Kim Sơn có bao nhiêu người?

Tháng 2 năm Kỷ Tỵ [1829], Doanh điền xứ Nguyễn Công Trứ chiêu tập hơn 1.200 dân đinh từ Nam Ðịnh sang, từ Yên Mô, Yên Khánh xuống, đắp đê lấn biển chỉ bằng công cụ lao động thô sơ. Huyện Kim Sơn được khai sinh từ đó. Cũng từ đó, tên tuổi Nguyễn Công Trứ gắn liền với lịch sử mảnh đất này.

Ðỗ Giải nguyên ở trường thi hương Nghệ An khi đã 42 tuổi [năm 1820], cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ đầy sóng gió. Ông nhiều lần được thăng thưởng, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp, có lần bị cách tuột làm lính thú, có lần bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha...

Con đê Ân Giang lấn biển từ năm 1829 nay đã là một đoạn quốc lộ 10 nối từ Hải Phòng sang Thanh Hóa. Nhìn thôn xóm trù phú, xếp sắp vuông vắn như những ô bàn cờ ở hai bên đường, càng kính trọng tài quy hoạch của cụ Doanh điền xứ. Các xã được phân chia bằng những con mương được đào gần như song song. Hệ thống sông đào kết hợp với sông tự nhiên được tính toán hợp lý với chế độ thủy triều cửa biển làm cho đồng ruộng Kim Sơn lợi dụng được tối đa địa thế tự nhiên để tiết kiệm sức người. Ra đời từ khi chưa có những phương tiện đo đạc hiện đại, cho đến hôm nay, "đồ án quy hoạch" của Nguyễn Công Trứ vẫn chưa hề lạc hậu.

Với tốc độ bồi tụ tiến ra biển hằng năm từ 80 - 100 m, lịch sử của Kim Sơn là lịch sử của những cuộc chinh phục đất hoang bồi - quai đê lấn biển. Kim Sơn đã tiến hành quai đê lấn biển sáu lần. Mỗi lần quai đê là một lần Kim Sơn mở mang hơn về diện tích, đông đúc thêm về cư dân. Lần lấn biển thứ sáu trải suốt mười năm [1980 - 1990]. Vượt qua nhiều khó khăn, cả những khi thiên tai đã cuốn đi bao công sức người, 11,7 km đê Bình Minh 2 được hoàn thành đã cho Kim Sơn thêm ba xã với gần 2.000 ha diện tích và hơn 5.000 nhân khẩu. Xã "út" của huyện là Kim Ðông được thành lập ngày 1-4-1998. Trụ sở của xã nay vẫn nằm trên trụ sở của Ðoàn 500 lấn biển năm xưa. Kim Sơn hôm nay đã lớn gấp gần ba lần so với bảy tổng đầu tiên thời Nguyễn Công Trứ. Công cuộc lấn biển trên vùng đất mở này vẫn còn đang tiếp tục. Lần này do Bộ Nông nghiệp làm quy hoạch và Bộ Quốc phòng là đơn vị thi công.

Kim Sơn - núi vàng

Vàng của Kim Sơn là lúa. Các xã phía Bắc huyện, trung tâm là thị trấn Phát Diệm, thuộc khu vực phù sa bồi đắp, đất đai màu mỡ, là vựa lúa của tỉnh. Lúa của Kim Sơn chiếm gần một phần ba tổng sản lượng lúa của Ninh Bình. Kim Sơn cùng với Hải Hậu [Nam Ðịnh] và Tiền Hải [Thái Bình] là những huyện đầu tiên ở miền bắc đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Gạo của Kim Sơn ngon, rượu của Kim Sơn cũng ngon nổi tiếng. Kèm theo nghề nấu rượu, chăn nuôi cũng phát triển. Cùng với lợn là cá, ba ba, gia cầm... Nhiều tỷ phú ở đây đã đi lên nhờ kết hợp tốt lúa, rượu, chăn nuôi và các ngành dịch vụ khác.

Vàng của Kim Sơn là cói. Cói là cây trồng trước lúa ở Kim Sơn theo quy trình: sú vẹt lấn biển, cói lấn sú vẹt, lúa lấn cói. Cùng với cây cói là nghề cói. Chiếu cói Kim Sơn cũng nổi tiếng chẳng kém gì chiếu Nga Sơn [Thanh Hóa]. Kim Sơn đã có 7 làng nghề chiếu cói được công nhận là làng nghề truyền thống. Ngành thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng chiếu cói và các sản phẩm mỹ nghệ, du lịch ở đây có giá trị hàng hóa lớn.

Vàng của Kim Sơn là thủy hải sản. Các xã khu vực phía Nam của huyện, trung tâm là thị trấn Bình Minh, đã nổi tiếng với nghề trồng và chế biến nguyên liệu cói còn có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy hải sản ven biển.

Nguồn tôm cá giống khai thác từ thiên nhiên có tôm rảo, tôm moi, tôm rui, tôm càng... Mùa mưa có mật độ trung bình 36 con/m3; mỗi năm có tới 150 ngày có thể mở cống lấy giống tôm. Năng suất tôm rảo khai thác tự nhiên có thể đạt 100-120 kg/ha/năm. Ngoài tôm còn có cua rèm, cá bống trắng, cá trích, cá cơm, cá bớp... Vùng đất bùn, cát còn có trữ lượng lớn ngao và vọp.

Vàng của Kim Sơn còn là du lịch. Ðây là một trong bảy trọng điểm đã được quy hoạch của ngành du lịch Ninh Bình. Ðiểm nhấn là nhà thờ Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn. Nhà thờ Phát Diệm là công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo, mỗi năm đón hàng nghìn đòan khách về thăm. Có thể nhìn rõ ở đây hồn văn hóa dân tộc hòa quyện với niềm tin về những điều thiện, điều lành mà Ðức Chúa muốn lan truyền rộng rãi trên thế gian...

Kim Sơn có 18 km bờ biển giữa hai cửa sông lớn là sông Ðáy và sông Càn. Toàn bộ khu vực gồm thị trấn Bình Minh và các xã ven biển: Kim Ðông, Kim Hải, Kim Trung đã được UNESCO công nhận là một trong những địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.

Thắng cảnh vùng sinh thái ven biển Kim Sơn bao gồm bãi biển, sông Cà Mau, rừng phòng hộ, các cù lao, cồn nổi, cửa sông Ðáy, cửa sông Càn, v.v... Ở đây có nhiều loài chim di cư về trú đông như: ngỗng trời, vịt trời, cò, vạc, le le, mòng, két...

Băn khoăn cây cói, nghề cói

Làm cói vất vả về sức lực, chi phí đầu vào lại cao hơn làm lúa. Mấy năm gần đây diện tích trồng cói ở Kim Sơn liên tục giảm do giá đầu ra của loại cây nguyên liệu này không đủ khuyến khích người nông dân. Cói loại tốt mới bán được giá 2.500 đồng - 3.000 đồng/kg. Một sào cói đạt năng suất cao cũng chỉ cho thu nhập 1 - 1,2 triệu đồng/vụ, không đủ bù đắp chi phí vật tư và trả công người lao động. Giá vật tư và công lao động nông nghiệp lại liên tục tăng cao khiến nông dân ven biển Kim Sơn không còn mặn mà với cây cói truyền thống mặc dù Huyện ủy nêu quyết tâm giữ một số diện tích trồng cói như một sự đầu tư dự trữ và chỉ đạo hỗ trợ giải quyết nhiều chính sách xã hội cho vùng cói nguyên liệu.

Tỉnh và huyện tập trung đầu tư 10 tỷ đồng cho Bình Minh trở thành vùng chuyên canh cói. Mỗi ha cói trồng mới được tỉnh hỗ trợ hai triệu đồng, huyện hỗ trợ một triệu đồng, mỗi ha cói cải tạo được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng của tỉnh và 500 nghìn đồng của huyện. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ chuyển giao khoa học-công nghệ và tích cực tìm đầu ra cho vùng nguyên liệu. Mặc dù vậy những biện pháp này xem ra vẫn chưa đủ lực hấp dẫn.

Những xã là vùng trồng cói truyền thống nay đã chuyển hướng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Ðồng chí Nguyễn Văn Hải, Bí thư xã Kim Ðông, người đã gắn bó với Kim Ðông từ năm 1997, cho chúng tôi biết: Từ năm 2002, các hộ ở đây đã chuyển dần sang nuôi thủy sản: tôm sú, cua rèm xanh, cá chim trắng... Làm thủy sản không vất vả như làm lúa, làm cói lại có thu nhập khá hơn. Nếu phòng chống được thiên tai, dịch bệnh và giá cả ổn định, mỗi mẫu mặt nước hằng năm cũng thu được 10 - 15 triệu đồng... Cói ở đây chỉ còn chút ít để giải quyết lao động nông nhàn...

Mức hỗ trợ 30 triệu đồng của tỉnh và huyện cho mỗi làng nghề cói dường như chưa đủ để làm cho làng nghề trở nên vững mạnh. Chủ yếu vẫn do các cơ sở sản xuất và người dân tự bươn chải tìm kiếm đầu ra cho mỗi sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, năng động tìm kiếm thị trường và ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu trực tiếp như: Xí nghiệp chiếu cói Quang Minh, Xí nghiệp chiếu cói Năng Ðộng, Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Ðổi Mới... Nhưng vẫn còn khá đông lao động [chủ yếu là nam giới] của Kim Sơn đi tìm việc ở các khu công nghiệp, đi làm thợ xây... Ðiều này lại dẫn tới việc Kim Sơn thiếu lao động trong những ngày thu hoạch bận rộn.

Những câu hỏi về cây cói, nghề cói, người trồng cói và người làm ra các sản phẩm từ cói vẫn đang tìm lời giải đáp.

Huyện Kim Sơn có bao nhiêu người?

Huyện Kim Sơn có diện tích 207 km² và 172.399 người, gồm hai thị trấn [Phát Diệm - huyện lỵ, Bình Minh], và 25 xã gồm Hồi Ninh, Chất Bình, Yên Mật, Kim Đông, Lai Thành, Yên Lộc, Tân Thành, Lưu Phương, Thượng Kiệm, Kim Chính, Đồng Hướng, Quang Thiện, Như Hoà, Hùng Tiến, Ân Hoà, Kim Định, Chính Tâm, Định Hoá, Văn Hải, ...

Xã Kim Sơn có bao nhiêu áp?

Xã Kim Sơn có diện tích 11,69 km², dân số năm 2018 là 10.443 người, mật độ dân số đạt 893 người/km². Tổng số hộ: 2.901. Xã Kim Sơn được chia thành 4 ấp: Đông.

Giá viên có bao nhiêu xã?

Huyện Gia Viễn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Me và 20 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lập, Gia Minh, Gia Phong, Gia Phú, Gia Phương, Gia Sinh, Gia Tân, Gia Tiến, Gia Thanh, Gia Thắng, Gia Thịnh, Gia Trấn, Gia Trung, Gia Vân, Gia Vượng, Gia Xuân, Liên Sơn.

Kim Sơn nổi tiếng về cái gì?

Làng nghề cói Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói. Cây cói đã có ở vùng đất Kim Sơn gần hai thế kỷ và trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người dân nơi đây đã tạo nên những cánh đồng cói mênh mông trên những bãi bồi.

Chủ Đề