những công bố về phân tách và làm giàu đồng vị bằng máy ly tâm năm 1937. Năm 1939, Yu.B.Khariton được mời đến Kharkiv để phát triển máy làm giàu ly tâm khí. Cũng năm đó, Flerov và Rusinov làm thử nghiệm về chuỗi phản ứng hạt nhân, mặc dù kết quả không được công bố, nhưng là bước quan trọng để xác định những thông số chìa khóa của chuỗi phản ứng.

Năm 1940, Kurchatov phát biểu tại hội nghị vật lý hạt nhân những vấn đề quan trọng nhất, chưa từng có hay được ứng dụng về phản ứng chuỗi hạt nhân tự duy trì. Báo cáo của ông nói về chuỗi phản ứng urani tinh khiết và urani hỗn hợp trong nước nặng, khởi đầu của loại lò phản ứng urani-nước, với điều kiện được ông công bố rõ: làm giàu đồng vị urani-235. Kurchatov cũng kết luận về chuỗi phân rã urani-235 trong urani không làm giàu với nước là chất điều tiết [làm chậm neutron]. Ông còn báo cáo về chuỗi phản ứng với neutron nhanh trong urani-235 tinh khiết không có chất điều hòa, như một nguyên tắc căn bản để làm nhiên liệu bom sau này. Kurchatov nhấn mạnh, cần có phương pháp hiệu quả để làm giàu urani đến mức đảm bảo duy trì chuỗi phản ứng. Sau đó, các nhà khoa học LX triển khai nghiên cứu nhiều về chuỗi phản ứng với urani thường, với hỗn hợp và trong nước nặng, trong graphite.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 26 Tháng Hai, 2013, 09:05:40 pm

Thế thì tra bảng tuần hoàn Mendeleev chứ cần gì đến vụ nổ bom. Này nhé Pu-239 lẽ ra phải có khối lượng = 1,007825 X 239 [nuclides] = 240,870 u; thực tế đo được có 239.052 u; Trừ 2 số đi nhau là độ hụt khối lượng, nhân lên thành "năng lượng liên kết";

Đây là 3 trường hợp Einstein ôm mặt khóc nức nở. Có người động lòng mới hỏi cớ làm sao? Ổng bảo, ai giải được mấy chỗ bí thì ngồi hẳn trên đầu ổng luôn, chứ ngồi trên vai người khổng lồ chưa oai.

1. Phân rã beta: H-3 -> He-3 + e- + ev- [+Q]

Q này gồm động năng của electron, nó biến động, mỗi một H-3 cho ra 1 -e có động năng khác nhau. Thử tính E= MC^2 xem?

2. Phân rã gama: [Anh-xờ-tanh ơi, ông ở đâu mau hiện về!!!]

Thí dụ thằng Bari này thật quá đáng: Ba-137 -> Ba-137 + gama

Trong máy gia tốc, thằng electron và positron đập vào nhau, Anhxtanh chạy mất: e- + e+ -> gama

Gama ray của vụ đập này cỡ 1,022 MeV, gấp đôi năng lượng tổng Anhxtanh của e- và e+ là 0,511 MeV

3. Thôi thì đi hẳn vào phân rã U-235 vậy! Pu-239 cũng thế thôi. Một U-235 bắt neutron, nó có thể vỡ thành 2 mảnh ở đây là Xeri và Ziriconi

U-235 + n -> Ce-140 + Zr-94 + 2n + Q [208 MeV]

Bỏ qua năng lượng hạt n vì nó rất thấp.

Theo năng lượng liên kết tính được:

U-235 là 1784 MeV Ce-140 là 1173 MeV Zr-94 là 815 MeV

Cân bằng 2 bên:

1784 MeV < 1173 MeV + 815 MeV + 208 MeV

Bảo toàn năng lượng thì chưa ai thấy bị vi phạm vậy phải kết luận [đã có từ gần nửa thế kỷ này]: hoặc năng lượng nghỉ sai, hoặc E=MC^2 sai hoặc cả 2 cùng sai.

E=MC^2 đúng nhưng có điều kiện, cũng như cần những khái niệm khác nữa. Thực ra trong di sản Anhxtanh, E-MC^2 lạc lõng, chẳng nằm trong tương đối nào cả. Đó là công thức của nhiều người khác có trước Anhxtanh, ông ta mượn nó quên không trả.

Em đang rất bận nên chỉ trả lời bác vắn tắt thế này thôi.

Thứ nhất, đó là phần trích dẫn của bác từ Wiki, nếu nó đơn giản thì ok, chúng ta công nhận Wiki đúng đoạn này.

Thứ hai, về cái ví dụ thứ 3 của bác: " U-235 + n -> Ce-140 + Zr-94 + 2n + Q [208 MeV]

Bỏ qua năng lượng hạt n vì nó rất thấp.

Theo năng lượng liên kết tính được:

U-235 là 1784 MeV Ce-140 là 1173 MeV Zr-94 là 815 MeV

Cân bằng 2 bên:

1784 MeV < 1173 MeV + 815 MeV + 208 MeV

Bảo toàn năng lượng thì chưa ai thấy bị vi phạm vậy phải kết luận [đã có từ gần nửa thế kỷ này]: hoặc năng lượng nghỉ sai, hoặc E=MC^2 sai hoặc cả 2 cùng sai."

Có lẽ có nhầm lẫn ở đây, em nghĩ nên xem lại kiến thức cơ bản về một phản ứng hạt nhân. Trong các định luật bảo toàn áp dụng cho phản ứng hạt nhân:

1. Định luật bảo toàn số khối [Định luật bảo toàn số nucleon] 2. Định luật bảo toàn điện tích [Định luật bảo toàn nguyên tử số] 3. Định luật bảo toàn động lượng. 4. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.

Vâng, Nó chỉ có định luật bảo toàn năng lượng toàn phần, chứ không có định luật bảo toàn năng lượng ở các dạng riêng lẻ kiểu năng lượng liên kết hay độ hụt khối !

Cho nên cái phương trình cân bằng năng lượng liên kết như ý tưởng của bác vốn nó không tồn tại.

Như trong phản ứng này, Khối lượng Uranium 235 là 235.0439299 u. Khối lượng Cerium 140 là 139.9054387 u. Khối lượng Zirconium 94 là 93.9063152 u.

Lấy khối lượng của U235 trừ đi khối lượng của Ce 140 và Zr 94, trừ luôn cả khối lượng 1 neutron nữa. Ta có sơ sơ độ hụt khối của phản ứng này khoảng 3.7345439X10^-28 kg. Nghĩa là tổng khối lượng vế sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng vế nguyên liệu 3.7345439X10^-28 kg. Vậy chỗ khối lượng ấy nó biến đi đâu? xin thưa chủ yếu nó chuyển thành năng lượng trong liên kết riêng của sản phẩm bù vào số lượng lượng liên kết cũ đã được giải phóng trong phản ứng. Theo công thức E=m.c^2.

Tóm lại, chỉ có năng lượng toàn phần được bảo toàn trong phản ứng.

Thứ ba, em xin phép không bình luận về 2 cái ví dụ đầu của bác, vì đơn giản em tiếp tục thấy nó không liên quan gì đến đoạn đang tranh luận.

Nếu bác thấy có thể chứng minh Einstein sai và tin là mình đúng với 3 ví dụ trên thì bác cứ viết một bài rồi gửi lên các trang Uy tín kiểu Physic World hay Science để các nhà khoa học đánh giá. Còn nếu cái tên Albert Einstein hay một cái tên lừng lẫy nào khác chỉ được gọi ra một cách tùy tiện nhằm mục đích khác thì thú thực em không đủ tầm để tranh luận.

Thứ tư, em cám ơn các bài viết của bác !

Tiêu đề: Ngành vật lý hạt nhân Liên Xô thuở sơ khai Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Hai, 2013, 09:15:20 pm

Năm 1940 Vernadsky có báo cáo về urani và "về kỹ thuật sử dụng năng lượng hạt nhân là có thể". Có đề nghị lập Ủy ban để nghiên cứu sâu hơn với những nhiệm vụ cụ thể.

Nhìn chung, sau khoảng giữa và cuối thập kỷ 1930, mối liên hệ LX và phương Tây gián đoạn, 2 bên không còn biết đến nghiên cứu của nhau. Việc công bố nghiên cứu ở LX khó khăn, giới khoa học và giới lãnh đạo chính trị thường có những đối đầu căng thẳng, thiếu ngân sách và thiếu quan tâm cấp quốc gia, không có sự tin tưởng từ lãnh đạo, công việc của các nhà khoa học gần như là "chết lâm sàng". Chỉ có những nỗ lực cá nhân của họ mới có được những kết quả nào đó.

Những đề nghị liên quan đến bom đầu tiên là tháng 10 năm 1940. Quân đội đề nghị V. A. Maslov và B. C. Shpinel nghiên cứu về "sử dụng urani trong vụ nổ và các chất độc hại". Theo người thiết kế bom đầu tiên của LX là Yu. B. Khariton, sau khi CQ phân tích hậu quả và ảnh hưởng, họ không quan tâm đến bom nữa. Tuy vậy, dù có những thăng trầm, trải qua gần 2 thập kỷ phát triển, nhân sự và nguồn lực khoa học hạt nhân Xô Viết sau 1940 đã đầy đủ, với những tích lũy lý thuyết, thực nghiệm rất bài bản, họ là đội ngũ tốt nhất thế giới. Đường đến bom hạt nhân không còn xa, họ chỉ thực sự bắt đầu nghiên cứu bom khi những tin tức tình báo cho biết, đối phương đang triển khai chương trình đồ sộ sử dụng vũ khí hạt nhân, vào khoảng năm 1943.

Lược theo: Lịch sử nghành vật lý hạt nhân LX trước WW-II

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 26 Tháng Hai, 2013, 09:54:14 pm

Sao cái mặt cắt tam giác này lại tránh được netron thoát ra ngoài vậy nhỉ, em thấy nó vẫn có kẽ hở đấy chứ ;D

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/Explanation-FatMan-1_zps8ef38ecc.jpg]

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/Explanation-FatMan-2_zps349a83dc.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 27 Tháng Hai, 2013, 02:16:19 pm

@SSX: Cám ơn bạn đả cho tôi được đọc các bài về lịch sử khoa học gia Liên Xô thật hay. Tôi học được rất nhiều điều.

@Tran Anh: Nhờ bài Tokamak lần nửa mới thấy bài trả lời qua lại giửa hai bạn. Bài này lấp bài kia nên không thấy. Thôi để trả lời phụ cho Tran Anh.

Thế thì tra bảng tuần hoàn Mendeleev chứ cần gì đến vụ nổ bom. Này nhé Pu-239 lẽ ra phải có khối lượng = 1,007825 X 239 [nuclides] = 240,870 u; thực tế đo được có 239.052 u; Trừ 2 số đi nhau là độ hụt khối lượng, nhân lên thành "năng lượng liên kết";

Không ai cần phải nổ bom, mới thấy năng lượng kết nối cả. Trái bom chỉ là sản phẩm mà thôi.

Đúng thế, năng lượng liên kết chỉ cần tra bảng Mendeleev, và xài E=mc^2 thì tính ra năng lượng liên kết [strong force] rồi. Nhưng nhờ Einstein giải tỏa được vấn đề nan giải, mà họ đang bị đứng khựng [năng lượng tương ứng với khối lượng] Và từ đó cả Nga và Mỹ mới khám phá thật sự khả năng của năng lượng nguyên tử.

Einstein là ai, làm được gì cho nhân loại

Cơ học lượng tử [quantum mechanics] mà thiếu E=mc^2 thì như cua gảy càng. Mặc dù vậy, tới ngày ông Einstein chết; ông vẫn một mực không bằng lòng với những lý thuyết rắc rối của các khoa học gia cả Nga lẫn Mỷ. 20 năm cuối cùng của cuộc đời ông vẫn ôm mộng tạo ra lý thuyết mới, gồm thu tất cả thành một, Unified Field Theory. Ông sống các xa tất cả mọi người, hầu như không còn muốn liên lạc với bất cứ nhà khoa học gia nào.

Hàng ngàn lá thư gởi đến ông ta. Ông vẫn im lặng. Đến một ngày kia, có một cậu bé 20 tuổi, John Moffat, một người chưa có lấy mảnh bằng trung học. Nhưng anh ta yêu vật lý, tự học và coi ông Einstein là thần tượng. Cậu này đả gởi thơ cho ông và nói rằng “Tôi rất buồn về những gì ông làm trong thời gian qua”. Một cách châm biếm, mong ông thức tỉnh. Rất là ngạc nhiên Einstein đả hồi âm:

“Ông Moffat mến.”...”Tình trạng của chúng ta là như thế này. Chúng ta đang đứng trước một cái hộp được đậy kín mà chúng ta không có thể mở ra được, và chúng ta đang cố gắng tìm hiểu bên trong nó đang chứa những gì và không có chứa những gì.” “Dear Mr. Moffat,” the reply began. “Our situation is the following. We are standing in front of a closed box which we cannot open, and we try hard to discover about what is and is not in it.”

Một con người đã tận tụy một đời cống hiến cho nhân loại. Nhưng 20 năm cuối cùng cuộc đời, không cống hiến gì cho ngành vật lý, chỉ thấy ông hoàn toàn không thích ứng với cơ học lượng tử mà khoa học gia Nga và Mỷ đang đeo đuổi. Ông đả làm một việc ngoài khả năng của ông, đi tìm một lý thuyết hoàn hảo hơn. Cho đến hôm nay, với nền khoa học kỷ thuật vượt trội, vẫn chưa một ai tìm được một lý thuyết nào gọi là có hửu dụng như E=mc^2.

Einstein đả tìm ra được gì, ai củng biết.

Nhưng Einstein đả cống hiến thực tiển được gì cho nền văn minh nhân loại. Từ các lý thuyết cơ bản của ông, người ta xây nền móng cho ngành Vật lý lượng tử, hoá học, và tạo nên những bước nhảy vượt bực cho nền văn minh. Không có Einstein. Chúng ta sẽ không có kỷ thuật bán dẫn [semiconductor] như ngày nay. Từ phương pháp tính giếng năng lượng đưa đến kỷ thuật P-N-P [bắt nguồn từ bóng bán dẫn]. Chúng ta có IC cho máy điện toán. À quên, kể cả kỷ thuật CDV để làm các IC tân tiến nhất hiện nay, đều lấy căn bảng từ Einstein làm nền móng, cho căn bản lý thuyết hoá học.

Ông ta sẽ không còn đúng, trong tương lai khi có lý thuyết khác hay hơn, vững chắc hơn, gọn gàng hơn. Nhưng, những cống hiến của ông cho nền văn minh nhân loại thì không thể chối bỏ được. Chúng ta đang xài computer là đả và đang thụ hưởng sự cống hiến của ông ta.

Tự hỏi chúng ta đã làm gì được cho nhân loại? _ Chưa bằng hạt bụi.

Vậy thì không nên lấy tên ông Einstein ra để đùa giởn xằn bậy.

... 1. Phân rã beta: H-3 -> He-3 + e- + ev- [+Q]

Q này gồm động năng của electron, nó biến động, mỗi một H-3 cho ra 1 -e có động năng khác nhau. Thử tính E= MC^2 xem?

2. Phân rã gama: [Anh-xờ-tanh ơi, ông ở đâu mau hiện về!!!]

Thí dụ thằng Bari này thật quá đáng: Ba-137 -> Ba-137 + gama

Trong máy gia tốc, thằng electron và positron đập vào nhau, Anhxtanh chạy mất: e- + e+ -> gama

Gama ray của vụ đập này cỡ 1,022 MeV, gấp đôi năng lượng tổng Anhxtanh của e- và e+ là 0,511 MeV

3. Thôi thì đi hẳn vào phân rã U-235 vậy! Pu-239 cũng thế thôi. Một U-235 bắt neutron, nó có thể vỡ thành 2 mảnh ở đây là Xeri và Ziriconi

U-235 + n -> Ce-140 + Zr-94 + 2n + Q [208 MeV]

Bỏ qua năng lượng hạt n vì nó rất thấp.

Theo năng lượng liên kết tính được:

U-235 là 1784 MeV Ce-140 là 1173 MeV Zr-94 là 815 MeV

Cân bằng 2 bên:

1784 MeV < 1173 MeV + 815 MeV + 208 MeV

Bảo toàn năng lượng thì chưa ai thấy bị vi phạm vậy phải kết luận [đã có từ gần nửa thế kỷ này]: hoặc năng lượng nghỉ sai, hoặc E=MC^2 sai hoặc cả 2 cùng sai.

Nếu đả cóp-dê, thì nên cóp-dê cho đủ ý của chủ nhân bài viết. Nếu không hiểu hết ý của bài viết, thì cóp nguyên một đoạn văn, chứ đừng hai ba mớ chặt khúc như trên.

Ông Johann Marinsek viết một bài lý luận chứng minh “rest energy” là không có. Lần sau bạn bỏ nguồn vào nhé, nếu không diễn tả được hết ý của tác giả. //www.marinsek.com/files/a--_refutation_of_rest_energy_e_=_mc2.pdf

Nếu ai muốn thử, cứ cầm bài viết này nhảy vào “forum” vật lý của Nga [ĐH Moscow], hay Mỷ [ĐH MIT] gì củng được, bước vào, khi ra mà "lành lặng" thì đúng là được phép màu trời ban.

Trong gần một thế kỷ, đả có không biết bao nhiêu tay cố chứng minh Einstein sai. Cứ một vài năm lại có một anh trồi lên. Rồi bị “rút gân”, làm giây cột dày cho các khoa học gia trên thế giới. Mới đây nhất là vụ phòng thí ngiệm CERN, Geneva, tháng 9 năm 2011, họ chứng minh Einstein là sai. Và rồi, tháng 2 năm 2012, họ xin lỗi họ đã sai.

Vì đây là VMH, chứ không phải forum Vật Lý, cho nên chúng ta không cần đi xa hơn. Nhưng tôi phải nói, vì không muốn những em còn đang đi học hiểu sai, học sai. Các bác thử nghĩ nếu ai dạy sai cho con em chúng ta, thì chúng ta sẽ làm gì?

E=MC^2 đúng nhưng có điều kiện, cũng như cần những khái niệm khác nữa. Thực ra trong di sản Anhxtanh, E-MC^2 lạc lõng, chẳng nằm trong tương đối nào cả. Đó là công thức của nhiều người khác có trước Anhxtanh, ông ta mượn nó quên không trả.

Đừng nói bậy. Đưa nguồn đi, nếu không có nguồn thì bạn không nên nói như thế.

Thế hệ trẻ = tương lai của Việt Nam

Dạy sai cho thế hệ trẻ = Đầu độc tương lai dân Việt [Tội này hoàn toàn không tha được.]

Bác Longtrec nói một câu rất hay. "Tranh luận để tự rèn luyện, học hỏi nâng cao kiến thức mà mỗi chúng ta đều khiếm khuyết." Hảy tranh luận một cách đúng đắng. Hảy kể cho nhau nghe những cái hay của thiên hạ, của Nga, của Mỷ. Chúng ta cần phải tiến bộ, chúng ta cần mở mang kiến thức.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 15 Tháng Ba, 2013, 02:01:41 am

Các bạn trẻ đi đâu cả rồi nhỉ?

Anhxtanh toàn tài cống hiến cho văn minh nhân loại lại chịu thua 2 phản ứng cỏn con này sao?

1. Phân rã beta: H-3 -> He-3 + e- + ev- [+Q]

2. Phân rã gama: Ba-137 -> Ba-137 + gama

3. Phân rã U-235: U-235 + n -> Ce-140 + Zr-94 + 2n + Q [208 MeV]

1784 MeV < 1173 MeV + 815 MeV + 208 MeV

Tôn giáo khác khoa học ở chỗ: tôn giáo dựa trên niềm tin. Các tín đồ của một số giáo phái rất cuồng tín. Họ mạ vàng vào khe, bịt hết đường thoát của neutron để cho bom hột nhơn nổ ngay trong nhà máy. Họ bảo Anhxtanh là ông thánh, toàn tài, vĩ đại khinh không giải thích 3 điều ở trên.

Ông Teller không phải thánh, ông ta dùng sóng điện từ thoát ra [và thoát trước nhất] để ép khối D-T lên 1000 lần trước khi nó vỡ ra. Vì thế bom H của ông ta nổ được.

Hóa ra photon gây ra áp lực lên vật chất, cứ như là nước ép lên thành bình, chất nổ hóa ép lên khối Pu đến tới hạn.

Hình như photon có khối lượng?

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2013, 04:11:49 pm

Tự xóa! Thôi thôi xin tránh xa, không hỏi nữa! ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: meo-u trong 15 Tháng Ba, 2013, 09:30:53 pm

Em có ý kiến thế này Các bác có thể tạm gác phần tranh luận về kiến thức cơ bản của vật lý hạt nhân nguyên tử nói chung. Theo em tranh luận về việc năng lượng nguyên tử là E=mc2 hay là E=0.5mc2 hay E=2mc2 không quan trọng. Với dân đen thì năng lượng đó quá khủng khiếp rồi. Hay tranh luận tốc độ ánh sáng là lớn nhất trong vũ trụ hay hiệu ứng đường hầm các hạt còn bay nhanh hơn tốc độ ánh sáng cũng không quan trọng. Bởi vì dù là vận tốc nào đi chăng nữa thì năng lượng nguyên tử cũng rất lớn.

Và với trình độ dân đen như bọn em. Không thể biết được những kiến thức chuyên sâu đó. Mà thực ra trên thế giới này có mấy người biết được việc đó đâu. Người ta còn nói rằng triết học bây giờ đã mất ý nghĩa vì những nhà triết học không thể hấp thụ hết kiến thức chuyên ngành của toán học, vật lý, hóa học, sinh học hiện đại. Mà không hiểu về chuyên ngành thì chỉ là những lý thuyết suông mà thôi.

Nói như bác Huy Phúc. Những người biết rõ về kiến thức hạt nhân. Những chuyên gia đầu ngành của các nước thì không nước nào thả ra cho đi tung tăng hội nghị hội thảo này nọ. Lỡ tình báo nước thù địch nó bắt cóc thì có phải toàn bộ bí mật quân sự lộ ra cả không. Những người đi họp hành này nọ còn lại chẳng qua là những người không biết thực tế bí mật công nghệ. Chỉ học qua sách vở mà thôi.

Theo em các bác tập trung vào giải ngố cho dân đen những câu hỏi cụ thể theo đúng tinh thần topic như sau: - Về vũ khí hạt nhân: +Nguyên liệu Tritium có thật sự cần thiết để làm ngòi nổ cho bom nhiệt hạch khinh khí hay không. Và công nghệ sản xuất Tritium của Mỹ và Nga như thế nào. Tại sao Mỹ lại hô hào cắt giảm đầu đạn hạt nhân. Có phải Mỹ không sản xuất đủ Tritium hay không. + Với các nước đang phát triển. Vũ khí hạt nhân chủ yếu là bom phân hạch. Vậy thì một đầu đạn Plutonium tối thiểu có trọng lượng bao nhiêu, cần bao nhiêu nguyên liệu hạt nhân. Các nước đang phát triển có lắp lên đầu đạn tên lửa được hay không. - Về nhà máy điện hạt nhân: + Công nghệ của Mỹ và Nga có ưu khuyết điểm gì. Cơ chế an toàn của nhà máy theo các bác là thụ động [thuần túy cơ khí, vật lý] hay chủ động [con người + máy tính. Lại còn thụ động điện tử nữa. Thế máy tính hỏng thì có nổ lò hay không]. + Nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân có hàm lượng như thế nào. Liệu có phải làm giầu Uranium như Iran tuyên bố hay không.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 16 Tháng Ba, 2013, 03:04:33 pm

Các bạn trẻ đi đâu cả rồi nhỉ?

Đừng nên tập thành thói quen nói leo như thế này. Thế hệ sau, thế hệ đàn em mà học theo cách ứng xử kiểu này; thì không mấy tốt đâu bạn ạ. Người Việt chúng ta tuy kỷ thuật chưa bằng các nước tân tiến, nhưng nền giáo dục 4000 năm chúng ta có thừa đấy.

Anhxtanh toàn tài cống hiến cho văn minh nhân loại lại chịu thua 2 phản ứng cỏn con này sao?

1. Phân rã beta: H-3 -> He-3 + e- + ev- [+Q]

2. Phân rã gama: Ba-137 -> Ba-137 + gama

3. Phân rã U-235: U-235 + n -> Ce-140 + Zr-94 + 2n + Q [208 MeV]

1784 MeV < 1173 MeV + 815 MeV + 208 MeV

Tôi không thích và không muốn trả lời mấy câu trên vì nó có vẽ lạc đề, nhưng cứ khư khư như vậy thì thôi củng đành trả lời tóm tắc vậy.

1. Công thức đưa ra tôi chưa từng thấy. Yêu cầu bạn SSX đưa nguồn của câu hỏi này. Có lẻ từ nguồn tôi sẽ hiểu được ý của phương trình trên là gì. Từ đó tôi sẽ giải thích cho bạn. Nhớ đưa nguồn nhe bạn SSX.

2. Bạn nên tìm đọc phần "METASTABLE" và "DECAY" sẽ giúp ích kiến thức của bạn. Từ đó bạn sẽ không có câu hỏi vớ vẩn này nữa. :]

3. Đây là một "bài tập" khá đơn giản mà bất kỳ học sinh nào của năm thứ tư Vật Lý nguyên tử đều củng đả từng làm qua. Tôi đính kèm bài giải trên mạng cho bạn đọc [Tôi hay Tran Anh giải thì sợ bạn không tin]. Nếu còn không hiểu thì vào bất cứ trường Đại Học nào ở Việt Nam hỏi dân đại học năm thứ tư Vật Lý thì họ sẽ giải thích cho bạn. nếu vẫn còn chưa hiểu thì tôi xin "bó-tay". :'[

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/UCeZrn_zpsc2989a1c.jpg] //web.utk.edu/~cnattras/Phys250Fall2012/modules/module%205/nuclear_energy.htm [University of Tennesse]

Tôn giáo khác khoa học ở chỗ: tôn giáo dựa trên niềm tin. Các tín đồ của một số giáo phái rất cuồng tín. Họ mạ vàng vào khe, bịt hết đường thoát của neutron để cho bom hột nhơn nổ ngay trong nhà máy. Họ bảo Anhxtanh là ông thánh, toàn tài, vĩ đại khinh không giải thích 3 điều ở trên.

Tập đọc cho kỷ bạn SSX ạ. Họ mạ vàng để tránh tạo ra phản ứng tại khe hở đấy. Coi kỷ hình minh họa đi. Nếu có phản ứng ở kẻ hở, thì hai mảnh sẽ bị tách ra trước khi chúng ta gặt hái được một luợng phản ứng đáng kể.

Khoa học không phải là tôn giáo. Bởi vậy hảy chứng minh bằng thực nghiệm đi. Như người ta đang chứng minh về hạt Higgs đấy; hay phòng thí nghiệm CERN chứng minh Einstein sai mấy tháng trước đây. Dù đúng, dù sai thì các khoa học gia trên thế giới đang tiếp tục xài công thức của Einstein, bởi vì chưa có cái nào hay hơn; để tính được năng lượng. Không ai mù quáng tôn thờ Einstein cả. Cũng như không ai tôn thờ Isaac Newton cả. Họ là những vĩ nhân được tôn trọng, do sự cống hiến của học cho nền khoa học của nhân loại mà thôi. Chúng ta đi quá xa đề mục chính rồi.

Kết luận: Có người tin tưởng, tôn thờ ông thánh "Johann Marinsek".

Ông Teller không phải thánh, ông ta dùng sóng điện từ thoát ra [và thoát trước nhất] để ép khối D-T lên 1000 lần trước khi nó vỡ ra. Vì thế bom H của ông ta nổ được.

Hóa ra photon gây ra áp lực lên vật chất, cứ như là nước ép lên thành bình, chất nổ hóa ép lên khối Pu đến tới hạn.

Hình như photon có khối lượng?

Nếu chưa đủ trình độ thì hảy đọc thêm sách vở. Đừng phán đoán vô căn cứ. Bạn hiểu thế nào là "ép" chưa? Bạn hiểu như thế nào là hạt photon và như thế nào là sóng photon chưa? Học thêm thì bạn sẽ giải mã được những thắc mắc trên.

Vật lý nguyên tử không thể nào giải thích cho tất cả nam phụ lảo ấu đều hiểu được. Nó cần một trình độ căn bản nhất định để hiểu sâu về nó.

Hiểu sơ đơn giản cơ bản của nguyên tử = trình độ trung học. Hiểu sâu hơn về các phản ứng và nguyên lý = trình độ đại học toán, vật lý năm thứ hai. Hiểu sâu hơn nữa = trình độ đại học vật lý 4 năm trở lên. Đi tới mức gọi là "kha khá cao thủ" = tiến sỉ Vật Lý Nguyên Tử [Doctor Theoritical Nuclear Physics] Còn tiến sỉ ngành kỷ sư nguyên tử thì củng chưa đủ đâu, bởi họ nằm bên thực hành. Xử dụng những phương trình vào tính toán, chứ không nghiên cứu về gốc ngọn tạo ra phương trình.

Bản thân tôi, tôi bắt đầu học về nguyên tử sau khi lấy bằng cử nhân vật lý, vậy mà còn chết lên, chết xuống với nó nữa đấy. Không đơn giản chỉ đọc bô lô, ba la mấy giòng trên mạng rồi đi đấu láo là được đâu. Vì vậy từ đầu khi bạn "lang" hỏi về bom nguyên tử, danviet đả không dám trả lời nhiều, vì nó quá sức dài giòng; mà rất nhiều phần còn ngoài cả sức hiểu biết của chính mình.

Bạn meo-u Cám ơn bạn đã vạch rỏ tiêu đề và chỉ tiêu chúng ta cần đi theo. Tôi rất muốn làm những việc này, theo kiến thức hạn hẹp của mình. Chỉ tiếc mấy tuần này quá sức bận. Mới về nhà được có hôm nay, mai phải bay đi công tác xa tiếp tục. Nợ áo cơm thành phụ lòng các bác đang theo dõi mục này. Sẽ cố gắng thu xếp công việc để viết tiếp.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 18 Tháng Ba, 2013, 10:55:52 am

Đừng nên tập thành thói quen nói leo như thế này. Thế hệ sau, thế hệ đàn em mà học theo cách ứng xử kiểu này; thì không mấy tốt đâu bạn ạ. Người Việt chúng ta tuy kỷ thuật chưa bằng các nước tân tiến, nhưng nền giáo dục 4000 năm chúng ta có thừa đấy.

Tôi không thích và không muốn trả lời mấy câu trên vì nó có vẽ lạc đề, nhưng cứ khư khư như vậy thì thôi củng đành trả lời tóm tắc vậy.

1. Công thức đưa ra tôi chưa từng thấy. Yêu cầu bạn SSX đưa nguồn của câu hỏi này. Có lẻ từ nguồn tôi sẽ hiểu được ý của phương trình trên là gì. Từ đó tôi sẽ giải thích cho bạn. Nhớ đưa nguồn nhe bạn SSX.

2. Bạn nên tìm đọc phần "METASTABLE" và "DECAY" sẽ giúp ích kiến thức của bạn. Từ đó bạn sẽ không có câu hỏi vớ vẩn này nữa. :]

3. Đây là một "bài tập" khá đơn giản mà bất kỳ học sinh nào của năm thứ tư Vật Lý nguyên tử đều củng đả từng làm qua. Tôi đính kèm bài giải trên mạng cho bạn đọc [Tôi hay Tran Anh giải thì sợ bạn không tin]. Nếu còn không hiểu thì vào bất cứ trường Đại Học nào ở Việt Nam hỏi dân đại học năm thứ tư Vật Lý thì họ sẽ giải thích cho bạn. nếu vẫn còn chưa hiểu thì tôi xin "bó-tay". :'[

Tập đọc cho kỷ bạn SSX ạ. Họ mạ vàng để tránh tạo ra phản ứng tại khe hở đấy. Coi kỷ hình minh họa đi. Nếu có phản ứng ở kẻ hở, thì hai mảnh sẽ bị tách ra trước khi chúng ta gặt hái được một luợng phản ứng đáng kể.

Khoa học không phải là tôn giáo. Bởi vậy hảy chứng minh bằng thực nghiệm đi. Như người ta đang chứng minh về hạt Higgs đấy; hay phòng thí nghiệm CERN chứng minh Einstein sai mấy tháng trước đây. Dù đúng, dù sai thì các khoa học gia trên thế giới đang tiếp tục xài công thức của Einstein, bởi vì chưa có cái nào hay hơn; để tính được năng lượng. Không ai mù quáng tôn thờ Einstein cả. Cũng như không ai tôn thờ Isaac Newton cả. Họ là những vĩ nhân được tôn trọng, do sự cống hiến của học cho nền khoa học của nhân loại mà thôi. Chúng ta đi quá xa đề mục chính rồi.

Kết luận: Có người tin tưởng, tôn thờ ông thánh "Johann Marinsek".

Nếu chưa đủ trình độ thì hảy đọc thêm sách vở. Đừng phán đoán vô căn cứ. Bạn hiểu thế nào là "ép" chưa? Bạn hiểu như thế nào là hạt photon và như thế nào là sóng photon chưa? Học thêm thì bạn sẽ giải mã được những thắc mắc trên.

Vật lý nguyên tử không thể nào giải thích cho tất cả nam phụ lảo ấu đều hiểu được. Nó cần một trình độ căn bản nhất định để hiểu sâu về nó.

Hiểu sơ đơn giản cơ bản của nguyên tử = trình độ trung học. Hiểu sâu hơn về các phản ứng và nguyên lý = trình độ đại học toán, vật lý năm thứ hai. Hiểu sâu hơn nữa = trình độ đại học vật lý 4 năm trở lên. Đi tới mức gọi là "kha khá cao thủ" = tiến sỉ Vật Lý Nguyên Tử [Doctor Theoritical Nuclear Physics] Còn tiến sỉ ngành kỷ sư nguyên tử thì củng chưa đủ đâu, bởi họ nằm bên thực hành. Xử dụng những phương trình vào tính toán, chứ không nghiên cứu về gốc ngọn tạo ra phương trình.

Bản thân tôi, tôi bắt đầu học về nguyên tử sau khi lấy bằng cử nhân vật lý, vậy mà còn chết lên, chết xuống với nó nữa đấy. Không đơn giản chỉ đọc bô lô, ba la mấy giòng trên mạng rồi đi đấu láo là được đâu. Vì vậy từ đầu khi bạn "lang" hỏi về bom nguyên tử, danviet đả không dám trả lời nhiều, vì nó quá sức dài giòng; mà rất nhiều phần còn ngoài cả sức hiểu biết của chính mình.

Bạn trẻ thân mến. Bạn học đến bậc sau đại học mà hài lòng với bài tập E=MC^2 tính toán trên bảng tuần hoàn của các em bé học sinh phổ thông?

Bạn lấy một quyển sách sai của tây và coi nó là thánh hiền. Trong khi những khái niệm cơ bản nhất về phản ứng hạt nhân lại không thuộc để người ta phải chỉnh lại cho bạn. Bạn không hiểu nổ định hướng, nổ nén vào trong là thế nào nên quyết mạ vàng ngốc nghếch như nhà bác học Mỹ. Sợ cái khe rã ra. Sợ cái mảnh kia bay mất trong một vài mili giây. Kỳ lạ thật, không hiểu bạn học ở đâu? Bạn bảo mình học sau đại học nhưng không biết vài cái phản ứng lặt vặt đó. Bạn tự tìm nguồn đi. Ít nhất thì SSX nói có sách bạn còn muốn gì nào.

Cái ảnh dưới này chụp ở 1-3 mili giây sau vụ nổ. Bán kính của nó cỡ vài trăm mét. Tức là vật liệu hạt nhân bị bắn ra xa đã đến cỡ đó rồi.

Chúng ta có bài toán này: neutron nhiệt xuyên được lớp vàng dày bao nhiêu? Tính toán hay dẫn tài liệu đều được.

[//img.gawkerassets.com/img/18f3htlf7zw61jpg/ku-xlarge.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 18 Tháng Ba, 2013, 11:22:40 am

Em có ý kiến thế này

Nói như bác Huy Phúc. Những người biết rõ về kiến thức hạt nhân. Những chuyên gia đầu ngành của các nước thì không nước nào thả ra cho đi tung tăng hội nghị hội thảo này nọ. Lỡ tình báo nước thù địch nó bắt cóc thì có phải toàn bộ bí mật quân sự lộ ra cả không. Những người đi họp hành này nọ còn lại chẳng qua là những người không biết thực tế bí mật công nghệ. Chỉ học qua sách vở mà thôi.

Theo em các bác tập trung vào giải ngố cho dân đen những câu hỏi cụ thể theo đúng tinh thần topic như sau: - Về vũ khí hạt nhân: +Nguyên liệu Tritium có thật sự cần thiết để làm ngòi nổ cho bom nhiệt hạch khinh khí hay không. Và công nghệ sản xuất Tritium của Mỹ và Nga như thế nào. Tại sao Mỹ lại hô hào cắt giảm đầu đạn hạt nhân. Có phải Mỹ không sản xuất đủ Tritium hay không. + Với các nước đang phát triển. Vũ khí hạt nhân chủ yếu là bom phân hạch. Vậy thì một đầu đạn Plutonium tối thiểu có trọng lượng bao nhiêu, cần bao nhiêu nguyên liệu hạt nhân. Các nước đang phát triển có lắp lên đầu đạn tên lửa được hay không. - Về nhà máy điện hạt nhân: + Công nghệ của Mỹ và Nga có ưu khuyết điểm gì. Cơ chế an toàn của nhà máy theo các bác là thụ động [thuần túy cơ khí, vật lý] hay chủ động [con người + máy tính. Lại còn thụ động điện tử nữa. Thế máy tính hỏng thì có nổ lò hay không]. + Nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân có hàm lượng như thế nào. Liệu có phải làm giầu Uranium như Iran tuyên bố hay không.

Thấy rằng riêng chương trình Manhattan chẳng hạn, huy động đến 12 nhà giải Nobel, 75000 chuyên viên [có thể cả kỹ sư, giáo sư, tiến sĩ... trở lên], tổng cộng 130 ngàn người.

