Khi nào giá vàng trong nước bằng thế giới

Giá vàng SJC quá cách biệt với giá thế giới

Hiếm khi nào thị trường vàng trong nước chứng kiến mức chênh lệch cao chót vót của giá vàng SJC so với thế giới trên 10 triệu đồng/lượng

  • Giá vàng hôm nay 18-11: Vọt lên khi lạm phát ở châu Âu tăng

  • Giá vàng hôm nay 17-11: Giảm mạnh trước sức ép của USD

  • Giá vàng chiều nay 16-11: Vàng SJC nhảy dựng lên gần 62 triệu đồng/lượng

  • Giá vàng hôm nay 16-11: Giới đầu cơ “đánh lên”, “đánh xuống” kiếm lợi nhuận

Cuối ngày 17-11, giá vàng SJC được các doanh nghiệp [DN] niêm yết phổ biến mua vào 61,05 triệu đồng/lượng, bán ra 61,85 triệu đồng/lượng. Trong ngày, có thời điểm giá vàng nhảy vọt vượt 62,1 triệu đồng/lượng [chiều bán ra] trước khi giảm trở lại.

Vùng cao nhất trong 1 năm

So với cuối ngày hôm trước, giá vàng SJC tăng 50.000 đồng/lượng nhưng tăng tới 3 triệu đồng/lượng chỉ trong một tuần qua. Giá vàng SJC cũng đang ở vùng cao nhất trong một năm qua.

Giá vàng SJC tăng nhiều trong tuần qua .Ảnh: TẤN THẠNH

Trong khi đó, giá vàng trang sức và vàng nhẫn 24K các loại tăng nhưng không bằng đà biến động mạnh của vàng SJC, khi được giao dịch quanh 53,1 triệu đồng/lượng mua vào, 53,8 triệu đồng/lượng bán ra.

Như vậy, giá vàng SJC đã cao hơn giá vàng trang sức tới 8,05 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng cũng tăng nhưng không quá sốc như vàng SJC. Thậm chí gần cuối ngày 17-11, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới ở mức 1.858 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với phiên trước. Với diễn biến này, giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết hiện chỉ khoảng 51 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC trên 10,5 triệu đồng/lượng.

Diễn biến này khiến không ít người bất ngờ. Tại một số diễn đàn mua bán vàng trên mạng xã hội, nhiều người cho hay bắt đầu mua vàng SJC vì cho rằng giá vàng sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Ghi nhận trên thị trường, một số công ty vàng cũng cho rằng số khách hàng hỏi mua vàng SJC tăng, trong khi lượng người bán vàng ít vì kỳ vọng giá còn tăng nên cung cầu bất cân xứng, giá vàng vì thế lại tăng.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty Vàng Đối tác mới [NPJ], phân tích sức mua tăng trên thị trường những ngày qua khi cả DN lẫn nhà đầu tư đều cùng tâm lý "đánh lên" - kỳ vọng giá vàng trong nước còn tăng tiếp do ảnh hưởng từ giá thế giới. Thực tế, giá vàng thế giới cũng chấm dứt xu hướng giảm và vượt ngưỡng cản 1.850 USD/ounce những ngày qua, hướng đến mốc 1.900 USD/ounce, là mức cao nhất trong một năm nay.

"Nhu cầu mua vàng SJC tăng cao hơn so với những ngày trước, dù không đột biến nhưng nguồn cung hạn chế khiến tâm lý của chủ tiệm vàng, DN vàng là bán ra khó mua lại nên giữ giá cao để hạn chế cầu mua vào" - ông Nguyễn Ngọc Trọng lý giải.

Cần cân đối cung - cầu

Chuyên gia vàng Trần Thanh Hải nhận định yếu tố tâm lý từ nhà đầu tư và DN đang góp phần khiến giá vàng SJC tăng sốc. Vì ai cũng kỳ vọng giá vàng còn tăng tiếp trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ lên mức cao nhất trong 30 năm qua; lạm phát ở Việt Nam trong năm 2022 cũng dự báo tăng và giá vàng thế giới hướng đến vùng 1.900 USD/ounce. Đặc biệt, một diễn biến đáng chú ý trên thị trường vài ngày nay là xuất hiện cầu mua vàng SJC của nhà đầu tư lớn, hỏi mua số lượng lớn bên cạnh khách nhỏ, lẻ mua vài chỉ, vài lượng như ngày thường.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam [VGTA], nhận định chênh lệch giá vàng SJC với thế giới đã xuất hiện từ nhiều năm qua do cơ chế quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho bất kỳ DN nào nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng hoặc tăng nguồn cung vàng SJC cho thị trường. Vàng miếng SJC ngày càng hiếm. Vì vậy, khi lực cầu tăng lên mà cung không có thì giá cao là khó tránh.

"VGTA từng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể sản xuất thêm một lượng vàng miếng để cung ứng ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu, tránh xảy ra hiện tượng sốt giá vàng khi giá thế giới tăng - giảm mạnh. Đồng thời, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho các DN để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ… Nếu không tăng cung, cách biệt giữa giá vàng SJC và giá thế giới, kể cả các loại vàng trang sức khác cũng rất khó thu hẹp" - ông Huỳnh Trung Khánh nhìn nhận.

Để tránh rủi ro giá vàng SJC biến động mạnh và đột ngột đảo chiều, các chuyên gia vàng khuyến cáo nhà đầu tư nhỏ, lẻ có nhu cầu mua vàng để dành, tích trữ lâu dài có thể mua vàng nhẫn trơn. Giá vàng nhẫn trơn hiện khoảng 53,8 triệu đồng/lượng [bán ra], thấp hơn giá vàng thế giới trên 3 triệu đồng/lượng.

Cẩn trọng để tránh rủi ro

Trước diễn biến của giá vàng những ngày qua, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM, cho biết đang theo dõi sát thị trường vàng để báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết. Giá vàng SJC tăng mạnh do ảnh hưởng từ giá vàng thế giới và diễn biến cung cầu trong nước. Thị trường vàng trong nước dù có sự tăng mạnh về giá vàng SJC nhưng không có đột biến về lượng giao dịch.

"Với diễn biến tăng giá mạnh của vàng SJC và cách biệt lớn so với giá vàng thế giới, nhà đầu tư tham gia thị trường cần cẩn trọng để tránh rủi ro, nếu quyết định mua vàng SJC hoặc các loại vàng nhẫn, vàng trang sức 24K thì chỉ mua ở những cửa hàng uy tín, lấy hóa đơn đầy đủ" - ông Nguyễn Hoàng Minh gợi ý.

THÁI PHƯƠNG

Bất chấp thị trường kim loại quý thế giới đảo chiều giảm gần 10 USD một ounce, các nhà vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng giá bán trong sáng 8/3. Vàng miếng SJC sáng nay tăng 900.000 đồng, lên đỉnh 74,4 triệu đồng một lượng và tạo mức chênh lệch gần 20 triệu đồng so với giá thế giới.

Chuyện giá vàng trong nước cao hơn vàng thế giới vốn đã không còn chuyện xa lạ ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, dù theo quy luật, lẽ ra giá vàng trong nước sẽ tăng, giảm theo sự biến động của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước liên tục có những thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm trước. Câu hỏi được đặt ra là vì đâu giá vàng trong nước lại tăng sốc như vậy?

Chênh lệnh giữa giá mua và giá bán hiện nay cũng rất lớn. Có một điểm bất thường khác đó là giá vàng trong nước vẫn liên tục lập đỉnh trong khi lực mua thực tế lại rất thấp. Theo dõi thị trường những ngày gần đây, chúng ta chủ yếu thấy người người, nhà nhà xếp hàng đi bán chốt lời. Vậy tại sao giá vàng lại tăng, có hay không việc vàng trong nước đang bị thổi giá?

>> Vía Thần Tài hay vía tiệm vàng?

Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại, không thể phủ nhận một yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng đó là tình hình thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn là một bất thường khi giá vàng trong nước và thế giới diễn biến ngược chiều. Chứng kiến đà tăng giá chóng mặt của vàng trong nước, hẳn nhiều người cũng sẽ tính đến chuyện mua thêm để đầu tư.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, người mua vàng trong nước lúc này cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro kép: một bên là chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế [gần 20 triệu đồng/lượng], một lên là chênh lệch giữa giá mua và bán [lên đến 2 triệu đồng/lượng]. Lãi càng cao bao giờ cũng sẽ đi kèm với rủi ro càng lớn.

Theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 Nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp.

Đô Thành

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề