Làm xét nghiệm covid mất bao lâu

  • BVĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  • Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
  • Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế
  • Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia
  • Trường Đại học Y tế công cộng
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
  • Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Bệnh viện K
  • Bệnh viện Medlatec
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
  • Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
  • Bệnh viện Bưu điện
  • Phòng khám Đa khoa 182 – Lương Thế Vinh [Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội]
  • Bệnh viện Quân y 103
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bệnh viện Quân y 110
  • Học viện Quân y
  • Viện Y học dự phòng Quân đội
  • Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương
  • Chi cục Thú y vùng II
  • Chi Cục Thú y vùng III
  • Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga

01. Test/Xét nghiệm COVID-19 bao lâu có kết quả? - Test nhanh kháng nguyên COVID-19 cho quả nhanh 15-30 phút kể từ khi nhận mẫu; - Xét nghiệm RT-PCR COVID-19 cho kết quả trong vòng 5-12 giờ kể từ khi nhận mẫu; - Xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch cho kết quả sau khoảng 15-30 phút kể từ khi nhận mẫu; - Xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu sử dụng công nghệ phát quang cho kết quả sau ít nhất 1 giờ kể từ khi nhận mẫu.

02. Test/Xét nghiệm COVID-19 có phải nhịn ăn không?

Người được Test/Xét nghiệm COVID-19 không cần phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên, nếu có bệnh sử đặc biệt hoặc đang điều trị biệt dược, cần phải thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.

03. Test nhanh COVID-19 có đau không?

Test/Xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR cần thực hiện lấy dịch mũi hầu không đau, có thể gây khó chịu trong vòng 15 giây đối với trẻ nhỏ và một vài người lớn có vấn đề về đường hô hấp trên. Xét nghiệm kháng thể COVID-19 bằng phương pháp lấy mẫu máu chỉ gây nhói một chút tại vị trí trích máu. Tuy nhiên, người có bệnh về rối loạn đông máu hoặc đang điều trị biệt dược cần thông báo cho bác sĩ trước khi lấy máu.

04. Tỷ lệ âm tính giả, dương tính giả của Test/Xét nghiệm COVID-19

Không có tỷ lệ chính xác về tình trạng báo âm tính giả hay dương tính giả khi thực hiện các phương pháp Test/Xét nghiệm COVID-19. Tỷ lệ này phụ thuộc vào các yếu tố: - Thời gian kể từ khi phát bệnh/khỏi bệnh [đối với xét nghiệm kháng thể]; - Nồng độ vi rút trong mẫu bệnh phẩm; - Chất lượng mẫu bệnh phẩm thu được; - Cách xử lý và công thức chính xác của thuốc thử trong que thử [đối với test nhanh kháng nguyên và sắc ký miễn dịch]. - Thời gian thu thập mẫu; loại mẫu; quá trình bảo quản, lưu trữ và xử lý mẫu.

05. Khoảng cách giữa 2 lần Test/Xét nghiệm COVID-19 là bao lâu?

Theo chỉ định của bác sĩ/cơ sở y tế/nhà chức trách địa phương.

06. Khi nghi nhiễm COVID-19 thì Test/Xét nghiệm lúc nào chính xác nhất?

Cá nhân, tập thể nếu phát hiện bản thân hoặc có người nghi nhiễm COVID-19, cần đến ngay cơ sở y tế nằm trong danh mục của Bộ Y tế để được Test/Xét nghiệm COVID-19 càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ cho sức khỏe và lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, nếu cá nhân nào nghi nhiễm COVID-19 cần thông báo cho đơn vị thực hiện xét nghiệm để được phân luồng, khám sàng lọc tại khu cách ly, giảm thiểu rủi ro phát tán dịch bệnh cho những người xung quanh. Nếu phát hiện bản thân có nhiều yếu tố nguy cơ [yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với F1, F2, F3 hoặc đến khu vực có dịch bệnh trong vòng 21 ngày qua hoặc có các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi…] cần thực hiện phương pháp Xét nghiệm RT-PCR để cho kết quả chính xác nhất.

