Khái niệm về đánh giá công chức cấp xã năm 2024

Một Số Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Quy Trình Phục Vụ Tiệc Buffet Tại Nhà Hàng Khách Sạn Adora

  • Giáo Án Tiểu Học Lập Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
  • Cơ Sở Lý Luận Về Quy Trình Phục Vụ Tiệc Buffet

Preview text

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Tham kh愃ऀo thêm t愃i liêu t愃⌀i ̣ Luanvantot

D椃⌀ch V甃⌀ H̀ Trơꄣ ViĀt Thuê Tiऀu Luân,B愃Āo C愃Āọ

Kho愃Ā Luân, Luậ n Văṇ

ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.

1. Kh愃Āi niệm 1.1.1. Chính quyền cấp xã Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) đã dành toàn bộ chương IX quy định về chính quyền địa phương. Trong đó, Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp quy định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành p ố thuộc tỉnh; Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường ... [42]. Tiếp đó, Điều 111 Hiến pháp quy định: Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng n ân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định [42]. Từ đó, có thể khái quát khái niệm chính quyền xã - phường - thị trấn (gọi chung là cấp xã) như sau: Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên. Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa

hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, là đơn vị nắm bắt và phản ánh tâm tư

Theo Nghị định số 159/2005 ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, dựa trên các tiêu chí cụ thể, xã, phường, thị trấn được phân làm ba loại đơn vị hành chính gồm: Xã, phường, thị trấn loại I; Xã, phường, thị trấn loại II; Xã, phường, thị trấn loại III. Tiêu chí phân loại gồm 3 tiêu chí sau: Dân số; diện tích; các yếu tố đặc thù. Trên cơ sở của việc tính điểm cụ thể cho mỗi khu vực, việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã căn cứ vào khu điểm sau: Xã, phường, thị trấn loại I có từ 221 điểm trở lên; xã, phường, thị trấn loại II có từ 141 đến 220 điểm; xã, phường, thị trấn loại III có từ 140 điểm trở xuống[18]. 1.1.1. Cán bộ Hiện nay khái niệm cán bộ được quy định tại khoản 1 điều 4 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức của Nhà nước ta bước đầu phân biệt rõ ràng. Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Luật qui định “ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, huyện trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyệ ), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [41,1]. Như vậy, thuật ngữ cán bộ nói chung, cán bộ xã, phường, thị trấn nói riêng theo quy định tại khoản 3, điều 4 “Luật cán bộ, công chức” được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 thì “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội” [41,1]. 1.1.1. Công chức Luật cán bộ, công chức qui định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển

dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên

nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [41,2]. Như vậy, thuật ngữ công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng theo quy định tại khoản 3, điều 4 “Luật cán bộ, công chức” được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, cụ thể “ công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước ”[41,2]. 1.1.1. Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã - Chất lượng Chất lượng là một thuật ngữ đã tồn tại từ lâu trong lịch sử. Trong từng giai đoạn phát triển của sản xuất đã xuất hiện một số định nghĩa về chất lượng: Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu huẩn hóa, trong tiêu chuẩn ISO 8402: (Quality Management and Quality Assurance), tro g dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố hay còn tiểm ẩn”[43]. Theo Tiêu chuẩn Pháp: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng.” Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2000 định nghĩa: "Chất lượng: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc"[40,144]. Nhưng dù tiếp cận theo cách nào, khái niệm “chất lượng” cũng phải đảm bảo: phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố, phù hợp với những đòi hỏi của người sử dụng, sự kết hợp cả tiêu chuẩn và đòi hỏi của người tiêu dùng. Đó là yêu cầu không thể thiếu được để đánh giá chất lượng của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.

  • Chất lượng của cả đội ngũ, một chỉnh thể, thể hiện ở cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý vì số lượng và độ tuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa phương, đơn vị và lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBCC không chỉ bao gồm một mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống, được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng CBCC (đây là yếu tố cơ bản nhất), cho đến cơ cấu số lượng nam nữ, độ tuổi, thành phần của đội ngũ cùng với việc bồi dưỡng, giáo dục, phân công, quản lý kiểm tra giám sát và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhân dân. Từ những đặc điềm trên, có thể khái niệm: Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CBCC và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ CBCC cấp xã. 1.1. V椃⌀ trí, vai trò của đội ngũ c愃Ān bộ chính quyền cấp xã 1.1.2. Vị trí, vai trò Cán bộ, công chức có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội cũng như của hệ thống chính trị. Cán bộ, công chức là tru g tâm của bộ máy hành chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Vì thế, cán bộ, công chức như bộ xương sống của nền hành chính, muốn cho nền hành chính phát triển vững mạnh thì bộ xương này phải chắc chắn, khỏe mạnh. Tất cả các hoạt động của nền hành chính đều gắn với hoạt động của cán bộ công chức, từ khâu hoạch định, tổ chức vận hành đến kiểm tra đều là công việc của con người trong bộ máy. Như thế, quản lý nhà nước tiến hành đúng hay sai đều là sản phẩm của con người trong bộ máy nhà nước. Điều đó ảnh hưởng đến cả vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Như vậy không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, đưa các chính sách và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn và tiếp thu nguyện vọng

của nhân dân, nắm bắt được những yêu cầu của thực tiễn của cuộc sống để phản ánh kịp thời với cấp trên, là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Đội ngũ CBCC cấp xã có vị trí, vai trò quyết định trong việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước “ăn sâu, bám rễ” trong quần chúng nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Như vậy, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận động nhân dân của đội ngũ CBCC cấp xã. - CBCC cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ CBCC nhà nước có số lượng lớn và vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Bởi vì họ là những người trực tiếp gắn bó với địa phương, am hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương, đồng thời là người đại diện cho nhân dân tr ng việc cung cấp thông tin cho các cán bộ lãnh đạo để đưa ra quyết định quản lý khoa học, đúng đắn. - CBCC cấp xã cũng là những người trực tiếp hòa giải những xung đột, mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân, hiện thực hóa quyền làm chủ cơ sở của nhân dân... Vì vậy, trình độ và phẩm chất của đội ngũ ày có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành liên tục và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Và t ực ế cũng chứng minh: Nơi nào quan tâm đầy đủ và làm tốt công tác cán bộ, có đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh thì nơi ấy tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế văn hóa phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, mọi chủ trương chính sách của Đảng được triển khai có hiệu quả và ngược lại. - CBCC cấp xã là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính trị cấp xã, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi tiềm năng, nguồn lực của địa phương, động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi các mục tiêu về kinh tế - xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ sở. 1.1.2. Tổ chức bộ máy cán bộ, công chức cấp xã - Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp xã, gồm:

- Tiêu chuẩn chung Để được bầu cử, tuyển dụng vào làm việc ở hệ thống chính trị cấp xã, CBCC phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung như sau: Thứ nhất , có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thứ hai , cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Thứ ba , có trình độ h ểu biết về lý luận chính trị (LLCT) quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có iệu quả và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao [9,2].

- Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã B愃ऀng 1: Tiêu chuẩn c甃⌀ thऀ ủa c愃Ān bộ, công chức cấp xã T êu chuẩn c甃⌀ thऀ TT Chức danh Tuổi đời Học LLCT CMNV QLNN vấn I. CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH 1 Bí thư Đảng ủy <45 giữ chức THPT TC rở TC trở Chứng vụ lần đầu lên lên chỉ 2 Phó Bí thư Đảng <45 giữ chức THPT TC trở TC trở Chứng ủy vụ lần đầu lên lên chỉ 3 Chủ tịch UBND <50 nam, <45 THPT TC trở TC trở Chứng nữ giữ chức lên lên chỉ vụ lần đầu 4 Phó Chủ tịch <50 nam, <45 THPT TC trở TC trở Chứng UBND nữ giữ chức lên lên chỉ vụ lần đầu 5 Chủ tịch HĐND <50 nam, <45 THPT TC trở TC trở Chứng nữ giữ chức lên lên chỉ

