Bảo hiểm xã hội công nhân phải đóng bao nhiêu năm 2024

Công ty em có 01 nhân viên tham gia BHXH từ tháng 11/2019 đến 01/2020 thì nhân viên này có ký hợp đồng lao động thứ 02 với một công ty khác có mức lương cao hơn. Nhân viên yêu cầu bên công ty em cắt phần BHYT để đóng BHYT tại công ty có mức lương cao hơn, còn các khoản BHXH, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp vẫn đóng tại công ty em. Em có tham khảo quy định như sau: Theo khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: “1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BH thất nghiệp theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng HĐLĐ”. Nhưng khi gọi trực tiếp cán bộ thu quản lý công ty thì được hướng dẫn, công ty em chỉ cần đóng 0,5% BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn công ty ký hợp đồng lao động thứ 2 mới phải đóng 32%. Hiện tại em đang rất phân vân nên thực hiện đóng bảo hiểm cho bạn tại công ty bao nhiêu % thì đúng theo quy định.

Trả lời bởi:

BHXH Việt Nam trả lời

Câu trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHXH, BH thất nghiệp

Căn cứ Khoản 7 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi năm 2014 quy định trường hợp người lao động có thêm một hoặc nhiều HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015 trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Đề nghị Ông/Bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi công ty bạn đóng trụ sở để được hướng dẫn theo đúng quy định của pháp luật.

về mức đóng bảo hiểm năm 2024. EBH sẽ tiếp tục cập nhật trong thời gian tới khi Chính phủ ban hành các quy định mới có liên quan. Nếu ban có những thắc mắc cần giải đáp , xin vui lòng liên hệ với EBH hoặc Tổng đài CSKH của BHXH Việt Nam 1900 9068 để được trợ giúp.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 21, Khoản 1 Điều 85 và Khoản 1 Điều 86 của Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 15 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHNVPQH; Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm năm 2013, thì hằng tháng người sử dụng lao động [công ty] có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT theo quy định và trích từ tiền lương phần trách nhiệm đóng của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH, BHYT.

Theo đó, tổng mức đóng BHXH, BHYT hiện nay là 32% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. Trong đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 21,5%, còn người lao động có trách nhiệm đóng 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng.

Vì vậy, đối với vấn đề ông nêu, người sử dụng lao động [công ty] yêu cầu người lao động đóng toàn bộ BHXH, BHYT, bao gồm phần thuộc trách nhiệm đóng của công ty là không đúng với các quy định của pháp luật. Vì vậy, ông nên đề nghị công ty thực hiện đúng quy định pháp luật, hoặc có thể đề nghị cơ quan chức năng như tổ chức Công đoàn vào cuộc, có ý kiến với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

“Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu phần trăm?” Đây là câu hỏi mà những bất kì ai đi làm hoặc đăng ký tham gia bảo hiểm tự nguyện tại địa phương đều quan tâm. Để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc trên, cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

1. Mỗi người phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu phần trăm?

Hiện nay, bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức theo hai loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với mỗi loại hình bảo hiểm, tỷ lệ phần trăm mức đóng của người lao động sẽ là khác nhau. Cụ thể:

1.1. Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với cả người lao động đi làm có ký hợp đồng lao động và người sử dụng lao động.

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích đóng từ tiền lương tháng và quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm với tỷ lệ như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

Tai nạn lao động-Bệnh nghề nghiệp

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

Tai nạn lao động-Bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

21,5%

10,5%

Tổng 32%

Theo đó, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% [trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

1.2. Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng với công dân Việt Nam không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nói cách khác, người lao động tự do có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Căn cứ Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của người lao động được xác định như sau:

Mức đóng/tháng

\=

22%

x

Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện

-

Mức nhà nước hỗ trợ đóng

Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đóng tỷ lệ 22% mức thu nhập mà người đó chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Ngoài ra, để khuyến khích người lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội, nhà nước còn hỗ trợ một phần mức đóng cho những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu phần trăm lương? [Ảnh minh họa]

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo tháng hay quý?

Tùy loại hình bảo hiểm xã hội người lao động đăng ký tham gia mà phương thức đóng sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:

* Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Căn cứ Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội [BHXH] năm 2014 và hướng dẫn tại Điều 7 Quyết định 595/QĐ -BHXH, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo phương thức sau:

- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo tháng: Áp dụng với tất cả người lao động.

- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quý hoặc 06 tháng/lần: Áp dụng với người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

* Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Căn cứ Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 9 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động được chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức sau:

- Đóng hằng tháng.

- Đóng 03 tháng/lần.

- Đóng 06 tháng/lần.

- Đóng 12 tháng/lần.

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần.

- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm [120 tháng].

_0603111623.png]Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu một lần? [Ảnh minh họa]

3. Đóng BHXH cho ai? Gửi công ty hay đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH?

Theo Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ đóng tiền bảo hiểm có đơn vị sử dụng lao động để họ nộp lại cho cơ quan BHXH.

Theo đó, hằng tháng, phía công ty sẽ chủ động trừ một phần lương của người lao động để trích đóng bảo hiểm xã hội.

Trong khi đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH thông qua đại lý thu hoặc đóng tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bảo hiểm xã hội Công ty đóng bao nhiêu 2023?

Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng [tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành]. Như vậy, từ 1/1 - 30/6/2023, mức đóng BHXH tối đa là 2,38 triệu đồng/tháng và từ 1/7/2023, mức đóng BHXH tối đa sẽ là 2,88 triệu đồng/tháng.

Công ty đóng bảo hiểm cho nhân viên bao nhiêu phần trăm?

Theo đó, tổng mức đóng BHXH, BHYT hiện nay là 32% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. Trong đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 21,5%, còn người lao động có trách nhiệm đóng 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng.

Mức lương bao nhiêu phải đóng bảo hiểm xã hội?

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu.

1 tháng làm bao nhiêu ngày thì được đóng bảo hiểm xã hội?

Thông thường, nếu đi làm đầy đủ, số ngày công mỗi tháng của người lao động dao động từ 22 đến 28 ngày công [tùy vào chế độ nghỉ của doanh nghiệp] nên chỉ cần làm việc khoảng 09 đến 15 ngày công trong tháng thì sẽ được công ty đóng bảo hiểm xã hội.

Chủ Đề