07. Test/Xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Hồng Ngọc có ưu điểm gì?

Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 180 cơ sở công lập và 4 bệnh viện ngoài công lập được thực hiện Xét nghiệm RT-PCR COVID-19. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong 4 bệnh viện ngoài công lập đầu tiên được phê duyệt đủ yêu cầu để thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 bao gồm Test nhanh và Xét nghiệm RT-PCR với các ưu điểm: - Đội ngũ bác sĩ – kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; - Bộ lấy mẫu đạt tiêu chuẩn; máy móc hiện đại; - Quy trình phân luồng, lấy mẫu, xét nghiệm an toàn cao; - Cho kết quả nhanh, chính xác; - Chi phí hợp lý theo quy định của Bộ Y tế.

08. Test/Xét nghiệm COVID-19 ở đâu?

Danh sách các địa điểm được Test/Xét nghiệm COVID-19 tại Hà Nội [Theo CDC Việt Nam]:

Xét nghiệm COVID-19 có thể phát hiện SARS-CoV-2 hoặc dấu ấn sinh học của SARS-CoV-2, vi-rút gây nên COVID-19, hoặc các kháng thể mà cơ thể sản sinh sau khi mắc COVID-19 hoặc sau khi tiêm chủng.

Các xét nghiệm về SARS-CoV-2 cho quý vị biết liệu quý vị có đang nhiễm bệnh tại thời điểm làm xét nghiệm hay không. Loại xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm "vi-rút" vì nó tìm kiếm tình trạng nhiễm vi-rút. Xét nghiệm kháng nguyên, Xét nghiệm khuếch đại Axit Nucleic [NAAT] và các xét nghiệm khác là xét nghiệm vi-rút.

Các xét nghiệm về kháng thể có thể cho quý vị biết liệu trước đó quý vị có nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 hay không. Cơ thể quý vị tạo ra kháng thể sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2 hoặc sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19. Các xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm "kháng thể" hoặc "huyết thanh học".

Xét nghiệm là bước rất quan trọng để giúp giảm sự lây lan của COVID-19. Quý vị nên thảo luận về kết quả xét nghiệm với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Xét nghiệm vi-rút

Xét nghiệm vi-rút cho quý vị biết liệu mình có bị nhiễm SARS-CoV-2, vi rút gây bệnh COVID-19 hay không bằng các mẫu lấy từ mũi hoặc miệng của quý vị. Có hai loại xét nghiệm vi-rút: xét nghiệm nhanh và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm COVID-19 là một trong nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro, cùng với tiêm chủng, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, giúp bảo vệ quý vị và những người khác bằng cách giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

  • Các xét nghiệm tại chỗ - xét nghiệm được thực hiện hoặc đọc kết quả bởi một người không phải là người được xét nghiệm, có thể được thực hiện trong vài phút và có thể bao gồm xét nghiệm kháng nguyên, một số xét nghiệm NAAT, và các xét nghiệm khác..
    • Bộ kit tự xét nghiệm là các xét nghiệm nhanh, có thể được thực hiện tại nhà hoặc bất cứ nơi nào, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh.
  • Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể mất nhiều ngày để hoàn thành và bao gồm RT-PCR và các loại NAAT khác.

Xét nghiệm kháng thể

Một xét nghiệm kháng thể [còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh học] có thể phát hiện kháng thể đối với SARS-CoV-2 trong máu của quý vị. Kháng thể là các protein mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra để giúp chống lại việc nhiễm bệnh và bảo vệ quý vị khỏi bị bệnh trong tương lai.

Không nên sử dụng các xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán tình trạng nhiễm bệnh hiện tại, nhưng có thể cho biết quý vị có từng bị nhiễm bệnh trong quá khứ hay không. Các xét nghiệm kháng thể giúp tìm hiểu về cách hệ thống miễn dịch của con người bảo vệ chống lại vi-rút, cũng như tìm hiểu về cách bảo vệ ở cấp độ nhóm dân cư. Nếu quý vị thực hiện xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm vắc-xin, quý vị có thể có kết quả xét nghiệm dương tính bởi một số [chứ không phải là tất cả] xét nghiệm kháng thể. Điều này phụ thuộc vào loại kháng thể mà xét nghiệm cụ thể đó phát hiện.

Xét nghiệm kháng thể hiện không được khuyên dùng để xác định:

  • Liệu quý vị hiện tại có bị lây nhiễm hay không.
  • Liệu quý vị có miễn dịch với SARS-CoV-2 sau khi tiêm phòng COVID-19 hay không.
  • Liệu quý vị cần tiêm mũi nhắc lại sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19 hay không.
  • Liệu quý vị có cần cách ly sau khi đã tiếp xúc với nguồn lây nhiễm nghi ngờ hoặc đã biết về COVID-19 hay không.

