Khi nào chườm nóng khi nào chườm lạnh năm 2024

Khoa Chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao Bệnh viện (BV) 199 (Đà Nẵng) vừa tiếp nhận bệnh nhân (BN) T.T.C (nam, 37 tuổi, ngụ Đà Nẵng) bị chấn thương sau pha tranh cướp bóng và tiếp đất sai tư thế. Anh C. bị khuỵu khớp gối phải và sưng đau khiến việc đi lại vận động khó khăn. Anh C. có chia sẻ rằng lúc đó không biết nên chườm ấm hay chườm mát vào chỗ đau.

Tại BV 199, qua thăm khám cho anh C., các bác sĩ (BS) xác định BN bị chấn thương tràn dịch khớp gối, nghi ngờ đứt dây chằng chéo trước. Ngay lập tức, các BS đã tiến hành xử trí chỗ đau bằng cách cho chườm mát tích cực, băng ép khớp gối, nghỉ ngơi hạn chế vận động, dùng thuốc và tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Sau 5 ngày, khớp gối đỡ sưng đau, đi lại gần như bình thường. BN vẫn được chỉ định chụp MRI và chuẩn bị cho các bước điều trị chuyên sâu sau đó.

Khi nào chườm nóng khi nào chườm lạnh năm 2024

Một bệnh nhân chấn thương thể thao được chườm mát để giảm sưng, giảm đau

AN QUÂN

Một BN khác là ông N.V.B (50 tuổi, ngụ Quảng Nam) chơi tennis đã nhiều năm. Mỗi khi chơi tennis quá sức, ông B. lại bị đau mặt ngoài khuỷu tay. Qua thăm khám, các BS chẩn đoán BN bị hội chứng tennis elbow (viêm khối cơ lồi cầu ngoài xương cánh tay). Trường hợp này, BN được xử trí bằng chườm ấm, kết hợp tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Sau khi tập xong lại được chườm mát, hạn chế vận động khuỷu tay 1 tháng. Sau điều trị, BN hiện đã ổn định và có thể chơi tennis trở lại.

Vậy khi nào thì chườm ấm và khi nào thì chườm mát đối với các chấn thương gây đau từ phía bên trong? BS Phùng Cao Cường, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao BV 199, cho biết dựa theo nguyên tắc nóng nở ra, lạnh co lại mà việc sử dụng nhiệt sẽ được áp dụng cho từng trường hợp.

CHƯỜM MÁT

Theo BS Cường, chườm mát là phương pháp phổ biến nhất cho các chấn thương cấp tính để giảm sưng, đau và viêm. Thời gian tối ưu trong vòng 24 giờ đầu sau chấn thương, và nên áp dụng kéo dài trong 3 ngày. Những trường hợp chườm mát thường là lật sơ mi cổ chân, chấn thương gối, chấn thương vai… hoặc sau hoạt động có các chấn thương mạn tính có thể gây viêm.

Túi chườm mát có thể được làm tại nhà bằng cách bọc các viên đá trong tủ lạnh bằng túi bóng, khăn tay... hoặc các loại túi chườm mát chuyên dụng khác có bán trên thị trường. Nhưng để chườm mát an toàn, lưu ý không được để viên đá tiếp xúc trực tiếp với da, cần sử dụng khăn tắm hoặc vải mỏng lót ở giữa.

"Nên chườm mát khoảng 20 phút mỗi lần, và thực hiện khoảng 4 - 8 lần/ngày. Lưu ý chườm mát nhiều lần một ngày sẽ tốt hơn chườm một lần trong thời gian dài. Không tiếp tục chườm đá nếu cảm giác đau hoặc vùng da được chườm mát chuyển màu hồng hoặc đỏ. Không được sử dụng chườm mát ở vai trái nếu có bệnh lý về tim", BS Cường hướng dẫn chi tiết.

CHƯỜM ẤM

Phương pháp chườm ấm thường được sử dụng để điều trị các tổn thương mạn tính. Theo đó, chườm ấm giúp kích thích dòng máu đến các cơ hoặc khớp bị tổn thương. Chườm ấm thường được sử dụng để điều trị các chấn thương lặp đi lặp lại ở vận động viên trước lúc họ bắt đầu các hoạt động thể dục thể thao.

Chườm ấm là phương pháp hiệu quả để giảm đau nếu chấn thương là căng cơ. Khi đó, nhiệt sẽ giúp thư giãn mô tổn thương và hạn chế việc cứng khớp, điều này tạo điều kiện điều trị các bệnh cơ xương như viêm khớp hoặc căng cơ kéo dài.

Chườm ấm được sử dụng cho các cơn đau mãn tính hoặc chấn thương sau 72 giờ, như hội chứng tennis elbow nói trên, đau khớp vai do viêm gân, đau gót chân do viêm gân, viêm bao gân gập - duỗi ngón, viêm cân gan chân... Khi đó, khăn ấm hoặc miếng nhiệt ấm có thể tăng cường sự xâm nhập của nhiệt vào cơ. Ở nhiều trường hợp thì nhiệt ẩm sẽ giúp giảm đau tốt hơn so với nhiệt khô.

Theo BS Cường, công cụ để chườm ấm có thể là miếng nhiệt điện (electric heating pad) hoặc túi chườm ấm thậm chí là khăn nóng được lấy ra từ máy sấy. Tuy nhiên, nên sử dụng miếng nhiệt điện, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với từng người để tránh nhiệt quá lớn sẽ gây bỏng cho người bệnh.

(HNM) - Khi bị đau, gặp tai nạn chấn thương sưng tấy phần mềm, nhiều người lấy đá lạnh để chườm nhưng cũng có người lại sử dụng dầu nóng xoa bóp hoặc chườm ấm để hạn chế sưng tấy. Vậy, khi nào nên chườm lạnh, khi nào thì chườm nóng?

Theo các chuyên gia y tế, cách chườm lạnh chỉ được sử dụng trong các trường hợp bị đau cấp như: Đau ngay sau chấn thương, đau răng, đau đầu... Việc chườm lạnh sẽ giúp hạn chế xuất huyết, phù nề; hạn chế viêm cấp; hạ thân nhiệt khi sốt cao; giảm đau trong một số trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi, đau co cứng cơ.

Chườm lạnh sẽ có tác dụng làm các mạch máu nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ ô xy, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu, giảm phù nề...

Chườm lạnh có thể giúp điều trị các vấn đề về khớp hoặc cơ bị sưng và viêm. Nó chỉ có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ sau chấn thương và lưu ý, không nên chườm lạnh ở vị trí tổn thương là vết thương hở...

Với phương pháp chườm nóng, các nhà nghiên cứu chỉ ra, nhiệt nóng (từ trên 37 độ C - 50 độ C) có tác dụng rất lớn đối với cơ thể con người, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp làm giảm sưng tấy.

Chườm nóng có tác dụng làm giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, có thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân, làm tăng cường tuần hoàn, làm giảm co thắt, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó giúp giảm đau với các chứng đau mạn tính như: Đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ...