Test covid nhanh có thời hạn bao lâu

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên được Viện vệ sinh dịch tễ TƯ – Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận năng lực xét nghiệm khẳng định vi rút SAR-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR.

Từ tháng 10/2020, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chính thức được công nhận đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm khẳng định virus SAR-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR do Viện vệ sinh dịch tễ TƯ – Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận.Với năng lực xét nghiệm được Bộ Y tế chứng nhận, thời gian vừa qua Bệnh viện Hồng Ngọc đã thực hiện xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR cho rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Có thể kể đến các công ty như Công ty TNHH Eastech Việt Nam, Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning chi nhánh Hưng Yên, Công ty TNHH Sews Components Việt Nam… Điều đó cho thấy Hồng Ngọc đã và đang thực hiện rất tốt dịch vụ này, nhận được sự tin tưởng của khách hàng, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm virus SAR-CoV-2 đang ngày một cấp thiết đồng thời góp phần giảm tải cho các bệnh viện khối công lập.


Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp dịch vụ xét nghiệm RT-PCR cho tất cả khách hàng có nhu cầu như: - Làm hồ sơ xuất cảnh, du học- Lái xe vận chuyển hàng hóa- Các cá nhân cần giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 để đi làm, di chuyển giữa các địa phương hoặc cần khám sàng lọc COVID-19- Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho nhân viên….

Để được tư vấn xét nghiệm PCR, vui lòng nhập thông tin bên dưới.


Mọi thông tin của quý khách cung cấp đều được bảo mật

  • Khám sàng lọc kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
  • Khu vực khách hàng đăng ký lấy mẫu xét nghiệm Covid–19 được phân luồng riêng biệt với khu vực dành cho khách hàng đến khám thông thường, đảm bảo an toàn mùa dịch theo quy định của Bộ Y tế.
  • Đội ngũ nhân viên y tế được trang bị đầy đủ bảo hộ, dụng cụ lẫy mẫu và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm.
  • BVĐK Hồng Ngọc thực hiện xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR tại cơ sở 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  • Hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, cho kết quả chẩn đoán chính xác
  • Trả kết quả sớm, tùy thời gian lấy mẫu
  • Form chứng nhận xét nghiệm đúng chuẩn hồ sơ và yêu cầu từ các đại sứ quán
  • Lấy mẫu 24/7, tất cả các ngày trong tuần [kể cả Thứ 7, Chủ nhật] tại 7 cơ sở của Hệ thống Y tế Hồng Ngọc.

  • Người có yếu tố dịch tễ, sinh sống tại khu vực có ca mắc Covid-19 trong vòng 28 ngày.
  • Người có các dấu hiệu như ho, sốt, rát họng… cần xét nghiệm để sàng lọc.
  • Người tiếp xúc trực tiếp ca nhiễm Covid-19, nhưng chưa thể thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR trong thời gian ngắn.
  • Người cần di chuyển liên tỉnh như lái xe, giao hàng, người cần giấy thông hành về quê.
  • Người lao động làm việc trong môi trường đông đúc, kín gió như khu công nghiệp, nhà máy…
  • Áp dụng cho các cơ sở y tế chưa đủ điều kiện xét nghiệm sàng lọc Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.

Hiện nay, có 2 phương pháp xét nghiệm để chuẩn đoán Virus Sars-Cov-2:

Test nhanh Covid-19 là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2 [xét nghiệm kháng nguyên] hoặc phát hiện các kháng thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với việc lây nhiễm COVID-19 [xét nghiệm kháng thể]. Xét nghiệm tìm kháng thể thường dùng để sàng lọc xem cá nhân đó có đáp ứng miễn dịch với loại virus này hay không và nếu có kháng thể trung hòa đặc hiệu thì cơ thể sẽ ghi nhớ miễn dịch giống như tiêm vaccine.

Ưu điểm - Thời gian trả kết quả nhanh chóng từ 15-30 phút. - Chi phí thấp.- Kỹ thuật xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện.- Phù hợp sử dụng để khoanh vùng, sàng lọc ca nghi nhiễm trên diện rộng.

Nhược điểm

- Độ nhạy kém nên tỷ lệ dương tính - âm tính giả tương đối cao, do vậy dễ bỏ lọt các ca nhiễm bệnh và gây lan dịch âm thầm trong cộng đồng. Với kết quả dương tính của phương pháp này cần phải khẳng định lại bằng phương pháp sinh học phân Realtime PCR.- Độ ẩm và nhiệt độ nơi xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả. - Mẫu bệnh phẩm nếu bị lẫn máu sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Chi phí test nhanh kháng nguyên COVID-19 bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nguồn gốc, nhà sản xuất bộ kit test nhanh. Chính vì vậy, giá test nhanh COVID-19 có sự khác nhau giữa các đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm này.