Quý vị cần xét nghiệm COVID-19?

Xét nghiệm Covid-19 bao nhiêu tiền? Quy trình xét nghiệm Covid-19 ở đâu tốt tại tpHCM, Hà Nội…? Covid-19 là “sát thủ vô hình” khi lây lan mà không bộc lộ bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Song, mầm bệnh thì không thể “vô hình” được, do đó, việc phát hiện sớm các ca nhiễm là điều kiện tiên quyết ngăn ngừa dịch bệnh. Vậy đối tượng nào cần làm xét nghiệm nhanh Sars-Cov-2? Quy trình test Covid-19 ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin cần thiết.

Covid-19 là đại dịch đầu tiên do virus corona chủng mới gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] thừa nhận, dù đã chạy đua với thời gian để nghiên cứu virus SARS-CoV-2 nhưng chúng ta vẫn còn nhiều điều chưa biết về chủng virus mới này. Covid-19 là cuộc khủng hoảng y tế ở tầm mức một trăm năm qua mới xảy ra một lần, những tác động của nó có thể sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa.

Qua lăng kính mang tên Covid-19, dường như nhân loại đang chứng kiến một thế giới bị đảo lộn. SARS-CoV-2 có kích thước siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy nhưng nó có thể tấn công mọi mặt đời sống – xã hội. Tổng Giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus khuyến cáo: “Đây là kẻ thù nguy hiểm kết hợp với sự lây lan của các đặc điểm đáng sợ: lây lan nhanh chóng và gây chết người. Nó có thể hoạt động trong bóng tối, âm thầm lây lan nếu chúng ta không chú ý, sau đó nó bất ngờ bùng phát nếu chúng ta không sẵn sàng đối phó”.

Virus SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh. Người nhiễm virus có thể không xuất hiện triệu chứng của bệnh, do đó dễ dàng lây sang người khác. Covid-19 đẩy các hệ thống y tế hiện đại trên toàn cầu rơi vào tình trạng quá tải, khiến hàng triệu bác sĩ, nhân viên y tế bị mắc bệnh và phải phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ.

Việt Nam với tinh thần “chống dịch như chống giặc” đang đề cao các biện pháp ngăn chặn, khắc chế và kiểm soát dịch lây lan. Vì thế, ngoài thực hiện đúng theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, Bộ Y tế, thì việc phát hiện sớm ca nhiễm thông qua các xét nghiệm phát hiện virus để cách ly kịp thời, nhanh và gọn là điều vô cùng cần thiết.

Những người cần thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 [virus Sars-Cov-2] là những đối tượng có ít nhất một trong số các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi và có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:

  • Có tiếp xúc gần [trong phạm vi 2 mét] với người nhiễm Covid-19 hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19, bao gồm: người sống cùng nhà, cùng phòng làm việc, du lịch, làm việc, ngồi cùng hàng và trước sau 2 hàng ghế trên phương tiện giao thông,…
  • Trở về từ các “vùng dịch” được WHO ghi nhận có ca mắc Covid-19 trong vòng 21 ngày kể từ khi nhập cảnh [cách ly tập trung].
  • Trở về từ các vùng dịch đang xảy ra tại Việt Nam trong vòng 21 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
  • Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị.
  • Theo chỉ định của bác sĩ/ cán bộ điều tra/ cơ quan y tế.

Nếu đang nằm trong số các đối tượng dễ mắc Covid-19 nêu trên thì bạn nên liên hệ ngay đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm Covid-19 sớm.

Cán bộ y tế tiến hành kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Tại TP.HCM, BVĐK Tâm Anh nằm trong số ít các bệnh viện đang triển khai cùng lúc 2 phương pháp xét nghiệm Covid-19 là Xét nghiệm nhanh kháng nguyên và Xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR. Sự khác biệt rõ ràng nhất của BVĐK Tâm Anh đến từ 5 ưu điểm nổi bật:

  • Độ chính xác cao
  • Thiết bị hiện đại chính hãng
  • Tay nghề chuyên môn cao
  • Quy trình an toàn
  • Chi phí hợp lý

Tất cả những yếu tố này nhằm mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh ngày càng gia tăng về mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng như hiện nay. Đăng ký xét nghiệm TẠI ĐÂY.

