Kỷ lục điểm đường lên đỉnh olympia là bao nhiêu năm 2024

Trải qua 21 năm phát sóng chương trình, cho đến nay Đường lên đỉnh Olympia đã ghi nhận ba người nắm giữ kỷ lục 460 điểm của chương trình, bao gồm: Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến, Phan Đăng Nhật Minh và Nguyễn Bá Vinh. Các thí sinh này là ai?

Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến [2015]

Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến [THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận] đã có màn thể hiện vô cùng xuất sắc ở cuộc thi tuần 2 tháng 3 Quý 2, phát sóng ngày 11/1/2015 giành 460 điểm.

Phong thái của Hồng Chiến rất bình tĩnh, tự tin. Chàng trai đã có những câu trả lời chính xác siêu nhanh. Chiến đạt tổng 460 điểm qua các điểm số lần lượt qua các lượt thi: Khởi động 80 điểm, Vượt chướng ngại vật 60 điểm, Tăng tốc đạt 150 điểm và Về đích với số điểm 170. Trong đó, Chiến xuất sắc giải chướng ngại vật "Phù sa" sau câu hỏi thứ hai và mạnh dạn đặt ngôi sao hy vọng ở phần thi Về đích.

Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến trong lần thi phá kỷ lục khi đạt 460 điểm

Sau cuộc thi tuần, Hồng Chiến tiếp tục giành chiến thắng trong vòng thi tháng và lọt vào vòng thi quý, kết thúc chương trình cậu về nhì Quý 2. Cậu kết thúc hành trình chinh phục Đường lên đỉnh Olympia năm 15 với ngôi vị nhì Quý 2.

Chiến học đỉnh nhất 3 môn Toán - Lý - Hóa [điểm tổng kết luôn trên 9 phẩy]. Được biết, Hồng Chiến từng đoạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia giải Toán trên máy tính cầm tay; huy chương bạc Olympia Vật lý; giải ba Vật lý cấp tỉnh; huy chương vàng Toán Internet cấp quốc gia. Nam sinh đạt tổng điểm khối A là 26,75 [Toán: 9; Lý: 9,25; Hóa: 8,5] xét tuyển vào đại học.

Phan Đăng Nhật Minh [2017]

Nhật Minh [THPT Hải Lăng, Quảng Trị], cậu còn có biệt danh là "Cậu bé Google". Minh bước vào vòng thi tháng với quyết tâm phá vỡ kỷ lục 460 được xác lập trước đó một năm bởi Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến. Thể hiện sự nhạy bén, chính xác, Nhật Minh thể hiện sự lấn lướt liên tục trong các phần thi của mình.

Nhật Minh đạt tổng 460 điểm qua các điểm số lần lượt qua các lượt thi: Khởi động 110 điểm, Vượt chướng ngại vật 80 điểm, Tăng tốc đạt 150 điểm và Về đích với số điểm 60. Ngoài ra tận dụng sai lầm của các thí sinh khác, cậu trả lời đúng 2 câu trong các gói câu hỏi của thí sinh cuối cùng, Nhật Minh giành thêm 60 điểm, nâng tổng điểm lên thành 460.

Nhật Minh giành số điểm ngang bằng kỷ lục 16 năm Đường lên đỉnh Olympia

Sau phần thi tháng, Phan Đăng Nhật Minh đã chinh phục thành công vòng thi Quý, vòng thi chung kết năm để giành vòng nguyệt quế với ngôi vị Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17.

Ngoài biệt danh quen thuộc là "Cậu bé Google", Nhật Minh còn được gọi là "Cậu bé mặt trời" hay "Super Cold Boy", "Thánh Minh"… Một số thành tích ấn tượng của Nhật Minh: Quán quân cuộc thi Chinh Phục [lớp 9]; Giải Khuyến khích cuộc thi Olympic tiếng Anh qua Internet dành cho học sinh phổ thông [2014 - 2015]; Một trong năm tấm gương học tập truyền cảm hứng [VTC14]; Một trong 10 gương mặt "Truyền lửa" [VTV6]; Được đề cử ở hạng mục "Nhân vật của năm" của VTV Awards 2017...

Nguyễn Bá Vinh [2019]

Bá Vinh [THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ] là thí sinh thứ 3 chiến thắng trong cuộc thi tuần 3 tháng 2 Quý 3 năm 2019 với số điểm kỷ lục 460.

Số điểm lần lượt của Bá Vinh qua các lượt thi: Khởi động 90 điểm, Vượt chướng ngại vật 80 điểm, Tăng tốc đạt 110 điểm và Về đích với số điểm 80, ngoài ra Bá Vinh liên tục ghi điểm của các bạn thí sinh khác tổng kết cậu đã có 460 điểm. Với 460 điểm đạt được, cậu đã san bằng kỷ lục suốt 19 năm của chương trình. Trước đó, chỉ có 2 thí sinh làm được điều này là Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến và Phan Đăng Nhật Minh.

Nguyễn Bá Vinh ghi tên mình vào bảng thành tích kỷ lục

Bước vào chung kết, gặp các đối thủ thực sự nặng ký, Bá Vinh đã có màn khởi động khá tốt với 80 điểm. Nhưng ở các vòng thi Vượt chướng ngại vật, Tăng Tốc, Vinh đã có một số câu trả lời không như ý, đáng tiếc Bá Vinh chỉ đạt được điểm số 120 điểm sau vòng Về đích. Dù không giành được vòng nguyệt quế, nhưng Nguyễn Bá Vinh đã mang lại rất nhiều cảm xúc cho học sinh các trường trên địa bàn Cần Thơ nói chung và khán giả theo dõi chương trình xuyên suốt của cậu.

Được biết, Vinh từng đạt huy chương đồng, huy chương bạc kỳ thi Olympic 30/4 năm lớp 10 và 11, huy chương vàng Trại hè Phương Nam năm lớp 10, giải Khuyến khích học sinh giỏi thành phố môn Địa lý...

Trận tuần 2 tháng 3 quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 diễn ra chiều nay chứng kiến màn tranh tài kịch tính của 4 thí sinh, gồm: Trần Lâm Bảo Khang [THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM], Lê Quang Huy [THPT Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên], Phạm Trường Sơn [THPT Toàn Thắng, Hải Phòng] và Trần Trung Kiên [THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên].

Bốn thí sinh tranh tài trong tuần này.

Bước vào phần thi đầu tiên - Khởi động, Trung Kiên nhanh chóng chiếm ưu thế, tạo khoảng cách lớn về điểm số với những người cùng chơi, khi giành được 100 điểm. Tiếp đến Bảo Khang 50 điểm, Trường Sơn 35 điểm, Quang Huy 15 điểm.

Từ khoá cần tìm trong phần thi Vượt chướng ngại vật tuần này gồm 24 chữ cái. Hàng ngang đầu tiên được lựa chọn có câu hỏi: "Tìm số A, biết 1900 < A < 1950, A chia hết cho 7 và chia hết 139?". Hai thí sinh Quang Huy và Trung Kiên ghi điểm với đáp án "1946".

Hàng ngang thứ hai được lựa chọn có câu hỏi: "024 là mã vùng điện thoại của tỉnh/thành phố nào ở Việt Nam?". Ở câu hỏi này, Bảo Khang và Trường Sơn ghi điểm với đáp án "Hà Nội".

Hàng ngang thứ ba được lựa chọn có câu hỏi: "Điền từ còn thiếu trong đoạn thơ sau: "Thân thể ở trong lao/ ... ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ ... càng phải cao" [Hồ Chí Minh]?. Bảo Khang, Quang Huy và Trung Kiên giành được điểm với đáp án chính xác "Tinh thần".

Hàng ngang thứ tư được lựa chọn có câu hỏi về từ còn thiếu trong đoạn bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Trung Kiên là thí sinh duy nhất giành được điểm nhờ vào đáp án "Kháng chiến".

Từ gợi ý hàng ngang thứ tư vừa lật mở, ngay lập tức Quang Huy nhấn chuông trả lời giành quyền trả lời từ khoá chướng ngại vật, thế nhưng không thành công.

Ba thí sinh còn lại tiếp tục chinh phục câu hỏi ô trung tâm: "Nhóm thực vật [trong đó có các cây dương xỉ] sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản có tên gọi chung là gì?".

Từ khoá gợi ý phần thi Vượt chướng ngại vật tuần này.

Trung Kiên nhanh chóng có tín hiệu giải đáp ẩn số chướng ngại vật và có đáp án chính xác "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh". Nam sinh Phú Yên củng cố vị trí dẫn đầu với 150 điểm. Tiếp đến, Bảo Khang 70 điểm, Trường Sơn 45 điểm, Quang Huy tạm về cuối với 35 điểm.

Phần thi Tăng tốc chứng kiến màn tranh đua kịch tính giữa thí sinh dẫn đầu Trung Kiên và thí sinh cuối đoàn đua Quang Huy. Qua 4 cơ hội tăng tốc, Trung Kiên ghi thêm 120 điểm giữ vững ngôi đầu với 270 điểm; Quang Huy bứt phá mạnh mẽ vươn lên vị trí thứ 2 với 155 điểm. Hai thí sinh còn lại Bảo Khang 140 điểm, Trường Sơn 65 điểm.

Ở phần thi quyết định - Về đích, Trung Kiên là thí sinh đầu tiên thi, lựa chọn ba câu hỏi có cùng giá trị 20 - 20 - 20 điểm. Cậu ghi điểm câu đầu tiên, nhưng để Quang Huy ghi điểm câu cuối cùng. Trung Kiên về vị trí với 270 điểm.

Quang Huy với 155 điểm là thí sinh thứ hai thi, lựa chọn ba câu hỏi có giá trị 30 - 20 - 20 điểm. Cậu ghi điểm câu đầu tiên và câu cuối cùng; Bảo Khang giành quyền trả lời song không thành công. Quang Huy về vị trí với 205 điểm.

Bảo Khang với 130 điểm lựa chọn ba câu hỏi có cùng giá trị 20 - 20 - 20 điểm và chọn Ngôi sao hi vọng ở câu cuối cùng. Quang Huy đã giành điểm trong cả ba câu hỏi. Bảo Khang về vị trí với 70 điểm.

Trường Sơn với 65 điểm lựa chọn ba câu hỏi có giá trị 20 - 30 - 30 điểm. Trung Kiên có cơ hội trả lời nhưng không ghi điểm câu đầu tiên. Còn hai câu sau, Quang Huy đã giành điểm. Trường Sơn về vị trí với 5 điểm.

Trong phần thi Về đích, Quang Huy có màn ngược dòng ngoạn mục kiến tạo nên "chiến thắng trong mơ" [như MC dẫn chương trình nhận xét]. Nam sinh Hưng Yên xuất sắc ghi được điểm từ lượt thi của cả ba thí sinh, để từng bước rút ngắn khoảng cách điểm số, rồi chiếm vị trí dẫn đầu.

Với 190 điểm, Quang Huy đang là người ghi được điểm số cao nhất trong phần thi Về đích [bao gồm điểm giành từ những thí sinh khác] ở cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Trước đó, Nguyễn Bá Vinh [THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ] ghi được 180 điểm trong phần thi Về đích ở trận tuần 33 tháng 2 quý 3 Olympia năm thứ 19.

Quang Huy giành vòng nguyệt quế với 325 điểm.

Chung cuộc, Lê Quang Huy giành vòng nguyệt quế với tổng số điểm 325 điểm. Đây là số điểm cao nhất Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 tính đến thời điểm này.

Tiếp đến thí sinh Trần Trung Kiên [THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên] về Nhì với 260 điểm. Cùng về vị trí thứ Ba, Trần Lâm Bảo Khang [THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM] 70 điểm và Phạm Trường Sơn [THPT Toàn Thắng, Hải Phòng] 5 điểm.

Ai là người có số điểm cao nhất Đường lên đỉnh Olympia?

Nhà vô địch có điểm thi cao nhất: Tại chung kết Olympia 2016, Hồ Đắc Thanh Chương [Huế] xác lập kỷ lục thí sinh có số điểm cao nhất trong lịch sử các trận chung kết của chương trình. Anh ghi được 340 điểm, bỏ cách người về nhì đến 85 điểm.

Có bao nhiêu cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia?

Sau 23 năm, đây là gameshow có tuổi đời dài nhất của VTV. Mỗi năm, có 144 thí sinh tham gia với 36 cuộc thi tuần, 12 vòng thi tháng, 4 cuộc thi quý và một trận chung kết năm. Sáng 8/10, chung kết Olympia 2023 sẽ được truyền hình trực tiếp. Trong những năm qua, hàng loạt kỷ lục đã được tạo ra tại sân chơi này.

Đường lên đỉnh Olympia có bao nhiêu quần quần nữ?

3 tỉnh có 2 quán quân Olympia là Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Trong số 22 quán quân, có 4 quán quân là nữ. Năm 2023, 4 thí sinh góp mặt tại trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia diễn ra ngày 8/10 tới đây đến từ: Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa.

Huế có bao nhiêu người vô địch Olympia?

Cả 3 tỉnh thành này đều từng có 2 thí sinh vô địch Đường lên đỉnh Olympia và đặc biệt, 2 thí sinh tại mỗi tỉnh thành đều học cùng một trường. Cụ thể, Thừa Thiên - Huế có thí sinh Hồ Ngọc Hân [vô địch năm thứ 9 với 245 điểm] và Hồ Đắc Thanh Chương [vô địch năm thứ 16 với 340 điểm].

Chủ Đề