Lâm viên núi cấm an giang 2023

Sim tím lên núi Cấm

Ngày 14-3 vừa qua, tại Khu du lịch núi Cấm đã diễn ra lễ phát động chương trình trồng cây “Agribank - Vì tương lai xanh, thêm cây, thêm sự sống”. Chương trình có sự tham dự của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang Lê Trung Hiếu; Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Thành Sĩ; Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang [Agribank An Giang] Bùi Thanh Quang cùng hơn 50 đại biểu là đoàn viên, thanh niên [ĐVTN] của các đơn vị.

Trong khuôn khổ chương trình, Agribank An Giang đã trao tặng 500 cây sim hoa tím, xuất xứ Thái Lan với trị giá trên 50 triệu đồng cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang. Số cây này được ĐVTN của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và Agribank An Giang phối hợp Huyện đoàn Tịnh Biên trồng, chăm sóc tại khu vực hồ Thủy Liêm - Khu du lịch núi Cấm [xã An Hảo, Tịnh Biên].

Giám đốc Agribank An Giang Bùi Thanh Quang cho biết, đây là hoạt động mở màn chương trình trồng hơn 14.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh của Agribank An Giang. Hoạt động nhằm lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “Agribank - Vì tương lai xanh”, góp phần thay đổi nhận thức, khuyến khích cán bộ, nhân viên, ĐVTN Agribank tham gia phong trào Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ để xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu Agribank tích cực chung tay cùng cộng đồng.

Trồng cây sim tím trên núi Cấm

Ngoài số cây xanh, Agribank An Giang còn tài trợ toàn bộ hệ thống đèn Led trang trí tại cổng chính Khu du lịch núi Cấm và khu vực xung quanh vòng hồ Thủy Liêm, góp phần tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với núi Cấm. Ông Quang cho biết, thời gian tới, Agribank An Giang sẽ tiếp tục tài trợ Khu du lịch núi Cấm xây dựng công trình chữ “HỒ THANH LONG” với diện tích hơn 160m2 [cao 8m, dài 20m] tại khu vực đập Thanh Long [xã An Hảo]. Agribank An Giang tiến hành khảo sát sơ bộ để lên kế hoạch tài trợ xây dựng công trình chữ “THIÊN CẤM SƠN” tại khu vực đồi Vọng Cảnh, nằm giữa đoạn đường xe lên núi Cấm.

Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang Lê Trung Hiếu, vườn hoa sim tím cùng với các công trình chữ “HỒ THANH LONG” và “THIÊN CẤM SƠN” hứa hẹn sẽ là những điểm “check-in” tuyệt vời cho du khách đến với Khu du lịch núi Cấm.

Khai thác thêm giá trị

Lâu nay, du khách lên núi Cấm thường để viếng chùa, ngắm tượng Phật Di Lặc trên núi lớn nhất Châu Á, thưởng thức món bánh xèo rau rừng xanh non… nhưng không nhiều người để ý đến vườn hoa anh đào tuyệt đẹp, bao quanh nhà hàng Hoa Anh Đào cùng tên. Thưởng thức các món ăn ngon trong nhà hàng và ngắm hoa anh đào là một trải nghiệm rất thú vị.

“Lúc ngồi ăn trong nhà hàng, thấy có nhiều cây bung nở những chùm hoa trắng hồng rất đẹp, tôi hỏi nhân viên nhà hàng thì mới biết đó là hoa anh đào. Nhìn kỹ những chùm hoa này và so sánh với hình ảnh loài hoa anh đào Nhật Bản, tôi thấy có nét giống dù cánh hoa ở núi Cấm có vẻ nhỏ hơn, số hoa trên cây cũng ít hơn mùa hoa anh đào Nhật Bản. Tôi khoe với bạn bè ở TP. Hồ Chí Minh đã được ngắm vườn hoa anh đào thật ở núi Cấm nhưng không ai tin, khi chứng minh bằng hình ảnh thì mọi người mới bất ngờ, hết sức ngạc nhiên” - Lê Nhã Đoan [du khách đến từ quận 7, TP. Hồ Chí Minh] chia sẻ.

Ông Lý Thanh Sang [Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang kiêm Giám đốc Khu du lịch Lâm viên núi Cấm], cho biết, những cây hoa anh đào quanh nhà hàng Hoa Anh Đào vốn có nguồn gốc từ Nhật Bản. “Khoảng những năm 1980, một số cán bộ, người dân mang về trồng thử trên núi Cấm và cây sinh trưởng phát triển cho tới nay. Khi xây dựng khu cáp treo, nhà hàng, chúng tôi giữ lại số cây lâu năm, đồng thời chiết nhánh trồng nhiều thêm xung quanh khu vực nhà hàng, đặt luôn tên nhà hàng là Hoa Anh Đào để du khách có thể thưởng ngoạn hoa mà không cần sang tận Nhật Bản” - ông Sang thông tin.

Do đặc thù khí hậu, hoa anh đào trong khuôn viên nhà hàng bắt đầu trổ từ Tết Nguyên đán và kéo dài đến hết tháng 2 [âm lịch]. Nếu ai đi du lịch núi Cấm vào thời gian này, coi như may mắn có duyên với loài hoa đến từ xứ sở Phù Tang.

Cây sim tím trồng trên núi Cấm có xuất xứ từ Thái Lan, khi lớn đạt chiều cao đến 2m. Hoa mọc thành nhiều chùm, mỗi chùm thường có 3 bông hoa màu tím, cuống nhỏ và dài khoảng 1cm. Đài hoa sim có chuông, chiều dài khoảng 5-7mm, gồm 5 thùy. Mỗi hoa sim có 5 cánh hình trứng rộng, màu tím rất đẹp...

 - Thay vì ở trong phòng trọ, khách sạn hay bungalow của homestay, du khách được nghỉ ngơi trong túp lều dựng sẵn ở lưng chừng Thiên Cấm Sơn. Đây là mô hình du lịch [DL] mới vừa được ra mắt ở núi Cấm, đem đến cảm giác được quay trở về, hòa mình với thiên nhiên, đắm mình trong không khí trong lành, thanh tĩnh ở nơi miền sơn cước.

Tâm huyết của 2 giáo viên trẻ

Mô hình DL mang tên OTuksa Camp - Lều trại núi Cấm [ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên] được ra mắt chưa đầy 1 tháng, do 2 giáo viên trẻ của Trường THCS Núi Cấm [thầy Nguyễn Chí Tâm và cô Lâm Thị Diệu] đồng hành phát triển. Cô Diệu là người lên ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh, còn thầy Tâm đồng hành cùng người bạn “nối khố” của mình.

Theo cô Diệu, bên cạnh việc kinh doanh thu lợi nhuận, điều mong muốn nhất là có thể mang đến phiên bản DL núi Cấm của những ngày còn hoang sơ, không ồn ào, náo nhiệt, mang màu sắc của thiên nhiên, tách biệt hẳn với không khí tất bật chốn thị thành.

Khác với thầy Tâm, cô Diệu không phải là người địa phương. Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn [Trường Đại học An Giang], cô được phân công dạy học và gắn bó với ngôi trường miền núi này. Những năm đầu đến trường, không riêng cô Diệu, tất cả giáo viên của trường tiểu học, THCS trên núi Cấm đều gặp phải những khó khăn nhất định trong sinh hoạt. Không điện, đường sá không thông thoáng, di chuyển chủ yếu là đi bộ, tiền lương ít ỏi. Để bám trụ với nghề, thầy cô giáo nào cũng có thêm "nghề tay trái" bên cạnh việc đứng lớp hàng ngày, như: Bán trái cây, chạy “xe ôm”, bán nước giải khát…

“Cuộc sống sinh hoạt thiếu thốn, nhưng đồng nghiệp luôn hỗ trợ nhau, học sinh thì ngoan ngoãn. Thương nhất là phụ huynh coi mình như con em trong gia đình, nhà có măng, dâu, rau rừng… cũng để dành phần cho thầy cô, dù cuộc sống của bà con khó khăn không thua gì mình. Những thứ tưởng chừng như đơn giản như vậy lại níu chân mình, tạo động lực để bản thân gắn bó với vùng đất này trong một thời gian dài” - cô Diệu chia sẻ.

Hiện giờ, dù đã lập gia đình, chuyển về TX. Tân Châu công tác, nhưng kỷ niệm về vùng đất, xứ sở này vẫn là một phần ký ức khó quên đối với cô Diệu. Ở xa, cô Diệu không ngừng liên lạc với đồng nghiệp, thường xuyên ghé thăm trường khi có dịp, rồi ấp ủ ý tưởng phát triển mô hình DL hòa mình vào thiên nhiên.

Bốn bề rừng núi

Vốn liếng khởi nghiệp của 2 giáo viên trẻ không có gì ngoài trải nghiệm gắn bó với vùng đất này 16 năm. Thay vì đầu tư cơ sở vật chất hoành tráng, mang quá nhiều dấu ấn của bàn tay con người, OTuksa Camp có được màu sắc của sự bình dị, “dựa” mình hoàn toàn vào thiên nhiên.

Khi tìm và thuê được mảnh đất phù hợp, ngoài việc dọn trống vài khoảng đất để dựng lều, gia cố tre ở những khu có vực sâu, hầu như thầy Tâm và cô Diệu giữ nguyên hiện trạng của khu vườn. Các loại cây ăn trái đặc thù ở xứ núi, như: Bơ sáp, dâu vàng, xoài, sầu riêng… được giữ lại, tái hiện cuộc sống của cư dân núi Cấm trước đây.

Do chưa thực sự hoàn chỉnh công trình, nên OTuksa Camp chưa triển khai chiến lược kinh doanh cụ thể, phần lớn khách DL đến đây là người trẻ. Các bạn tự tìm đến qua giới thiệu trên mạng xã hội. Nhóm khách DL của bạn Lê Bích Thủy [từ TP. Hồ Chí Minh] tìm được OTuksa Camp thông qua một số lượt “check-in” trên mạng xã hội facebook. Sau khi đọc bình luận, xem hình ảnh, chi phí về OTuksa Camp, Thủy và nhóm bạn không ngần ngại liên hệ đặt chỗ ngay.

“Chúng tôi đi DL ở nhiều nơi trên cả nước, nhưng riêng ở đây, tôi thấy anh chị lựa chọn, thiết kế địa điểm rất thoải mái và gần gũi với thiên nhiên. Ở thành phố ồn ào, tất bật quá, bởi vậy sắp xếp được thời gian rảnh là chúng tôi “trốn” cùng nhau vài ngày. Sau đó, mang nguồn năng lượng mới này quay về làm việc, hiệu quả hơn rất nhiều. Thực sự đây là một trải nghiệm rất thú vị” - Thủy chia sẻ.

Dịch vụ của OTuksa Camp bao gồm đưa, rước khách, ngủ đêm trong lều, một phần nướng BBQ, đốt lửa trại vào ban đêm. Sáng hôm sau, họ sẽ được thêm phần ăn sáng, uống trà sớm trong không gian mát mẻ, trong lành ở lưng chừng núi.

Anh Trần Trọng Đạt [du khách TP. Cần Thơ] cùng gia đình của mình thường tìm đến đây để nghỉ dưỡng, hòa mình vào thiên nhiên những vào dịp cuối tuần. “Được cắm trại ở trong khu vườn đầy cây ăn trái, vươn tầm mắt ở phía xa là phong cảnh ruộng đồng bao la, bát ngát, không khí chẳng thua kém Đà Lạt, mà lại dễ di chuyển, thuận tiện cho gia đình có những chuyến DL ngắn vào dịp cuối tuần. Đồ ăn ở đây rất ngon, chủ cơ sở rất thân thiện, nhiệt tình tạo sự ấm cúng. Buổi tối, mọi người cùng nướng đồ ăn, trò chuyện, thăm hỏi như đã quen biết từ lâu, gần gũi lắm” - anh Đạt bày tỏ.

Chủ Đề