 Xét nghiệm  Xét nghiệm phân tử Xét nghiệm kháng thể
Định nghĩa

Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là một phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2, đây là phương pháp có độ chính xác cao.

Theo khuyến cáo của CDC, xét nghiệm RT-PCR là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán Covid-19.

Xét nghiệm kháng thể [huyết thanh học] là xét nghiệm máu tìm virus gián tiếp thông qua xác định kháng thể trong máu. Kháng thể là các protein đặc biệt [IgM, IgG] mà cơ thể sản sinh ra để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Thông thường, sau khi nhiễm bệnh, phải mất một thời gian để cơ thể sản sinh ra các kháng thể và có thể phát hiện được trong máu.

Việc thực hiện xét nghiệm có thể phát hiện người đã nhiễm virus trước đó một cách hiệu quả. Tuy nhiên, lại không đạt nhiều hiệu quả trong phát hiện ca nhiễm mới.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu. Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn sinh học đối với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm:
  • Mặc đồ bảo hộ đúng chất lượng và đúng cách.
  • Đeo khẩu trang N95 và mũ bảo hộ, kính bảo hộ, tấm che mặt.
  • Mang 2 lớp găng tay y tế.
  • Thực hiện khử khuẩn và không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực lấy mẫu.

Bước 2: Lấy mẫu bệnh phẩm. Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm bao gồm:

– Dịch đường hô hấp: Sử dụng que lấy mẫu để thực hiện lấy mẫu dịch đường hô hấp trên và dưới:

  • Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.
  • Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.

– Để chung 2 que mẫu đã lấy vào chung một ống môi trường vận chuyển virus có sẵn.

Bước 3: Bảo quản mẫu. Sau khi lấy mẫu xong, mẫu bệnh phẩm cần được chuyển đến phòng xét nghiệm sớm nhất có thể.

  • Mẫu được bảo quản ở 2 – 8oC và vận chuyển đến phòng xét nghiệm trước 48 giờ kể từ khi lấy mẫu.
  • Mẫu được bảo quản ngay ở -70oC nếu thời gian vận chuyển dự kiến vượt quá 48 giờ.
  • Không bảo quản mẫu ở -20oC hoặc tại ngăn đá tủ lạnh.
  • Mẫu máu toàn phần có thể bảo quản lên đến 5 ngày khi ở nhiệt độ 2 – 8oC.

Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm.

  • Siết chặt nắp type bệnh phẩm và bọc ngoài bằng giấy parafin, bọc từng type bệnh phẩm bằng giấy thấm.
  • Đưa mẫu vào túi vận chuyển mẫu.
  • Bọc ngoài túi vận chuyển bằng giấy thấm, bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng [Cloramin B…]. Sau đó đặt gói bệnh phẩm vào túi nilon thứ 2 và buộc chặt.
  • Đóng các phiếu thu thập bệnh phẩm vào túi nilon cuối cùng, buộc chặt và chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ logo bệnh phẩm sinh học rồi tiến hành vận chuyển.
Hiện nay có 2 kỹ thuật để tìm kháng thể:
  • Kỹ thuật ELISA giúp định lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu, trung bình phải mất 1-5 giờ để có kết quả nồng độ kháng thể trong máu.
  • Kỹ thuật sắc ký miễn dịch [xét nghiệm nhanh hay test nhanh]: định tính kháng thể, tương tự như que thử thai. Kỹ thuật này đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh. Chỉ cần 15-20 phút đã có kết quả có hay không có kháng thể.
Thời gian có kết quả Xét nghiệm RT-PCR có thể cho ra kết quả trong khoảng 4-6 giờ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, để trả kết quả cần khoảng 1 ngày. Kết quả có thể giúp bác sĩ tiên lượng tiến triển bệnh, cũng như đánh giá được hiệu quả trị liệu. Được thực hiện nhanh chóng hơn với kết quả chỉ trong vòng 15-20 phút.
Số lần xét nghiệm để có kết quả chính xác Cần xét nghiệm bao nhiêu lần nếu lần đầu xét nghiệm  ÂM TÍNH để có thể nói rằng người đó không nhiễm hay đã “sạch virus”. Điều này rất khó để khẳng định, cần nghiên cứu thêm và cập nhật theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và giám sát tại cơ sở y tế và cộng đồng tùy thuộc vào tình hình thực tế tại quốc gia, khu vực, lãnh thổ và từng địa phương. Với các xét nghiệm phát hiện kháng thể như test nhanh, các kết quả xét nghiệm chỉ mang tính chất sơ bộ và sàng lọc. Mục đích chính của xét nghiệm này là sớm phát hiện các ca nghi ngờ mắc bệnh, thực hiện cách ly y tế nếu cần thiết. Trong nhiều trường hợp, người bệnh được tiến hành kiểm tra cho kết quả âm tính từ 2 – 3 lần vẫn có thể mắc bệnh. Ngược lại, khi mẫu xét nghiệm lấy trong khoảng ngày 5 – 6, tỷ lệ dương tính là cao hơn nếu người đó đã mắc bệnh.
Ý nghĩa kết quả Xét nghiệm có thể phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh [1-2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên] và giai đoạn toàn phát bệnh.
  • Kết quả dương tính: đối tượng xét nghiệm được xác định đang nhiễm virus và có khả năng phát tán, lây truyền virus cho người khác.
  • Kết quả âm tính: đối tượng được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.
  • Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy bạn có kháng thể do nhiễm virus gây ra Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có khả năng kết quả xét nghiệm dương tính đó là DƯƠNG TÍNH GIẢ. Sau đó, cần tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tại hầu, họng và dịch đờm để thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19. Đồng thời tiến hành cách ly y tế người bệnh.
  • Kết quả âm tính: đối tượng không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này có tỷ lệ  ÂM GIẢ CAO, với khoảng một nửa kết quả  ÂM TÍNH là không chính xác.

Tuy nhiên, người thử test tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và cách ly trong 21 ngày. Có thể thực hiện test nhanh lại sau 5 – 7 ngày.

Các bước xét nghiệm Covid-19 theo quy định của bộ Y Tế Việt Nam

Xét nghiệm RT-PCR [Real-Time PCR] với kết quả mang tính khẳng định và xét nghiệm nhanh có ý nghĩa sàng lọc là 2 phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 hiện nay đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện, để hạn chế lây lan dịch ra cộng đồng và giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong.

“Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng và nguồn lực kinh tế mà chúng ta sử dụng một hay cả hai loại xét nghiệm trên cho người bệnh. Mỗi xét nghiệm điều có những ưu, nhược điểm riêng”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết.

Phương pháp này cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể, thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

Ngoài ra, những ngày đầu mới nhiễm, virus chưa nhân lên đủ lớn và chưa xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Khi ấy kết quả xét nghiệm có thể âm tính mặc dù cơ thể đã bị nhiễm. Nếu kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật bảo quản mẫu bệnh phẩm không đảm bảo, thì cũng cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Hoặc, sau 21 ngày bị nhiễm, xét nghiệm có thể từ dương tính chuyển thành âm tính đối với các trường hợp tự khỏi hoặc được điều trị khỏi.

Cũng cần nói thêm, xét nghiệm RT-PCR phải được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2. Theo đó, các cơ sở này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về phòng ốc, máy móc, đội ngũ xét nghiệm được đào tạo, tuân thủ đúng quy trình, giá thành hợp lý và đảm bảo thời gian trả kết quả.

Xét nghiệm này cho phép xác định việc người bệnh có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus hay không, và nếu có thì trong máu sẽ có kháng thể kháng SARS-CoV-2.

Phương pháp test nhanh thường chỉ định cho các trường hợp sau 2 tuần bị phơi nhiễm, thời gian đủ để cơ thể sản xuất ra kháng thể. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh nhưng nếu làm sớm trong 2 tuần đầu khi cơ thể chưa sinh ra kháng thể thì kết quả vẫn âm tính mặc dù cơ thể đã nhiễm Covid-19. Trong trường hợp dương tính, cũng không thể xác định được kháng thể được sinh ra trong lần nhiễm gần đây hay lần nhiễm trong quá khứ. Khi đó, cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.

Ngoài ra, test nhanh còn để xác định xem cơ thể có kháng thể kháng lại virus chưa. Tuy nhiên, kháng thể thường hình thành sau 2 tuần bị nhiễm. Do đó, nếu test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn. Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong vài ngày gần đây [

Chủ Đề