Phía Liên Xô, đến 1940 có cỡ 200 người đầu ngành. Còn toàn bộ chương trình bom của họ không quá 3700 người. Thấp hơn gần 35 lần. Trong khi họ còn làm nhà máy điện, phát điện năm 1953, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Còn về tiền, thấp hơn Mỹ 1000 lần.

Tiền đổ vào Manhattan, tính theo thời giá ngày nay cỡ $50 tỷ. Vậy tác dụng lớn nhất là nổ tung ngân sách Mỹ. Rửa tiền Mỹ có truyền thống từ các chương trình quân sự tốn kém, không hiệu quả. Và cái ảnh quả bom trang trước, với một mớ dây nhợ chằng chịt, để ở bãi thử trong cái lán như chuồng bò là một ví dụ rửa tiền. Mỹ thu nạp các nhà bác học chạy loạn WW-II, không phải họ toàn dốt, nhưng họ thấy CQ Mỹ thối nát quá nên dần bỏ hết. Tài liệu bom thì cho đóng công, khênh lên tàu thủy phát tán khắp nơi. Mỹ tức lắm bắt được mỗi ông vu cho là cộng sản rồi bỏ tù. Bác học giỏi bỏ đi, bác học dốt ở lại, được đặt lên ghế, gắn mề đay thắt ca-vát lên TV phát biểu búa xua, viết sách rởm đóng dấu Free nhồi sọ khắp thế giới.

Ngày nay Mỹ kêu gào bỏ hết bom đi. Quái lạ, tự nhiên sao lại yêu hòa bình thế. Triti chỉ là một chuyện, mặc dù rất tốn kém bởi bom Mỹ rởm, cần dùng nhiều Triti. Nhưng chuyện to, tốn kém khủng khiếp là duy trì cái kho vũ khí hạt nhân quá rởm, chính mình cũng không chịu nổi nữa. Ở link dưới, bạn có thể thấy, Mỹ cần đến $80 tỷ để úp đết kho vũ khí. Tức là cần 1,5 cái Manhattan nữa để rửa tiền.

//www.reuters.com/article/2010/05/13/us-usa-russia-nuclear-idUSTRE64C5KP20100513

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 18 Tháng Ba, 2013, 08:36:11 pm

Các bạn trẻ đi đâu cả rồi nhỉ?

Chào các bác. Mọi ngừoi còn phải đi lo chuyện cơm áo gạo tiền anh SSX ạ. Anh nên học lại cách nói chuyện như một ngừoi đàn ông nhé. Bản thân tôi đang rất bận vì chúng tôi đang ép chương trình, chưa thể có thời gian để viết bài mới. Thực ra tôi cũng không muốn viết một bài kiểu như thế này, mọi ngừoi đã quá mệt mỏi với những tranh cãi không đâu rồi. Nhưng, việc anh vào đây cố tình cung cấp những kiến thức sai lệch, băm nát chủ đề, đầu độc ngừoi đọc chỉ để chứng tỏ mình đúng là điều không thể chấp nhận được.

Đây cũng có thể nói là bài trả lời dứt điểm của tôi, nếu anh vẫn duy trì một thái độ tranh luận tiêu cực như thế!

Thứ nhất là về vấn đề tia X, tôi xin nói luôn là trong phạm vi một quả bom H, sau vụ nổ phân hạch kích hoạt, một lượng khổng lồ tia X được sinh ra mang theo nguồn năng lượng cực lớn. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lượng X-ray này trong việc tạo ra phản ứng hợp hạch sau đó. Đó là bức xạ nổ tạo ra quá trình nén áp lực với khối nhiên liệu [vì nó là vật chất] và đồng thời cũng là một phần nguyên nhân tạo ra một lớp plasma thứ cấp bao bọc quanh khối nhiên liệu hợp hạch [quá trình giam hãm quán tính_inertial confinement fusion]

Có lẽ anh không hiểu cái chữ "ép" ở đây.

Hóa ra photon gây ra áp lực lên vật chất, cứ như là nước ép lên thành bình, chất nổ hóa ép lên khối Pu đến tới hạn.

Hình như photon có khối lượng?

Anh có phân biệt được photon và tia X không?

Về 3 cái " bằng chứng" mà anh năm lần bảy lượt mang ra để phủ nhận tài năng của Albert Einstein. Dù nó không liên quan gì tới vấn đề đang tranh luận, nhưng vì tôn trọng anh, tôi rồi đến bác DanViet cũng đã có câu trả lời thích đáng cho anh rồi.

Anh bảo sách Tây sai. Vậy tôi hỏi anh nó sai chỗ nào? Tôi nói thế không phải vì University of Tennesse là một trường có tiếng về lĩnh vực này, mà đơn giản là tôi không thấy nó sai chỗ nào cả.

Bạn trẻ thân mến. Bạn học đến bậc sau đại học mà hài lòng với bài tập E=MC^2 tính toán trên bảng tuần hoàn của các em bé học sinh phổ thông?

Nực cười, tôi chưa thấy một giáo sư vật lý nào từ chối sử dụng công thức E=MC^2 hay cái bảng tuần hoàn hóa học. Phải chăng những thứ thông dụng, nhiều ngừoi biết đều là những thứ rẻ tiền. Sử dụng nó là những ngừoi ở đẳng cấp thấp? Hơn nữa, cái công thức E=MC^2 tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về nó đâu.

Việc bác DanViet có bị sai một số định nghĩa bằng tiếng Việt ban đầu, tôi hoàn toàn có thể hiểu được. Bác ấy cũng như nhiều bác trên VMH đã sống ở nước ngoài nhiều năm, học bằng tiếng Tây, nên việc dịch từ chuyên ngành sang tiếng Việt gặp nhiều khó khăn. Vấn đề này các Mod cũng có ý kiến rồi.

Và như thường lệ, ở cuối bài anh lại bắt đầu "tổ lái" chủ đề sang những vấn đề chính trị. Xin lỗi anh lần nữa, số liệu anh đưa ra về Manhattan Project có nhiều sai lệch, sự so sánh cũng là khập khiễng nhưng tôi không phải là "Pro Mỹ" để tranh cãi với anh!!! Cũng xin lỗi bác DanViet luôn, có một số trả lời của em nó lấn sang phần của bác, nhưng tính em nó nóng, khó phanh, bác thông cảm.

meo-u Cảm ơn bác đã có những góp ý cần thiết, tôi hiểu nhưng có một vài điểm cũng muốn nói lại với bác thế này.

Em có ý kiến thế này Các bác có thể tạm gác phần tranh luận về kiến thức cơ bản của vật lý hạt nhân nguyên tử nói chung. Theo em tranh luận về việc năng lượng nguyên tử là E=mc2 hay là E=0.5mc2 hay E=2mc2 không quan trọng. Với dân đen thì năng lượng đó quá khủng khiếp rồi. Hay tranh luận tốc độ ánh sáng là lớn nhất trong vũ trụ hay hiệu ứng đường hầm các hạt còn bay nhanh hơn tốc độ ánh sáng cũng không quan trọng. Bởi vì dù là vận tốc nào đi chăng nữa thì năng lượng nguyên tử cũng rất lớn.

Và với trình độ dân đen như bọn em. Không thể biết được những kiến thức chuyên sâu đó. Mà thực ra trên thế giới này có mấy người biết được việc đó đâu. Người ta còn nói rằng triết học bây giờ đã mất ý nghĩa vì những nhà triết học không thể hấp thụ hết kiến thức chuyên ngành của toán học, vật lý, hóa học, sinh học hiện đại. Mà không hiểu về chuyên ngành thì chỉ là những lý thuyết suông mà thôi.

Đã đề cập tới khoa học, dù muốn hay không chúng ta cũng phải chính xác và khách quan. Nếu cứ phiên phiến đi, chỉ một thời gian mọi thứ sẽ bị hủy hoại hết! Tôi kiến thức rất có hạn, cũng là dân đen như bác cũng chỉ dám trình bày trong tầm hiểu biết của mình. Nhưng để nói về phần Hạt nhân, dù ít hay nhiều vẫn phải đề cập một ít tới lý thuyết. Đó cũng là lý do tại sao tôi quyết định viết lại phần cơ sở của phản ứng nhiệt hạch, bác DanViet là phần phân hạch, dù ở những bài đầu tiên của Topic các tác giả như bác Hannoi, bác NGOCUONG đã có nhắc sơ qua.

Theo em các bác tập trung vào giải ngố cho dân đen những câu hỏi cụ thể theo đúng tinh thần topic như sau: - Về vũ khí hạt nhân: +Nguyên liệu Tritium có thật sự cần thiết để làm ngòi nổ cho bom nhiệt hạch khinh khí hay không. Và công nghệ sản xuất Tritium của Mỹ và Nga như thế nào. Tại sao Mỹ lại hô hào cắt giảm đầu đạn hạt nhân. Có phải Mỹ không sản xuất đủ Tritium hay không. + Với các nước đang phát triển. Vũ khí hạt nhân chủ yếu là bom phân hạch. Vậy thì một đầu đạn Plutonium tối thiểu có trọng lượng bao nhiêu, cần bao nhiêu nguyên liệu hạt nhân. Các nước đang phát triển có lắp lên đầu đạn tên lửa được hay không. - Về nhà máy điện hạt nhân: + Công nghệ của Mỹ và Nga có ưu khuyết điểm gì. Cơ chế an toàn của nhà máy theo các bác là thụ động [thuần túy cơ khí, vật lý] hay chủ động [con người + máy tính. Lại còn thụ động điện tử nữa. Thế máy tính hỏng thì có nổ lò hay không]. + Nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân có hàm lượng như thế nào. Liệu có phải làm giầu Uranium như Iran tuyên bố hay không.

Cám ơn bác, hôm trước thì tôi có gửi PM cho một số bác viết Topic này, xem các bác ây viết những phần gì, để tránh trùng nhau. Kết quả là những phần bạn đề cập đều sẽ có, bây giờ mọi ngừoi nói chung là rất bận, chưa viết được.

Nói thêm với bác, đúng là ít khi các chuyên gia đầu ngành đi dự hội thảo, nhưng những ngừoi làm Hạt Nhân, đại đa số không chỉ học qua sách vở bác ạ, ngay từ thời sinh viên, họ đã có cơ hội đi thực tập vài lần ở các lò nhỏ. Còn khi học cao hơn, thì thời gian làm việc thực tế nhiều hơn. Đến khi đi làm thì khỏ phải nói. :] Ngay từ khi bước vào ngành này, họ đã được dạy rằng, Công Nghệ Hạt Nhân là một vấn đề không nứoc nào muốn dạy cho ngoại quốc, sách vở chỉ là những kiến thức hạn chế. Phải thực sự kiên trì và dũng cảm để học hỏi. ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 19 Tháng Ba, 2013, 12:42:06 am

Nhắc đến mấy bác trang đầu thì đây:

Bác NGOCCUONG viết thế này, bài 41 trang 2:

Đây là một ví dụ trong sách lớp 12 : Cl [37;17] + H [1;1] = Ar [37;18] + n -1,583MeV

[với 1 megaelectron volt = 1.60217646 × 10^-13 jun] điều đó nghĩa là có nếu có Clo và Hidro và cung cấp 1,583MeV thì ta xẽ được một Argon, một netron và một mớ tia gama. [còn những loại nguyên tử khác có thể cho nhiều netron hơn nữa]

Có 2 ý: [1] sách lớp 12 chứ không phải sách thánh hiền và [2] phản ứng hạt nhân hay hợp hạch, nhiệt hạch có thể thu nhiệt. Vậy các bạn trẻ nên tôn trọng bác ấy, đừng đọc sánh thánh rồi bẻ ngoéo ý kiến người ta.

[//nv5.upanh.com/b4.s33.d2/e1a14cdca86db4d7b7f75b4a3abb397b_54105105.untitled.jpg]

Cái bên trên là từ wiki. Photon khác tia X thì thánh hiền quá đây chịu. chỉ biết wiki không sai, nó để nguyên tử riêng rẽ ra thì thấy thế. Còn trong quả bom A, kinetic không như thế mà 80% năng lượng là tia X [sách Nga ngố đã dẫn] và Teller không nỗ lực để tạo tia X mà ông ta cố gắng sử dụng tia X để nén+đốt nóng khối Li-D.

Bạn trẻ sửa sai thế là đúng đường rồi đấy. Nga ngố cũng thế, họ phải sửa sai thôi. Nga ngố sau khi kiếm được ít hòm tài liệu vác về nghiên cứu. Càng đọc sách thánh lại thấy... càng sai. Phải huy động người để sửa lại từ đầu. Việc làm bom của họ đã chậm lại càng chậm. Lẽ ra họ phải có bom năm 1947, vì sửa chữa nên tận 1949 mới có. Về cơ bản, quả đầu tiên RDS-1 cũng giông giống quả Fat, nhưng ít dây nhợ hơn. Sau quả đầu tiên thì họ vứt quách sách thánh đi, tự mình làm lấy.

Lại nói về sự tởm lợm của hạt nhân Mỹ. Sau Hiroshima thì thần chết đến rước một số nhà "khoa học Mỹ". Đã có nhiều vụ mà người ta gọi là incident hay accident đã xảy ra.

Harry Daghlian là nhà vật lý hạt nhân cao cấp thuộc Los Alamos. Khi có một mình, và ráp 1 quả bom nghiên cứu tới hạn. Theo như mô tả là lúc chắn vật liệu quanh khối vật liệu phân rã, đã làm rơi, kích hoạt trạng thái tới hạn, đã nhìn thấy màu xanh lóe lên. Thật may, Daghlian đã dùng tay không tách được 2 nửa khối ra và một vụ nổ trong trong Los Alamos đã không xảy ra. Daghlian bị bỏng và nhiễm xạ nặng, chết sau đó ít tuần.

Bàn tay của Daghlian [//4.bp.blogspot.com/-IAcj_9cmudQ/TlEDvg1KezI/AAAAAAAANLI/fM1U3tTrbGM/s1600/Harry%2BK.%2BDaghlian%252C%2BJr.%2B3.jpg]

Một năm sau, Louis Slotin cũng cao cấp tại Los Alamos lại dính một vụ tương tự cũng khi nghiên cứu tới hạn bằng tay. Hai nửa khối cầu beryllium đặt cách nhau một miếng đệm. Khi bỏ miếng đệm ra, nửa trên chạm xuống nửa dưới bằng 1 cạnh. Cái que giữ khe hở 2 nửa đã làm nửa trên rơi hẳn xuống nửa dưới. Trạng thái tới hạn xảy ra, tia phát ra xanh lè [chẳng biết có phải photon không nữa, cái này bác học Mỹ không nói]. Thật may mắn, Slotin đã gạt được nửa cầu trên rơi xuống đất. Phản ứng tắt nhưng anh và 1 người nữa đã bị bỏng nặng, nhiễm xạ liều cao và chết sau ít ngày. Trong 8 người tham gia, 6 người kia "nhiễm xạ nhẹ" kiểu Mỹ, tức là chết vì ung thư sau vài năm là không tính.

Các bạn trẻ thân mến, chẳng thấy mạ vàng mạ bạc, xẻ khe chéo thẳng như sách thánh hiền mà suýt nổ tung cả cái Los Alamos ra nhể?

Nghiên cứu "trạng thái tới hạn" mà lại hoàn toàn thủ công, không có máy móc gì đáng kể hỗ trợ, không có bảo hộ cũng chẳng có biện pháp an toàn.

Không có tính toán lý thuyết về tới hạn hoặc tính toán nhưng không tin tưởng và biến cách nhà "bác học" thành chuột bạch để thử nghiệm.

Các bạn trẻ có thể thấy, cái nơi Slotin làm thí nghiệm, hiện đại hơn cái gara ô tô tẹo. Chính người Mỹ cũng chẳng biết hàng tỷ đô la của dự án khổng lồ Manhattan đi đâu.

Có cái ảnh dưới là ảnh vẽ lại: thật xuất sắc, quá hảo hạng. Bảo hộ là cặp kính đen, mũi mồm để trần hít phóng xạ thoải mái. Nghiên cứu tới hạn đấy. Các bạn đã biết vì sao các bác học Mỹ bỏ chạy sạch rồi chứ? Người ta thấy tởm lợm quá chứ sao.

Chuyện là chuyện mình biết, nhiều bạn trẻ tây học về, bằng này cấp nọ đang mộng rước mấy cái của nợ tởm lợm đóng mác "hiện đại" như thế về ta đây. Đó là ít trường hợp thấy được. Còn các nhà bác học Mỹ á. chuyện vặt, nhảy tưng tưng trên mặt trăng nóng đến 125 độ C mà chẳng thèm và chẳng bao giờ thử quần áo trong bể nước sôi lấy 1 lần.

Phòng thí nghiệm nghiên cứu trạng thái tới hạn Los Alamos hiện đại như một xó ga ra tỉnh lẻ [//media.cns-snc.ca/history/pioneers/slotin/slotin_re-enact.jpg]

Các găng tơ đeo kính đen và hít phóng xạ [//greaterlongbeach.com/gwp/wp-content/gallery/featured/slotinaccident.jpg]

Một danh hài làm bộ như Louis Slotin, nhạo báng cái hiện đại kiểu Mỹ Los Alamos. [//slog.thestranger.com/files/2008/01/EmptySpace_LouisSlotinSonata_102_copy_21.jpg]

Nguồn: google.com

Tiêu đề: Dự án bí mật Orion Gửi bởi: SSX trong 19 Tháng Ba, 2013, 01:00:42 am

Mượn ít tài liệu bên Vietnam Defence để thấy 1 điều, không ít kẻ điên khùng ngu dai bên xứ Mỹ. Mà Teller-Ulam là một vài trong số đó.

Dự án bí mật Orion nguồn: sưu tầm

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/Orion.jpg]

Xe cộ, tàu thuỷ, tên lửa phóng vào vũ trụ… nói chung là các phương tiện giao thông cho đến tận ngày nay vẫn vậy, sử dụng cùng một kỹ thuật phản lực dựa trên năng lượng của phản ứng hoá học.

Nhưng cuối những năm 1950, trước cả chương trình Apollo lên mặt trăng, cho đến tận đầu 1970, các nhà thông thái Mỹ cho rằng như thế là quá tầm thường, họ có ý tưởng vĩ đại, hoành tráng hơn nhiều: đưa người lên sao Hoả theo đúng nghĩa đen bằng… bom hạt nhân trong dự án vĩ đại và điên rồ Orion.

Chúng ta biết đến chương trình Space Shuttle đã thất bại [//vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1650&postdays=0&postorder=asc&start=41] nhưng ít biết đến dự án Orion. Tất nhiên sự điên rồ sẽ ném tiền của vào không khí và dự án Orion cũng đã thất bại. Suốt một thời gian dài Orion được giữ bí mật và khi không còn là bí mật nữa thì chàng Yankee vẫn giấu nhẹm cái Orion đi… Chàng thì ít nói về mình.

Đây là một số ảnh đồ hoạ về con tàu vũ trụ Orion chạy bằng bom hạt nhân

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/1260015956_orion9.jpg]

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/1260015953_project-orion.jpg]

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/1260015929_orion-flight-3l.jpg]

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/1260015906_kosmicheskiy-korabl-orio.jpg]

Tiêu đề: Dự án bí mật Orion Gửi bởi: SSX trong 19 Tháng Ba, 2013, 01:02:31 am

Dự án bí mật Orion

Sau những thành công trong việc chế tạo bom hạt nhân và ném xuống Nhật Bản. Các nhà thông thái Mỹ thấy choáng ngợp với sức mạnh nguyên tử. Ý tưởng dùng bom hạt nhân đưa người lên sao Hoả và các vì sao xa xôi nảy sinh.

Nguyên lý thật đơn giản: chất thật nhiều bom lên tàu vũ trụ, thả dần ra phía sau. Sức mạnh vụ nổ sẽ đẩy con tàu đi với vận tốc khủng khiếp. Một cái đĩa phía sau sẽ chắn các tia bức xạ và hứng sóng chấn động vụ nổ để đẩy tàu đi. Họ gọi cái đĩa này là đĩa đẩy, còn con tàu thì sẽ có các khoang an toàn và giảm chấn để làm giảm nguy hại của bức xạ và sóng chấn động. Năng lượng hạt nhân cực lớn khiến nó có thể đi về sao Hoả chỉ trong ít tháng.

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/55orion.jpg]

Mùa thu năm 1970, ở một góc khuất nẻo trong hoang mạc Nevada, trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của quân đội, có một cỗ máy kỳ lạ, khổng lồ được dựng lên. Nó được làm bằng ti tan và có cái chóp nhọn giống tên lửa. Cao 90m và đường kính 30m. Con tàu nặng 4000 tấn này lúc đó không ai hiểu được là thế nào, cả Nga lẫn Mỹ chưa từng có con tàu vũ trụ nào to lớn đến thế.

ảnh của astronautix: mô hình phóng thu nhỏ [//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/56orion.jpg]

Thao trường Dzhekess-Flats trong hoang mạc trở thành bãi phóng của con tàu vũ trụ kiểu mới. Nơi đây đã được bí mật xây dựng từ đầu những năm 1960. Những vụ thử nghiệm nổ bom cũng đã được tiến hành trước đó. Những nguy hại phóng xạ của bom nguyên tử thì đã được giấu nhẹm.

Mẫu đầu tiên của tàu vũ trụ Mỹ có đường kính 10m và không thể tự bay, nó được dùng để thử nghiệm tĩnh và sau đó được lắp lên tên lửa đẩy và phóng vào quĩ đạo đầu năm 1960. Mẫu thứ 2 lớn hơn, có động cơ đã thực hiện 2 chuyến bay thử đến sao Kim tháng 2 năm 1962 và sao Hoả tháng 11 năm 1963.

Cuộc phóng tàu Orion đã mất 7 năm chuẩn bị với vô số khó khăn cùng tham vọng hơn là những mẫu thử. Trước đó, dàn phóng khổng lồ đã được lắp đưa đến đây. Binh lính và các kỹ sư chịu trách nhiệm giấu chúng trong các hầm ngầm lớn xa bãi phóng hàng dặm và chỉ lắp đặt trước cuộc phóng một chút để đảm bảo bí mật. Các quan sát viên theo dõi sự kiện trong các nhà kín bọc chì. Chiếc loa công suất lớn có thể nghe rõ giọng quan chức chỉ huy điều khiển vang xa trên hoang mạc.

Con tàu Orion đứng sừng sững trên dàn phóng, nó tựa vào đĩa đẩy qua các bộ giảm chấn động. Nó sẽ được quả bom plutoni nổ và đẩy lên từ phía sau. Vấn đề là bom sẽ được điều khiển để nổ ở xa cái đĩa đẩy một khoảng để không bị ảnh hưởng. Loại động cơ đẩy như thế gọi là động cơ xung nổ nguyên tử. Theo tính toán của các nhà thông thái, nó hiệu quả hơn nhiều động cơ đẩy thông thường của tên lửa dùng nguyên liệu lỏng, tuy có đắt đỏ.

Giọng quan chức chỉ huy vang lên trong loa: “Sáu… Năm… Bốn… Ba… Hai… Một… Zero… Phóng!”

Một tia chớp xanh lè phát ra, nổ, rồi sau đó là khói bụi… Nhưng…. Con tàu Orion vẫn đứng chơ chơ không hề nhúc nhích. Có vẻ bộ giảm chấn gắn con tàu với đĩa đẩy làm việc quá chậm chạp và không truyền năng lượng đẩy sang con tàu. Phát thứ 2 tiếp theo…Con tàu bắt đầu được đẩy lên cao qua làn khói bụi. Trong nhà quan sát là những tiếng vỗ tay khen ngợi.

Dưới sức nổ lần lượt của những quả bom, con tàu dần bay lên cao hơn trên bầu trời Nevada. Sau ít phút con tàu biến mất, chỉ còn lại những đụn khói bụi vụ nổ. Con tàu Orion-1 đã bay như một câu chuyện tiểu thuyết viễn tưởng. Dù không được thừa nhận nhưng nó đã diễn ra mùa thu năm 1970.

Tiêu đề: Dự án bí mật Orion Gửi bởi: SSX trong 19 Tháng Ba, 2013, 01:07:15 am

Lần đầu tiên ý tưởng bay bằng bom hạt nhân được các khoa học gia Stanislaw Ulam và Cornelius Everett tại Los Alamos đưa ra năm 1955. Họ cho rằng các vụ nổ liên tiếp bom H sẽ tạo sức đẩy con tàu vũ trụ. Edward Teller, nhà sáng lập bom H Mỹ còn đi xa hơn, ông ta làm việc tại General Atomics, Freeman Dyson tại Princeton cùng tiếp tục phát triển dự án này.

Rất nhiều khoa học gia Mỹ đã phát triển dự án bom hạt nhân cũng tham gia dự án Orion. Không chỉ là tính toán lý thuyết mà còn cả thực nghiệm bằng nổ nhiên liệu hoá học như video ở dưới trong mô hình có tên ‘put-puts’, hay ‘hot rods’. Một số mẫu đã bị phá huỷ khi thử nghiệm nhưng cũng có mẫu đã bay được 100m tháng 11-1959 như mô hình nặng 133kg ở bài trên.

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/57orion.jpg]

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/58orion.jpg]

//www.youtube.com/watch?v=V1vKMTYa40A //www.youtube.com/watch?v=E3Lxx2VAYi8 //www.youtube.com/watch?v=uQCrPNEsQaY //www.dailymotion.com/video/x4q7zr_project-orion_music

Không chỉ dừng ở Orion, ý tưởng bay bằng bom hạt nhân còn được các nhà thông thái Mỹ triển khai ở nhiều dự án khác. Thí dụ: dự án phóng từ biển Aldebaran năm 1962, dự án Plutan SLAM cũng những năm 1960.

Nhưng hoành tráng nhất có lẽ là ý tưởng bay đến các vì sao bằng con tàu 40 triệu tấn!!! [ảnh dưới cùng bên phải] Để so sánh, tên lửa phóng lên mặt trăng Saturn V nặng cỡ 3 ngàn tấn. Con tàu liên vì sao này mang 10 triệu quả bom hạt nhân. Nếu giá mỗi quả bom cỡ trung bình 0,6 Megaton của Mỹ lúc ấy có giá 5 triệu đô la. Thì số bom này có giá khoảng 50 000 tỷ đô la thời giá lúc ấy. Quả là con số khổng lồ, vượt quá sức tưởng tượng của bất cứ ai.

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/Or6.jpg]

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/Or1.jpg]

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/Or2.jpg]

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/Or3.jpg]

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/Or4.jpg]

Vậy tại sao dự án Orion bị huỷ bỏ. Hiệp ước cấm thử bom hạt nhân ký với Liên Xô năm 1963 có lẽ là một nguyên nhân như nhiều nguồn tin cho là vậy.

Nhưng không hẳn thế, bom hạt nhân vẫn được thử dài dài, và mùa thu năm 1970 Mỹ vẫn thử Orion-1. Nguyên nhân chính dự án bị huỷ bỏ chỉ là nó quá viển vông và đắt đỏ. Như tính toán để bay đến mặt trăng cần 1000 quả bom giá 5 tỷ đô la. Nó không cạnh tranh nổi vởi tên lửa Saturn V giá 200 triệu. Nguyên nhân khác là nó quá nguy hiểm. Con tàu có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào do chấn động của các vụ nổ, dù được che chắn kỹ nhưng chịu đựng quá nhiều bom như thế các phi hành gia có thể bị giết chết bởi mức phóng xạ tích luỹ quá cao trước khi đến đích.

ảnh: cái gì? 1000 quả bom ở đít ư! [//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/Or5.jpg] Một tập tài liệu giải mật được bốt ở đây: //www.flickr.com/photos/xeni/sets/72157594329917915/

Dù vậy, cho đến tận ngày nay, vẫn có nhiều ý kiến đòi xét lại dự án, bởi các nhà thông thái tính, đó là cách duy nhất khả dĩ đến được sao Hoả. Có thể chú Cowboy không gian đang ngồi và suy ngẫm. //www.astronautix.com/articles/probirth.htm

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/SpaceCowboy.jpg]

Còn lợi ích ư, xem đây, cái cục to đùng mà các cowboy không gian đang chở ở đằng sau là cái gì vậy? Phải rồi, vàng cục! Đó là cục vàng, ở đâu đó trong vũ trụ có rất nhiều vàng.

[//i456.photobucket.com/albums/qq282/GE08/Americo/Nugget.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2013, 05:22:23 pm

Harry Daghlian là nhà vật lý hạt nhân cao cấp thuộc Los Alamos. Khi có một mình, và ráp 1 quả bom nghiên cứu tới hạn. Theo như mô tả là lúc chắn vật liệu quanh khối vật liệu phân rã, đã làm rơi, kích hoạt trạng thái tới hạn, đã nhìn thấy màu xanh lóe lên. Thật may, Daghlian đã dùng tay không tách được 2 nửa khối ra và một vụ nổ trong trong Los Alamos đã không xảy ra. Daghlian bị bỏng và nhiễm xạ nặng, chết sau đó ít tuần.

Một năm sau, Louis Slotin cũng cao cấp tại Los Alamos lại dính một vụ tương tự cũng khi nghiên cứu tới hạn bằng tay. Hai nửa khối cầu beryllium đặt cách nhau một miếng đệm. Khi bỏ miếng đệm ra, nửa trên chạm xuống nửa dưới bằng 1 cạnh. Cái que giữ khe hở 2 nửa đã làm nửa trên rơi hẳn xuống nửa dưới. Trạng thái tới hạn xảy ra, tia phát ra xanh lè [chẳng biết có phải photon không nữa, cái này bác học Mỹ không nói]. Thật may mắn, Slotin đã gạt được nửa cầu trên rơi xuống đất. Phản ứng tắt nhưng anh và 1 người nữa đã bị bỏng nặng, nhiễm xạ liều cao và chết sau ít ngày.

@SSX Có thể hiểu 2 đoạn trên là 2 đoạn mô tả phản ứng phân hạch dây truyền được dập tắt bằng tay không hả bác?

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 19 Tháng Ba, 2013, 06:23:02 pm

@SSX Có thể hiểu 2 đoạn trên là 2 đoạn mô tả phản ứng phân hạch dây truyền được dập tắt bằng tay không hả bác?

Đúng vậy, trong tình thế nguy hiểm họ liều chết và đã dập được phản ứng. Nếu không chắc chắn có vụ nổ bom.

Tia xanh lóe lên là hiện tượng hay hiệu ứng/bức xạ Cherenkov. Khi phản ứng mạnh lên các tia thoát ra tạo hiệu ứng này. Nó báo hiệu phản ứng đang xảy ra mạnh.

Tìm Cherenkov Radiation trên google bạn sẽ thấy cả loạt lò phản ứng hay bể ngâm nhiên liệu màu xanh lè. Tuy nhiên chúng ta hay nhầm lẫn tới hạn [Critical] ở trạng thái ổn định như các lò phản ứng đang chạy và quá tới hạn hay siêu tới hạn, là trạng thái bom sẽ nổ [superCritical].

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2013, 07:04:27 pm

@SSX Có thể hiểu 2 đoạn trên là 2 đoạn mô tả phản ứng phân hạch dây truyền được dập tắt bằng tay không hả bác?

Đúng vậy, trong tình thế nguy hiểm họ liều chết và đã dập được phản ứng. Nếu không chắc chắn có vụ nổ bom.

Sao người Liên Xô không áp dụng cách này để chặn vụ nổ ở Chec nô bưn nhỉ?

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2013, 07:21:49 pm

@SSX Có thể hiểu 2 đoạn trên là 2 đoạn mô tả phản ứng phân hạch dây truyền được dập tắt bằng tay không hả bác?

Đúng vậy, trong tình thế nguy hiểm họ liều chết và đã dập được phản ứng. Nếu không chắc chắn có vụ nổ bom.

Sao người Liên Xô không áp dụng cách này để chặn vụ nổ ở Chec nô bưn nhỉ?

Chernobưn nó là cái lò phản ứng thì chịu rồi, nhưng trên tàu ngầm của người Nga hồi Chiến tranh Lạnh thì có đấy. Bác Giangtvx hóm ra phết. ;]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2013, 09:54:03 pm

Em tính toán và ước lượng [quá choáng nên hơi ngu] thế này: Giả sử

- Mắt nhà bác học cách quả bom 60cm - Tay nhà bác học cách quả bom 30cm

Khi phản ứng dây chuyền bùng nổ, tạo ra anh sáng xanh. Ánh sáng xanh đi từ tâm nổ tới mắt nhà bác học mất 2 ns. Tay nhà bác học phản ứng tức thì phóng ra [giả sử nhanh bằng tốc độ ánh sáng] khi chạm vào quả bom cũng mất 1 ns nữa. Vậy khi quả bom đã nổ ít nhất được 3 ns rồi thì chỗ đó còn cái gì để cứu nữa không [đấy là chưa kể mắt nhận được ánh sáng xanh gửi tín hiệu lên não, não phân tích xử lý thông tin truyền tín hiệu tới cơ tay, sự trễ của cơ tay, ...]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2013, 10:21:12 pm

Em dân ngoại đạo không biết nên hỏi thật, bác cứ đùa!

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: meo-u trong 21 Tháng Ba, 2013, 12:07:06 am

Đánh giá khách quan mà nói. Mỹ và Nga đều là siêu cường về hạt nhân cả. Kiến thức và kinh nghiệm của 2 vị đó lớn đến mức nào thì chúng ta không phải bàn cãi rồi. Cái giá về tiền bạc, kỹ thuật, nhân lực, môi trường cả 2 bỏ ra đều khổng lồ để có được vài dòng ngắn ngủi cho học sinh cấp 3 học ngày nay hay là những công thức chuyên sâu hơn ở các bậc học lớn hơn.

Theo em các bác nên đưa nhận xét về một hệ quy chiếu. Đó là trình độ thực tế VN hiện nay. Xem thế giới họ hơn ta những gì, bao xa. Nếu chỉ thuần túy tranh luận hàng Mỹ hơn hay Nga hơn thì chẳng khác nào đi so xe tăng M1A2 với T90. Thằng nào hơn không biết, chỉ biết rằng Việt đang dùng T62 ;D

Cái nhỏ như nguyên liệu hạt nhân cho nhà máy điện ta cũng không làm được. Vậy ta không nên nghĩ rằng từ thập kỷ 40 thế kỷ XX. Mỹ chế được Uranium và Plutonium cấp độ vũ khí là một việc đơn giản. Mỹ nó thừa tiền để có nguyên liệu cho các nhà khoa học nghiên cứu đấy ạ.

Theo Pro Nga: Mỹ có 2 ưu điểm hơn Nga - Rất nhiều tiền - đương nhiên rồi. Tiền đủ để làm cả vũ khí xịn lẫn vũ khí rởm đốt ngân sách. - Có nhiều ý tưởng tiên phong [xét đến việc làm ra và đưa vào sử dụng thực tế]: bom nguyên tử, súng M79, tên lửa, máy bay tàng hình ....Luôn gây được ưu thế bất ngờ về công nghệ cho phần còn lại của thế giới. Tất nhiên cái gì ra đầu cũng có nhiều khiếm khuyết. Nhưng ưu thế là không thể chối cãi. Một điểm chung của siêu cường là trình độ kỹ thuật rất ổn. Hàng đầu thế giới. Nói ví dụ động cơ Mỹ không ai chê cả. Một lợi thế nữa là Mỹ có rất nhiều đồng minh là cường quốc trên thế giới. Khi cần, Mỹ có thể mua lại công nghệ mà mình chưa có một cách dễ dàng. Nga thì phải tự thân vận động rồi.

Nga có ưu điểm đối chọi lại là: - Đi sau vì nghèo nên rút được rất nhiều kinh nghiệm của Mỹ. Và vũ khí thiên về khắc chế vũ khí Mỹ - Có khoa học quân sự chuẩn dựa trên các nghiên cứu khách quan kinh nghiệm chiến trường. Vũ khí làm ra để sử dụng, không phải dòng vua đẻ non, đốt ngân sách, quảng cáo.... Nghĩa là ngân sách ít hơn nhưng khả năng không thua kém. Đều là siêu cường cả.

Lan man tí để đánh giá khách quan. Còn cụ thể về hạt nhân thì Việt mình cũng có cơ sở để mà hi vọng. Đi học kiến thức hạt nhân ở Nga. Nhưng cái lò hạt nhân duy nhất vận hành lại là lò Mỹ ;D Chuẩn bị nhập ồ ạt lò lởm khởm về do nạn phong bì bồi lưỡi bồi mõm thì có ngay vụ nổ lò ở Nhật. Làm sáng mắt ra khá nhiều người.

Em tin rằng ở Việt có rất nhiều người có đủ kiến thức và thực tế để đánh giá khách quan ưu khuyết điểm của 2 hệ lò Mỹ và Nga. Từ đó tỉnh táo nhập công nghệ cần thiết cho Việt. Và có nhiều bác trên diễn đàn này có đủ kiến thức, tâm huyết giải ngố cho dân đen chúng em.

Em luôn chờ các bài phân tích khách quan về kỹ thuật, kinh tế, chính trị trong chuyên mục hết sức khó hiểu, lẫn lộn, mù mờ mà cũng vô cùng thú vị này. Chúc các bác luôn khỏe mạnh, kinh tế phát đạt để có thời gian quan tâm đến topic.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Thóc trong 21 Tháng Ba, 2013, 05:42:10 pm

Nga hay Mĩ thì đều rất đỉnh trong lĩnh vực này, thảo luận là để thấy được càng nhiều càng tốt cái hay của họ.

Nhiên liệu lò phản ứng không phải nước nào muốn làm cũng "được" làm đâu bác ạ. :]

Lò Đà Lạt thì Mĩ xây nhưng sau khi Thống nhất thì Liên Xô nâng cấp.

Nguồn nhân lực được cử đi Nga bây giờ nhằm mục đích trước mắt là để vận hành nhà máy điện sắp xây dựng. Còn để phát triển bền vững, đầy đủ về công nghệ hạt nhân thì nước ta phải tự làm thôi. Không ai làm cho cả. Hiện giờ đang lên quy hoạch xây dựng 6 trung tâm đào tạo về các vấn đề của Công nghệ Hạt Nhân trên cả nước, 3 ở Miền Bắc, 3 còn lại ở miền Trung và Nam. Mình sẽ cố gắng tập trung tất cả các nguồn lực về vấn đề này. Kinh phí cũng kha khá.

Ta đa dạng hóa các đối tác cho dự án điện Hạt nhân [Nga, Nhật, Hàn và sẽ còn nhiều nhiều sắp tới] mục đích là để học hỏi được nhiều nhất. Mỗi nước nó chỉ truyền cho ta vài trục phần trăm công nghệ thôi, chứ không bao giờ truyền hết cả.

Nhật bị dính vụ động đất sóng thần, nên việc cử người sang học ở Nhật sẽ chỉ bắt đầu sau vài năm nữa. Ngoài ra còn các nguồn đi Pháp, Mĩ, Thụy Sĩ...vv

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2013, 08:12:57 pm

@SSX Có thể hiểu 2 đoạn trên là 2 đoạn mô tả phản ứng phân hạch dây truyền được dập tắt bằng tay không hả bác?

Đúng vậy, trong tình thế nguy hiểm họ liều chết và đã dập được phản ứng. Nếu không chắc chắn có vụ nổ bom.

Tia xanh lóe lên là hiện tượng hay hiệu ứng/bức xạ Cherenkov. Khi phản ứng mạnh lên các tia thoát ra tạo hiệu ứng này. Nó báo hiệu phản ứng đang xảy ra mạnh.

Tìm Cherenkov Radiation trên google bạn sẽ thấy cả loạt lò phản ứng hay bể ngâm nhiên liệu màu xanh lè. Tuy nhiên chúng ta hay nhầm lẫn tới hạn [Critical] ở trạng thái ổn định như các lò phản ứng đang chạy và quá tới hạn hay siêu tới hạn, là trạng thái bom sẽ nổ [superCritical].

@SSX Thôi thì đã chót hỏi rồi thì bác cho em hỏi nốt câu nữa: Nếu như em nhớ không nhầm [học lâu quá rồi] thì hiệu ứng/bức xạ Cherenkov chỉ có thể quan sát thấy ở môi trường có chiết suất n>1 [như nước ở trong lò phản ứng nước nặng/nhẹ]. Nó được hình thành khi các hạt điện tích chuyển động trong môi trường có chiết suất n>1 và có vận tốc v của hạt thỏa mãn v>c/n [c là vận tốc ánh sáng]. Ở 2 trường hợp "cứu thua" của các nhà bác học Mỹ kể trên, theo mô tả thì chắc chắn họ làm trong không khí [có n~1] vậy làm thế nào để xuất hiện hiệu ứng/bức xạ Cherenkov được?

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 21 Tháng Ba, 2013, 11:23:28 pm

Phòng thí nghiệm nghiên cứu trạng thái tới hạn Los Alamos hiện đại như một xó ga ra tỉnh lẻ. [//media.cns-snc.ca/history/pioneers/slotin/slotin_re-enact.jpg]

Các bạn thử tính xem, ngay cả trình độ cơ khí năm 1945, một thiết bị điều khiển cơ khí hạ dần nửa cầu beryllium xuống, kéo nó lên nhanh khi có sự cố. Còn người thì đứng sau vách kính chì điều khiển. Liệu có khó lắm không? Tốn kém lắm không?

Các khối Pu-239 như trong bức ảnh được gọi lóng là demon core. Chúng sau đó được đem ráp vào bom và thử liên tiếp ở đảo san hô Atol trên Thái Bình Dương.

Vì vậy đừng nói chúng không thể nổ với tai nạn của Slotin. Nhưng sẽ nổ nhỏ thôi, chậm thôi, đủ để biến cả cái cả cái Los Alamos thành nghĩa địa.

- Khối Pu-239 demon core này nặng 6,2 kg, đường kính 89mm, cùng cỡ với khối Pu-239 ở quả bom fat man. Nhưng phản ứng ở chỗ Slotin chậm hơn nhiều so với 1 quả bom. Đâu là khác biệt?

- Giống ở vỏ phản xạ neutron, đó là nửa cầu beryllium thường, Cacbit Vomphram hay vỏ U-238 ở bom fat man. Những vật liệu đó không bắt neutron thường, chúng chặn neutron và khi đập vào đó, neutron quay lại khối Pu-239, kích thích phân rã sinh nhiều neutron hơn. Hoàn toàn có thể gọi 3 vật liệu trên là gương neutron.

Trên youtube có khá nhiều thí nghiệm dò neutron có vật chắn, kiểu như thế này:

//www.youtube.com/watch?v=uQ8vwevCq8Q

- Không giống ở chỗ không có nhân mồi neutron là vật liệu Polonium-Beryllium phân rã. Và phản ứng đã xảy ra chậm hơn không tính bằng micro-giây mà tính bằng giây. Do đó, Slotin đã có đủ thời gian gạt văng nửa cầu beryllium.

Chúng ta xem tiếp cấu tạo của quả bom dạng fat man. Trên google có rất nhiều sơ đồ sai, mà một trong những cái sai là vẽ phần vỏ U-238 mỏng dính hoặc không vẽ. Cấu tạo đúng của nó thế này, nhân Polonium-Beryllium phân rã đường kính 2cm. Dưới tác dụng sóng xung kích gây ra từ vụ nổ thường, 2 thứ này trộn vào nhau, Po-210 phân rã anpha sinh tia gama, Be bắt gama phân rã sinh neutron là neutron mồi ban đầu. Cái vỏ U238 được mô tả: có đường kính 23 cm, nặng 120 kg, tức là nặng hơn nhiều quả cầu Pu-239. Trừ đi đường kính quả cầu Pu-239 là 8,9 cm thì có độ dầy hơn 11,5 cm. Đó là độ dầy đủ để chặn phần lớn neutron thường, bắt nó quay ngược vào trong.

Các vụ nổ về lý thuyết phần lớn đều tuân theo quá trình giãn nở đoạn nhiệt. Vì thế, để có công suất nổ mạnh, pha đầu cần có nhiệt độ và áp suất lớn. Chất nổ thường đạt được điều đó bằng sinh nhiệt và áp cao từ phản ứng hóa học rất nhanh. Càng nhanh càng giống với quá trình đoạn nhiệt lý thuyết bởi không kịp trao đổi nhiệt với bên ngoài.

Tương ứng với nhiệt và áp cao, ở bom hạt nhân người ta theo ít nhất mấy biện pháp:

1. Dùng nguồn neutron mồi Polonium-Beryllium. 2. Dùng gương neutron chắn ngoài đỡ hao neutron. 3. Dùng thuốc nổ hóa nén ép khối fission ban đầu.

Vụ nổ hóa bao giờ cũng để lại vật liệu nổ không phản ứng hết, căn cứ vào đó, người ta biết đó là chất nổ gì như ở các vụ điều tra tội phạm. Vụ nổ bom A cũng vậy, vật liệu nổ không phản ứng hết, chỉ một số % nhỏ có phản ứng phân rã.

Để tính được bao nhiêu % đã tham gia phản ứng, phải gọi ông địa chấn học vác máy đo seimic đến rồi tính ngược trở lại, 1 nguyên tử Pu-239 phân rã sinh ra 207.1 MeV. Đó là con số được khẳng định bằng thực nghiệm, trùng với phép tính E=[m1-m2]*C^2 trên bảng tuần hoàn.

Nhưng không phải như thế đã là xong. Rắc rối ở cái vỏ U-238 gọi là tamper.

[//courses.engr.illinois.edu/npre201/coursematerial/light_water_reactors/lecture21figures/fig143a.jpg]

Với neutron nhanh cỡ 1 MeV trở lên sinh ra từ vụ nổ, thì U-238 lại bắt neutron và phân rã+năng lượng.

Bác học Mỹ tuyên quả fat man có 17% Pu-239 đã phân rã. Viện ra Anhxtanh. Nhưng lờ tịt đi chuyện U-238 đã phân rã. Sách vở tin cậy được tính ở quả fat man, có ít nhất 20% năng lượng là từ U-238 phân rã nhanh. Do vậy con số 17% kia thực sự là thấp hơn nhiều, chỉ 13%.

Các nhà tây học bảo thể nào là bom bẩn? Thế nào là bom sạch? 80-90% U-235, Pu-239 còn nguyên xi, cộng thêm U-238 phân rã, cộng 20-10% phân rã thành bã lại còn tởn hơn. Thế nào là bẩn thế nào là sạch nhể?

Ông già Anhxtanh chẳng biết gì về bom được lôi ra che đậy cái vụ này. Để quả Ivy Mike là nhiệt hạch, trong khi thực tế, nhiệt hạch đã không xảy ra, chỉ thuần phân rã, còn đánh giá lạc quan nhất cũng chỉ được vài % nhiệt hạch tham gia. Và cứ thế, mề đay lủng lẳng trên ngực, tiền đóng thuế chảy ào ào...

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 22 Tháng Ba, 2013, 02:29:16 am

Ngày ông Bush lên ngôi, tiếp tục một chiến dịch đồ sộ mua sạch sách vở tử tế cất kho, sách vở vớ vẩn nhảm nhí đóng đủ các loại dấu Harvard, Princenton, Los Alamos, NASA... tung đầy rẫy miễn phí trên mạng.

Nhưng thật may, sách vở tử tế vẫn còn một ít. Ví như tìm một lúc thì đấy ở đây, cho dù không phải tất cả trong đó đều đúng nhưng tạm tin được:

//www.cartage.org.lb/en/themes/sciences/chemistry/nuclearchemistry/nuclearweapons/firstchainreaction/FirstNuclWeapons/DesignGadget.htm

Có thể thấy cấu tạo lớp ngoài fat man kể từ lớp U-238 tamper, là pusher. Nó là vật liệu nhôm composite pha lẫn boron [Composition B], có tác dụng điều hòa sóng xung kích từ chất nổ hóa và hấp thụ neutron từ U-238 tự sinh thoát ra ngoài.

Đáng chú ý là lớp chất nổ thường, tổng khối lượng đến 2,5 tấn, chiều dầy đến 47 cm. Đó là phần nặng nhất của quả bom A. 32/64 ngòi nổ điện mà Mỹ gọi là "thấu kính hội tụ" nổ nén/sụp vào trong gây áp lực lên toàn bộ phía trong nó, từ Comp. B, Tamper U-238, Pu-239.

Từ nguồn Liên Xô biết rằng khối thuốc nổ lớn này tạo ra áp suất lớn cỡ 1000 at. Còn nguồn trên có đoạn: Khi bị nén bởi nổ nén vào trong [khối Pu-239] đến 2,5 lần mật độ ban đầu, khối Pu-239 trở thành bộ phận quá tới hạn 4-5 lần.

Như vậy khe hở 2 nửa cầu chẳng có nghĩa lý gì. Mà đến từ lý do thuần túy cơ học. Quả bom Gadget, anh em với fat man người ta quên làm gờ định vị 2 nửa để chúng úp khít vào sau và đến fat man thì sửa lại, vát chéo đi.

Vì cái sai đó, và vì lo ngại rừng kíp điện kích nổ không đồng thời nên mạ vàng vào khe hở. Tránh khi bị kíp nổ không đều, tạo sóng xung kích đi trước luồn qua khe xông thẳng vào khối Po-Be kích hoạt phản ứng, trong khi khối Pu-239 vẫn chưa đạt đến độ nén cần thiết.

Vát chéo của fat man tránh sóng tốt nên không cần mạ vàng nữa. Tóm lại, chung qui cũng vì lo cái rừng kíp điện bị hỏng một vài cái bất cứ lúc nào. Sau bỏ rừng kíp đi thì không cần nữa.

Nguyên văn đoạn đó: However a thin gold gasket [about 0.1 mm thick] between the hemispheres was a necessary feature of the design in any case to prevent premature penetration of shock wave jets between the hemispheres that could have prematurely activated the initiator.

Lý do thuần túy cơ học như vậy, lại được chính bác học Mỹ suy luận lung tung vớ vẩn, viết trong các sách và tạp chí "uy tín", giảng dạy trong trường ĐH thế này:

Khắc phục khó khăn giửa kẻ hở giáp nối của hai mảnh Pu Trước khi vào chi tiết về bộ phận “đệm/phản xạ neutron - U-238”. Chúng ta cần phải hình dung được hình dạng cơ bản của lỏi Plutonium.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-pre_zps25f14e64.jpg]

Với khối trụ được vặn ra để bỏ ngòi Po-Be vào, như vậy sẽ tiện cho việc thay ngòi khi Polonium gần quá hạn xử dụng.

Và dưới đây là mặt cắt của trái bom “Fat Man” căn bản.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-X-Section_zps701b5a47.jpg]

Chổ giáp nối này sẽ tạo ra những rắc rối đáng kể. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-premature-gap_zpsa87f1bfa.jpg] Chúng ta hảy hình dung mặt cắt nơi giáp mối giửa hai mảnh lỏi lỏi bán cầu Pu-239 như hình trên. Hình bên phải kẻ hở tuy rất, rất nhỏ, đối với chúng ta. Nhưng đối với hạt neutron thì cả một đại lộthênh thang rộng lớn. Khi quả bom bị ép lên quá hạn. Một lượng lớn neutron sẽ thoát ra theo kẻ hở như hình bên phải. Chúng nó hầu hết sẽ bị va chạm và tạo phản ứng phân hạch ngay chổ nối. Nhiệt độ tăng, sức phản ứng phân hạch sẽ đẩy hai mảnh khối bán cầu Pu tách rời ra trước khi khối bom kịp đốt một lượng nguyên liệu đáng kể. Tạo ra vụ nổ lép.

Để khắc phục vấn đề này, khi họ thử trái “Gadget”, là anh em sinh đôi với “Fat Man”. Họ đả bọc một lớp vàng và kẽm lên chổ nối. Theo lời miêu tả của ông Robert F. Batcher, trưởng nhóm chế tạo Gadget của Los Alamos. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-GoldFoil_zpsc05124cc.jpg] Hiệu quả thật khả quan. Họ đả khắc phục được vấn đề này. Trái Trinity tạo ra một vụ nổ khoảng 20 kilotonsTNT, trên xa mạc.

Nhưng ông Batcher lại cho rằng, khi chế “Fat Man” họ đã đổi cấu trúc, không cần bọc vàng ở phần nối nửa. Họ chế phần giửa thành một vòng có mặt cắt tam giác ở giửa hai mảnh Pu. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-RingBad_zps1f8b116f.jpg] Như vậy thì vẫn chưa được, chúng ta có đến gấp đôi lần vấn đề nan giải ban đầu. Đến hai cái hành lang khổng lồ. [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-RingXsection_zps054df3dd.jpg] A ha, đây rồi. Neutron không thể thoát ra ngoài ở kẻ hở. Và đây là hình dạng lõi Pu-239 của trái “Fat Man” [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-PuCore_zps98b8a8d3.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 22 Tháng Ba, 2013, 04:05:15 am

Cái tin bom nổ Hiroshima đến Mỹ, được người ta chào đón với cảm xúc lẫn lộn: tự hào, vui vẻ phấn chấn, sốc và sợ hãi. Đồng nghiệp của Oppenheimer nhớ lại đám đông hét lên vui vẻ: Hiroshima đã bị hủy diệt rồi! Rất nhiều bề trên bậc dưới chạy vội đến bốc máy điện thoại đặt bàn ở các khách sạn sang trọng để ăn mừng. Oppenheimer thì phát rồ, đi đi lại lại lung tung như chập mạch, dương dương tự đắc ra vẻ ta đây chiến binh cao quí, khi đến khách sạn ăn mừng thì đưa tay cao quá đầu vỗ đôm đốp từ cổng, vừa chào mừng vừa tự thưởng. Sau này, cái tin hàng trăm ngàn dân thường Nhật Bản thiệt mạng cũng chẳng làm ông ta mảy may xúc động.

Khi Liên Xô cũng nổ bom, cảm giác siêu cường đã sứt mẻ nhưng niềm tự hào giết người hàng loạt thì không. Một vài vụ như Harry Daghlian hay Louis Slotin cũng chẳng làm ai động lòng.

Bãi thử ở hoang mạc Nevada gần Las Vegas gọi là Reno hay Elko gì đó rộng 3500 km2, chi chít các miệng hố là dấu vết của các vụ thử bom. Đã có đến hơn 900 vụ thử ở đây trong đó hơn 100 vụ thử trên mặt đất. Có những vụ thử có thể thấy rõ cả cột nấm từ cửa sổ khách sạn ở Las Vegas cách đó độ 100 km. Dân Mỹ hiếu kỳ đến nỗi có cả những tua du lịch hạt nhân bán vé thu tiền để xem nổ bom và hít bụi phóng xạ!!! Sau khi có thỏa thuận với Liên Xô, bắt đầu là thử ngầm dưới mặt đất. Thường thì thử ngầm an toàn hơn nhiều thử trên mặt đất, nên có thể đến rất gần. Có vụ thử ngầm, không hiểu đất đá bị nứt hay bom xịt làm sao mà khí nóng, đất bụi cứ thế phun lên ầm ầm thẳng về phía đám đứng xem, còn kinh khủng hơn vạn lần vòi phun nước tự nhiên Castle Geysir ở công viên quốc gia Yellowstone khiến cả bọn sợ hãi quăng xôi quăng đãy ù té chạy.

Sau hiệp ước cấm thử hạt nhân 1992 thì nơi đây bắt đầu im lìm. Nhưng mặt đất thì đã tích lũy phóng xạ đến mức quá nguy hiểm. Nguy hiểm nhất hành tinh.

Năm 1990, QH Mỹ ra luật đền bù hay chi trả cho các nạn nhân [binh lính] bị ung thư, bệnh tật do phóng xạ. Có 12 ngàn người được đền tất cả. Nhưng cấm kiện cáo và cấm tiệt media đưa tin nên cũng không ai rõ CQ Mỹ đã đền bao nhiêu.

Nhưng như thế chưa phải là xong. Đoàn làm phim The Conqueror [//muonmau.vn/kinh-hoang-9-tai-nan-phim-truong-hollywood-270496.htm] khi đi tìm cảnh để quay đã bị dính phóng xạ. Kết quả rất nhiều trường hợp đã bị ung thư và chết vào những năm sau. 96 ung thư và 41 chết trong đoàn khiến nhà sản xuất phim Howard Hughes phát điên. Ông ta mua hết sạch bộ phim mình làm ra và ngày đêm một mình xem phim cho đến lúc chết trong một tai nạn.

Nhiễm xạ tùm lum diện rộng cộng với những tai nạn kinh hoàng trong điện hạt nhân khiến phong trào phản đối hạt nhân bùng nổ khắp nơi rồi vào đến nghị trường. Cũng từ đó thông tin ngoài luồng mới làm lộ ra những khủng khiếp khác của ngành hạt nhân Mỹ mà ngày nay người ta biết được phần nào nhờ đó. Hạt nhân Mỹ bị bóp chết kỹ, nằm im từ 30 năm nay.

Và thế là trên media Mỹ, cả Anhxtanh và Oppenheimer bỗng nhiên yêu hòa bình ghê gớm! Đó là câu chuyện hài khác.

