Chi phí quảng cáo hạch toán tài khoản cấp 2

Hiện nay, việc thực hiện marketing sản phẩm trên các nền tảng như Google, Facebook đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo này bởi vì nhanh chóng và chi phí rẻ.

Vậy, khi doanh nghiệp chi tiền để chạy quảng cáo qua Google, Facebook thì cần những điều kiện gì để được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN]?

[1] Chi phí quảng cáo Facebook phục vụ kinh doanh có được khấu trừ thuế?

Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giá đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.

Do đó, việc doanh nghiệp quảng cáo qua Google, Facebook hay các nền tảng phổ biến khác mà có phục vụ cho việc kinh doanh thì sẽ được khấu trừ thuế TNDN nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

[2] Trường hợp đối tượng sử dụng quảng cáo là doanh nghiệp nước ngoài

Căn cứ Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

- Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn về đối tượng áp dụng của Thông tư:

+ Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

+ Cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam [sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài].

Theo đó, các đối tượng trên kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

- Qua đó, khoản 2 Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3 Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.

- Đồng thời Tại Điều 11 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định đối tượng và điều kiện áp dụng như sau:

Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II thì Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Mục 3 Chương II.

Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ quảng cáo trên internet do Google và Facebook cung cấp trực tiếp thì:

- Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thay thuế nhà thầu theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC nêu trên.

- Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với khoản chi phí quảng cáo qua Google, Facebook nếu thực tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng điều kiện về hóa đơn, chứng từ về thanh toán theo quy định.

Trường hợp không có hóa đơn [do Google, Facebook không sử dụng hóa đơn tại Việt Nam] thì phải có tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định.

Như vậy, doanh nghiệp chi tiền quảng cáo qua Google, Facebook cần đáp ứng khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì được khấu trừ thuế.

Hạch toán kế toán Công ty tổ chức sự kiện quảng cáo

+ Đặc điểm ngành nghề : Đối với công ty tổ chức sự kiện quảng cáo thì kế toán sẽ theo dõi doanh thu giá vốn theo từng hợp đồng sự kiện quảng cáo. Tương tự như bên xây lắp. Vì vậy cách hạch toán kế toán công ty tổ chức sự kiện quảng cáo cũng sẽ giống như bên đơn vị xây lắp . 1/ Các bút toán kế toán đầu năm : + Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối từ năm nay sang năm trước . Nợ TK 4211 / Có TK 4212 Nếu lỗ và ngược lại nếu lãi. + Hạch toán chi phí thuế môn bài và bút toán nộp thuế môn bài . Nợ TK 6425/Có TK 3338 Ngày nộp tiền: Nợ TK 3338/ Có TK 1111 3/Công tác tính giá thành: +Dịch vụ tổ chức sự kiện gồm có: –Tổ chức sự kiện khai trương – khánh thành –Tổ chức sự kiện động thổ khởi công xây dựng –Tổ chức sự kiện họp báo – Tọa đàm – Hội thảo –Tổ chức sự kiện hội nghị – tri ân khách hàng –Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm – dịch vụ +Cho thuê thiết bị sự kiện: –Cho thuê máy chiếu –Cho thuê âm thanh –Cho thuê cổng hơi –Cho thuê nhà bạt –Cho thuê sân khấu –Cho thuê bàn, cho thuê ghế –Cho thuê Thảm trải sàn –Cho thuê ánh sáng sân khấu –Cho thuê Bộ dụng cụ nghi thức sự kiện +Dịch vụ tổ chức sự kiện: –Làm phim phóng sự, tư liệu –Thiết kế, in ấn kỷ yếu, profile –Quay phim, chụp hình sự kiện –Dịch vụ PB – Promotion Boys –Dịch vụ PG – Promotion Girls –Dịch vụ MC, Hoạt náo viên –Nhóm múa, nhóm nhảy, vũ đoàn –Tiệc sự kiện – Teabreak – Buffet –Thiết kế – In ấn kỹ thuật số – Hai bên thuận mua vừa bán = > hợp đồng ký kết hoặc phiếu đặt dịch vụ –Hợp đồng kinh tế [ kèm báo giá hoặc dự tóan chi phí đi kèm được chủ đầu tư chấp thuận] –Bảng quyết tóan khối lựơng và giá trị đề nghị thanh toán –Hóa đơn GTGT –Thanh lý hợp đồng –Giấy đề nghị thanh tóan Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động dịch vụ tổ chức sự kiện theo yêu cầu và dịch vụ cho thuê các thiết bị công cụ tổ chức sự kiện… Giá thành cũng chia làm hai dạng: – Dịch vụ tổ chức: yếu tố nguyên vật liệu [621], yếu tố nhân công[622], yếu tố sản xuất chung[627] – Hoạt động thương mại[156]: đó là sự kết hợp của hoạt động thương mại đi kèm hoạt động này tính giá vốn ko tính giá thành hoặc tính vào giá thành dịch vụ tùy theo cách làm của kế tóan sao cho phù hợp với yêu cầu tính chất công việc và việc theo dõi lên sổ sách sao cho tiện nhất có thể – Hoạt động cho thuê trang thiết bị tổ chức sự kiện cho thuê do đó chi phí phân bổ hoặc khấu hao chính là yếu tố cấu thành giá vốn [627]. – Tập hợp tất cả chi phí để tính giá thành vào 154 chi tiết theo từng hợp đồng . +Chi phí vật liệu [152]: baner, tờ rơi quảng cáo, băng rôn, bánh trái, nước ngọt, bia giải khát, khăn, hoa quả tươi, thực phẩm ăn uống….[ có hóa đơn ,hợp đồng ]…. +Hóa đơn mua vào [đầu vào] liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn mua vào [đầu vào] >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán [hay phiếu hoạch toán] + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi +Vật liệu Qua kho: Nợ TK 152 Nợ TK 1331 Có TK 111, 112, 331 [ Các trường hợp triết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại hoạch tóan như hàng hóa theo định khoản bên dứơi về TK 156] +Xuất thẳng xuống không qua kho: – Để đơn giản hóa kế tóan thường đưa yếu tố cấu thành chi phí nguyên vật liệu được đưa trực tiếp vào TK 621 ko cần thông qua tài khoản 152 nhập kho vì chỉ trước ngày tổ chức một ngày các yếu tố: baner, tờ rơi quảng cáo, bánh trái, nước ngọt, bia giải khát, khăn, hoa quả tươi, thực phẩm ăn uống….[ có hóa đơn ,hợp đồng ]…. Có thể mới được mua sắm nên ko cần thiết nhập kho –Hoặc những mặt hàng ko cần qua kho như mua thực phẩm ở chợ như: rau củ, quả, thịt cá, ….những mặt hàng này cũng xuất luôn ko cần qua kho với những mặt hàng này có thể lập bảng kê thu mua hàng hóa không cần hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán lẻ tức hóa đơn Thông Thường do chi cục thuế cấp bán Nợ TK 621 Có TK 152 +Xu hướng thứ hai:Tách làm hai loại tồn kho gồm 152 những mặt hàng có tính chất xuất ngay ko bảo quản đc lâu hoặc thời gian hư hỏng nhanh [tờ bướm, pa nơ, hoa quả, trái trăng, bánh ngọt, khăn, giấy…..] , và156 là những có có thể bảo quản lâu dài có thể mua sắm dự trữ dài hạn [bia các loại, nước ngọt các loại, nứơc giải khát khác …] mục đích doanh nghiệp mua dự trữ sẵn để kho khi có tổ chức sự kiện thì mang ra xuất bán xem như thương mại -Với vật liệu làm như trên -Còn với hàng hóa tính giá vốn ko tính giá thành +Mua hàng [156]: phương pháp hoạch tóan Các khoản chi phí khác để mang hàng hóa về nhập kho theo lý thuyết thì hạch toán vào TK 1562 nhưng thực tế kế toán thường công luôn vô tiền mua hàng rồi chia cho số lượng hàng hóa theo một tiêu thức tùy theo cách làm của kế tóan. Đối với hàng hóa dạng này thường có một bảng kê mua bán đi kèm vì số lượng nhiều cho mỗi lần nhập, hoặc theo danh sách liệt kê trên hợp đồng Nợ TK 1561: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng Nợ TK 1331: VAT, thường là 10% Có TK 331,111,112: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC – Khi thanh toán tiền: Nợ TK 331* Có TK 111 [nếu trả tiền mặt], 112 [nếu trả qua ngân hàng] Gía nhập kho hàng hóa: +Giá gốc của hàng hóa, bao gồm = Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp [nếu có] + chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,. . . nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức [nếu có]. Tính giá xuất kho cho nguyên vật liệu 152 và hàng hóa 156 Các phương pháp tính giá xuất kho: doanh nghiệp chọn một trong 4 phương pháp tính giá xuất kho ổn định chu kỳ hoạt động trong năm tài chính nghĩa là trong một năm tài chính doanh nghiệp ko được sử dụng > 2 trong 4 phương pháp xuất kho để tính giá gốc sau: 1. Phương pháp giá thực tế đích danhTheo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. 2. Phương pháp giá bình quânTheo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.a] Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ [tháng]Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = [Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ] / [Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ] b] Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập [bình quân thời điểm]Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:Đơn giá xuất kho lần thứ i = [Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i]/[Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i] 3. Phương pháp FIFO [nhập trước xuất trước]Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết. 4. Phương pháp LIFO [nhập sau xuất trước]Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. \= > Thông thường các doanh nghiệp chọn phương pháp bình quân gia quyền dễ sử dụng + Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 1561 +Nhân công: Nhân viên chính thực và thời vụ doanh nghiệp: lương nhân viên trực tiếp phục vụ công tác tổ chức sự kiện tại địa điểm nơi khách hàng sẽ tổ chức được theo dõi hàng ngày và chấm công, đối với trường hợp ko thể theo dõi có thể phân bổ theo các tiêu chí thích hợp => Chi phí nhân công thong thường chiếm 60% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ tổ chức mà công ty sẽ tổ chức. -Chi phí: Nợ TK 622,627,6421/ có TK 334 -Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112 Trích bảo hiểm các loại theo quy định [tính vào chi phí]. Có TK 3383 [BHXH 18%] Có TK 3384 [BHYT 3%] Có TK 3389 [BHTN 1%] Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động. Có TK 3383 [BHXH 8%] Có TK 3384 [BHYT 1,5%] Có TK 3389 [BHTN1%] Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định Nợ TK 3383 [BHXH 26%] Nợ TK 3384 [BHYT 4,5%] Nợ TK 3389 [BHTN 2%] Có TK 112 [34,5%] Tính thuế thu nhập cá nhân [nếu có] Nợ TK 334 Thuế TNCN Có TK 3335 Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau + Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào + Bảng chấm công hàng tháng + Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó + Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi + Tất cả có ký tá đầy đủ +Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ \= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN +Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ….=> gói lại một cục + Tạm ứng: – Dự toán chi đã được Kế toán trưởng – BGH ký duyệt -Giấy đề nghị tạm ứng. – Phiếu chi tiền Nợ TK 141/ có TK 111,112 +Hoàn ứng: -Bảng thanh toán tạm ứng [Kèm theo chứng từ gốc] Bạn thu hóa đơn [nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,…công tác,…] chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm. Nợ TK 111,112/ có TK 141 + Chi chi phí sản xuất chung: Các công cụ mua về đưa vào sử dụng phục vụ cho sự kiện hoặc lương của giám sát tổ chức sự kiện chúng ta sẽ hạch toán kế toán vào 627 và chi tiết theo từng sự kiện để tiện theo dõi chi phí. Trường hợp 627 là chi phí khấu hao được phân bổ nhiều kỳ cho nhiều sự kiện chúng ta sẽ tiến hành phân bổ cho những sự kiện theo tiêu thức hợp lý ví dụ : doanh thu, giá trị hợp đồng, nguyên vật liệu v.v Hóa đơn đầu vào: +Hóa đơn mua vào [đầu vào] liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn mua vào [đầu