Xét nghiệm PCR [Polymerase chain reaction] thực hiện bằng kỹ thuật Real Time hay gọi tắt là RT-PCR. Trong kỹ thuật này, dịch phết hầu họng của người nghi nhiễm được lấy để phân tích vật chất di truyền, phát hiện một đoạn gen đặc trưng của vi rút SARS-CoV-2 để kết luận về sự hiện diện của vi rút SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm realtime RT-PCR hiện là phương pháp phổ biến và có độ chính xác cao nhất để xác định xem một người có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Phương pháp này cần ít nhất từ 2-5 giờ đồng hồ để cho kết quả; cần các trang thiết bị, vật liệu phụ trợ đặc biệt đồng thời đỏi hỏi kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm phải được đào tạo bài bản. Kỹ thuật này chỉ được thực hiện ở những bệnh viện đủ điều kiện được các Sở Y tế cho phép. Cần thưc hiện xét nghiệm realtime RT-PCR ít nhất từ 3-5 lần tại nhiều thời điểm khác nhau mới xác định có nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hay không. Ngoài ra, trong quá trình đợi kết quả và giữa các lần xét nghiệm, người được xét nghiệm cần phải cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

  • Làm hồ sơ xuất cảnh; du học
  • Lái xe vận chuyển hàng hóa; và di chuyển giữa các địa phương.
  • Các cá nhân cần giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 để đi làm
  • Cần khám sàng lọc COVID-19 một cách chính xác
  • Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho nhân viên.
  • Đối tượng khác...Có nhu cầu xét nghiệm Covid với độ chính xác cao

Ưu điểm của Xét nghiệm RT-PCR - Độ chính xác cao với độ nhạy và độ đặc hiệu >95%; - RT-PCR ít có khả năng mang lại âm tính giả hơn so với các phương thức thử nghiệm khác; - Cho ra kết quả định lượng nồng độ vi rút tại thời điểm xét nghiệm. Do đó hỗ trợ tốt cho bác sĩ trong việc tiên lượng tiến triển bệnh cũng như đánh giá hiệu quả điều trị;

Nhược điểm khi Xét nghiệm RT-PCR.

- Các báo cáo chỉ ra rằng độ chính xác của kết quả RT-PCR phụ thuộc rất nhiều vào: Thời gian thu thập mẫu; loại mẫu; quá trình bảo quản, lưu trữ và xử lý mẫu. - RT-PCR cho COVID-19 chỉ có thể cho biết liệu một người hiện đang bị nhiễm loại -coronavirus cụ thể này hay không. Nó không thể cung cấp thông tin về các bệnh hoặc triệu chứng khác. - Kết quả âm tính giả có thể xảy ra nếu mẫu không được lấy đúng cách hoặc nếu một cá nhân được xét nghiệm quá sớm sau khi tiếp xúc với vi rút hoặc quá muộn khi nhiễm vi rút. - Ngoài ra, kỹ thuật ngoáy mũi họng sâu đã được báo cáo là rất khó chịu đối với một số người lớn và trẻ nhỏ. - Thời gian trả kết quả kể từ khi lấy mẫu dài hơn so với phương pháp Test nhanh kháng nguyên. Thông thường, nó kéo dài trong khoảng 5-12 giờ. - Đòi hỏi cao về kỹ thuật của người lấy mẫu, kỹ thuật viên xét nghiệm và thiết bị, máy móc hiện đại. - Giá thành khá cao.

Thời gian trả kết quả tại Hồng Ngọc tùy thuộc vào thời gian lấy mẫu xét nghiệm:

Xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn: 500.000VNĐ/mẫu

*Lưu ý: Ngoài giờ hành chính, sẽ thu thêm 20% phí của tất cả các dịch vụ xét nghiệm trên.

Kẹt xe kéo dài từ cầu Vàm Cống, Cần Thơ đến tận chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại cổng chào TP Long Xuyên do kiểm tra tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy định thống nhất.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, không chỉ TP.HCM, Đồng Nai mà một số tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng đã có quy định bắt buộc người đến từ vùng đang có dịch phải có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào.

