Khai bút nghĩa là gì

Review trải nghiệm - Chia sẻ cùng Vinipr Co, Ltd

L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM

Ho Chi Minh, Binh Thanh 70000

Câu hỏi: Khai bút là gì?

Trả lời:

- Khai bút đầu năm là một trong những nghi lễ truyền thống từ lâu đời của người Việt. Khai bút tượng trưng chomay mắn và thành công trong học tập và sự nghiệp, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ học trò cả nước. Khai bút đầu năm đã trở thành một nét văn hoá truyền thống được gầy dựng và gìn giữ tới ngày nay.

- Khai bút đầu năm với cảm xúc mới bắt dòng từ sự trịnh trọng, tâm thành thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc ta. Đây là một nét văn hóa truyền thống mà cha ông ta gọi là “minh niên khai bút” hi vọng gặp những điều tốt lành đồng thờithể hiện lòng thành kínhvới tục “tôn sư trọng đạo”.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những điều thú vị về khai bút đầu năm nhé!

I. Truyền thống khai bút

- Theo sử sách, tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh thầy giáo Chu Văn An – một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh [Hải Dương] để mở trường dạy học.

- Tương truyền, khi học trò đến thăm thầy Chu Văn An, lúc ra về thường được thầy tự tay viết tặng một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi về lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và trân trọng.

- Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền, không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy.

- Lễ khai bút của người xưa được thực hiện sau giao thừa, chính là thời khắc đầu tiên của năm mới. Mọi người thường đốt lư trầm bên bàn viết, lấy cây bút mới, mài mực tàu và hạ bài viết trên giấy hoa tiên hoặc giấy hồng điều.

- Không gian khi khai bút phải yên tĩnh, người viết phải trang nghiêm, tĩnh tại…

- Mỗi người đều thành tâm viết lên những câu chữ và gửi gắm vào đó ước nguyện tốt đẹp trong năm mới. Các cụ đồ nho, các nhà giáo, học sinh tiêu biểu của địa phương sẽ được lựa chọn tham gia vào nghi thức khai bút.

- Những lễ hội này thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân và khách thập phương. Bởi khai bút là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề…và bất kỳ ai cũng có thể thực hiện nghi thức này để thể hiện tâm tư, bày tỏ ước muốn, nguyện vọng trong năm mới, tự nhắc nhở bản thân hướng đến những điều tốt đẹp để phấn đấu.

II. Nên viết gì khi khai bút để gặp nhiều may mắn?

- Thời xưa, các ông đồ, các nho sĩ thường chuộng viết lên giấy đỏ những câu đối hay, những chữ mang ước vọng về một năm mới tốt lành. Thời nay, khai bút đầu xuân có thể bắt đầu bằng một vài câu thơ ngẫu hứng trong không khí háo hức chào đón tết đến xuân về với nhiều điều may mắn. Cũng có những người thích khai bút bằng những lời chúc đơn giản, ý nghĩa dành tặng bản thân, tặng cho gia đình hoặc người thân.

- Tuy nhiên để khởi đầu cho một năm với hy vọng may mắn, suôn sẻ, mọi việc hanh thông thì thông thường người ta thường chọn những câu thơ, câu danh ngôn để giúp tạo thêm động lực cho bản thân. Đồng thời cũng mang đến cho bạn niềm tin để vượt qua những khó khăn phía trước.

III. Một số câu thơ, câu châm ngôn tục ngữ hay, ý nghĩa cho bạn khai bút đầu năm, cùng tham khảo nhé:

- "Một người lạc quan thức đến nửa đêm để đón giao thừa. Người bi quan thức để chắc chắn rằng năm cũ đã qua." - Bill Vaughn

- "Ngày mà Thượng đế tạo ra hi vọng có lẽ cùng một ngày ngài tạo ra mùa Xuân." - Bern Williams

- "Chúng ta sẽ mở cuốn sách với các trang trắng tinh. Chính chúng ta sẽ viết lên đó. Quyển sách có tên là Cơ Hội và chương đầu tiên là Ngày Đầu Năm." - Edith Lovejoy Pierce

- "Mục tiêu của năm mới không phải là chúng ta cần có một năm mới. Cái chính là ta phải có một tâm hồn mới." - G. K. Chesterton

- "Hôm qua tôi tài ba, nên tôi muốn thay đổi thế giới, Hôm nay tôi hiểu biết, vì thế tôi đang thay đổi chính mình." - Rumi

- "Bạn không cần một năm mới để thay đổi. Bạn chỉ cần một ngày thứ hai. Hãy thực hiện những thay đổi cuộc đời mình trong tuần lễ này."

