Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh thở máy

Bệnh nhân cần thở máy là khi bệnh tình đã trở nặng, cần hỗ trợ hô hấp. Bên cạnh việc thở bằng máy, thông thường người bệnh còn cần điều trị bằng nhiều phương pháp, các loại máy móc khác. Vì vậy, việc chăm sóc bệnh nhân thở máy rất khó khăn nếu bạn không tự tìm hiểu, trang bị kiến thức.

Đối với bệnh nhân thở máy, những người chăm sóc có thể bao gồm bác sĩ chính, bác sĩ chuyên khoa, chuyên viên vật lý trị liệu hô hấp và người điều dưỡng. Khi thở bằng máy, người bệnh sẽ khó giao tiếp bằng lời nói với những người xung quanh. Vì vậy, người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân đang thở máy nên trang bị sẵn bút, giấy hay bảng viết để người bệnh có thể đưa ra nhu cầu của mình. Hoặc cách đơn giản nhất là người chăm sóc nên thường xuyên hỏi những câu hỏi có hay không, người bệnh có thể gật đầu, lắc đầu để trả lời câu hỏi. Để tránh những trường hợp bất ngờ xảy ra, bạn nên định kỳ tầm soát ung thư, khám sức khỏe và nên mua gói bảo hiểm nhân thọ cho người già giúp an tâm hơn.

Sử dụng bút, giấy hoặc bảng viết để giao tiếp với bệnh nhân đang thở máy. [Nguồn: share.upmc.com]

1.2. Kiểm tra hệ thống và chế độ máy thở

Khi kiểm tra hệ thống và chế độ của máy thở, người điều dưỡng cần làm những công việc như sau: Lấy dấu sinh hiệu; Lắng nghe nhịp thở, chú ý ghi những thay đổi so với kết quả lần trước; Kiểm tra độ bão hòa khí oxy của máy; Quan sát biểu hiện, đưa ra nhận định về mức độ đau và sự lo lắng của người bệnh. 

Ghi chép lại những thông số của máy thở, đối chiếu các chỉ số này so với y lệnh; Nhận biết được âm thanh cảnh báo của máy thở và biết được hành động cần phải làm nếu âm thanh đó vang lên; Lấy dụng cụ hút đàm đặt ở nơi thuận tiện và kiểm tra hoạt động của chúng; Chuẩn bị mặt nạ có túi valve; Hiểu rõ và thực hiện được các biện pháp giúp tăng không khí và độ bão hòa khí oxy cho người bệnh. 

1.3. Hút đàm

Khi bệnh nhân thở máy trong nhiều ngày, nhiều tuần thì sẽ tiến hành khai khí quản. Quyết định có mở khí quản hay không, nên mở vào thời gian nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. 

Một số yêu cầu mà người điều dưỡng nên tuân thủ khi hút đàm bao gồm chỉ hút đàm khi cần thiết; Tuyệt đối không nhỏ nước muối vào trong ống nội khí quản; Trước và sau khi hút đàm cần tăng lượng oxy để tránh làm giảm độ bão hòa oxy; Giới hạn áp lực hút xuống mức thấp nhất và hút trong thời gian ngắn nhất có thể. 

Nếu người bệnh có đặt nội khí quản, để tránh những biến chứng có thể xảy ra, điều dưỡng cần kiểm tra vị trí đặt ống, nhịp thở, trị số PIP và dấu sinh hiệu. 

Đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp cho người bệnh. [Nguồn: ydvn.net]

1.4. Nhận định đau và nhu cầu giảm đau

Bệnh nhân thở máy sẽ gặp khó khăn rất lớn trong quá trình giao tiếp, người bệnh khó diễn tả được những cơn đau của mình như thế nào. Vì vậy, kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân thở máy đòi hỏi bác sĩ, điều dưỡng cần quan sát kỹ lưỡng, chăm sóc chu đáo để kịp thời phát hiện những cơn đau của người bệnh. Nếu bệnh nhân cảm thấy quá đau trong quá trình điều trị tức là người bệnh cần được điều trị nhanh chóng. Để giảm đau, các bác sĩ có thể sử dụng thuốc, trò chuyện, cho bệnh nhân nghe nhạc,…

1.5. Ngăn ngừa nhiễm trùng

Viêm phổi do máy thở là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi bệnh nhân dùng máy thở. Để ngăn ngừa biến chứng viêm phổi, bệnh nhân cần thực hiện những việc sau: 

  • Khi nằm, kê gối ở độ cao 30 độ đến 45 độ nếu điều kiện tình trạng bệnh nhân cho phép.

  • Giảm liều lượng thuốc giảm đau uống hàng ngày và thường xuyên đánh giá xem bệnh nhân có thể rút ống chưa.

  • Dùng thuốc kháng Histamine H2 là famotidine để phòng loét ở đường tiêu hóa.

  • Dùng các thiết bị nén ép ngắt quãng để phòng thuyên tắc tĩnh mạch sâu.

  • Ít nhất 2 lần mỗi ngày dùng chlorhexidine vệ sinh răng miệng cho người bệnh và thoa kem dưỡng ẩm môi mỗi 3 giờ.

  • Xoay trở cơ thể thường xuyên và hỗ trợ vận động những động tác nhẹ nhàng giúp tránh teo cơ.

  • Đánh giá khả năng chịu đựng cơn đau khi thực hiện các hoạt động và tâm lý của người bệnh.

1.6. Theo dõi huyết áp và ngăn ngừa huyết động

Bệnh nhân cần được kiểm tra chỉ số huyết áp bằng máy đo huyết áp nhập khẩu tại nhà thường xuyên, đặc biệt là sau khi điều chỉnh chế độ của máy thở. Muốn duy trì sự ổn định của huyết động, người điều dưỡng có thể tăng lượng dịch cần truyền, tăng lượng dopamine hoặc norepinephrine theo đúng y lệnh của bác sĩ điều trị.

Người bệnh thở máy cần được kiểm tra thường xuyên huyết áp. [Nguồn: thietbiyteplus.vn]

1.7. Quản lý đường thở

Việc quản lý đường thở thông qua bóng chèn ống nội khí quản rất quan trọng. Bởi nếu quản lý tốt sẽ ngăn được sự kích thích khí quản hay gây tổn thương ở khí quản do áp lực của bóng chèn cao. Quản lý đường thở đòi hỏi người làm cần có kinh nghiệm, kỹ thuật cao nếu không ống thở sẽ bị tụt bất ngờ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

1.8. Biết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân

Tùy vào tình trạng bệnh và phương thức thở của bệnh nhân mà có chế độ dinh dưỡng tương ứng. Nhìn chung, bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại rau củ quả, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất hay các loại sữa, ngũ cốc,… được chế biến ở dạng lỏng [với bệnh nhân không thể nuốt thức ăn] hoặc các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa [với bệnh nhân có thể nuốt thức ăn],…

1.9. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và thân nhân

Bệnh nhân đang thở máy và thân nhân cần được tư vấn, nắm rõ thông tin, quy trình cũng như lợi ích của việc can thiệp thở bằng máy cho người bệnh. Việc này sẽ giúp tạo cảm giác an tâm, bớt lo lắng hay sợ hãi, từ đó tiếp tục hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy

2.1. Chăm sóc nội khí quản và mở khí quản

Mục tiêu khi chăm sóc bệnh nhân thở máy nội khí quản và mở khí quản là đảm bảo chúng đặt đúng vị trí, thông thoáng và hạn chế tối đa tình trạng bị nhiễm trùng. 

2.2. Chăm sóc mặt nạ thở máy không xâm nhập

Quy trình chăm sóc bệnh nhân thở máy không xâm nhập cần tuân thủ những yếu tố như cố định vị trí mặt nạ sao cho bệnh nhân thấy thoải mái, không chật và không rộng. Kích thước mặt nạ thở máy phải phù hợp với khuôn mặt bệnh nhân. Đặc biệt, trong lúc bệnh nhân khạc đờm, ăn uống hay vệ sinh mặt, răng miệng thì có thể tháo mặt nạ thở máy không xâm nhập ra để thoáng đường hô hấp.

2.3. Chăm sóc theo dõi hoạt động của máy thở

Việc theo dõi hoạt động của máy thở sẽ được các điều dưỡng viên quan sát và nắm rõ. Người nhà bệnh nhân cũng có thể theo dõi hoạt động của máy qua những thông số như nguồn điện, nguồn khí nén, nguồn cung cấp oxy, hệ thống ống dẫn khí có hoạt động hay không,…

2.4. Theo dõi thông số của bệnh nhân

Các thông số của bệnh nhân cần theo dõi như nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, tình trạng đờm, tình trạng của nước tiểu, dịch dạ dày,…

2.5. Phát hiện biến chứng và cách xử lý

Bệnh nhân thở bằng máy có thể xuất hiện những biến chứng như viêm phổi, tràn khí màng phổi, trào ngược dịch dạ dày, loét tiêu hóa, tắc mạch,… Vì vậy, nếu bệnh nhân có bất cứ biểu hiện khác thường nào, người nhà cần thông báo ngay đến điều dưỡng viên và bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. Tất cả những thông tin liên quan đến những biến chứng khi bệnh nhân dùng máy thở hay như khi mắc viêm phổi nên ăn gì, tràn khí màng phổi nên hạn chế dùng gì,…., người nhà bệnh nhân cần tham vấn rõ với bác sĩ điều trị.

Mặt nạ thở máy không xâm nhập cho bệnh nhân. [Nguồn: youtube.com]

Chăm sóc bệnh nhân thở máy là việc không hề dễ dàng và đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Khi thở bằng máy chứng tỏ bệnh đã trở nặng, người nhà cần bình tĩnh, tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Để tránh tình trạng phải dùng ống thở, đặc biệt là ở những người cao tuổi, khi mắc bệnh cần tiến hành khám sức khỏe tổng quát nâng cao để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề