Chó dại cắn kiêng đám ma bao lâu

mỗ nha Bệnh dại thường ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của con người, nên sau khi sơ cứu cần đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh minh họa

Nhốt con vào phòng, để tránh tiếng trống đám ma

Nghe tin chồng một chị làm cùng cơ quan với con dâu bị mất, bà Lê Ngọc Anh [ở Cầu Giấy, Hà Nội] đã nhắc ngay con dâu tuyệt đối không được đến đám tang vì mới bị chó cắn chưa được 100 ngày. Trước đấy, hàng xóm nhà bà Ngọc Anh có đám ma, bà cũng dứt khoát bắt con dâu nghỉ làm, ở trong phòng điều hòa đóng kín cửa để cách âm. Đến bữa cơm, bà bê lên tận nơi để con dâu không phải ra ngoài nhỡ nghe phải tiếng trống đám tang sẽ “phát cơn dại”. Biết mẹ chồng kiêng cữ thái quá, chị con dâu định phản ứng thì mẹ chồng chặn ngay: “Không biết chó dại khôn thế nào, cứ kiêng đi đã để khỏi thiệt phận”.

Ở Quốc Oai [Hà Nội] có đồn chuyện chị Nguyễn Thị Lựu bán thịt lợn ở chợ làng chết năm 2010. Hôm ấy chị đuổi không cho con chó tha miếng thịt lợn, liền bị con chó lao vào đớp rách tay. Chồng chị Lựu cho là chó phản chủ nên cầm gậy đập chết con chó rồi làm thịt. Bản thân chị Lựu cũng chủ quan là chó nhà nuôi nên không đi tiêm phòng dại. Cho tới khi chị Lựu đi viếng đám tang người làng, vừa tới cổng nhà đám nghe thấy tiếng trống, kèn bát âm đồng loạt tấu lên thì chị Lựu lăn đùng ra, miệng sùi bọt, cào cắn, vật vã… làm mọi người hoảng sợ. Tính ngược thời gian, thấy chị Lựu bị chó cắn đã hơn 2 tháng và cả chị và người nhà đã quên bẵng chuyện chị bị chó cắn.

Ở Hải Dương, mọi người cũng truyền tai nhau câu chuyện về anh nông dân tên Vòng, thấy chó mới đẻ lao ra cắn rách tay bà hàng xóm đến chúc Tết nên đã hốt hoảng cầm gậy đánh con chó và bị nó cắn lại. Con chó bị đập chết, nhưng nhà ông tiếc của lại làm thịt. Ông cũng cho là chó nhà, đánh nó thì nó cắn lại là chuyện bình thường, nên không đi tiêm phòng như bà hàng xóm. Hơn một tháng sau, ông Vòng đi ngang qua một đám tang đã lên cơn dại và tử vong trong sự đau đớn.

Đám tang rất nhiều âm khí

Theo BS Duy Anh [Bệnh viện E, Hà Nội], chó là vật nuôi thông minh, trung thành, gần gũi với con người, nhưng tiềm ẩn mầm bệnh dại rất nguy hiểm. Virus dại chủ yếu lây nhiễm qua vết cắn, hoặc vết thương hở do nước bọt của chó dính vào. Tuy chưa có cơ sở khoa học, y học cũng chưa có tài liệu nào đề cập tới điều này, nhưng theo dân gian và ở góc độ tâm linh thì chuyện người bị chó dại cắn sẽ sớm phát cơn dại khi tới đám tang là có. Một số bác sĩ đã thấy những người ốm, bị sưng tấy, cảm nhiễm… đi đám tang về bệnh tiến triển mạnh và sâu hơn, dân gian gọi là “nhiễm âm khí”.

Về mặt tâm linh, ông Đỗ Trọng Khuê, Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa phương Đông, Viện Nghiên cứu Phát triển tiềm năng con người cho hay, người bị chó cắn mang virus dại cũng tương tự như người ốm. Lúc này, sức đề kháng yếu [dương khí suy giảm], khi tới đám ma sẽ bị tác động của âm khí khiến bệnh nặng hơn là có, đặc biệt ở những đám ma bị trùng tang. Thậm chí, có người bị chó dại cắn chỉ cần nghe tiếng trống đám ma là phát cơn. Theo tâm linh, người mới mất thường toát ra một thứ năng lượng mà khoa học chưa thể đo đếm bằng các thiết bị hiện có, nhưng nó có tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng đau ốm, yếu vía. Có thể người bị chó dại cắn do không đi tiêm ngừa dại, nọc dại ngấm sâu vào cơ thể và đúng thời điểm tới đám tang gặp âm khí khiến virus dại phát tác.