- "Quyết tâm cho năm mới của chúng ta đây: Chúng ta sẽ có mặt cho nhau như là thành viên của cộng đồng nhân loại theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ ngữ này." - Gorran Persson

Câu đối Tết khai bút đầu năm hay, ý nghĩa:

1.

Sơn thủy thanh cao xuân bất tận

Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh

[Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi

Thần tiên vui thú cảnh đời đời]

2.

Niên niên như ý xuân

Tuế tuế bình an nhật

[Năm năm xuân như ý

Tuổi tuổi ngày bình an]

3.

Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ

Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

[Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ

Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà]

IV. Ngày tốt khai bút đầu năm 2022

- Theo truyền thống xưa, các trí thức sẽ tiến hành nghi thức khai bút đầu năm vào sau thời khắc giao thừa, khi trời đất vừa chuyển mình bước sang năm mới. Ngày nay phong tục này đã có những thay đổi, việc khai bút không nhất thiết tiến hành ngay thời khắc sau giao thừa nữa mà tính vào những ngày đầu năm mới.

- Việc khai bút đầu năm nên chọn thời điểm ban ngày, khi trời đất sáng sủa, có ánh nắng chiếu rọi. Người khai bút nên chọn những câu chữ ý nghĩa thể hiện ước vọng của bản thân. Tuyệt đối không nên bỏ dở khai bút giữa chừng.

Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 có các ngày tốt khai bút như sau:

- Ngày mùng 2 Tết [2/2/2022 Dương lịch]

+ Ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần

+ Là ngày: Tư Mệnh Hoàng đạo, thuộc Tiết Đại Hàn, Trực Thu [Thu hoạch tốt. Kỵ khởi công, xuất hành, an táng]

+ Giờ đẹpkhai bút: Canh Dần [3h-5h], NhâmThìn[7h-9h], QuýTỵ[9h-11h], Bính Thân [15h-17h], Đinh Dậu [17h-19h], Kỷ Hợi [21h-23h].

- Ngày mùng 4 Tết [tức 4/2/2022 Dương lịch]

+ Ngày Mậu Tý, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần

+ Là ngày: Thanh Long Hoàng đạo, thuộc Tiết Lập xuân, Trực Khai [Tốt mọi việc trừ động thổ, an táng]

+ Giờ tốt khai bút: NhâmTý[23h-1h], QuýSửu[1h-3h], Ất Mão [5h-7h], Mậu Ngọ [11h-13h], Canh Thân [15h-17h], TânDậu[17h-19h].

+ Ngày mùng 4 Tết cũng chính làngày Lập xuân 2022, ngày khởi đầu của chu kỳ 4 mùa trong năm nên rất phù hợp để thực hiện nghi thức khai bút.

- Ngày mùng 5 Tết [tức 5/2/2022 Dương lịch]

+ Ngày Kỷ Sửu, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần

+ Là ngày: Minh Đường Hoàng đạo, thuộc Tiết Lập xuân, Trực Bế [Tốt cho các việc đắp đập, ngăn nước, xây vá những chỗ sụt lở, lấp hố rãnh]

+ Giờ tốt khai bút: Bính Dần [3h-5h], ĐinhMão[5h-7h], Kỷ Tỵ [9h-11h], NhâmThân[15h-17h], GiápTuất[19h-21h], ẤtHợi[21h-23h]

Cô Phan Thị Mỹ Huệ khai bút đầu năm

Nét đẹp tâm hồn Việt

Cô Phan Thị Mỹ Huệ, giáo viên ngữ văn Trường tư thục Nguyễn Khuyến, TP.HCM, cho biết khai bút đầu năm là nét đẹp tâm hồn Việt. Theo cô Huệ, mùa xuân là lúc chúng ta tìm lại những gì đẹp đẽ nhất của cuộc sống, đó là hy vọng, ước mơ và một niềm tin trong sáng, thiện lành.

"Cứ mỗi mùa xuân về, chúng ta lại có dịp lắng nghe tiếng nói thầm kín tự trong sâu thẳm tâm hồn mình. Mùa xuân là dịp để mỗi người tìm về những giá trị văn hóa cốt lõi của một dân tộc. Bên cạnh những nghi thức thể hiện lòng hiếu hạnh đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên thì những hoạt động gắn với truyền thống tôn sư trọng đạo hay tinh thần hiếu học cũng rất phổ biến trong ngày tết. Điều này được thể hiện qua việc khai bút đầu năm”, cô Mỹ Huệ nói.

Cô Phan Thị Mỹ Huệ chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên một bài thơ do cô sáng tác:

“Mai vàng khoe sắc đón xuân sang

Nắng mong manh gọi gió nhẹ nhàng

Hồn trong, tâm sáng ta khai bút

Cầu chúc muôn nhà được bình an"

Cô Huệ dẫn lại nhiều tài liệu ghi chép cho biết tục khai bút đầu năm xuất hiện đầu tiên vào khoảng thế kỷ XIII, gắn liền với người thầy mẫu mực Chu Văn An. Từ đó đến nay, khai bút đầu năm đã trở thành truyền thống, trở thành một nét đẹp văn hóa sâu thẳm trong tâm hồn người Việt. Hình ảnh ông đồ an nhiên tự tại viết những câu chúc, lời răn của người xưa để lại cho con cháu đã in đậm trong tâm thức của người Việt.

Ông đồ trẻ cho chữ ở đường mai trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

“Khai bút đầu năm gắn liền với nghệ thuật thư pháp, một bộ môn nghệ thuật vô cùng tinh túy. Mỗi nét chữ là kết tinh tài năng, đạo hạnh, khát khao và tấm lòng của người viết. Khai bút đầu năm chính vì vậy đã trở thành một phong tục hết sức thiêng liêng", cô Mỹ Huệ chia sẻ.

Cô giáo ngữ văn nói thêm: "Người ta tin rằng khai bút sẽ khai mở những điều may mắn cho một năm mới. Nhưng trên tất cả, đó chính là giữ lại những nét đẹp của tâm hồn mình khi nâng niu và viết những con chữ vừa uyển chuyển, mềm mại, vừa phóng khoáng, bay bổng để sau đó tâm được an, thân được nhẹ nhàng”.

Còn thạc sĩ văn hóa học Nguyễn Thị Hồng Yến, Phó trưởng khoa Đông phương học, Trường ĐH Văn Hiến [TP.HCM], cho biết ngày tết cổ truyền của người Việt có nhiều phong tục nghi lễ truyền thống được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Khai bút đầu xuân không phải là nghi lễ bắt buộc, nhưng là một nét đẹp văn hóa của người Việt.

Lễ khai bút thường được thực hiện sau giao thừa, chính là thời khắc đầu tiên của năm mới

“Tương truyền, từ thế kỷ XIII, thầy Chu Văn An thường tự tay viết tặng chữ mang ý nghĩa nhắn gửi về lẽ sống cho học trò đến thăm thầy. Người nhận được chữ cảm thấy hết sức may mắn và trân trọng. Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền, biểu trưng cho sự hiếu học, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy”, thạc sĩ Hồng Yến chia sẻ.

Thạc sĩ Hồng Yến cho biết thêm, lễ khai bút của người xưa được thực hiện sau giao thừa, chính là thời khắc đầu tiên của năm mới. Mọi người thường đốt lư trầm bên bàn viết, mài mực tàu và hạ bài viết trên giấy hoa tiên hoặc giấy hồng điều. Trong không gian tĩnh tại, người viết thành tâm viết lên những câu chữ và gửi gắm vào đó ước nguyện tốt đẹp trong năm mới.

Thời đại công nghệ, tục khai bút đầu năm có còn?

Cô giáo Phan Thị Mỹ Huệ thừa nhận ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, người ta dần quên những giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, cô khẳng định, trong tâm thức của nhiều người, hình ảnh của “những người muôn năm cũ” vẫn hiện diện. Chính vì vậy, những nét văn hóa xưa vẫn được lưu giữ từ bao trái tim, bao tấm lòng đẹp.

Ai cũng có thể khai bút đầu năm bằng việc viết những lời chúc đơn giản, ý nghĩa dành tặng bản thân, gia đình

Có thể thấy điều này từ việc rất nhiều người trẻ Việt Nam hiện đại hôm nay tìm đến thư pháp, viết thư pháp rất bay bổng. Những hội chợ xuân, những đường mai ở Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM luôn tấp nập bóng dáng những ông đồ, bà đồ rất trẻ cho chữ. Đó là điều rất đáng trân trọng, cần phát huy, hôm nay và ngày sau.

Theo thạc sĩ Hồng Yến, truyền thống “minh niên khai bút” của người Việt gắn với những hy vọng sẽ gặp những điều tốt lành trong năm mới. Nếu như ngày xưa nhiều ông đồ thường chọn những câu tục ngữ, danh ngôn, câu đối mang dư vị tết sẽ mang đầy ý nghĩa trong ngày đầu xuân… thì thời nay, khai bút đầu xuân được mở rộng hơn.

"Ai cũng có thể khai bút đầu năm bằng việc làm một vài câu thơ ngẫu hứng hoặc viết những lời chúc đơn giản, ý nghĩa dành tặng bản thân, tặng cho gia đình, người thân, với những niềm hy vọng tươi đẹp nhất trong năm mới", thạc sĩ Hồng Yến chia sẻ.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề