Kháng nghị nghĩa là gì

Kháng nghị bản án, quyết định dân sự là hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền phản đối bản án, quyết định dân sự, yêu cầu Toà án có thẩm quyền xét xử lại. Kháng nghị có ý nghĩa nâng cao hiệu quả của công tác kiểm sát, giám đốc việc xét xử, bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án dân sự được đúng đắn.

1. Luật sư tư vấn về tố tụng dân sự

Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật về kháng nghị bản án, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về tố tụng dân sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể về vấn đề:

+ Căn cứ thực hiện thủ tục kháng nghị bản án sơ thẩm;

+ Thẩm quyền kháng nghị bản án sơ thẩm;

+ Trình tự, thủ tục kháng nghị;

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến laoa động, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết mà Luật Minh Gia phân tích dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Kháng nghị bản án sơ thẩm theo quy định pháp luật

Kháng nghị được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

Kháng nghị của Viện kiểm sát

Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát

1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:

a] Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

b] Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;

c] Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

d] Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;

đ] Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.

2. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

3. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung [nếu có] để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.

Thời hạn kháng nghị

1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

3. Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thông báo về việc kháng nghị

1. Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.

2. Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

1. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.

2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị

Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày:

1. Hết thời hạn kháng nghị;

2. Hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.

Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.

2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền sau khi Tòa án sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật. Để hiểu rõ thêm về kháng nghị là gì cũng như phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị, mời theo dõi qua bài viết dưới đây.

Kháng nghị là gì?

Khái niệm kháng nghị

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện về việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án hoặc quyết định của Tòa án. Mục đích kháng nghị là đảm bảo cho việc xét xử công bằng, chính xác, đồng thời sửa chữa những sai phạm trong bản án, quyết định của Tòa án.

Kháng nghị được đưa ra đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực pháp luật nhưng trong quá trình truy tố, điều tra, xét xử phát hiện thấy có sai phạm, vi phạm pháp luật hoặc phát hiện ra tình tiết mới, tình tiết đó có thể làm thay đổi cơ bản hay một phần quan trọng trong nội dung bản án, quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết khi đưa ra bản án, quyết định.

Có ba hình thức kháng nghị là phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Quyền kháng nghị của viện kiểm sát

Viện kiểm sát cung cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và quyền công tố buộc tội tại phiên tòa.

Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nếu viện kiểm sát xét thấy bản án hoặc quyết định sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp, tính căn cứ, tội danh, hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp khác do tòa sơ thẩm áp dụng không phù hợp với thực tế khách quan, tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án hình sự. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp có thể liên quan tới một phần hoặc toàn bộ nội dung bản án, quyết định sơ thẩm.

Kháng nghị của viện kiểm sát có thể theo chiều hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt hoặc mức bồi thường đối với các bị cáo. Viện kiểm sát có thể kháng nghị theo chiều hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ mức bồi thường thiệt hại đối với bị đơn dân sự hoặc các biện pháp khác mà Tòa án cấp sơ thẩm đã nêu trong bản án, quyết định sơ thẩm. Kháng nghị cũng có thể đề nghị theo hướng xử bị cáo không có tội hoặc xử bị cáo có tội. Viện kiểm sát phải nêu rõ lý do kháng bị và mục đích của kháng nghị, nêu căn cứ để xem xét các nội dung trong kháng nghị của mình.

Kháng cáo là gì?

Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng, chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án thì sẽ làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo có thể được thực hiện trong cả tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Kháng cáo là quyền tố tụng của một số người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật, được yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xem lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn pháp luật quy định và tuân theo thủ tục nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Lưu ý về việc xem xét kháng cáo, kháng nghị khi trong cùng một vụ án vừa có kháng cáo của những người tham gia tố tụng, vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát với nội dung khác nhau. Hoặc vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm, vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm nhưng nội dung của hai kháng nghị này không mâu thuẫn với nhau. Trong trường hợp này thì việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị được tiến hành đồng thời theo quy định.

Trường hợp kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm và kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm nhưng nội dung của hai kháng nghị này mâu thuẫn với nhau thì Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung mâu thuẫn theo kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên.

Phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị

Phân biệt kháng cáo và kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

STT Tiêu chí Kháng cáo Kháng nghị
1 Căn cứ pháp luật Điều 331, 332, 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Điều 336, 337 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
2 Khái niệm Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng, chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án thì sẽ làm đơn kháng cáo. Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện về việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án hoặc quyết định của Tòa án. Mục đích kháng nghị là đảm bảo cho việc xét xử công bằng, chính xác, đồng thời sửa chữa những sai phạm trong bản án, quyết định của Tòa án.
3 Các hình thức Kháng cáo lên tòa phúc thẩm 03 hình thức kháng nghị:

– Phúc thẩm

– Giám đốc thẩm

– Tái thẩm.

4 Chủ thể – Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo, bị hại có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án.

– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình nhận bào chữa.

– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì có quyền kháng cáo phần quyết định hoặc  bản án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự mà người bị hại và đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có những nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần quyết định hoặc bản án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mình bảo vệ.

– Người đã được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

– Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

– Đối với thủ tục Giám đốc thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, ; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 

– Đối với Tái thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

5 Phạm vi –  Bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án

– Một Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đương sự.

– Phần quyết định hoặc bản án có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

– Về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định rằng họ không có tội.

– Những quyết định hoặc bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

– Đối với kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm:

+ Kháng nghị kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án

+ Khi Có những sai phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật trong khi giải quyết vụ án.

– Đối với kháng nghị hình thức Tái thẩm:

+ Có căn cứ chứng minh được lời khai của người làm chứng, kết luận định giá tài sản, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

+ Có tình tiết mà Điều tra viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

+ Các vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng với sự thật;

+ Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng với sự thật khách quan của vụ án.

6 Thời hạn – Đối với bản án sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu đương sự, bị cáo vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn được tính kể từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày mà bản án được niêm yết theo quy định.

– Đối với quyết định sơ thẩm của Tòa án thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày chủ thể có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Nếu quá hạn thời hạn kháng cáo thì đơn kháng cáo phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét.

– Đối với bản án sơ thẩm thì thời hạn kháng nghị là:

+ Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày;

+ Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày

– Đối với quyết định, thời hạn kháng nghị là:

+ Viện Kiểm sát cùng cấp là 07 ngày.

+ Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày.

– Đối với thủ tục Giám đốc thẩm, nếu việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì chỉ được tiến hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nếu việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì kháng nghị có thể được tiến hành bất cứ lúc nào. Nếu kháng nghị về dân sự trong một vụ án hình sự thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Đối với thủ tục Tái thẩm:

Nếu kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì chỉ được thực hiện trong thời hiệu theo quy định của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

Nếu kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Nếu việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự thì thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Sơn về “Kháng nghị là gì, phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị?”. Hy vọng bài viết có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề