Khả năng thanh toán của khách du lịch năm 2024

(ĐTTCO) - Theo Visa, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang thay đổi cách thức thanh toán, khách du lịch Việt Nam đang đón nhận sự tiện lợi của thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ trả trước.

Khả năng thanh toán của khách du lịch năm 2024
Thanh toán số đồng hành cùng ngành du lịch. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 26-9, Công ty công nghệ thanh toán điện tử Visa công bố nghiên cứu mới nhất từ đơn vị này cho thấy xu hướng du lịch toàn cầu (GTI) đang phục hồi mạnh mẽ tại Việt Nam.

Theo Visa, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang thay đổi cách thức thanh toán, khách du lịch Việt Nam đang đón nhận sự tiện lợi của thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ/trả trước. Phần lớn những người được khảo sát (97%) trong nghiên cứu Visa cho biết họ ưu tiên các tùy chọn thanh toán không dùng tiền mặt (92% chọn thẻ tín dụng và 87% chọn thẻ ghi nợ) trong các chuyến đi du lịch, tinh giản hóa các giao dịch và nâng cao trải nghiệm du lịch nói chung.

Ngoài ra 64% cho biết họ đã dùng ví điện tử cho thấy việc dễ sử dụng, tính bảo mật và độ phủ chấp nhận rộng rãi đang thu hút khách du lịch sử dụng phương thức thanh toán này. Sự phổ biến của ví điện tử báo hiệu sự chuyển dịch hướng tới một hệ sinh thái thanh toán được thúc đẩy bởi công nghệ và có tính kết nối cao.

Cũng theo nghiên cứu của Visa, thế hệ Z và các gia đình có trẻ em là các nhóm đối tượng chính góp phần làm nên sự bùng nổ du lịch trong nước tại Việt Nam. Các gia đình có con nhỏ và thế hệ Silver (tức trên 60 tuổi) là nhóm đi du lịch giải trí nhiều nhất, trung bình 2,4 chuyến trong 12 tháng qua.

Không chỉ tham quan các điểm đến đã được lên kế hoạch, du khách đang chú trọng nhiều đến các chuyến du lịch mang tính trải nghiệm và giải trí. Các động lực du lịch chính gồm thư giãn (68%), mua sắm tiêu dùng (43%) và khám phá hoặc thử một điều mới mẻ (43%).

Khi nhận thức về môi trường lên ngôi, du khách Việt Nam thể hiện nhiều sự quan tâm và hành động vì nền du lịch bền vững. Cụ thể, 73% người được khảo sát cho biết họ quan tâm hoặc rất quan tâm đến các lựa chọn du lịch bền vững, trong khi 50% ứng viên trả lời đã tích cực tìm kiếm các lựa chọn này khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.

Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và thu nhập khả dụng, người tiêu dùng Việt đang bắt đầu thực hiện nhiều chuyến đi trong nước và quốc tế hơn nhằm tìm kiếm cơ hội gắn kết và những trải nghiệm khó quên. 1/5 người được khảo sát cho biết gặp gỡ, kết nối với bạn bè và gia đình là động lực du lịch trong 12 tháng tới. Mua sắm cũng là một phần không thể thiếu khi đi du lịch, nhất là khi sức mua đang tăng. Du khách tìm kiếm những món quà lưu niệm độc đáo, trải nghiệm liệu pháp mua sắm, giúp hành trình du lịch thêm phong phú.

Trong bối cảnh toàn cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam cũng đang dần trở lại. Du lịch nội địa đóng vai trò then chốt khi người dùng khám phá du lịch trong nước, qua đó đóng góp kinh tế cho doanh nghiệp và lao động địa phương.

Với bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, tính bảo mật và khả năng chấp nhận thanh toán là rất quan trọng trong việc hình thành sở thích thanh toán của khách du lịch Việt Nam. Nghiên cứu GTI 2023 nhấn mạnh rằng khách du lịch mong đợi giao dịch liền mạch và các biện pháp bảo mật tối ưu, chứng minh tầm quan trọng của niềm tin vào các giao dịch tài chính khi khám phá những chân trời mới.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang thay đổi cách thức thanh toán, khách du lịch Việt Nam đang đón nhận sự tiện lợi của thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ/trả trước. Phần lớn những người được khảo sát (97%) trong Nghiên cứu GTI 2023 cho biết họ ưu tiên các tùy chọn thanh toán không dùng tiền mặt (92% chọn thẻ tín dụng và 87% chọn thẻ ghi nợ) trong các chuyến đi, tinh giản hóa các giao dịch và nâng cao trải nghiệm du lịch nói chung.

64% cho biết họ đã dùng ví điện tử và các ứng dụng tài chính, cho thấy việc dễ sử dụng, tính bảo mật và độ phủ chấp nhận rộng rãi đang thu hút khách du lịch sử dụng phương thức thanh toán này. Sự phổ biến của các ứng dụng thanh toán trực tuyến, ví dụ như Viettel Money, báo hiệu sự chuyển dịch hướng tới một hệ sinh thái thanh toán được thúc đẩy bởi công nghệ và có tính kết nối cao.

Khả năng thanh toán của khách du lịch năm 2024

"Một tương lai bền vững và đầy hứa hẹn đang mở ra cho ngành du lịch Việt Nam. Trong đó, việc kết hợp các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò then chốt, mang đến trải nghiệm du lịch thuận lợi, an ninh và hiệu quả cho khách du lịch, góp phần tạo nên sức sống chung của ngành" - báo cáo nhận định.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, du lịch không dùng tiền mặt đang là xu hướng được nhiều du khách lựa chọn. Qua đó, đặt ra bài toán cho ngành Du lịch về việc phát triển, đẩy mạnh ứng dụng không dùng tiền mặt cũng như quản lý loại hình thanh toán này trong tương lai.

Khả năng thanh toán của khách du lịch năm 2024

Du khách mua sắm tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu (TP Hạ Long).

Có thể thấy, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể là thanh toán kỹ thuật số đang trở thành xu hướng tất yếu. Thanh toán kỹ thuật số không chỉ đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, mà còn đảm bảo độ bảo mật, tốc độ và tính hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số trẻ với 72% đang sử dụng điện thoại thông minh và đã tiếp cận dịch vụ viễn thông đã góp phần tích cực vào xu hướng này. Người tiêu dùng dần bỏ tâm lý hoài nghi với các phương thức thanh toán mới và sẵn sàng trải nghiệm thanh toán kỹ thuật số, thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực tế, sự phát triển công nghệ được áp dụng vào ngành Du lịch đã mang đến nhiều tiện ích. Xu hướng mới được hình thành là đặt tour, khách sạn trực tuyến, kèm theo đó là thanh toán trực tuyến. Việc thanh toán trực tuyến phát triển thể hiện một điểm đến năng động, tăng những tiện ích.

Tại Quảng Ninh, hiện nay có khá nhiều hình thức thanh toán trực tuyến đang được ứng dụng trong lĩnh vực du lịch. Có thể kể đến, thanh toán trực tuyến được sử dụng nhiều thông qua hệ thống các máy POS (máy quẹt thẻ) tại các trung tâm thương mại, điểm mua sắm và khách sạn. Gần đây, có các phần mềm thanh toán của các ngân hàng và doanh nghiệp công nghệ cũng được áp dụng nhiều trong du lịch.

Khả năng thanh toán của khách du lịch năm 2024

Du khách thanh toán trực tuyến bằng hình thức quét mã QR.

Du khách hay các cơ sở kinh doanh không còn quá lạ lẫm với hình thức thanh toán này. Ở các khách sạn, du khách có thể chuyển khoản trước hoặc thanh toán qua bên trung gian là các ứng dụng đặt phòng khách sạn như Traveloka, Booking, Agoda... đều có kết nối với các ngân hàng. Bên cạnh đó, một số chuỗi cửa hàng của một số thương hiệu lớn cung cấp dịch vụ du lịch cũng đặt mã QR Code liên kết với tài khoản ngân hàng để du khách quẹt mã thanh toán. Hay đơn giản hơn, ở các nhà hàng, quán ăn, đặt sẵn các số tài khoản ngân hàng để du khách tiện giao dịch.

Việc dễ dàng thanh toán không dùng tiền mặt khiến nhiều du khách cảm thấy yên tâm và ấn tượng tốt khi sử dụng dịch vụ. Chị Trần Kiều Trinh, du khách Hà Nội cho biết: Việc thanh toán không dùng tiền mặt rất phổ biến ở các thành phố lớn, trở thành một thói quen kể cả khi đi du lịch. Đến Quảng Ninh, tôi chỉ mang theo một ít tiền mặt. Hầu hết các giao dịch được thực hiện trực tuyến ở những nơi có thể áp dụng thanh toán bằng công nghệ, tạo thuận tiện tối đa cho du khách và gia tăng trải nghiệm, ấn tượng tốt với điểm du lịch.

Không chỉ với du khách nội địa, việc thanh toán không dùng tiền mặt là “điểm cộng” vô cùng lớn đối với du khách quốc tế khi đến Quảng Ninh. Họ không cần đổi tiền mặt mà có thể thanh toán trực tuyến tại bất cứ điểm kinh doanh dịch vụ du lịch nào. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh cũng như gia tăng chi tiêu cho du khách khi trải nghiệm đa dịch vụ tại Quảng Ninh.

Để đáp ứng yêu cầu đó của du khách cũng như đẩy nhanh tiến độ bao phủ hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực du lịch, ngành Du lịch đã phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Viettel chi nhánh Quảng Ninh triển khai mô hình Phố thông minh không dùng tiền mặt tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu từ 1/6-31/8/2022. Qua đó, làm cơ sở rút kinh nghiệm, nhân rộng tại các địa phương, đơn vị khác trong tỉnh. Hiện cơ bản các hộ kinh doanh tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu đã tham gia.

Tuy nhiên, việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà quản lý để đảm bảo yếu tố “an toàn, minh bạch và tiện lợi”. Theo ông Lê Việt Hà, Phó Giám đốc Viettel Quảng Ninh, đơn vị đã sẵn sàng các nền tảng và nhân lực để hỗ trợ ngành Du lịch nói riêng và địa phương triển khai ứng dụng không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, đơn vị cũng rất cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, tạo cơ chế cho các đơn vị viễn thông triển khai ở các khu vực đông dân cư như chợ, khu phố. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các lĩnh vực của ngành; nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là việc triển khai các mô hình cung ứng dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ mới.