Chỉ chấp nhận kết quả trong 24 giờ

Ngày 6-7, An Giang đã bắt đầu triển khai kiểm soát tài xế ôtô từ bên ngoài đi vào tỉnh này. Tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 24 giờ mới được cho vào, trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm trước thì phải test nhanh ngay tại chỗ với chi phí 240.000 đồng/người.

Do quy định này, từ sáng sớm cùng ngày hàng trăm xe tải các loại đã kẹt cứng hơn 2km kéo dài từ cầu Vàm Cống, Cần Thơ đến tận cổng chào TP Long Xuyên, An Giang.

Lượng tài xế chờ kiểm tra và xét nghiệm quá đông khiến nhiều xe xếp hàng chờ. Chưa kể có tình trạng nhiều xe không có nhu cầu đi vào tỉnh An Giang nhưng biết tại chốt có thực hiện test nhanh nên "quá cảnh" để được xét nghiệm rồi lấy giấy xác nhận để đi tỉnh khác.

"Từ sáng đến giờ chúng tôi đã phát hiện nhiều trường hợp không có giấy tờ liên quan đến An Giang, không có buôn bán gì trong tỉnh cũng đi vào để... lấy giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 đi nơi khác. Những trường hợp này thì tôi đã chỉ đạo lực lượng yêu cầu quay đầu xe" - bà Đặng Thị Hoa Rây, bí thư, chủ tịch UBND TP Long Xuyên, nói.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, lượng kit xét nghiệm được bố trí tại cửa ngõ TP Long Xuyên không đủ so với lượng tài xế cần test nhanh.

Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho rằng việc xét nghiệm nhanh cũng chỉ có ý nghĩa giải quyết tình thế.

Ông nói: "Giấy test nhanh COVID-19 này bây giờ không bệnh nhưng tài xế lại nơi khác lấy hàng rồi lây bệnh làm sao biết. Có ai dám chắc là giấy này đảm bảo 3 ngày sau không nhiễm bệnh? Nếu tài xế test hôm nay không bệnh nhưng đi lên TP.HCM lấy hàng sau đó về thì ai dám chắc không bệnh.

Bộ Y tế cũng đâu quy định rõ ràng, chỉ giao cho địa phương tùy theo tình hình mà giải quyết. Tỉnh không ngăn sông cấm chợ nhưng phải đảm bảo an toàn là trên hết trong phòng dịch COVID-19. Vì vậy tỉnh quy định tài xế vào lấy hàng phải có giấy test nhanh COVID-19 trong vòng 24 giờ là để phòng dịch trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp thôi".

Xếp hàng làm thủ tục xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Quân y 175, quận Gò Vấp, TP.HCM chiều 6-7 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tài xế phải có giấy xét nghiệm, không được rời cabin

Cùng ngày, chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ký công văn chỉ đạo 100% người, xe vào tỉnh phải khai báo y tế và phải khai báo trung thực, chịu trách nhiệm cao nhất về các thông tin khai báo.

Đối với xe chở hàng hóa từ các tỉnh, thành phố có ca bệnh COVID-19 chỉ được vào Bạc Liêu nếu lái xe có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 24 giờ, nếu không có hoặc giấy xét nghiệm hết hiệu lực thì lấy mẫu xét nghiệm test nhanh tại chốt kiểm soát và phải trả phí, xe phải đi thẳng đến nơi xuống hàng, xuống hàng xong thì người và xe phải rời đi ngay khỏi Bạc Liêu theo lộ trình, thời gian đã cam kết.

Bạc Liêu yêu cầu trong quá trình xuống hàng người lái xe và người theo xe không được rời khỏi cabin và không được tiếp xúc với người địa phương. Nếu tài xế không đáp ứng các điều kiện trên mà xe vẫn muốn vào tỉnh thì người lái xe, người bốc xếp không được vào mà phải liên hệ để chủ xe hoặc chủ hàng bố trí đổi lái xe [là người đang lưu trú trong tỉnh] điều khiển xe vào tỉnh.

Chờ hướng dẫn thống nhất

Ông Phan Huy Anh Vũ - phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết trong cuộc họp chiều 5-7 do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì đã thống nhất không chỉ TP.HCM về Đồng Nai mà chiều ngược lại cũng phải có xét nghiệm âm tính. Còn giấy xét nghiệm âm tính này có thời hạn bao nhiêu ngày thì đang đợi Bộ Y tế hướng dẫn.

Để tránh giấy xét nghiệm giả, giao cho Bộ Thông tin và truyền thông làm quy định chung mã QR code.