Ông Đỗ Trọng Khuê khuyên người bị chó cắn, người ốm đau, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mới ốm dậy, đang ốm, hay mắc bệnh mạn tính… sức đề kháng yếu không nên đi đám tang và các nơi có nhiều âm khí [như nghĩa trang, nhà tang lễ…]. Vì môi trường tại đây nhiều âm khí, sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kém dương khí làm bệnh sẵn có trong người nay dễ tiến triển nhanh hơn. Cái “lạnh” của môi trường đám tang là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán cũng rất mơ hồ, mỗi người cảm nhận riêng, chứ không phải cái lạnh nhiệt độ. Về mặt tâm linh có những kinh nghiệm không thể giải thích được bằng khoa học. Việc bị chó dại cắn đi đám tang hay lên cơn chưa có kiểm chứng và chưa xác định rõ ràng, mà chỉ là kinh nghiệm dân gian.

Thực tế, đám tang môi trường không như đám giỗ, đám hỉ... nên trong không khí ô nhiễm do tử khí phát ra và nhiều thứ khoa học không thể giải thích. Nếu người có vết thưởng hở [do chó, hay động vật khác cắn, hay do tai nạn…] đến đám tang dễ bị nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Không nên lo lắng thái quá

BS Hà Thị Lành [tư vấn viên Trung tâm Dịch vụ Khoa học kỹ thuật - Y tế dự phòng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương] cũng kể về một trường hợp đã lo lắng thái quá. Đó là người đàn ông bán thịt chó lâu năm ở Hà Nội bị ốm, bệnh viện trả về. Rất nhiều người thân, họ hàng đến thăm, bắt tay, vỗ vai, ôm ông xót thương. Trước khi chết ít giờ ông mới phát cơn dại, miệng sùi bọt, cắn xé mọi thứ vớ được… Những người từng chăm sóc, bắt tay, ôm ông lúc ấy đều bàng hoàng, họ bỏ mặc người chết, thuê hẳn chuyến ô tô đưa tất cả tới Viện Vệ sinh Dịch tễ để tiêm vaccine phòng dại. Tuy bác sĩ tư vấn rằng, bệnh dại rất khó lây từ người sang người, nhưng ai cũng nằng nặc đòi tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại rồi mới chịu về làm tang lễ.

Theo các bác sĩ, virus dại trong mỗi cơ thể có những đáp ứng khác nhau, thời gian ủ bệnh và phát dại thông thường từ 14 ngày và có trường hợp kéo dài hơn. Người bị chó cắn cần được chích ngừa dại càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn kiểm tra để quyết định tiêm hay không tiêm thuốc. Cả người bị chó cắn và người sơ cứu cần giữ bình tĩnh, sơ cứu cẩn thận để loại trừ tình huống xấu.

Chủ nuôi con chó cần có ý thức theo dõi chó, không nên giết chó ngay, mà hãy xích lại theo dõi để hỗ trợ tích cực cho việc điều trị cho nạn nhân. Nếu thấy chó ủ rũ, bỏ ăn cần báo bác sĩ để được điều trị tích cực hơn. Việc theo dõi con chó trong vòng 10-15 ngày rất quan trọng, nếu con chó vẫn bình thường thì yên tâm. Nhưng nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải đi tiêm vaccine dại ngay. Bệnh dại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu, tiêm thuốc và điều trị đúng cách.

Cách phòng ngừa khi đến đám tang

- Nhà có tang nên đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ âm khí.

- Người tới đám tang nên ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… là những món có nhiều dược tính tăng cường dương khí, sức đề kháng cho cơ thể. Hoặc theo dân gian thường để củ tỏi, quả chuối tiêu xanh trong túi áo... để âm khí tụ hết vào đó, rồi vứt xuống nước [sông, suối, ao, hồ…] để trừ tà.

Ông Đỗ Trọng Khuê

Uyên Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Chó là loại vật nuôi gần gũi với người dân Việt Nam. Ở thành phố, do điều kiện nhà cửa, chó thường được nuôi để làm kiểng. Còn vùng nông thôn, chó thường được nuôi để trông nhà cửa. Chó là loại động vật đáng yêu, thông  minh tuy nhiên nó có thể mang trên mình virus dại. Do đó việc tìm hiểu những điều cần biết khi bị chó dại cắn rất là cần thiết và quan trọng, đồng thời còn giúp bạn bĩnh tĩnh, chủ động xử lý khi mình, người nhà, hoặc mọi người xung quanh bị chó cắn. [content_block id=2671 slug=block-16-tren]

Bệnh dại là một căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của con người, và có thể gây đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Virus này chủ yếu bị lây nhiễm qua vết cắn, hoặc vết thương hở dính vào nước bọt của động vật như chó, mèo, ..

Khi bị chó dại cắn phải làm gì?

Cách ly nạn nhân với con chó đã cắn

Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với nạn nhân và người sơ cứu. Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.

Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân. Cần giữ được sự bình tĩnh đối với cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cho dù tình hình thế nào để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả.

[content_block id=1168 slug=code-ads-giua]

Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn

  • Đầu tiên, ngay lúc bị chó cắn cần phải rửa sạch vết thương: Nhanh chóng rửa sạch vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Khi rửa nên rửa với xà phòng hoặc các loại dung dịch sát trùng dưới vòi nước sạch. Lưu ý, cần rửa nhẹ nhàng, tránh làm lở loét vết thương.
  • Mặc cho vết cắn lớn, làm máu vẫn chảy trong lúc rửa ta vẫn rửa vết thương mà không cầm máu. Sau khoảng 10 phút nếu máu vẫn còn chảy thì nâng cao vùng bị cắn để tránh chảy máu nhiều hoặc cầm máu bằng bông gạt sạch
  • Sau khi rửa sạch vết thương, sát trùng lại bằng nước muối loãng, oxy già, cồn, …Nếu tại nhà có thuốc kháng sinh, thì bôi lên vết cắn ít kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Băng vết thương lại đễ tránh nhiễm trùng bụi bẩn và đồng thời làm giảm cơn đau ở vết cắn.
  • Loại virus nguy hiểm này có thể tồn tại ở bất kì loại đồng vật nào, đặc biệt là chó, dù cho chó nhà nuôi hay chó người đường thì sau khi sơ cứu vết thương xong cần nên đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắcxin phòng bệnh.
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn [không phân biệt chó nhà hay chó dại] cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.
  • Tiêm phòng cho nạn nhân: Nạn nhân bị chó cắn cần được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác, tuy nhiên bạn cần theo dõi con chó cẩn thận kết hợp hói ý kiến bác sỹ, nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết, bán mổ thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân và có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên về vấn đề này bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ nhé.

Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vaccin dại và huyết thanh kháng dại:

  • Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
  • Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… dù vết cắn nhẹ.
  • Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.
  • Không theo dõi được con vật.
  • Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.

Mọi thông tin khác mời bạn tham khảo thêm tại website: //cungok.com

Chích ngừa chó dại cắn bao nhiêu tiền?

Phác đồ tiêm phòng dại:

  1. Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ [biệt dược là Verorab].
  • Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
  • Giá của Verorab hiện nay khoảng 170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.
  1. Tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú [vaccin Fuenzalida].
  • Chích từ 4 – 6 lần, cách 2 ngày chích 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 – 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày chích 1 lần, chích trong da.
  • Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc. Giá của mỗi liều tiêm khoảng 10.000đ/liều.

Nếu vết cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục; vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ; niêm mạc bị chó nghi dại liếm; trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại thì phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại [SAR, serum antirabique ]. Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể [đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người] và 40 đơn vị/kg [đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa]. Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại tiêm bắp.

SAR thường được chích ở mông, chích ngay ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và không dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc. Bạn có thể đến Viện Pasteur, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại. Các loại thuốc hoàn tán không thể chữa được bệnh dại.

Bị chó dại cắn chích ngừa ở đâu?

  • BV quận Bình Thạnh ở: 112AB Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q. Bình Thạnh. ĐT: [08] 3841 8492. BV quận Bình Thạnh có tiêm phòng dại, anh có thể đưa cháu đến đó cho gần. Giá vacxin ngừa dại là 150.000đ/mũi.
  • Sau khi chó cắn cần theo dõi con chó trong vòng 2 tuần, nếu chó có biểu hiện bất thường như ủ rũ, bỏ ăn hay trở nên hung dữ, thay đổi tính nết… thì anh nên báo ngay cho BS biết để tiêm huyết thanh kháng dại.
  • Trong bảng giá tiêm ngừa của BV quận Bình Thạnh không thấy có huyết thanh kháng dại. Còn tại Viện Pasteur TPHCM [252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, ĐT: 08-3823 0352], giá huyết thanh kháng dại là 120.000đ/ml.

Để đạt hiệu quả cao, khi tiêm phòng dại cần chú ý những vấn đề gì?

  • Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại.
  • Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccin dại và phác đồ tiêm.
  • Phảt tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vaccin phải được bảo quản ở nhiệt độ 4oC – 8oC.
  • Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích.
  • Không dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch… trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.

Khi bị chó dại cắn không nên ăn gì?

Khi tiêm vắc – xin vào thì bạn chỉ cần  hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích hay dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch. Ngoài ra, thì bạn có thể ăn uống bình thường như một người khỏe mạnh.

Những điều cần biết về triệu chứng dại ở động vật

  • Hung dữ khác thường.
  • Nước dãi nhiều.
  • Giọng sủa khàn.
  • Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.
  • Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.

Khi bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?

Diễn biến của bệnh dại thường có 2 thời kì:

  • Thời kì đầu: từ ngày 1 đến 4 thường có biểu hiện như sốt, đau đầu, mất ngủ, ngứa chỗ vết cắn, ..
  • Thời kì phát: từ ngày 4 đến 10 lúc này người có biểu hiện rõ rệt như chóng mặt, đau đầu nhiều, buồn nôn, sợ nước và gió, vã mồ hôi, hạ huyết áp,… Người bệnh có thể tử vong sau 7-10 ngày.

Tuy nhiên thời gian ủ bênh của bệnh dại cũng rất khác nhau tùy theo vết cắn. Những Vết cắn sâu ở gần khu vực trung ương thần kinh như: mắt, bộ phận sinh dục, mặ, cổ,…thì thời kì ủ bệnh sẽ rất nhanh, có những biểu hiện rõ rệt. Nếu bị những vết cắn sâu ở đây thì cần đến ngay trung tâm y tế để tiêm vacxxin ngừa dại và ngừa uốn ván.

Đối với những vết cắn nhẹ, xa trung ương thần kinh, không có những triệu chứng phát bệnh thì ta nên theo dõi chó. .Nếu sau 15 ngày chó có những biểu hiện bị dại thì nên đến trung tâm y tê. Còn sau 15 chó vẫn bình thường thì không cần phải tiêm vacxin.

Làm gì khi trẻ bị chó dại cắn?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

  • Đầu tiên, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.
  • Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ [Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…] rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.
  • Dùng dung dịch sát khuẩn [có thể là cồn 70o hoặc dung dịch iod] để sát trùng vết thương.
  • Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.
  • Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp.

Lưu ý: Nếu vết thương chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,… phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Những điều cần biết trong cách phòng chống chó dại cắn

  • Thường xuyên tiêm ngừa phòng dại cho chó. Khi thấy chó có dấu hiệu bị dại cần đưa đến trạm thú ý để được tiêm phòng và chữa trị. Tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
  • Khi nuôi chó cũng cần giữ vệ sinh, tắm rửa cho có, có chuồng hoặc xích để nhốt chó lại. Khi đưa chó đi dạo hạn chế để chó chạy nhông, cần đeo rọ mõm cho chó.
  • Khi bị chó cắn, cần bĩnh tĩnh tuân thủ thực hiện các bước trên. Đặc biệt không dùng các loại thuốc nam, hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng đắp lên vết cắn.
  • Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.

Giới thiệu Trang //animalworld.vn Chuyên chia sẻ kiến thức, những thông tin bạn chưa biết về thế giới động vật như chúng sống ở đâu, đặc điểm ngoại hình, cách nuôi, giá bao nhiêu,…

Phòng bệnh hơn chữa bệnh – bài viết những điều cần biết khi bị chó dại cắn này chắc chắn rằng sẽ hữu ích cho tất cả  các bạn đọc. Đây như là liều thuốc bỏ tay, giúp chúng ta bình tĩnh, chủ động xử trí khi mình hoặc người khác bị chó cắn, để phòng những tình huống xấu, trường hợp không đáng xảy ra. [content_block id=2669 slug=block-15-duoi]

Video liên quan

Chủ Đề