Ảnh các hố thử bom chụp từ vệ tinh [//www.blog.markloiseau.com/wp-content/uploads/2010/10/craters.jpg]

[//titus.kz/load_theme/files/20110228113518227.jpg]

Binh lính bị mang ra thử nghiệm. [//www.aelitaoptica.ru/touswest/images/NTS/Bjdog3.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 22 Tháng Ba, 2013, 09:55:21 am

Em tính toán và ước lượng [quá choáng nên hơi ngu] thế này: Giả sử

- Mắt nhà bác học cách quả bom 60cm - Tay nhà bác học cách quả bom 30cm

Khi phản ứng dây chuyền bùng nổ, tạo ra anh sáng xanh. Ánh sáng xanh đi từ tâm nổ tới mắt nhà bác học mất 2 ns. Tay nhà bác học phản ứng tức thì phóng ra [giả sử nhanh bằng tốc độ ánh sáng] khi chạm vào quả bom cũng mất 1 ns nữa. Vậy khi quả bom đã nổ ít nhất được 3 ns rồi thì chỗ đó còn cái gì để cứu nữa không [đấy là chưa kể mắt nhận được ánh sáng xanh gửi tín hiệu lên não, não phân tích xử lý thông tin truyền tín hiệu tới cơ tay, sự trễ của cơ tay, ...]

Bác Giang à. Cái thí dụ của bác rất là hay. Mới đi làm xa về hơi mệt nhưng củng ráng trả lời bác đây.

Theo tôi khi thấy ánh sáng thì đả quá trể rồi. Như bác nói đấy, từ khi bộ não phát hiện nguy hiểm, đến khi phản xạ tự nhiên của con người thì phải tính giây. Phản ứng nguyên tử thì tính bằng nano-giây, nên đả quá trể. Theo tôi thì trường hợp này củng không có nổ đâu. Nó sẽ phát nóng lên và "chảy" [melt-down] mà thôi. Nhưng phóng xạ thì đủ làm chết người rồi.

Chuyện xảy ra như thế không có gì là lạ. Từ thời bà Marie Curie cho đến thời 194x thì người ta không hiểu nhiều về tác hại phóng xạ. Các phòng thí nghiệm chỉ đeo găng tay và xài kính [màu xanh lá cây] để bảo vệ mà thôi. Hơn nữa khi xử dụng khối lượng nhỏ thì không thấy gì tác hại, thành ra xem thường, mới xảy ra chuyện. Như hồi tôi đi học, xài tay không cầm cobalt-60 thì củng không sao. Sau đó cầm U-238 thì thấy hơi ấm ấm, thay vì hơi lành lạnh của kim loại. Hỏi ông thầy, bị ổng chửi ngu, từ đó mới biết. Tôi cầm U-238, hợp kim Pu-239 củng vài lần, tới giờ vẫn chưa chết mà, hì hì. ;D

Vì cái thiếu hiểu biết về nguy hại sức khỏe, mà thời ấy người Mỷ còn chế cả đạn pháo 155mm. Bắn địch chết, thì lính ta củng có sẳn vé tàu đi âm phủ luôn. Chưa kể chơi cái màn, thử bom rồi đưa lính ra đứng ngắm. Khi hiểu biết còn hạn hẹp thì chuyện gì củng có thể xảy ra. Giờ mà kêu lính Mỷ đứng nhìn nổ bom nguyên tử coi... tụi nó không quây súng lại "xơi" luôn cấp chỉ huy mới là lạ.

Đây là loại đầu đạn được tháo gở tại căn cứ Pentax, Amarillo, Texas. Chế ra để hù thiên hạ... ai ngờ hù cả chính mình. Đả được tháo gở hoàn toàn vào cuối thập niên 199x.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/W48_zps8eb21a0b.png] [//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/W79_zpsd5f4f792.png]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 22 Tháng Ba, 2013, 10:05:10 am

@SSX Thôi thì đã chót hỏi rồi thì bác cho em hỏi nốt câu nữa: Nếu như em nhớ không nhầm [học lâu quá rồi] thì hiệu ứng/bức xạ Cherenkov chỉ có thể quan sát thấy ở môi trường có chiết suất n>1 [như nước ở trong lò phản ứng nước nặng/nhẹ]. Nó được hình thành khi các hạt điện tích chuyển động trong môi trường có chiết suất n>1 và có vận tốc v của hạt thỏa mãn v>c/n [c là vận tốc ánh sáng]. Ở 2 trường hợp "cứu thua" của các nhà bác học Mỹ kể trên, theo mô tả thì chắc chắn họ làm trong không khí [có n~1] vậy làm thế nào để xuất hiện hiệu ứng/bức xạ Cherenkov được?

Theo tôi hiểu thì n>1, bởi vì cái vỏ bọc beryllium nó phản xạ [phản neutron] tạo nên phản ứng phân hạch "chậm" mà ra. Tương đương với trường hợp lò phát điện ấy.

Khi chúng ta lý luận về cấu trúc[system] vật lý này, thì không phải là không khí bên ngoài mà người làm thí nghiệm hít thở. Mà cấu trúc [system] vật lý của nó là khối "nguyên liệu" và vỏ bọc bẻyllium mà thôi.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 22 Tháng Ba, 2013, 10:51:09 am

Cám ơn bạn SSX viết giùm một số vấn đề về khối đệm [tamper] U-238. Mấy lâu nay bận quá chưa viết tiếp được...

Ngày ông Bush lên ngôi, tiếp tục một chiến dịch đồ sộ mua sạch sách vở tử tế cất kho, sách vở vớ vẩn nhảm nhí đóng đủ các loại dấu Harvard, Princenton, Los Alamos, NASA... tung đầy rẫy miễn phí trên mạng.

Mới tính khen bạn có công tu bổ thêm bài vở... chưa kịp khen... >:[ Lại cái tật nói bậy nữa rồi. Bạn cho tôi cái link nào nói ông Bush bỏ tiền ra "mua sạch sách vở tử tế cất kho" đi. Tôi sẽ nhảy lên máy bay, bay về Việt Nam mới bạn đi ăn phở liền. ;D [Bó Tay]

Nhưng thật may, sách vở tử tế vẫn còn một ít. Ví như tìm một lúc thì đấy ở đây, cho dù không phải tất cả trong đó đều đúng nhưng tạm tin được:

//www.cartage.org.lb/en/themes/sciences/chemistry/nuclearchemistry/nuclearweapons/firstchainreaction/FirstNuclWeapons/DesignGadget.htm ... Vì cái sai đó, và vì lo ngại rừng kíp điện kích nổ không đồng thời nên mạ vàng vào khe hở. Tránh khi bị kíp nổ không đều, tạo sóng xung kích đi trước luồn qua khe xông thẳng vào khối Po-Be kích hoạt phản ứng, trong khi khối Pu-239 vẫn chưa đạt đến độ nén cần thiết ... Nguyên văn đoạn đó: However a thin gold gasket [about 0.1 mm thick] between the hemispheres was a necessary feature of the design in any case to prevent premature penetration of shock wave jets between the hemispheres that could have prematurely activated the initiator.

Lý do thuần túy cơ học như vậy, lại được chính bác học Mỹ suy luận lung tung vớ vẩn, viết trong các sách và tạp chí "uy tín", giảng dạy trong trường ĐH thế này:

Cái link bạn chọn //www.cartage.org.lb/... thì click vào đi, rồi đọc giòng cuối cùng nó sẽ nói là: "Information provided by: //www.fas.org" [Dử liệu được cung cấp từ: //www.fas.org] Sau đó qua www.fas.org mà tìm thử coi, có nói gì tới mạ vàng không? Hoàn toàn không.

Mấy anh ba láp nào đó thiếu hiểu biết về phản ứng vật lý, viết bậy mà củng tin. ;D ;D ;D ;D ;D Sao không mạ Titanium Alloy đi cho cứng. Vàng mà chống nỗi "...sóng xung kích đi trước luồn qua khe..." [shock wave jets] thì củng thật là... chịu thua. Hợp kim titan còn chưa chắc chịu nỗi nữa kià. Ô hay, vậy từ nay xe tăng ta bọc vàng hết cho rồi... chất nổ lỏm coi như pha. ;D ;D ;D :'[ :'[ :'[ ;D ;D ;D

Tóm lại: Cái khó của viết bài có chất lượng.. như nhiều bài vở trên VMH này là cách chọn lọc bài vở. Lượm bên trang A, bỏ qua bên trang B thì củng coi như là có tìm tòi; như trang "cartage.org" lượm của trang "fas.org", thì củng không sao. Nhưng lại vẽ rắn thêm chân thì đả là bậy bạ rồi. Mang về "nguyên bó" không chịu đọc để phân tích... thì thật là hại cho người đọc, lẫn người có công tìm tòi.

Tiêu đề: Oppenheimer - cha đẻ của bom, người Hùng nước Mỹ Gửi bởi: SSX trong 22 Tháng Ba, 2013, 12:37:00 pm

Oppenheimer lên đồng cũng chẳng được bao lâu. Cha đẻ của bom, người hùng nước Mỹ nhanh chóng biến thành kẻ tội đồ, có thể tính bắt đầu từ năm 1949.

Nguyên nhân thì nhiều và có nhiều cách giải thích khác nhau, nhiều cách là lấp liếm. Thực chất là xuất phát từ chính sách hạt nhân của Mỹ. Oppenheimer thông minh, có tài... dĩ nhiên thế, nên ông ta cũng nhanh chóng nhận ra sự tởm lợm của cái chính sách ấy và bắt đầu phản đối.

Phạm thượng phải bị trừng phạt. Giáo chủ áo xám không để Oppenheimer yên.

Mặc dù có khối các nhà khoa học Mỹ đóng công tài liệu mật khênh lên tàu chở đi mà CQ Mỹ chỉ biết đứng nhìn chẳng thể làm gì. Lý do an ninh là đòn trừng trị tội đồ Oppenheimer đầu tiên. Ở Mỹ có một thuật gọi là "Giấy phép an ninh" hay Q clearance [ //en.wikipedia.org/wiki/Q_clearance ]. Oppenheimer bị gọi ra một ủy ban điều tra để thẩm vấn về vấn đề an ninh và bí mật quốc gia. Dậu đổ bìm leo, tất nhiên thế. Teller không quên mối thù hận cũ và bây giờ là dịp để trả hận. Những bằng chứng Teller cung cấp cho ủy ban đã được dùng để chống lại Oppenheimer. Rất nhanh, Oppenheimer bị vu là cộng sản, tuồn tài liệu mật cho Liên Xô, phản đối bom H là theo lệnh từ Moscow, v, v. Cũng như cộng sản Klaus Fuchs, người bị kết tội gián điệp và ngồi tù.

Teller giờ lại là người hùng cho dù chẳng ai biết ông ta đã nói gì hay cung cấp cái gì cho Ủy ban điều tra. Còn Oppenheimer bị coi là hiểm họa an ninh quốc gia, cho dù không bị xét xử nhưng bị tước bỏ gần như mọi thứ: Mất chức giám đốc phòng thí nghiệm Los Alamos và New Mexico. bị đuổi khỏi Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ, bị cấm tiếp xúc với các chương trình nghiên cứu, bị theo dõi nghiêm ngặt và dĩ nhiên chẳng còn được thắt cà-vạt trèo lên TV nữa.

Trường hợp Oppenheimer giống như Sakharov [//www.aip.org/history/sakharov/] bên Liên Xô, nhưng Oppenheimer may mắn hơn, không bị ngồi tù hay lưu vong và được phục chức: giám đốc Viện nghiên cứu phát triển Princeton năm 1954, thực chất là một chức vụ vô thưởng vô phạt không liên quan đến các chương trình hạt nhân và chỉ là giảng dạy vật lý hạt nhân cho đám học trò. Dòng họ Oppenheimer là một Do Thái thế lực tầm cỡ thế giới.

Oppenheimer và quả bom trên bãi thử, đen tối giống như bóng thần chết hiện về [//ozebook.com/wordpress/wp-content/uploads/2011/07/Nuclear_04.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 22 Tháng Ba, 2013, 07:16:32 pm

Yêu cầu các bác Mod. "Tiển lên đường" giùm bài trên và cả bài này "SPAM" loạn cả các bác mod ơi. Chính trị chính em... làm gì.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 22 Tháng Ba, 2013, 08:25:19 pm

Yêu cầu các bác Mod. "Tiển lên đường" giùm bài trên và cả bài này "SPAM" loạn cả các bác mod ơi. Chính trị chính em... làm gì.

Chính trị cái gì cậu. Lần đầu tiên có bài như thế bằng tiếng Việt đấy. Để nó ở đó để biết số phận cha đẻ ra bom thế nào. Không lại cứ tưởng ông ta vẫn đang ngự trên tượng đài vinh quang lắm lắm.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 28 Tháng Ba, 2013, 07:38:21 pm

Như vậy, qua các bài viết chúng ta hình dung ra nén nhiên liệu quan trọng như thế nào trong quả bom hạt nhân.

Hai quả bom đầu tiên nổ ở Nhật Bản Little Boy và Fat Man khác nhau 1 quả không nén và 1 có nén đã khác nhau đến chục lần hiệu suất phân rã.

Trong đời sống hàng ngày, không lạ gì mỗi lần chúng ta ngồi ô tô, tàu thủy, xe lửa, máy bay. Hiệu suất hoạt động của các động cơ nhiệt của chúng có cao hay không cũng nhờ tỉ số nén có cao hay không.

Ở bom H, để nổ được cần nén rất mạnh, những mô hình đầu tiên mà Teller và các nhà bác học Mỹ đưa ra, chỉ chất nhiên liệu nhiệt hạch D-T xung quanh cái nhân phân rã đã không thành công.

Cả mô hình bom kép mà bom H hình trụ cũng kém thành công bởi hình trụ kém chịu nén, vật liệu nhiệt hạch dưới tác động bom A nổ đã rã ra và tản mát [Teller về sau đổi ra hình cầu như đầu đạn W88 mới nổ được].

Như thế này: [//media-1.web.britannica.com/eb-media/04/114404-004-C8605860.jpg]

Như vậy là các bài toán khác nhau, đều có chung một số thông số cần giải quyết, ví như nén ban đầu.

Tính toán trong bom A, hàng tấn chất nổ hóa đã nén được nhiên liệu phân rã lên cả hàng ngàn lần. Chất rắn Pu-239, U-235 bị co thể tích, tăng mật độ lên 2,5 lần. Học vật lý, các em bé được thầy cô bảo chất lỏng như nước đã là không nén được, kể cả dưới hàng ngàn at, nhưng các thầy cô đã không nói điều đó đúng trong một số điều kiện, và có một điều kiện khác biệt ở quả bom là xung chứ không phải nén tĩnh. Ở Bom H, có khác một chút, nén bằng chất nổ hóa không đủ để kích phản ứng nhiệt hạch. Năng lượng từ bom A thoát ra, 80% là X-ray không có tác dụng đốt nóng nhiên liệu D-T.

Để nén và đốt nóng khối D-T đến trạng thái phản ứng tổng hợp, cần tận dụng hiệu ứng áp lực sóng điện từ, bởi photon là thứ bay ra đầu tiên từ vụ nổ bom A, rồi mới đến neutron nên cần cái vỏ nặng U-238 để phản xạ, cần làm khối D-T thành hình cầu tròn đều tập trung photon phản xạ từ vỏ U-238. Cái vỏ U-238 rất dày chặn neutron bắt nó quay trở lại khối nhiên liệu theo nghĩa phản xạ. Chứ neutron không phải là chất khí mà thoát ra từ khe hở nào đó như các bác học Mỹ trứ danh tưởng tượng. Nhiệt và mật độ cao tăng khả năng va chạm của các nucleus và trong hàng triệu/tỷ lần va chạm, phản ứng tổng hợp có khả năng xảy ra. Đó cũng là cái ẩn ý của khái niệm nhiệt hạch. Nhưng không thấy tài liệu nào đề cập nó nén được bao nhiêu, chỉ biết là rất lớn.

Điều đó nhiều sách vở tử tế đề cập công khai, không có gì là bí mật cả.

Trong ứng dụng nhiệt hạch thu năng lượng, có điều khiển, như Tokamak ở Liên Xô hay laser fusion mà người Mỹ gọi là National Ignition Facility đều không thành công nhiệt hạch.

Nhưng trước hết chúng ta xem qua áp lực sóng điện từ cái đã.

Ánh sáng gây áp lực lên bề mặt vật chất chúng đập vào được nhà bác học tên tuổi James Clerk Maxwell chỉ ra từ tận năm 1871. Thời đó rất cổ lỗ, không có các phương tiện hiện đại để thí nghiệm mà không hiểu làm sao ông đã tính toán rất chính xác chứ không chỉ là nêu ra hiện tượng. Ông tính toán từ lý thuyết điện từ-lượng tử của ông. Về sau, nhà vật lý Peter Lebedev đã làm nhiều thực nghiệm chứng minh Maxwell hoàn toàn đúng.

Có rất nhiều nhà khoa học quả thật vĩ đại. Thậm chí trong lịch sử nghiên cứu khoa học, mỗi ai đó nhớ hết được tên của họ đã là quá vất vả. Thay vào đó, các cháu nghiên cứu khoa học thời đại @ chỉ cần nhớ mỗi cái tên Anhxtanh là đủ. Tất tần tật cái gì cũng Anhxtanh, Anhxtanh là cha đẻ ra photon, đẻ ra bom nguyên tử, đẻ ra thời gian, đẻ ra không gian, đẻ ra cả vũ trụ. Có rất nhiều cháu đi du học bằng tiền của nhà nước cơ đấy, mai ngày về nước bằng này cấp nọ, làm ông to bà lớn! Chết cha! Cái thời những người như anh huyphongssi sang Liên Xô trong đói rách, rồi về nước cũng vất vưởng phải đi canh chim trong sân bay nhưng làm sao vẫn giữ được đầu óc minh mẫn. Các cháu đi du học theo tiêu chuẩn Mỹ bây giờ lại toàn bị nhồi sọ.

Peter Lebedev đã làm thí nghiệm và chứng minh công thức áp lực sóng điện từ của Maxwell là đúng cho dù áp lực là rất nhỏ. Thí nghiệm của ông đơn giản thôi: một tấm kim loại mỏng gắn trên trục quay được, một nửa bôi đen và nửa để trắng, chiếu ánh sáng lên một bên và nó quay. Đo đạc của Lebedev thấy sai số với tính toán của Maxwell là +- 20%. Về sau ông làm thí nghiệm khác nữa, cho kết quả chính xác hơn nhiều. Liên Xô trước đây còn phóng cả một vệ tinh mang một cái ô hylebol rất lớn xòe ra hứng ánh sáng mặt trời. Họ thử nghiệm sức đẩy photon để có thể bay xa trong hệ mặt trời. Nhưng rất tiếc là thử nghiệm đã thất bại chỉ vì cái ô đó đã không xòe ra được theo đúng hình dáng yêu cầu và bị rách. Nhật Bản về sau cũng có 1 vệ tinh là Akatsuki gắn thêm "cánh buồm" để phụ thêm sức đẩy bay đến Venus.

Và như vậy, không nghi ngờ gì ứng dụng hiệu ứng áp lực sóng điện từ trở thành quan trọng nhất để quả bom H phát nổ. Cả lò plasma Tokamak, cả National Ignition Facility rất tốn kém nhưng đã thất bại bởi chúng không tạo ra những điều kiện giống như ở quả bom.