vào] >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán [hay phiếu hoạch toán] + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi Nếu là dịch vụ: Nợ TK 627,1331 Có TK 111,112,331… Nếu là công cụ: Nợ TK 153,1331/ Có TK 111,112,331 Đưa vào sử dụng: Nợ TK 242/ Có TK 153 Phân bổ: Nợ TK 627/ Có TK 242 \=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ Nợ TK 154/ Có TK 622,627 Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng +Kết thúc hòan thành dịch vụ theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phiếu đặt hàng…. –Hợp đồng kinh tế [ kèm báo giá hoặc dự tóan chi phí đi kèm được chủ đầu tư chấp thuận] –Bảng quyết tóan khối lựơng và giá trị đề nghị thanh toán –Hóa đơn GTGT –Thanh lý hợp đồng –Giấy đề nghị thanh tóan Nợ TK 111,112,131/ TK có 511,33311 Hóa đơn đầu ra: +Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng [ thương mại] hoặc kẹp biên bản nghiệm thu [xây dựng] phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô [xây dựng] + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán [hay phiếu hoạch toán] + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng [ thương mại] hoặc kẹp biên bản nghiệm thu [xây dựng] phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : – Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có +Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan….chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính…… ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp. Cách hạch toán kế toán như sau. Nếu là dịch vụ: Nợ TK 642*,1331 Có TK 111,112,331… Nếu là công cụ, tài sản cố định: Nợ TK 153, 211,1331/ có TK 111,112,331 Đưa vào sử dụng: Nợ TK 142,242/ có TK 153 Phân bổ: Nợ TK 642*/ có TK 142,242,214 Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng + Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán -Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515 -Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112 Nợ TK 627,642/ có TK 142,242,214 Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng + Sau đó cuối tháng chúng ta sẽ tiến hành kết chuyển giá vốn cho từng sự kiện từ 154 qua tài khoản 632. Lưu ý sự kiện nào chưa làm xong hoặc chưa xuất doanh thu chúng ta sẽ để dở dang giống như bên xây dựng . + Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212 Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng: Xác định doanh thu thuần: Tổng Có PS 511 – Tổng Nợ PS 511 Nợ TK 511 / Có TK 521,531,532 Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911 Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng : Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811 Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0 Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212 Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0 Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911 Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp: Nợ TK 8211/ có TK 3334 Kết chuyển: Nợ TK 911/ có TK 8211 Nộp thuế TNDN: Nợ TK 3334/ có TK1111,112 Vừa rồi mình đã hướng dẫn các bạn cách hạch toán kế toán công ty tổ chức sự kiện quảng cáo. Khó khăn nhất đối với loại hình này là theo dõi chi tiết được từng hợp đồng , từng sự kiện về doanh thu, lãi lỗ, giá vốn. Để công việc hạch toán kế toán đối với công ty tổ chức sự kiện quảng cáo đơn giản hơn . Các bạn có thể sử dụng phần mềm kế toán Smart Pro với các công cụ theo dõi doanh thu, chi phí, giá vốn, kết chuyển, phân bổ, khấu hao, tính giá xuất kho tự động . Cùng với nhiều mẫu báo cáo phân tích chi tiết về lãi lỗ từng sự kiện sẽ giúp các bạn rất nhiều trong công việc kế toán.

Chi phí quảng cáo sản phẩm được kế toán hạch toán vào đầu?

Chi phí quảng cáo có mục đích để thúc đẩy doanh số bán hàng, do đó chi phí quảng cáo là một phần trong chi phí bán hàng và được hạch toán vào tài khoản Chi phí bán hàng.

Chi phí lương nhân viên bán hàng hạch toán vào đầu?

Ví Dụ: Chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng thuộc bộ phận bán hàng và DN áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, thì hạch toán vào: Nợ 6421.

Chi phí quảng cáo sản phẩm là chi phí gì?

Chi phí quảng cáo là một chi phí trong kế toán tài chính, bao gồm các chi phí liên quan đến việc xúc tiến ngành, thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Quảng cáo diễn ra trên các phương tiện truyền thông in ấn, trực tuyến, trên sóng radio, trên sóng truyền hình và thông qua thư điện tử.

Chi phí được hạch toán khi nào?

Ghi nhận chi phí khi chưa đến kỳ hạn thanh toán. Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.

Chủ Đề