Khi nào thì trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

14 Tháng Bảy, 2021

Trích lập các khoản dự phòng là công việc tất yếu trong tất cả các doanh nghiệp. Việc trích lập dự phòng là việc ghi nhận vào chi phí DN các khoản chênh lệch nhỏ hơn giá trị tài sản tại thời điểm lập BCTC và giá trị của các tài sản này tại thời điểm mua. Hoặc đó là sự ghi nhận một khoản dự phòng tương ứng với các khoản nợ phải trả.

Các khoản dự phòng sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị tài sản không cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một trong những khoản trích lập quan trọng. Năm 2021 đã có nhiều quy định mới liên quan tới nội dung này. Mời bạn đọc xem và cập nhật chi tiết tại nội dung bài viết sau:

1. Tìm hiểu dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?

Có thể hiểu tóm tắt rằng: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

Doanh nghiệp chỉ thực hiện lập dự phòng khi có những bằng chứng tin cậy chứng minh về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho [A] được xác định theo công thức sau:

A = Giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ - Chi phí ước tính để hoàn thành việc sản xuất và bán hàng.

2. Nguyên tắc trong trích lập dự phòng giảm giá tồn kho

  • Chi phí dự phòng: được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích lập đúng theo quy định. Nếu thực hiện không đúng theo quy định tại thông tư 48/2019/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2019.
  • Thời điểm trích lập và hoàn nhập dự phòng trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

3. Các quy định năm 2021 về việc trích lập dự phòng giảm giá tồn kho

a. Đối tượng lập dự phòng

Đối tượng lập dự phòng sẽ bao gồm toàn bộ thành phần liên quan tới kho như: nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm.

Tất cả các đối tượng này phải có giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đồng thời đảm bảo điều kiện sau:

  • Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
  • Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

b. Mức trích lập dự phòng

Diễn giải chi tiết về các thành phần:

  • Giá gốc hàng hóa tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế [nếu có].
  • Giá trị thuần: được tính theo công thức tại mục 1.

c. Xử lý khoản dự phòng hàng tồn kho

Sau khi tính toán và xác định được số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích, sẽ xảy ra một số trường hợp dưới đây. Doanh nghiệp cần lưu ý và xử trí cho phù hợp:

  • Nếu đối chiếu số dự phòng phải trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước bằng nhau thì doanh nghiệp không được trích lập bổ sung các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong năm nay.
  • Nếu đối chiếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện tính toán phần chênh lệch và trích thêm vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
  • Nếu đối chiếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện tính toán phần chênh lệch hoàn nhập và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
  • Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

>>> Tìm hiểu thêm: Vai trò của kế toán quản trị hàng tồn kho

d. Xử lý với những hàng tồn kho đã trích lập dự phòng

Thẩm quyền xử lý

Căn cứ theo nội dung tại Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định thẩm quyền xử lý như sau:

  • Việc xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ hoặc thanh lý phải được thẩm định và xử lý qua một tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá. Hoặc nếu đủ điều kiện, doanh nghiệp có thể tự thành lập Hội đồng xử lý đảm nhiệm công việc này.
  • Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế khác.

Hồ sơ gồm có

  • Biên bản kiểm kê: Xác định rõ giá trị hàng tồn kho bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng, chủng loại, số lượng, giá trị hàng tồn kho có thể thu hồi được [nếu có];
  • Bằng chứng liên quan tới hàng tồn kho hư hỏng như: Biên bản xác định chất lượng hàng tồn kho, Hình ảnh...

Cách xử lý

  • Thực hiện xử lý hủy bỏ, thanh lý với các mặt hàng tồn kho không còn có thể sử dụng do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, hư hỏng, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng.
  • Đối với hàng tồn kho hư hỏng do cá nhân làm hỏng thì doanh nghiệp có thẩm quyền xem xét và quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến hàng tồn kho đó.
  • Đối với hàng tồn kho không thu hồi được, khoản tổn thất thực tế là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi. Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn kho không thu hồi được đã có quyết định xử lý sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ những quy định mới liên quan tới dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2021. Thực tế, mức dự phòng được hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước có giá trị rất nhỏ so với tổn thất của việc giảm giá hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Vì vậy bản thân mỗi doanh nghiệp cần có sự chủ động trong phương pháp lập kế hoạch và quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Việc ứng dụng phần mềm quản lý kho đã trở thành xu hướng chung hiện nay. Phân hệ phần mềm quản lý kho hàng BRAVO là một modules quan trọng trong hệ thống giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp BRAVO 8R2 ERP-VN. Kế thừa các tính năng công nghệ hiện đại của cả hệ thống, phân hệ quản lý kho đã và đang đem lại những hiệu quả rõ rệt cho các doanh nghiệp vừa và lớn trong quá trình sử dụng.

>>> Tham khảo ngay: tại đây

Kế toán viên cần nắm vững các quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hạch toán cho đúng.

Cụ thể thế nào? MIFI mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.

1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hiểu ra sao?

Trước khi giải nghĩa dự phòng chi phí giảm giá hàng tồn kho là gì, chúng ta cần hiểu khái niệm về hàng tồn kho và giảm giá. 

Giảm giá được hiểu là chi phí được trả trong trường hợp giảm, trả lại hoặc hoàn trả khi đã được đóng góp hoặc thanh toán. Đây là một loại khuyến mại được sử dụng như ưu đãi hoặc bổ sung cho việc bán sản phẩm. Giảm giá thường được áp dụng khi doanh nghiệp muốn tăng doanh số và mở rộng thị phần.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một khái niệm mà kế toán cần biết

Hàng tồn kho là những sản phẩm được giữ để bán ra sau cùng, là hàng dự trữ để bán. Hàng tồn kho gồm 3 loại: nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm.

Như vậy, dự phòng chi phí giảm giá hàng tồn kho là dự phòng trong trường hợp có sự suy giảm giá trị thuần thấp hơn giá trị hàng tồn kho ghi sổ [Thông tư 48/2019/TT-BTC].

2. Đối tượng nào áp dụng 

Đối tượng áp dụng chi phí này bao gồm: nguyên vật liệu; hàng hóa; công cụ, dụng cụ; hàng gửi đi bán; hàng mua đang đi đường…trong đó giá trị thuần thấp hơn giá gốc đồng thời đảm bảo các điều kiện:

  • Có chứng từ, hóa đơn hợp pháp hoặc các bằng chứng hợp lý chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
  • Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

3. Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ra sao?

Kế toán cần biết một số nguyên tắc nhất định khi lập dự phòng chi phí giảm giá hàng tồn kho.

Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: 

  • Chỉ trích lập khi có bằng chứng tin cậy về việc suy giảm giá trị thuần so với giá gốc. Dự phòng là khoản dự tính trước nhằm mục đích để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
  • Được lập theo đúng các quy định của chuẩn mực kế toán và trùng thời điểm lập Báo cáo tài chính.
  • Tính theo từng loại hàng hóa, vật tư tồn kho. Tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt với dịch vụ cung cấp dở dang. 
  • Giá trị thuần của hàng tồn kho là giá bán ước tính trong kỳ trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành và bán sản phẩm. 
  • Căn cứ vào giá gốc, giá trị thuần, số lượng có thể thực hiện của từng loại hàng hóa, vật tư, dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng chi phí giảm giá hàng tồn kho phải lập: Nếu khoản chi phí đang ghi trên sổ kế toán thấp hơn chi phí phải lập ở cuối kỳ này thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng giá vốn hàng bán và dự phòng. Trường hợp nhỏ hơn thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán, giảm dự phòng.

Kế toán cần biết một số nguyên tắc nhất định khi lập dự phòng chi phí giảm giá hàng tồn kho.

4. Thực hiện dự phòng giảm giá hàng tồn kho lúc nào?

Thời điểm trích lập đồng thời hoàn nhập các chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho chính là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Các khoản dự phòng được trừ để bù đắp tổn thất trong kỳ báo cáo năm sau khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Điều này đảm bảo thể hiện các khoản đầu tư, giá trị hàng tồn kho thấp hơn hoặc bằng giá trên thị trường. Đồng thời các khoản nợ phải thu nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thu hồi được khi lập báo cáo tài chính năm.

5. Công thức tính như thế nào?

Mức trích của chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho  = [Lượng hàng tồn kho thực tế x Giá gốc hàng tồn kho] – Giá trị thuần

Trong đó:

  • Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC và các văn bản liên quan khác [nếu có].
  • Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ đi chi phí hoàn thành và tiêu thụ sản phẩm [ước tính].

6. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nếu số đã trích lập từ các kỳ trước thấp hơn số dự phòng chi phí giảm giá hàng tồn kho kỳ này khi lập báo cáo tài chính thì trích lập bổ sung phần chênh lệch: 

  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán 
  • Có TK 229: Dự phòng cho việc tài sản bị tổn thất

    Thực hiện dự phòng giảm giá hàng tồn kho lúc nào?

Nếu số dự phòng chi phí giảm giá hàng tồn kho kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước khi lập báo cáo tài chính thì hoàn nhập phần chênh lệch: 

  • Nợ TK 229: Dự phòng cho việc tài sản bị tổn thất
  • Có TK 632: Giá vốn hàng bán

Đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hư hỏng, hết hạn, hạch toán như sau: 

  • Nợ TK 229: Dự phòng cho việc tài sản bị tổn thất
  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán [khi số tổn thất lớn hơn số đã dự phòng] 
  • Có TK 152, 153, 155, 156

Nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước sau khi bù đắp tổn thất khi xử lý dự phòng chi phí giảm giá hàng tồn kho của doanh nghiệp nhà nước chuyển sang doanh nghiệp cổ phần, ghi: 

  • Nợ TK 229: Dự phòng cho việc tổn thất tài sản 
  • Có TK 411: Vốn đầu tư. 

Trên đây là các kiến thức về “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để bạn tham khảo. Nhớ lưu lại và áp dụng những kiến thức này khi cần thiết bạn nhé. Hy vọng bài viết từ MIFI giúp bạn nắm rõ về những kiến thức về kế toán giảm giá hàng tồn kho nhé.

>>> Xem thêm: Hệ thống tài khoản theo thông tư 133

Video liên quan

Chủ Đề