Khi nào thì cho bệnh nhân thở oxy

Máy tạo oxy là sản phẩm cần thiết cho những bệnh nhân không có khả năng thở được tự nhiên như người bị ung thư, những bệnh nhân nằm liệt giường. Sử dụng máy tạo Oxy đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp cho bệnh nhân hồi phục sức khỏe một cách nhanh ,sẽ giúp tạo ra một loại khí tinh khiết có nồng độ lên đến 93 - 98% được loại bỏ các khí trơ và khí độc hại - Oxy y tế. Đây là khí cần thiết cho những người bệnh nằm liệt giường, đột quỵ, bệnh suy tim, suy thận, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

Hiện nay, việc sử dụng máy tạo Oxy dần trở lên phổ biến hơn nhưng rất nhiều người lại lạm dụng máy tạo Oxy gây nên sự phản tác dụng. Điều này là do không biết làm cách nào sử dụng máy một cách hiệu quả, cách sử dụng máy an toàn cho người sử dụng, và phân vân liệu máy tạo Oxy có an toàn như loại bình Oxy y tế không?

Khi nào nên sử dụng máy tạo oxy?

Những biểu hiện của những người thiếu oxy thường là mệt lả người, tím tái, co giật, choáng váng, không tự chủ được bản thân. Đa phần họ là những người lớn tuổi có thể trạng yếu hoặc những người đang mang trong người những căn bệnh như suy tim, thiếu máu tuần hoàn não, bệnh suy thận, suy giáp, bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính giai đoạn giữa và cuối, bệnh tai biến đột quỵ.

Oxy y tế lúc này là nguồn cung cấp quý giá giúp đỡ cho hệ hô hấp rất nhiều. Oxy y tế dễ dàng đi vào phổi qua động mạch phổi và hòa chung vào máu giúp các tế bào phục hồi sinh trưởng, tăng cường trao đổi chất giúp người bệnh hồi phục.

Thể tích phổi của chúng ta sẽ giảm xuống theo thời gian khi chúng ta già đinh. Phổi là cơ quan quan trọng sau trái tim giúp điều hòa tuần hoàn dưỡng chất nuôi cơ thể. Thể tích phổi giảm gần 50% khi chúng ta bước qua tuổi 60 điều này lý giải vì sao những người ở tầm độ tuổi này hay có những cơn mệt giống như bi hen suyễn.

Khi người cao tuổi bị một vấn đề liên quan đến bệnh tật, sức đề kháng cũng như hệ hô hấp giảm dần xuống, cơ quan hô hấp không đồng hiệp làm việc như bình thường. Nếu những người bệnh này khi nằm ở trạng thái nghỉ ngơi sẽ gây ra cơn tức ngực, mệt mỏi. Nhưng khi nâng mình và đầu họ lên cao 1 góc từ 10-30 độ thì người bệnh sẽ dễ thở hơn. Vì phổi không bị đè nép và xẹp, phổi không tự co giãn như bình thường. Vì vậy, vì sao nói, khi người cao tuổi trở bệnh, phải sắm ngay 1 giường y tế để giúp họ có thể tịnh dưỡng, giúp dễ thở và nâng cao sức khỏe.

Sử dụng máy tạo oxy như thế nào?

Một người bệnh có vấn đề về hô hấp, đặc biệt là thiếu nguồn oxy y tế trước khi sử dụng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ. Không phải thở oxy nhiều là tốt mà cần một mức độ vừa phải giúp oxy y tế vào phổi qua động mạch phổi trung hòa cùng với máu và đi vào hệ động mạch, tĩnh mạch để đến tất cả các tế bào trong cơ thể.

Nếu chúng ta dung nạp quá nhiều oxy vào trong phổi, dễ gây tình trạng ngộ độc oxy máu. Điều này làm cho bệnh càng trầm trọng hơn. Hơn nữa, thở oxy y tế nhiều còn làm cho phổi chúng ta bị chai các tiểu phế quản, hay còn gọi là chai nang phổi, nó làm tổn hại nghiêm trọng quá trình chuyển hóa nguồn oxy bình thường vào phổi dễ dàng.

Một điều đặc biệt là nếu một người thở oxy thường xuyên, dễ dẫn đến tình trạng, phổi không còn chức năng hoạt động. Thông thường, phổi của chúng ta sẽ nhờ cơ hoàn tác động tạo nên nhịp co và thắt giúp thu nạp oxy từ khí trời bình thường. Đó là đòi hỏi sinh lý dung nạp oxy của bất kỳ con người nào. Nhưng khi oxy đã được nạp đầy đủ, dễ đẩy con người vào trạng thái nghỉ ngơi, có nghĩa là chức năng hô hấp của phổi giảm xuống so với mức bình thường. Nếu điều này thường xuyên xảy ra, nguồn oxy y tế quan trọng lại là con dao 2 lưỡi vừa giúp chúng ta cũng vừa giết cơ thể chúng ta.

Tất nhiên, thở oxy phải biết cách, nghĩa là khi nào cơ thể mệt, cần oxy thì chúng ta cho thở, sau khoảng thời gian cần thiết khi người bệnh đã hồi phục sức khỏe không còn mệt, hãy cai oxy không cho họ dùng nữa và tạo điều kiện thở oxy từ không khí trong lành từ thiên nhiên.

Thở bằng máy tạo Oxy và bình Oxy y tế khác nhau như thế nào?

Bình oxy y tế hiện nay đa phần được chiết nạp tại nhà máy chiếc nạp oxy từ tự nhiên do Nhà nước quản lý.

Máy tạo oxy hiện nay gồm có từ 3 loại trở lên và được nhập khẩu từ nước ngoài. Oxy có 3 loại có nghĩa là máy tạo oxy 3 lít oxy trong 1 phút, tạo ra 5 lít trong 1 phút và có loại cao hơn nhưng phải chờ nhập khẩu. Hiện nay trên thị trường cung cấp ra các hãng oxy từ trung quốc và của Mỹ tạo ra oxy nguyên chất tương đương với nồng độ oxy từ bình oxy y tế. Tuy nhiên, do áp suất nén từ bình oxy y tế cao hơn nên khi sử dụng máy tạo oxy cần phải để ý như sau:

- Nếu người bệnh đang thở oxy ở bình oxy là mức 1 [trên đồng hồ oxy có phân chia vạch từ 1 đến 10] thì khi sử dụng máy tạo oxy bạn sử dụng loại máy tạo oxy 3 lít thì vặn mức độ oxy đưa ra thở là số 2-2,5 lít/phút. Nếu sử dụng máy tạo oxy 5 lít thì mức vạch bạn vặn là 2 lít/phút.

- Nếu người bệnh cần thở oxy bình oxy y tế là mức 2 lít/phút thì bạn phải vặn núm điều chỉnh mức oxy ở máy tạo oxy là 3-3,5 lít/phút đối với máy 3 lít và số 3 đối với máy tạo oxy y tế 5 lít.

- Nếu người bệnh đang thở bình oxy mức 3 thì vặn núm vạch oxy ở máy 3 lít phải là số 5 hoặc trên mức vạch 5 lít/phút. Và khi sử dụng máy tạo oxy y tế 5 lít thì phải vặn nút chỉ vạch oxy trên máy phải là 4,5 - 5 lít/phút.

Đối với những người suy tim hoặc bệnh COPD dạng nặng, bệnh ung thư thời kỳ cuối, bệnh thận thời kỳ cuối, thì máy tạo oxy không thể cung cấp đủ nguồn oxy cần thiết cho người bệnh mà bạn phải quan tâm đến bình oxy loại 6 khối. Vì nhu cầu oxy của những người này luôn được đòi hỏi ở mức cao hơn. Đó là khoảng 5-6-7 lít/phút.

Cho bệnh nhân thở oxy khí nào?

Liệu pháp oxy được chỉ định trong các trường hợp sau: Người bệnh bị nghi ngờ thiếu oxy trong máu hoặc bị giảm oxy máu với các biểu hiện như khó thở, thở dốc, thở nhanh, bồn chồn, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, huyết áp tăng, thần kinh bị rối loạn, mất định hướng.

Tại sao phải cho bệnh nhân thở oxy?

Tại sao tôi cần phải thở oxy? Chúng ta cần oxy cho các tế bào trong cơ thể làm việc. Trong khí hít vào có chứa 21% oxy, lượng này đủ cho người có một lá phổi khỏe mạnh hoặc một số bệnh phổi. Tuy nhiên, nếu phổi của bạn không đủ tốt, bạn không thể phân phối đủ oxy từ phổi vào máu.

Khí nào cần dùng bình oxy?

+ Bước thứ tư: Mở bình oxy bằng cách xoay van ngược với chiều kim đồng hồ. + Bước thứ năm: Kiểm tra kim đồng hồ, nếu kim ở màu xanh là còn oxy, nếu ở màu vàng là oxy sắp hết, nếu ở màu đỏ là oxy bị hết. + Bước thứ sáu: Xoay núm vặn để chỉnh lượng oxy sao cho viên bi đẩy ngang số sang 2 là được [tức là thở 2 lít/ phút].

Khí cho bệnh nhân thở oxy thì người điều dưỡng cần quan sát những vấn đề gì?

– Đảm bảo lượng oxy cần thiết đưa vào phổi người bệnh bằng các đường khác nhau: Mũi, mặt nạ, máy thở. – Duy trì các đường dẫn oxy an toàn không tụt khỏi người bệnh, không hở. – Theo dõi các thông số cơ bản Sp02, khí trong máu tránh tình trạng thừa hoặc thiếu oxy.

Chủ Đề