Do đó, các địa phương chờ Bộ Y tế hướng dẫn xét nghiệm nào được sử dụng và trong thời gian bao nhiêu ngày. Thực tế, hiện nhiều địa phương quy định thời hạn xét nghiệm không giống nhau. Đồng Nai 7 ngày, Bà Rịa - Vũng Tàu 5 ngày, Bình Dương và Bình Phước 3 ngày... Ngoài ra còn phải thống nhất với nhau về mẫu xét nghiệm, mã code trên đó.

Ông Vũ đánh giá việc áp dụng giấy xét nghiệm âm tính giúp công tác phòng chống dịch tốt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh TP.HCM đang bùng phát mạnh mẽ, nếu không có biện pháp chặt hơn thì với số lượng tăng hàng trăm đến hàng ngàn ca. Như vậy sẽ rất khó khăn khâu cách ly, điều trị.

Người dân vào tỉnh Bạc Liêu khai báo y tế tại chốt kiểm soát số 4 trên tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp đoạn qua xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long - Ảnh: NGỌC HÂN

Bệnh viện 175 test nhanh phát hiện 22 ca dương tính

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết song song với tất cả các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, ngành y tế đã chỉ đạo 21 trung tâm y tế các quận, huyện và TP Thủ Đức khẩn trương triển khai test nhanh, đáp ứng nhu cầu của người dân cần giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính để phục vụ công việc và đi lại.

Về giá cả, trong ngày Sở Y tế đã có văn bản quy định giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp Real-time PCR 734.000 đồng/mẫu, test nhanh 238.000 đồng/mẫu.

Tối qua 6-7, Bệnh viện Quân y 175 cho biết hai ngày 5 và 6-7 lượng người đến test nhanh tại bệnh viện tăng đột biến, 2.500 - 3.000 lượt/ngày. Trong số này có 22 ca được phát hiện dương tính.

H.THẢO - X.MAI

Giấy xét nghiệm chỉ có giá trị tương đối

Theo một chuyên gia y tế, giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị tại thời điểm có kết quả. Nếu sử dụng làm "giấy thông hành" để đi qua lại các địa phương thì giấy này chỉ có giá trị tương đối vì không thể khẳng định chắc chắn người này không mắc COVID-19 những ngày sau đó.

Điều quan trọng nhất, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế và các địa phương phải thống nhất với nhau để giấy xét nghiệm có hiệu lực chung một thời hạn.

Cũng theo vị này, người mắc COVID-19 có thời gian ủ bệnh trung bình từ 1 đến 14 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, virus đã có trong cơ thể người bệnh nhưng lại không có biểu hiện triệu chứng nên người khác không thể biết. Trong một số trường hợp, ở giai đoạn ủ bệnh, người bệnh đã có khả năng âm thầm lây virus sang người khác.

"Nếu một người đang trong thời gian ủ bệnh, làm xét nghiệm cho kết quả âm tính, nhưng sau đó bất cứ lúc nào họ cũng có thể phát virus lây cho người khác. Vì thế về mặt khoa học, kết quả xét nghiệm âm tính để đi lại các địa phương không có giá trị nhiều dù giấy này có hiệu lực 3, 5 hay 7 ngày" - vị chuyên gia này nói.

H.THẢO - X.MAI

Nguy hiểm nếu coi giấy xét nghiệm là "vạn năng"

Đại diện Bộ Y tế lưu ý như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc nhiều tỉnh, TP yêu cầu người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 mới được phép đi lại giữa các nơi.

Đại diện Bộ Y tế lưu ý như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc nhiều tỉnh, thành phố yêu cầu người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 mới được phép đi lại giữa các nơi.

Theo vị này, việc kiểm soát người đi từ vùng có dịch, cụ thể là những khu vực có ghi nhận ca bệnh khá cao như TP.HCM là cần thiết. Tuy nhiên, với yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 thì người ở vùng dịch và có nhu cầu thật cần thiết như đi làm, xuất ngoại mới cần xét nghiệm, không nên xét nghiệm tràn lan.

Trong nhiều cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch đã có ý kiến cảnh báo tình trạng "nghiện xét nghiệm", tức là quá tin tưởng vào giấy xét nghiệm âm tính, trong khi giấy này chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, không như vắc xin có giá trị trong thời gian dài.

Việc xét nghiệm chỉ có giá trị ở thời điểm lấy mẫu, ví dụ lấy mẫu buổi chiều, kết quả âm tính nhưng tối đến đi đâu đó và lại tiếp xúc với nguồn bệnh thì rất khó xác định được. Xét nghiệm chỉ có giá trị trong thời điểm lấy mẫu đó, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu người được xét nghiệm coi đó là "vạn năng" để rồi không áp dụng 5K phòng dịch nữa thì lại có nguy cơ lây.

Gần đây, Ban chỉ đạo và Bộ Y tế cũng thường xuyên có hướng dẫn về xác định vùng dịch là như thế nào, tỉnh cũng đã biết nhưng có tình trạng khi có dịch thì địa phương lại nâng mức kiểm soát lên, như hiện nay một số địa phương yêu cầu người đến từ TP.HCM phải có giấy xét nghiệm âm tính, nhưng có phải người nào ở TP.HCM cũng đến từ vùng có dịch đâu, chưa kể những khu vực ghi nhận ca bệnh và đang được điều tra, phong tỏa còn "nội bất xuất, ngoại bất nhập" thì làm sao đi tỉnh khác được.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam - cho rằng các địa phương không nên "lạm dụng giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính một cách tràn lan".

Theo ông Phu, các tỉnh thành chỉ nên yêu cầu người dân từ vùng dịch có giấy xét nghiệm âm tính, còn các khu vực khác thì không nên, do sẽ gây tốn kém chi phí xét nghiệm không cần thiết.

"Vùng dịch là những địa điểm có dịch đã được cập nhật trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc của địa phương. Đó có thể là một xóm, một thôn, một khu phố, một phường, một huyện... Không nên coi tất cả tỉnh, thành phố đều là vùng dịch và yêu cầu mọi người dân ra vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm" - ông Phu nói.

Ông Phu cũng cho rằng nhiều tỉnh yêu cầu bắt buộc mọi người dân ra vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 là "không cần thiết".

"Nếu ngay sau khi lấy được giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính nhưng khi ra ngoài, người đó lại tiếp xúc với ca nhiễm thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm và lây cho người khác" - ông Phu nói.

Ông Phu khuyến cáo người dân từ tỉnh này đến tỉnh khác, dù đã có giấy xét nghiệm âm tính cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về 5K và thường xuyên theo dõi sức khỏe. Nếu có dấu hiệu ho, sốt, khó thở cần báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.

Ông Phu cũng nhấn mạnh trong các biện pháp 5K, biện pháp "khẩu trang", "không tụ tập", "khai báo y tế" là rất quan trọng, bởi trong đám đông có thể có người là F0 và nguy cơ đám đông trở thành các F1 và F0 là rất lớn.

L.ANH

Nhiều nước yêu cầu giấy xét nghiệm COVID-19

Xét nghiệm COVID-19 trở thành điều bắt buộc ở nhiều nước để mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành. Ngày càng nhiều nước sử dụng giấy xét nghiệm kỹ thuật số, trong đó có Mỹ, Anh, châu Âu và Singapore.

Theo trang web của Chính phủ Anh, Anh khuyến cáo chủ doanh nghiệp nên xét nghiệm cho nhân viên mỗi tuần hai lần thông qua hình thức xét nghiệm nhanh và báo cáo kết quả trong 24 giờ, đăng ký xét nghiệm PCR với Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh hoặc bên thứ ba nhận thực hiện xét nghiệm COVID-19.

Trường ĐH Hoàng gia Anh cho biết thông thường họ sẽ trả kết quả trong vòng 36 giờ sau khi lấy mẫu. Người làm xét nghiệm sẽ được thông báo để lên hệ thống của trường và tải kết quả xét nghiệm về.

Trong khi đó, theo trang euobserver.com, để thúc đẩy du lịch trong khối, Liên minh châu Âu đã cấp chứng nhận COVID-19 dạng kỹ thuật số trên điện thoại thông minh và trên giấy thông qua việc quét mã QR, cho phép người dân tự do đi lại trong khối.

Chứng nhận này được cấp cho những người đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 [còn gọi là hộ chiếu vắc xin], những người từng phơi nhiễm và đã có kháng thể, những người có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ.

Nhiều quốc gia châu Á như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản... cũng bắt buộc trình giấy chứng nhận âm tính với COVID-19 được cấp không quá 72 giờ trước khi nhập cảnh vào các nước này.

ANH THƯ

BỬU ĐẤU - CHÍ QUỐC - A LỘC

Video liên quan

Chủ Đề