Minh họa thí nghiệm Lebedev áp lực ánh sáng làm quay một tấm kim loại. [//alligater.org/images_4/600px-Light_press.jpg]

Cái hình này đúng về nguyên lý nhưng sai về kết cấu, nó phải hình cầu mới nổ được. Hình số 5 ghi rõ: compressed; [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/27/Teller-Ulam_device_firing_sequence.png]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Thóc trong 28 Tháng Ba, 2013, 09:33:44 pm

Để nén và đốt nóng khối D-T đến trạng thái phản ứng tổng hợp, cần tận dụng hiệu ứng áp lực sóng điện từ, bởi photon là thứ bay ra đầu tiên từ vụ nổ bom A, rồi mới đến neutron nên cần cái vỏ nặng U-238 để phản xạ, cần làm khối D-T thành hình cầu tròn đều tập trung photon phản xạ từ vỏ U-238. Cái vỏ U-238 rất dày chặn neutron bắt nó quay trở lại khối nhiên liệu theo nghĩa phản xạ. Chứ neutron không phải là chất khí mà thoát ra từ khe hở nào đó như các bác học Mỹ trứ danh tưởng tượng. Nhiệt và mật độ cao tăng khả năng va chạm của các nucleus và trong hàng triệu/tỷ lần va chạm, phản ứng tổng hợp có khả năng xảy ra. Đó cũng là cái ẩn ý của khái niệm nhiệt hạch. Nhưng không thấy tài liệu nào đề cập nó nén được bao nhiêu, chỉ biết là rất lớn.

Nén tới nhiệt độ 10^8K và làm tăng mật độ hạt lên 10^3 lần. Đấy là những thông số đã được thực nghiệm kiểm chứng cho quá trình phản ứng hạt nhân bằng giam hãm quán tính.

Và như vậy, không nghi ngờ gì ứng dụng hiệu ứng áp lực sóng điện từ trở thành quan trọng nhất để quả bom H phát nổ. Cả lò plasma Tokamak, cả National Ignition Facility rất tốn kém nhưng đã thất bại bởi chúng không tạo ra những điều kiện giống như ở quả bom.

Bác muốn nói về thất bại gì? nếu là vấn đề tạo ra phản ứng nhiệt hạch thì cả 2 cái đều đã tạo ra được những phản ứng tổng hợp. Còn nếu muốn nói về khả năng ứng dụng để sản xuất năng lượng thì đã có những bước thành công trong quy mô phòng thí nghiệm đặc biệt là với các máy tổng hợp sử dụng laser.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 29 Tháng Ba, 2013, 01:12:29 am

Để nén và đốt nóng khối D-T đến trạng thái phản ứng tổng hợp, cần tận dụng hiệu ứng áp lực sóng điện từ, bởi photon là thứ bay ra đầu tiên từ vụ nổ bom A, rồi mới đến neutron nên cần cái vỏ nặng U-238 để phản xạ, cần làm khối D-T thành hình cầu tròn đều tập trung photon phản xạ từ vỏ U-238. Cái vỏ U-238 rất dày chặn neutron bắt nó quay trở lại khối nhiên liệu theo nghĩa phản xạ. Chứ neutron không phải là chất khí mà thoát ra từ khe hở nào đó như các bác học Mỹ trứ danh tưởng tượng. Nhiệt và mật độ cao tăng khả năng va chạm của các nucleus và trong hàng triệu/tỷ lần va chạm, phản ứng tổng hợp có khả năng xảy ra. Đó cũng là cái ẩn ý của khái niệm nhiệt hạch. Nhưng không thấy tài liệu nào đề cập nó nén được bao nhiêu, chỉ biết là rất lớn.

Nén tới nhiệt độ 10^8K và làm tăng mật độ hạt lên 10^3 lần. Đấy là những thông số đã được thực nghiệm kiểm chứng cho quá trình phản ứng hạt nhân bằng giam hãm quán tính.

Và như vậy, không nghi ngờ gì ứng dụng hiệu ứng áp lực sóng điện từ trở thành quan trọng nhất để quả bom H phát nổ. Cả lò plasma Tokamak, cả National Ignition Facility rất tốn kém nhưng đã thất bại bởi chúng không tạo ra những điều kiện giống như ở quả bom.

Bác muốn nói về thất bại gì? nếu là vấn đề tạo ra phản ứng nhiệt hạch thì cả 2 cái đều đã tạo ra được những phản ứng tổng hợp. Còn nếu muốn nói về khả năng ứng dụng để sản xuất năng lượng thì đã có những bước thành công trong quy mô phòng thí nghiệm đặc biệt là với các máy tổng hợp sử dụng laser.

Mình nhà quê, đang nói cái khối Li-D bị nén bao nhiêu khi quả bom A bên cạnh nổ. Chứ không nói hạt nào cả. Còn nén khối Pu-239 chẳng hạn, chất nổ hóa người ta đo được anh bạn ạ.

Thất bại nhiệt hạch anh bạn ạ. Bạn nên nói chi tiết Tokamak và laser fusion đã có phản ứng tổng hợp nhiệt hạch ở đâu, khi nào! Ai công bố? Như thế mới phải đạo gõ phím chứ.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 30 Tháng Ba, 2013, 09:20:52 pm

Bác muốn nói về thất bại gì? nếu là vấn đề tạo ra phản ứng nhiệt hạch thì cả 2 cái đều đã tạo ra được những phản ứng tổng hợp. Còn nếu muốn nói về khả năng ứng dụng để sản xuất năng lượng thì đã có những bước thành công trong quy mô phòng thí nghiệm đặc biệt là với các máy tổng hợp sử dụng laser.

Anh bạn của chúng ta cho đến giờ vẫn chưa trả lời và chắc chắn không thể trả lời nổi. Chứng tâm thần hoang tưởng chém dó lây lan khắp nơi. Biến www.vnmilitaryhistory.net/ thành nơi đầu tiên công bố "cả 2 cái đều đã tạo ra được những phản ứng tổng hợp."

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Thóc trong 31 Tháng Ba, 2013, 12:26:21 am

He he, cái quả bom A nó nổ bên cạnh nó nén bao nhiêu thì tùy người chế tạo, thích làm to hay nhỏ, nhưng tối thiểu đã nói rồi, 10^8K và mật độ tăng lên 10^3.

Còn về phản ứng tổng hợp, tokamak không ít lần tạo được rồi. vấn đề là năng lượng tạo ra bằng bao nhiêu phần năng lượng cung cấp. Kỉ lục đây, năm 1997 //fpa.ucsd.edu/ARC97/fpn97-22.shtml

Còn về tổng hợp bằng laser thì từ thời máy NOVA đã đạt được tiêu chuẩn Lawson rồi, đơn giản cũng là số phản ứng tổng hợp ít thôi, biếu bác cái ảnh [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/eb/Fusion_target_implosion_on_NOVA_laser.jpg]

P/s: chém gió chứ không phải chém dó bác ạ ;D ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 01 Tháng Tư, 2013, 06:04:11 pm

Gì nhỉ? trong số đó có cái rõ nhất là JET của châu Âu. Họ tuyên thu được 16 MW fusion trong số 25 MW tiêu thụ.

Jet tuyên thì Princeton tuyên ông tạo ra trước. Nhưng rất lắm vấn đề trong những tuyên bố kiểu này, và không có giải Nobel nào cả.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Thóc trong 02 Tháng Tư, 2013, 11:05:39 am

Có vấn đề gì liên quan tới giải Nobel ở đây hả bác?

Đây chỉ là những bước chưa chân dang dở của con người trong nỗ lực ứng dụng năng lượng nhiệt hạch cho mục đích phi quân sự, mà như người Tây phương vẫn hay nói là "biến thanh gươm thành lưỡi cày". Không thể phủ nhận những nỗ lực to lớn của các nhà khoa học để đạt đến kết quả "dang dở" đó, nhưng rõ ràng là nó chưa đột phá, chưa hoàn thiện, chưa có bước ngoặt đủ để tạo ra một sự khác biệt trong lĩnh vực ứng dụng để có thể trao giải thưởng tầm cỡ kiểu Nobel.

Số phản ứng tổng hợp nhiệt hạch là quá ít, năng lượng thu được nhỏ hơn nhiều lần năng lượng cung cấp. +Vấn đề của Tokamak là từ trường, nó phải tạo ra 1 từ trường mạnh hơn nữa để giữ cho điều kiện phản ứng đủ lâu. +Vấn đề của tổng hợp laser là phải tạo ra nguồn laser đủ mạnh và đặc biệt là phải đồng bộ hóa hàng trục, hàng trăm nguồn laser cực mạnh đó chiếu tới cùng lúc vào 1 quả cầu bé tí nặng vài mg. 1 tích tắc sai xót đều làm quá trình giữ quán tính hoảng bét. Các laser hiện đại là đủ mạnh, công suất của nó có thể bằng vài trăm lần công suất điện được sản xuất trên toàn thế giới, nhưng vấn đề đồng bộ hóa nó vẫn chưa được giải quyết triệt để => số phản ứng nhiệt hạch tạo ra quá ít cho mỗi lần thử nghiệm hao tiền tốn của.

Chúng ta sẽ không thể tạo ra 1 W điện nào với cái những nhà máy nhiệt hạch như vậy, tại sao lại nghĩ đến các giải thưởng ?

Ngoài lề, để được giải Nobel, cần rất nhiều yếu tố. Higgs boson được LHC của CERN công bố phát hiện vào năm ngoái, có thể nói là không có kênh Quốc gia nào không đưa tin này, nhưng vì sao nó vẫn chưa có giải Nobel ? ;]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 02 Tháng Tư, 2013, 11:26:47 am

Khối giải Nobel được trao cho những thứ ấm ớ vớ vẩn. Làm sao lại không trạo cho JET với phản ứng tổng hợp vĩ đại?

Tại sao tuyên thành công fusion năm 1997, 2 năm sau vộ vã đóng cửa? Với lý do không đủ nguồn điện và quá ô nhiễm. Rồi cũng rất nhanh đưa dự án ITER cả chục tỷ khác nữa.

Từ 2 lý do đó có quá nhiều ngờ vực. Dĩ nhiên, khoa học thổ tả thời nay đã không còn công bố dữ liệu nhưng có thể chỉ ra thế này:

Không đủ điện: vậy tính 16 MW thu được trên 25 MW tiêu thụ thế nào? Trong khi cứ bật máy lên là cần nguồn điện 500 MW.

Ô nhiễm: phóng xạ và bức xạ, bức xạ là đủ các loại tia độc hại. I-on năng lượng cao phá hủy mọi thứ. Môi trường plasma có tạo ta neutron không? Có đấy. Nó sinh neutron p+e->n.

Chính neutron này gây ô nhiễm khi bắn phá vật liệu tạo vô vàn các chất phóng xạ thứ cấp, trong đó có Cô-ban 60, cac-bon 14.

Neutrong bắn vào Li6 sinh He. Như vậy cả neutron cả He đều có mặt mà không cần phản ứng tổng hợp.

Liên Xô không tuyên bố họ thành công nhiệt hạch mà còn báo cáo có đủ loại ô nhiễm.

Vậy liệu có bịp bợm ở đầy không?

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Thóc trong 02 Tháng Tư, 2013, 12:15:25 pm

Khối giải Nobel được trao cho những thứ ấm ớ vớ vẩn.

Xin được ngả mũ bái phục độ "dũng cảm" trong phát biểu của bác.

Xin hỏi bác là các nhà máy điện hạt nhân sử dụng phản ứng phân hạch bây giờ nó có ô nhiễm không? có bác ạ. Nhưng người ta đã tìm cách khắc chế, xử lý nó để sử dụng nguồn năng lượng nó tạo ra. Nhiệt hạch cũng vậy, tôi có đọc topic này, như một bác đã nói, đã nói đến hạt nhân thì không bao giờ có chữ sạch.

Cuối cùng.

Liên Xô không tuyên bố họ thành công nhiệt hạch mà còn báo cáo có đủ loại ô nhiễm.

Vậy liệu có bịp bợm ở đầy không?

Liên Xô là một quốc gia từng tồn tại, không phải là cả thế giới bác ạ.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 02 Tháng Tư, 2013, 01:05:09 pm

Cậu tự bái phục mình vì lòng dũng cảm thì hơn. Cả tokamak Liên Xô cả laser Mỹ chưa bao giờ công bố thành công nhiệt hạch, trừ những tờ lá cải vặn vẹo ngôn ngữ.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 05 Tháng Tư, 2013, 01:38:05 pm

Xin lỗi các bác... kỳ này bận quá, thành không tiếp tục được. Mới rảnh được một bửa, lang mang vào đọc bài để giảm căng thẳng. Thì hình như còn căng thẳng hơn các bác ạ. Kinh tế Mỹ xuống thấp quá, làm phải lo kinh tế gia đình trước, các bác ạ.

Đọc thấy bài bạn SSX viết, muốn hỏi vài câu. Hy vọng lần này bạn trả lời tôi. Đừng giả lờ, hay "post" vài bài khác, rồi lơ đi. Những câu hỏi của tôi là mấu chốt về nguyên lý của phản ứng nguyên tử đấy, không lạc đề đâu... nên bạn đừng né tránh.

Tính toán trong bom A, hàng tấn chất nổ hóa đã nén được nhiên liệu phân rã lên cả hàng ngàn lần. Chất rắn Pu-239, U-235 bị co thể tích, tăng mật độ lên 2,5 lần. Học vật lý, các em bé được thầy cô bảo chất lỏng như nước đã là không nén được, kể cả dưới hàng ngàn at, nhưng các thầy cô đã không nói điều đó đúng trong một số điều kiện, và có một điều kiện khác biệt ở quả bom là xung chứ không phải nén tĩnh. Ở Bom H, có khác một chút, nén bằng chất nổ hóa không đủ để kích phản ứng nhiệt hạch. Năng lượng từ bom A thoát ra, 80% là X-ray không có tác dụng đốt nóng nhiên liệu D-T.

À đây rồi. Tôi đã từng hỏi bạn đã hiểu thế nào là “nén” chưa? Bạn chưa trả lời đả lảng sang chuyện khác. Giờ bạn lại nhắc đến “nén”. Tốt, vậy thì cho tôi hỏi thế nào là nén “... xung chứ không phải tĩnh...” ?

... Chứ neutron không phải là chất khí mà thoát ra từ khe hở nào đó như các bác học Mỹ trứ danh tưởng tượng...

Định nghĩa chất khí: Các chất khí là tập hợp các nguyên tử hay phân tử hay các hạt nói chung trong đó các hạt có thể tự do chuyển động trong không gian. Lực tương tác giữa các hạt rất yếu, và các hạt chủ yếu tương tác với nhau qua va chạm ngẫu nhiên, hoặc với thành chứa. Các hạt chuyển động với tốc độ và hướng ngẫu nhiên, và các vận tốc của các hạt chỉ thay đổi đáng kể thông qua các va chạm ngẫu nhiên với nhau hoặc với thành vật chứa. Hay là: “Газ [газообразное состояние] [от нидерл. gas, восходит к др.-греч. χάος] — агрегатное состояние вещества, характеризующееся очень слабыми связями между составляющими его частицами [молекулами, атомами или ионами], а также их большой подвижностью. Частицы газа почти свободно и хаотически движутся в промежутках между столкновениями, во время которых происходит резкое изменение характера их движения.”

Bạn định nghiã chất khí là như thế nào? Cái này sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về sự di chuyển của hạt và phân tử. Còn bạn tìm tòi thêm chút nữa, bạn sẽ hiểu thế nào là hạt và thế nào là sóng trong cơ học lượng tử.

...Nhiệt và mật độ cao tăng khả năng va chạm của các nucleus và trong hàng triệu/tỷ lần va chạm, phản ứng tổng hợp có khả năng xảy ra. Đó cũng là cái ẩn ý của khái niệm nhiệt hạch. Nhưng không thấy tài liệu nào đề cập nó nén được bao nhiêu, chỉ biết là rất lớn.

Điều đó nhiều sách vở tử tế đề cập công khai, không có gì là bí mật cả.

Vì các sách vở về nguyên tử thường dạy cho trình độ đại học chuyên khoa, nên không cần nhắc tới căn bản vở lòng của cấp trung học phổ thông bạn ạ. Không có gì bí mật cả. Còn nén bao nhiêu? Thì bạn hảy trả lời câu hỏi về "nén" của tôi ở trên đi. Rồi chúng ta trao đổi tiếp.

... Có rất nhiều cháu đi du học bằng tiền của nhà nước cơ đấy, mai ngày về nước bằng này cấp nọ, làm ông to bà lớn! Chết cha! Cái thời những người như anh huyphongssi sang Liên Xô trong đói rách, rồi về nước cũng vất vưởng phải đi canh chim trong sân bay nhưng làm sao vẫn giữ được đầu óc minh mẫn. Các cháu đi du học theo tiêu chuẩn Mỹ bây giờ lại toàn bị nhồi sọ.

Nhắc đến bạn huyphongssi, thì tôi cũng rất ngưỡng mộ kiến thức uyên bác của bạn ấy về các loại lò nguyên tử. Đồng thời những đóng góp đáng kể về máy bay, hỏa tiển, ra-đa, vân vân. Bạn ấy có một lượng kiến thức rất bao quát và không ít khổ công tìm tòi thêm bài vở hay cho VMH. Thành thật mà nói, tôi rất khâm phục.

Nhưng giờ thấy bạn [SSX] nói là “... vất vưởng phải đi canh chim trong sân bay...” sau khi du học Liên Xô thì cũng là điều lạ và đáng buồn. Bạn có nói khoác không đấy? Tại học sai ngành cho nên không có đất dụng võ? Học chưa tới nơi, tới chốn, thành ra không phục vụ được cho xã hội? Hay trình độ quá cao, đất nước chưa cần dùng đến?

Bạn có thể nói rỏ hơn không? Để đám đàn em đang đi học, nhìn theo đó mà rút kinh nghiệm.

Cái hình này đúng về nguyên lý nhưng sai về kết cấu, nó phải hình cầu mới nổ được. Hình số 5 ghi rõ: compressed; [//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/27/Teller-Ulam_device_firing_sequence.png]

Tại sao và vì sao phải hình cầu? Ai bảo với bạn là phải hình cầu vậy? Cứ thấy bom phân hạch hình cầu, là phần 2 bom H phải hình cầu sao? Bạn hiểu về nguyên lý radar và phương pháp truyền sóng và dẫn sóng chưa [wave guide] ấy? Nghiên cứu phần ấy sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về cơ cấu nén hợp hạch.

\==== Xin đừng chê Mỹ ngu, hay Nga dốt... bởi vì, chúng ta chỉ cần phân nữa ngu của Mỹ + phân nữa dốt của Nga + phân nữa thiện chiến của QDNDVN... thì anh hàng xóm bự con, có mà dám hó hé. Phải không các bác.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 07 Tháng Tư, 2013, 03:56:38 pm

Mượn câu nói hay nhất của bạn, trả lại cho bạn:

Anh bạn của chúng ta cho đến giờ vẫn chưa trả lời và chắc chắn không thể trả lời nổi. Chứng tâm thần hoang tưởng chém dó lây lan khắp nơi. Biến www.vnmilitaryhistory.net/ thành nơi đầu tiên công bố "Chất rắn Pu-239, U-235 bị co thể tích, tăng mật độ lên 2,5 lần...một điều kiện khác biệt ở quả bom là xung chứ không phải nén tĩnh."

Bây giờ bạn nghĩ như thế nào???

Xin từ đây hảy trao đổi hòa hoản một chút, lịch sự một chút, và người lớn một chút. Chúng ta không ai giỏi tất cả mọi mặt cả. Cho nên hảy lấy tinh thần hòa hoản mà học hỏi lẫn nhau. Vẫn còn rất nhiều điều tôi cần học hỏi ở bạn đấy.

\=================

Làm sao nén lên đến 2,5 lần?

Hồi tôi học phổ thông thì không nhớ thầy cô có nói là chất lỏng không nén được... hay không? Lâu quá không còn nhớ nỗi. Hơn nữa vì lúc ấy tự cao, cho là mình giỏi toán và vật lý, nên cứ tới tiết học đó là cúp cua đi bơi và chơi bóng bàn. Cuối học kỳ là phải thi lại, vì thiếu điểm để lên lớp. Còn được thầy cô tặng cho cái danh hiệu "học sinh cá biệt", về nhà bị ăn đòn mềm cả mông. Rút kinh nghiệm lúc nhỏ, nên khi lên đại học cố gắng học hành đàng hoàng hơn. :D ;D Theo như chương trình đại học vật lý thì nước củng vẫn ép/nén được, nhưng cần phải dùng một lực cực cao. Với khoảng 100 triệu Pascals, 1000 bars, chúng ta sẽ còn khoảng 95% thể tích nước, ở nhiệt độ 25 độ C. Trong ứng dụng kỷ thuật hằng ngày có những thứ người ta ép được lên đến 6000 bars, như máy phun nước dùng cắt đá chẳn hạn. Nhưng với 6000 bars hay hơn nữa củng không đủ để nén PU-239 lên đến 2,5 lần.

Cái chử "nén" này nó không cùng nghĩa với chử nén hằng ngày mà chúng ta hay xài.

Khối PU-239 với khối lượng gần tới hạn, được ép mỏng thành khối hình cầu rổng ruột. Khi bị ép/nén mạnh vào, thành một khối cầu đặc ruột, thì năng lượng cần có rất là cao. Đồng thời sức "nén" là theo cách "dập" vào. Như chúng ta đập mạnh vào cánh cửa, thay vì đẩy. Trường hợp này, năng lượng hầu hết sẽ biến thành nhiệt năng. Như chúng ta biết, kim loại gặp nóng thì nở ra, lạnh thì teo lại. Trường hợp này cũng vậy Pu-239 hấp thụ được một khối năng lượng cực lớn từ chất nổ hoá. Các phân tử có khuynh hướng giản nở, nhưng trên thực tế thì thể tích chỉ có giảm chứ không tăng [giảm cở 1%]. Do đó "áp xuất ảo" này làm cho các phân tử "cảm nhận" như đả được "nén" lên đến 2,5 lần.

Nếu bác nào muốn hiểu chính xác hơn, nên tham khảo thêm phần vật lý cơ học và nhiệt học. Nhưng chúng ta chỉ cần hiểu một cách "a-ma-tơ" thôi, cho nên cách giải thích trên coi như tạm ổn vậy. ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 07 Tháng Tư, 2013, 09:24:09 pm

Những người khác đọc bài SSX viết yên tâm là có đầy đủ nguồn gốc. Còn anh bạn trẻ trên đây thì mất trí rồi đấy.

Học lại những khái niệm cơ bản nhất đi cái đã. Chất khí là gì? Neutron là chất khí? Khí Neutron thoát ra khe hở nên phải mạ vàng?

Khái niệm cơ bản lẫn lộn lung tung đòi giảng về nguyên tử về xung về nén về nổ định hướng?

Đừng làm trò trẻ cắt ghép chỗ này vào chỗ kia, việc đó không giống một người có văn hóa cho lắm. ---------- Nhắc lần thứ nhất! Yêu cầu không đả kích cá nhân trong thảo luận!

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 07 Tháng Tư, 2013, 09:35:17 pm

Những người khác thông cảm không đọc những bài kiểu học sinh lớp 7 này!

Nào định nghĩa chất khí [wiki]:

Các chất khí là tập hợp các nguyên tử hay phân tử hay các hạt nói chung trong đó các hạt có thể tự do chuyển động trong không gian. Lực tương tác giữa các hạt rất yếu, và các hạt chủ yếu tương tác với nhau qua va chạm ngẫu nhiên, hoặc với thành chứa. Các hạt chuyển động với tốc độ và hướng ngẫu nhiên, và các vận tốc của các hạt chỉ thay đổi đáng kể thông qua các va chạm ngẫu nhiên với nhau hoặc với thành vật chứa.

Tiếp:

Nguyên tử là đơn vị cơ bản của vật chất chứa một hạt nhân ở trung tâm bao quanh bởi đám mây điện tích âm các electron. Hạt nhân nguyên tử là dạng gắn kết hỗn hợp giữa các proton mang điện tích dương và các neutron trung hòa điện [ngoại trừ trường hợp của nguyên tử hiđrô, với hạt nhân ổn định chỉ chứa một proton duy nhất không có neutron].

Như vậy, neutron không phải là chất khí, nó là hạt hạ nguyên tử. Hạ nguyên tử bao gồm neutron, proton, electron. Ví von thô thiển, nguyên tử là sân bóng, thì neutron hay proton to bằng quả bóng đặt ở giữa sân. Không có bất cứ tính chất nào để neutron tự do có hành vi giống chất khí như chui qua khe hở hay đựng được trong bình trong lọ. Hạt neutron trong trạng thái tự do, nhiệt độ bình thường chui qua mọi thành bình nếu không đủ dầy. Đối với U-238 người ta nói nó phải dầy đến 10 cm để chặn được neutron nhiệt.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2013, 09:41:01 pm

Còn anh bạn trẻ trên đây thì mất trí rồi đấy.

Tôi nghĩ là không ai mất thời gian vào đây để đọc những thứ như thế này cả. Nếu bạn đúng thì hãy chứng minh người ta sai bằng chứng cứ, lý lẽ chặt chẽ đi.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: mig21-58 trong 07 Tháng Tư, 2013, 10:28:08 pm

Cậu tự bái phục mình vì lòng dũng cảm thì hơn. Cả tokamak Liên Xô cả laser Mỹ chưa bao giờ công bố thành công nhiệt hạch, trừ những tờ lá cải vặn vẹo ngôn ngữ.

Thực ra có lẽ nói như thế này , thì đúng hơn : -cả liên xô , và hoa kỳ ,chưa chế tạo được thiết bị điều khiển được phản ứng nhiệt hạch , có hiệu quả kinh tế ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 07 Tháng Tư, 2013, 11:55:05 pm

Tôi cũng thấy vậy bác Mig21-58 ạ. Có thành công, nhưng hiệu quả kinh tế thì hình như chưa mấy khả quan. :-[ :-[

Bạn SSX: Thật tiếc là năm lớp 7 thì tôi đả cúp-cua rồi, học dốt như tinh, làm gì còn nhớ nữa mà định nghĩa khí, với không khí. ;D ;D Cái phần đó là tôi cóp-dê nguyên văn trên wiki đấy... kể cả phần tiếng Nga, hì hì. ;D Không ngờ cả Nga lẫn Việt chỉ có trình độ lớp 7 trên wiki... ;D ;D ;D

Bạn chỉ cho tôi ở chổ nào tôi nói neutron là chất khí nào? Tôi chỉ đem định nghĩa chất khí vào... để đưa "ẩn ý" cho bạn hiểu thôi. Như là "...các va chạm ngẫu nhiên với nhau hoặc với thành vật chứa.". Thôi để tôi làm rỏ cho bạn dể hiểu.

SSX: Neutron có phải là chất khí không? DanViet2011: Không bạn ạ. Nhưng tính chất nó còn "loảng" hơn cả chất khí nữa.

SSX: Không có bất cứ tính chất nào để neutron tự do có hành vi giống chất khí như chui qua khe hở... DV: Vậy là neutron không chui qua được khe hở...??? SSX: Hạt neutron trong trạng thái tự do, nhiệt độ bình thường chui qua mọi thành bình nếu không đủ dầy. DV: Neutron chui qua được thành bình, vậy mà không chui qua được khe hở... tôi bó-tay với bạn đấy. ;D ;D ;D

Tặng lại bạn những câu nói "rất lịch sự"

Còn anh bạn trẻ trên đây thì mất trí rồi đấy.

Này! Xin lỗi. Mất thời gian vào đây đọc không phải là đọc những cái thứ kiểu thế này. Đề nghị các quản trị duy trì chặt chẽ nội quy của diễn đàn. Nếu giỏi hãy chứng minh người ta sai bằng chứng cứ, lý lẽ chặt chẽ đi. Đả kích, châm chọc nhau không có nghĩa là mình đúng

BQT không có lý do gì để duy trì những bài viết bậy bạ, phản khoa học. Rất nhiều người trong này có kiến thức, hiểu biết. Chỉ có điều người ta viết ra hay không mà thôi.

Mượn 3 cái "quote" trên củng đủ nói lên tất cả những gì tôi muốn nói với bạn. Tôi chỉ xin bạn hảy biết cư xử đúng đắn, để trao đổi học hỏi lẫn nhau mà thôi.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 08 Tháng Tư, 2013, 02:07:26 am

Các nhà tây học rất căm thù nén nhiên liệu. Họ chỉ mạ vàng khe hở mà thôi. Nếu hỏi thế sao little boy không nén, hiệu xuất 1,38%, fat man nén [tăng 2,5 lần mật độ, đạt 4,5 lần tới hạn], hiệu suất lên 17% họ im lặng. Họ cho rằng quả cầu Pu-239 với cái lỗ ở giữa vài mm, đường kính ngoài 89 mm là không nén được. Thế hơn 2 tấn thuốc nổ hóa để làm gì? Thế tại sao fat man nổ? Chắc dân được chúa chọn thì chúa làm.

[//i1320.photobucket.com/albums/u537/jtran2838/FatMan-pre_zps25f14e64.jpg]

Như nói ở bài trước, nhu cầu để làm quả bom H, cần quả A có công suất cả trăm kiloton. Fat man đã đạt ngưỡng khối lượng và kích thước [4,6 tấn]. Nó lại kém an toàn đến mức Mỹ không dám lắp ráp hoàn chỉnh mà phải vận chuyển rời.

Vậy thế nào để làm bom H có quả A to hàng trăm kiloton mà khối lượng lại không quá lớn? Liên Xô thì đơn giản thôi. Họ xẻ mảnh quả bom A ra. Như sơ đồ dưới, được cho là quả bom H Liên Xô đầu tiên – RDS-6s, mỗi mảnh hình tam giác khối lượng nhỏ dưới tới hạn [đánh số 1] được chèn bằng các đệm tam giác nhỏ và cách nhau khoảng trống màu đen. Khi chất nổ hóa đẩy các mảnh vào trong, chúng bật ra, các mảnh ghép khít vào nhau và khối lượng vượt tới hạn nhiều lần. Nếu là 6 mảnh như trong hình thì ít nhất nó mạnh hơn 6 lần fat man. Hình này chỉ là sơ đồ đơn giản, RDS-6s thực ra đã làm dạng bánh kếp nhiều lớp.

[//nw4.upanh.com/b1.s34.d3/ae79f8f6e427e8faa8850b1fdee1d32b_54666094.fusion.gif]

Còn quả bom A thuần túy rất to, người ta sẽ thay khoảng trống bằng các miếng hấp thụ neutron, ví dụ như boron. Khi nổ, miếng này bật ra. Như thế, làm được quả bom A rất lớn mà đơn giản. Mạ hết cái khoảng trống ấy hơi nhiều vàng đấy. Không mạ vàng mạ bạc già cả. Ai khôn ngoan, ai ngu ngốc biết liền. Không cần nói nhiều.

Dưới nữa, bom A kiểu gun-type của Liên Xô [loại đơn giản nhất] vẫn cứ nổ nén vào trong như thường.

[//nw5.upanh.com/b1.s35.d1/22e15110b05515d1ff003991ddb7aa53_54666095.guntype.jpg]

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: DanViet2011 trong 08 Tháng Tư, 2013, 04:24:48 am

Có tiến bộ. Bạn chỉ cần gạt cái câu "Ai khôn ngoan, ai ngu ngốc biết liền." thì là một bài tranh luận có giá trị. Các bác trên VMH dư đủ định kiến để phân tích đúng sai. Chúng ta càng tranh luận thì càng tiến bộ thôi. Vậy là tốt rồi đấy.

Thứ nhất trái bom RDS-6s ra đời tháng 8 năm 1953, trong khi hai trái bom thả ở Nhật ra đời từ kỷ thuật thời 1944. Vậy thì khó mà so sánh với khoảng thời gian cách biệt đến gần 9 năm. Sự so sánh này có quá khập khểnh không??? ;D ;D ;D ;]

Thứ hai, tôi chỉ cố tìm những chi tiết khi thời đó người ta đã làm gì... tại sao họ làm vậy. Cái hay và cái dở của họ là sự thành công của thế hệ sau. Người ta gọi là kinh nghiệm đấy bạn ạ. Nếu không có hàng tá người chết khi leo núi... thì người ta không cần phải nghĩ tới xài dây an toàn khi leo núi đâu. Sau vụ Chernobyl, các khoa học gia Nga đã tiến được những bước vượt bực. Thất bại là mẹ của thành công đấy.

Thứ ba, tôi chỉ giải thích theo nguyên lý vật lý để các bác trên VMH tham khảo thôi. Không dám nói đúng sai. Các bác trên VMH thừa khả năng để phán đoán và phân tích đúng sai. Tôi không làm việc lạm bàn giùm các bác ấy.

Thứ tư, như cái vụ xài Li-D trong phản ứng nguyên tử mà bạn SSX cứ hay nhắc đến, thì sai cả bối cảnh thời gian và cả không gian, trong thời kỳ hai trái bom đầu tiên này được xử dụng. Bởi vì chưa ai biết tác dụng của hợp chất này cả.

Hảy nhìn thấy cái dại của người, để tạo thành cái khôn cho mình. 9 năm sau, trái bom RDS-6s đả chứng tỏ được đều ấy.

Tôi có một chuyện này kể các bác nghe, tuy ngoài đề nhưng cũng nói lên được sự so sánh trên. Tôi bắt đầu học viết lập trình phần mềm vào khoảng 1981. Về phần mềm củng có cở gần 15 năm kinh nghiệm; về ngôn ngữ "C"/UNIX và rất hầu hết các loại Databases, đến năm 2000 thì không còn đụng đến phần mềm nữa. Từng là những nhóm tiên phong viết về "socket client/sever", tức là cha đẻ của hệ thống nối mạng [internet] ngày nay. Tự nghĩ mình cũng không đến nỗi tồi về điện toán, mặc dù là nghề tay trái. Vậy mà mới đây cô vợ vác về [tặng] cho cái phôn Samsung Galaxy*S III. Mày mò mãi xài không được. Gọi thằng cu [con tôi] đang học phổ thông, nhờ nó chỉ giùm. Thế mới biết chỉ có 12 năm mà mình đã hóa thành "đồ cổ" rồi.

Tái bút: Bạn SSX có thể "post" lại hai cái hình của bạn không? Hay dời hình qua trang mạng khác giùm. Tôi không nhìn thấy được, cám ơn trước.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Năm, 2013, 03:00:06 pm

Các bác dỗi nhau hay sao mà nghỉ giả lao lâu thế. Tiếp đi các bác!

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 16 Tháng Sáu, 2013, 11:35:02 am

Kính mời các bác sang bên này góp vui. Viết bài đả kích hay phản biện đều được khuyến khích. Đăng ký nick đơn giản thôi!

//diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=6712

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Thóc trong 16 Tháng Sáu, 2013, 06:41:13 pm

Kính mời các bác sang bên này góp vui. Viết bài đả kích hay phản biện đều được khuyến khích. Đăng ký nick đơn giản thôi!

//diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=6712

Hô hố, vâng "thiên tài" SSX cuối cùng đã tìm được một xó để "lật đổ" cha đẻ của vật lý lý thuyết hiện đại được cả thế giới công nhận. Tự biên tự diễn, rồi tự ngắm tự thưởng thật là một thú vui tao nhã :].

Dù sao cũng cảm ơn "thiên tài" đã cho mọi người một chỗ giải trí hay không kém haivl ;D ;D ;D

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: SSX trong 16 Tháng Sáu, 2013, 11:27:24 pm

Kính mời các bác sang bên này góp vui. Viết bài đả kích hay phản biện đều được khuyến khích. Đăng ký nick đơn giản thôi!

//diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=6712

Hô hố, vâng "thiên tài" SSX cuối cùng đã tìm được một xó để "lật đổ" cha đẻ của vật lý lý thuyết hiện đại được cả thế giới công nhận. Tự biên tự diễn, rồi tự ngắm tự thưởng thật là một thú vui tao nhã :].

Dù sao cũng cảm ơn "thiên tài" đã cho mọi người một chỗ giải trí hay không kém haivl ;D ;D ;D

Mỗi khi có biến lại vừa run lập cập vừa trốn vào trong chăn ấy thế là không nên Em.

Rất có hại cho sức khỏe!

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: meo-u trong 18 Tháng Sáu, 2013, 07:47:08 pm

Bác SSX viết tiếp bài về điện hạt nhân bên Nước Nga trong tôi đi. Chủ đề đang hay mà.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: TatVinh trong 09 Tháng Năm, 2014, 12:18:26 pm

Xin chào các vị tiền bối. Em hiện bắt đầu chập chững nghiên cứu về lĩnh vực hạt nhân. Do đó các kiến thức cơ bản còn rất thiếu, các tiền bối đi trước có thể chỉ dẫn giúp các quyển sách về vật lý hạt nhân chuyên sâu một chút như [cấu tạo hạt nhân từ các hạt cơ bản, trạng thái spin của chúng, và các kỹ thuật làm giàu [Urani va Plutoni không phải làm tiền ạ ;D] hiện hành....].

Nghe thấy các tiền bối đàm đạo thật sôi nổi. Nhưng tiểu bối đã đọc và cảm nhận được những ngôn từ mang phong cách rất Việt Nam chúng ta. Có thể nói là "đồng sàng dị mộng" nghĩa là sư nói sư phải và vãi nói vãi hay. Tại sao không tạo ra một môi trường đoàn kết hợp tác trao đổi kiến thức với nhau mà cứ cố để chứng minh ta giỏi làm gì nhỉ. Xin được dịch nôm na câu nói của Mr. Eistein: Kiến thức tỷ lệ nghịch với độ tự mãn.

Một vài lời thẳng thắn có phần khiếm nhã của kẻ hậu bối, mong các tiền bối đừng trách cứ. Rất mong nhận được sự hồi âm của các vị tiền bối.

Tiêu đề: Re: Ứng dụng hạt nhân trong quân sự và dân sự Gửi bởi: Trần Anh trong 23 Tháng Năm, 2014, 04:02:58 pm

Chào bạn, hi. Không biết các bác khác thế nào chứ với mình, cái mục này mình cũng định đầu tư vào nhưng do thời gian có ít, gặp một số chuyện nên cũng chưa tiếp tục được ;D đến hè này chắc có điều kiện hơn.

Bạn khiêm tốn quá, bạn nói mới bắt đầu nghiên cứu về hạt nhân, không biết bạn đang học đến bậc nào rồi nhỉ.hi. Trên VMH mọi người chia sẻ kiến thức cho nhau, vừa để học hỏi vừa để vui vẻ thôi.

P/S1: Đừng dẫn lời Albert Einstein vào, không thì các pro Nga kiểm điểm bạn chết đấy, cái ông này là nhà bác học vớ vẩn do báo chí phương Tây hiểm độc dựng lên thôi, viết cái phương trình còn sai cơ mà. :'[ :'[ :'[ :'[

Chủ Đề