Tiêu chuẩn c甃⌀ thऀ TT Chức danh Tuổi đời Học LLCT CMNV QLNN vấn vụ lần đầu 6 Phó Chủ tịch<50 nam, <45 THPT TC trở TC trở Chứng HĐND nữ giữ chức lên lên chỉ vụ lần đầu 7 Chủ tịch Hội Phụ <50 nữ giữ THPT SC trở SC trở Chứng Nữ chức vụ lần lên lên chỉ đầu 8 Chủ tịch<60 nam, <55 THPT SC trở SC trở Chứng UBMTTQ nữ giữ chức lên lên chỉ vụ lần đầu 9 Chủ tịch Hội<55 nam, <50 THPT SC trở SC trở Chứng Nông Dân nữ giữ chức lên lên chỉ vụ lần đầu 10 Bí thư Đoàn <30 giữ chức THPT SC trở SC trở Chứng vụ lần đầu lên lên chỉ 11 Chủ tịch Hội<65 giữ chức THPT SC trở SC trở Chứng Cựu chiến binh vụ lần đầu lên lên chỉ II. CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN 1 Văn phòng - <35 khi tuyển THPT SC trở TC trở Chứng thống kê dụng lên lên chỉ 2 Địa chính - xây <35 khi tuyển THPT SC rở TC trở Chứng dựng dụng lên lên chỉ 3 Tư pháp - Hộ <35 khi tuyển THPT SC trở TC trở Chứng tịch dụng lên lên chỉ 4 Tài chính - Kế <35 khi tuyển THPT SC trở TC trở Chứng toán dụng lên lên chỉ 5 Văn hóa - xã hội <35 khi tuyển THPT SC trở TC trở Chứng dụng lên lên chỉ 6 Trưởng công an <35 khi tuyển THPT SC trở TC trở Chứng dụng lên lên chỉ 7 Chỉ huy trưởng<35 khi tuyển THPT SC trở TC trở Chứng quân sự dụng lên lên chỉ Nguồn: Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên [9,4]. + Đối với công chức chuyên môn cấp xã Tiêu chuẩn của công chức chuyên môn (CCCM) cấp xã được Bộ Nội vụ quy định cụ thể tại Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ. Theo đó, độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên; có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT; sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng LLCT với trình độ tương đương sơ cấp trở lên. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên (ở vùng đồng bằng) [11,2]. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước sau khi tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn. Trình độ chuyên môn ng iệp vụ phải phù hợp với chức danh công tác; cụ thể: Công chức Tài chính - Kế toán p ải có chuyên môn về tài chính, kế toán; công chức Tư pháp - Hộ tịch phải có chuyên môn về ngành luật; công chức Địa chính - Xây dựng phải có chuyên môn về địa chính hoặc xây dựng; công chức Văn phòng - Thống kê phải có chuyên môn về văn thư, lưu trữ hoặc hành chính, luật; công chức Văn hóa - Xã hội phải có chuyên môn về văn hóa nghệ thuật hoặc quản lý văn hóa - thông tin hoặc Lao động - Thương binh và xã hội [11,2]; Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự và và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này; trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn chung cụ thể đối với CCCM Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội [11,3]. 1.1.3ội dung v愃 đặc điऀm của đội ngũ c愃Ān bộ, công chức cấp xã 1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã - Thể lực

Tất cả cán bộ, công chức cấp xã đều phải có sức khỏe dù làm công việc gì, ở đâu. Sức khỏe là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động. Sức khỏe của cán bộ, công chức cấp xã là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai. Người lao động nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng có sức khỏe tốt sẽ đem lại năng suất lao động cao hơn bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung công việc. Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố như: yếu tố về thu nhập, mức sống, chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác, giới tính... Đặt trên góc độ đánh giá thể lực thì yếu tố sức khỏe được xem xét bởi một số chỉ tiêu sau: Chiều c o, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI và các chỉ số về bệnh tật như: tình trạng huyết áp, sự ảnh ưởng của các căn bệnh mãn tính như cận thị, viễn thị, tiểu đường, bệnh viêm gan B... C iều cao, cân nặng luôn là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá về thể lực và qua đó cho biết một phần nào đó về khả năng lao động. Yêu cầu về sức khỏe của cán bộ, ông chức cấp xã không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng công chức mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụ của cán bộ, công chức. Trước khi tham gia vào ên công vụ, họ phải đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, công vụ mới được dự tuyển công chức. Trong quá trình công tác, họ phải có đủ sức khỏe để duy trì thực iện nhiệm vụ, công vụ liên tục với áp lực cao. Và cuối cùng thể lực được đánh giá rõ nhất qua hiệu quả công việc mang lại, nó tác động đến chất lượng của công việc qua hiệu quả hoạt động công việc. - Trí lực Trí lực là năng lực trí tuệ, tinh thần, là trình độ phát triển trí tuệ, là học vấn, chuyên môn kỹ thuật, là kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề. Nó quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, nó càng có vai trò quyết định trong phát triển nguồn lực con người đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay. Hay nói cách khác, trí lực còn có nghĩa biểu thị kiến thức về nhiều mặt liên quan đến hoạt động quản lý, chuyên môn, vừa tổng hợp, vừa chuyên sâu. Trí lực thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận

đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dân giao phó. - Tâm lực Tâm lực là sức mạnh tâm lý của con người. Tâm lực cao hay thấp thể hiện ở mức độ nhận thức, ý thức trách nhiệm về động cơ làm việc, ý chí phấn đấu, thái độ và tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tính tự lập trong thực thi nhiệm vụ, tinh thần hợp tác tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung thành với cơ quan, tổ chức. Tâm lực phản ánh nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống, thể hiện nét văn hóa của người lao động là cơ sở tâm lý cho việc nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong lao động. Tâm lực là nội dung quan trọng trong nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Tâm lực ở đây có nghĩa là tâm huyết, tận tâm, tận lực với tấm lòng trong sáng trong công việc, coi công v ệc là tất cả ý nghĩa cuộc sống, quên cả mệt mỏi. Đó cũng chính là ý thức trách nhiệm cao tr ng công việc của CBCC nói chung. Làm việc gì cũng phải có cái “tâm”, nếu CBCC cấp xã tâm huyết, yêu nghề, phục vụ nhân dân tận tụy như phục vụ người thân trong gia đình thì mỗi CBCC cấp xã sẽ càng thêm gắn bó và thấy vinh dự khi được đại diện cho Đảng, Nhà nước quan tâm, làm “công bộc” cho nhân dân. Tâm lực là năng lực và ý chí, là sự ham muốn sử dụng sức lực của mình: sức mạnh của ý chí, tinh thần dồn hết vào công việc, để oàn hành công việc. Vì vậy, nếu thiếu tâm lực sẽ dẫn đến sự thờ ơ trong công việc, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tâm lực còn được hiểu là lương tâm nghề nghiệp. Đó là ý thức, thái độ lương thiện, không lừa bịp, sách nhiễu công dân, không lợi dụng quyền hành để làm những việc trái lương tâm, pháp luật. Là người nắm và sử dụng quyền lực CBCC cấp xã phải là người có đức tính liêm khiết, minh bạch. Tâm lực còn thể hiện là lòng tự trọng, khiêm nhường, chân thành, biết cư xử lịch thiệp, giao tiếp với đồng nghiệp, với quần chúng. Việc nâng cao phẩm chất, đạo đức ở người CBCC đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nhất là sau khi cách mạng thành công, ngoài việc lãnh đạo, quản lý đất nước, trước những khó khăn phải chống thù trong, giặc ngoài, Bác vẫn

chăm lo việc giáo dục đạo đức cho người cán bộ, công chức trong các cơ quan chính quyền nhà nước non trẻ. Người đã xác định: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy" và Người nhấn mạnh: "Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" [38,54]. Người cán bộ tốt ở đây phải là người có đủ cả năng lực trình độ lẫn đạo đức cách mạng. Bác yêu cầu: "Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng" [38,223]. Và muốn có đạo đức cách mạng, mỗi người cán bộ - theo Bác, phải có được các phẩm chất trí, tín, nhân, dũng, liêm. Khi điều kiện và tình hình cách mạng thay đổi, trong khi nói chuyện với anh, chị em công chức ở Thủ đô, Bác đã nhắc nhở: "Chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm,chính" [38,225]. 1.1.3. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã CBCC cấp xã là một bộ phận của đội ngũ CBCC được tạo nên từ hai nguồn chính là bầu cử và tuyển dụng. Do các tổ chức hành chính nhà nước có cấu trúc thứ bậc, thực hiện các chức năng đa dạng, phức tạp nên CBCC cấp xã cũng có những đặc trưng cơ bản giống các đối tượng CBCC khác, đó là: - CBCC là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu đóng góp vào sự tồn tại, phát triển của cơ quan, tổ chức. Đồng thời họ chịu sự ràng buộc theo những nguyên tắc và khuôn khổ nhất định do tổ chức đặt ra; - CBCC mang tính Đảng, tính giai cấp rõ rệt và sản phẩm của họ là các quyết định quản lý; CBCC là những người được hưởng lươ g từ ngân sách nhà nước; là chủ thể của nền công vụ, là những người thực thi công vụ và được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để có khả năng và y n tâm thực thi công vụ; - Đội ngũ CBCC hoạt động mang tính chất ổn định, ít chịu biến động nhằm duy trì tính ổn định, liên tục của nền hành chính; họ được bảo hộ bằng quy định “biên chế nhà nước”. Bên cạnh những đặc điểm chung giống như CBCC khác, do đặc thù hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã nên đội ngũ này có những đặc điểm đặc thù: Thứ nhất, hầu hết đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn đều là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc và gắn bó với người dân tại địa phương đó. CBCC chính quyền cấp xã là những người xuất phát từ cơ sở, họ vừa trực tiếp tham gia lao động sản xuất, vừa là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng

động cơ phấn đấu của họ. - Để CBCC phấn đấu, cống hiến nhiều hơn trong công việc, gắn bó với cơ quan Nhà nước không nhất thiết phải lượng hóa bằng lương bổng. Đồng tiền chi trả thêm cho CBCC không bằng sử dụng nó cho việc xây dựng cơ quan văn hóa, môi trường làm việc tốt. Hiểu được nhu cầu của CBCC là nhân tố quan trọng giúp cho các chính sách của Nhà nước gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tư của CBCC. - Nhà nghiên cứu về tâm lý Abraham Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu cho 05 cấp độ nhu cầu của con người để chứng minh tầm quan trọng tương đối của các loại nhu cầu khác nhau (từ thấp đến cao) đối với mỗi cá nhân trong hoạt động đời thường cũng như trong công việc. Dễ thấy, mọi người đều có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất trước khi nảy sinh các nhu cầu cao hơn. Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu của con người càng cao. Chúng ta có thể rất dễ dàng nhận ra điều này nếu đem so sánh những nhu cầu của con người hiện nay so với thời kỳ trong cơ chế tập trung bao cấp. Khi các nhu cầu bậc t ấp đã được đáp ứng một cách tương đối đầy đủ, con người sẽ hướng đến những nhu cầu ở bậc cao hơn. Thông thường, con người với khả năng làm việc tốt, trình độ cao thường đưa ra những điều kiện làm việc cao hơn so với những người lao động cơ bắp đơn thuần. Đối với họ, nơi làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để kiếm sống, để có các hoạt động xã hội mà quan trọng hơn đấy chính là nơi họ mong muốn được ghi nhận, được thể hiện mình; và cao hơn nữa, là nơi mà họ có thể phát huy hết khả năng tiềm tàng, tối đa hóa sự sáng tạo để vượt lên chính khả năng vốn có của mình. 1.1.4. Tuyển dụng - Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý công chức, có tính quyết định cho sự phát triển một cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước. Trong quá trình vận hành của nền công vụ, việc tuyển dụng được những công chức giỏi thì nhất định nền công vụ sẽ hoạt động đạt kết quả cao hơn vì công chức nhà nước là nhân tố quyết định đến sự vận hành của một nền công vụ. - Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã đổi mới căn bản việc quản lý công chức

về nội dung tuyển dụng công chức, đó là việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế và thông qua thi tuyển theo

nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh. Hình thức thi, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Luật cũng quy định hình thức tuyển dụng thông qua xét tuyển với các trường hợp đặc biệt. 1.1.4. Bố trí, sắp xếp và đề bạt cán bộ - Yêu cầu về chuyên môn, sở trường, kinh nghiệm ở mỗi vị trí công tác là khác nhau. Do đó, nếu bố trí và sắp xếp cán bộ và đề bạt cán bộ đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng rất lớn đến hiệu quả sử dụng lao động nói chung và CBCC xã nói riêng, cũng như tạo điều kiện để họ phát huy năng lực, sự cống hiến của mình cho tổ chức. - Khi bố trí và sắp xếp cán bộ và đề bạt cán bộ cần phải xem xét đến trình độ chuyên môn, sở trường của từng cá nhân đã hợp lý chưa để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Khi công việc không được giao đúng người, đúng chuyên môn thì hiệu quả giải quyết mang lại kém, nhân viên thừa hành không hài lòng với công việc. Với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ. 1.1.4. Đào tạo và bồi dưỡng - Trong thực tế, việc đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều mặt hạn chế. Tình trạng người cần đi học thì không đi học, không được cử đi ọc và không có chỗ để học; người không cần đi học lại được cử đi học, người k ông cần học thì lại buộc phải đi học gây ra sự lãng phí không nhỏ. Việc quản lý đào tạo cũng chưa được chặt chẽ. Đôi khi việc đào tạo không phải vì nâng cao trình độ mà là để tìm cách nhận bằng, giấy chứng nhận hợp thức hóa tiêu chuẩn CBCC. Trong khi đó, nội dung chương trình nhìn chung vẫn nặng về lý luận chính trị và trùng lặp. - Bên cạnh đó, thái độ của CBCC được cử đi học cũng cần phải được nhìn nhận cho đúng. Công tác đào tạo đôi ngũ CBCC cấp xã là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách. Nếu không đào tạo thì không thể có đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kì đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; không thể trẻ hóa được đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã.