Keyboard layout Windows 10 là gì

Cùng chủ đề với Windows 10:
  • Làm giả màn hình xanh của Windows 10 để troll bạn bè với Loaf
  • Cách đặt mật khẩu khóa thư mục, tệp tin trên máy tính Windows 10
  • Khắc phục lỗi không mở được Xbox Game Bar trên Windows 10

Hiện nay có khá nhiều trang web cung cấp bài viết hướng dẫn cài Win tuy nhiên chúng không đầy đủ và đa phần đã cũ. Chính vì vậy, mình sẽ mở bài viết hướng dẫn lại từ A-Z cách cài Win 10 cho máy tính, laptop một cách đầy đủ và chính xác nhất, có kèm hình ảnh minh họa từng bước.

Kể từ năm 2019 phiên bản hệ điều hành Windows 10 đã được nhiều người dùng bắt đầu sử dụng trên máy tính của mình. Trong đó có rất nhiều nguyên nhân để người ta lựa chọn cài đặt Windows 10 như: muốn khám phá sự mới lạ, khắc phục các lỗi nghiêm trọng trước đây hoặc do Windows 7 bị thông báo ngừng cập nhật Bên cạnh đó, Microsoft cũng liên tục ra mắt các bản cập nhật cho Windows 10 với nhiều cải tiến tính năng mới bạn có thể xem tại đây.

Dù lý do nào đi nữa thì các bước cài đặt Windows 10 cũng không thực sự dễ dàng, nhất là đối với những ai không am hiểu về máy tính. Lúc đó chúng ta thường chọn giải pháp gửi máy tính, laptop của mình cho các trung tâm bảo dưỡng rồi yêu cầu cài đặt phiên bản Windows mà mình muốn. Dĩ nhiên bạn phải trả một mức giá rẻ cũng 100-200k đồng thời mất thời gian di chuyển, chờ đợi

Vậy tại sao bạn không tự học cách cài Win 10 tại nhà, vừa đỡ tốn tiền bạc vừa có thể chủ động hơn bất kỳ lúc nào mà không cần nhờ đến người khác? Không phải là bạn không làm được, chẳng qua bạn sợ thất bại dẫn đến các hỏng hóc bên trong máy tính mà thôi. Yên tâm đi, chỉ cần bạn thực hiện đúng và đầy đủ các bước trong bài viết này thì chắc chắc việc cài Win 10 sẽ thành công.

Các máy tính, laptop nào có thể cài đặt Windows 10?

Đã là hệ điều hành máy tính thì chắc chắc nó sẽ có thể hoạt động trên tất cả loại máy tính, laptop. Tuy nhiên với Windows 10 thì nó sẽ hơi nặng hơn so với các phiên bản Windows trước đó, ngoài ra nó cũng chia thành 2 phiên bản chính người dùng lựa chọn phù hợp cấu hình máy tính của mình. Để mọi thứ hoạt động ổn định, mang lại trải nghiệm tốt nhất bạn nên chọn lựa phiên bản Windows 10 trước khi cài đặt theo gọi ý sau

  • Windows 10 Home: Phiên bản cơ bản nhất của Windows 10 yêu cầu thiết bị cần ít nhất 1GB RAM [cho phiên bản 32bit x86] và 2GB RAM trở lên [cho phiên bản 64bit x64]
  • Windows 10 PRO: Phiên bản đầy đủ nhất của Windows 10 yêu cầu thiết bị cần ít nhất 2GB RAM [phiên bản 32bit x86] và 4GB RAM trở lên [cho phiên bản 64bit x64]

Lưu ý: Kể từ bản cập nhập tháng 5/2019 [Windows 10 1903 May 2019 Update] trước khi cài đặt bạn cần đảm bảo bộ nhớ của ổ đĩa hệ thống [tức ổ đĩa C] phải có dung lượng trống lớn 20GB hoặc 32GB , nếu không hãy hiện phân vùng bộ nhớ cho ổ đĩa trước khi cài Win.

Những thứ cần chuẩn bị trước khi cài Win 10

Tải bộ cài Windows 10

Bạn cần chuẩn bị một USB có trống ít nhất 8GB [không lưu bất kỳ thứ gì] sau đó tiến hành tải bộ cài Windows 10 về lưu trữ trên USB đó. Có nhiều cách để tải bộ cài Windows 10 nhưng công cụ Windows ISO Downloader vẫn là lựa chọn tốt nhất vì tốc độ tải rất nhanh, phiên bản Windows chính chủ từ Microsoft. Thông tin hướng dẫn cách sử dụng nó bạn xem ở đây Công cụ tìm link tải Windows và Office chính hãng của Microsoft cực nhanh

Tạo USB cài Windows 10

Sau khi đã có bộ cài Windows 10 chúng ta mới tiến hành tạo USB cài Windows, ở đây mình khuyến khích các bạn sử dụng Rufus vì cách thực hiên của nó rất dễ dàng nhanh chóng. Bạn có thể về công cụ này và xem hướng dẫn sử dụng chi tiết tại bài viết này Hướng dẫn tạo USB cài Windows bằng Rufus

Tiến hành thực hiện cài Windows 10 cho máy tính

Sau khi đã có USB cài Windows 10, kể từ lúc này các bạn hãy cắm nó lên máy tính cần cài đặt Windows 10 một cách liên tục cho đến khi giai đoạn cài đặt hoàn tất.

Bước 1: Khởi động lại máy tính, ngay sau đó nhanh tay bấm phím tắt để vào chế độ Boot. Mỗi máy tính sẽ có cách vào chế độ Boot bằng các phím khác nhau, bạn có thể tra cứu cách làm với máy tính của mình qua bài viết này Hướng dẫn truy cập vào BIOS cho mọi dòng máy tính và laptop . Sau đó máy tính sẽ mở một giao diện tương tự như bên dưới, và tại đây bạn dùng các phím lên xuống để di chuyển tới dòng USB Storage Device và bấm nút Enter.

Từ chế độ Boot của máy tính chọn dòng USB Storage Device

Bước 2: Một bảng Windows Setup hiện ra, tại đây bạn thiết lập các dòng như hình dưới và bấm Next để sang bước kế tiếp.

  • Language to intall: English [United Stated]
  • Time and currency format: English [United Stated]
  • Keyboard or input method: US
Thiết lập các thông tin trong bảng Windows Setup đầu tiên

Bước 3: Bấm vào nút Install now trong bảng mới

Bấm nút Install now

Bước 4: Khi phần Activate Windows hiện lên, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập Key của Windows tuy nhiên nếu bạn không có key vì muốn xài chùa thì bấm vào liên kết I dont have a product key

Không có key bản quyền thì chọn vào I dont have a product key

Bước 5: Tại phần Select the operating system you want to install, hệ thống yêu cầu bạn chọn phiên bản Windows 10 cần cài đặt [ví dụ trong hình mình chọn Windows 10 Pro] và bấm Next.

Chọn phiên bản Windows 10 cần cài đặt

Bước 6: Ở phần Applicable notices and license terms, bạn cần đặt dấu tích vào dòng I accept the license terms để chấp nhận các điều khoản và bấm Next để sang bước tiếp theo.

Chấp nhận các điều khoản trước khi cài Win 10

Bước 7: Ở bước Which type of installation do you want? bạn hãy nhấp vào mục Custom

Chọn mục Custom

Bước 8: Bảng Where do you want to install Windows, bạn cần nhấp chuột vào Drive có thuộc tính TypeSytem và bấm Format nhằm loại bỏ những dữ liệu phiên bản Windows cũ trước đó.

Một popup nhỏ hiện lên, bạn bấm OK để chấp nhận khi hoàn tất bấm Next.

Chọn ổ đĩa hệ thống của Windows cũ > Format > Ok > Next

Bước 9: Bảng Installing Windows hiện ra, như vậy là tiến trình cài đặt Windows 10 đang diễn ra. Bạn cần chờ đợi trong khoảng 30 phút để có thể thực hiện các bước tiếp theo

Tiến trình chạy bộ cài Win 10 đang diễn ra

Bước 10: Khi tiến trình trên hoàn tất, giao diện hiển thị biểu tượng trợ lý ảo Cortana của Windows 10. Nó sẽ đọc những dòng chữ tiếng Anh trên màn hình, nếu bạn mở âm thanh trên máy tính sẽ nghe thấy. Chỉ cần chờ nó đọc xong.

Cô nàng trợ lý ảo đang giới thiệu

Bước 11: Ở giao diện mới Lests start with region. Is this right bạn hãy kéo hộp thoại xuống cuối cùng chọn dòng United States và bấm Yes.

Chọn dòng United States

Bước 12: Ở bảng Want to add a second keyboard layout bấm mục Skip để bỏ qua.

Bỏ qua phần này

Bước 13: Ở bảng Is this the right keyboard layout bấm vào hộp thoại chọn US và bấm Yes để chấp nhận.

Thiết lập thành US

Bước 14: Lưu ý: ở giao diện Lets connect you to a network, hệ thống sẽ yêu cầu kết nối internet qua các điểm truy cập, tuy nhiên bạn không nên thực hiện mà hãy bấm vào dòng Skip for nows để bỏ qua,

  • Vì nếu kết nối internet thì tiến trình cài đặt sẽ phiền phức hơn, hệ thống sẽ dẫn bạn đến các chức năng đăg nhập tài khoản Microsoft, thiết lập màn hình khóa
Không nên kết nối internet ở bước này để việc cài đặt Windows 10 diễn ra nhanh hơn

Bước 15: Khi giao diện xuất hiện dòng How would you like to set up bạn hãy chọn vào mục Set upfor personal use và bấm Next.

Chọn Set upfor personal use

Bước 16: Tại bảng Sign in whith Microsoft Instead, hệ thống hỏi bạn có muốn đăng nhập bằng tài khoản của các dịch vụ khác hay không. Hãy bấm No để bỏ qua nhé.

Không chấp nhận đăng nhập

Bước 17: Tới phần Whos going to use this PC, bạn hãy nhập tên cần đặt cho máy tính của mình qua ô trống ở dưới và bấm Next.

Đăt tên mới cho máy tính

Bước 18: Tiếp đến là Create a super memorable password để tạo mật khẩu, bạn hãy để trống và bấm Next.

Không cần đặt mật khẩu

Bước 19: Ở bảng Make Cortana your personal assistant? hệ thống hỏi bạn có muốn Biến Cortana thành trợ lý cá nhân của bạn? hãy bấm nút Accept để chấp nhận.

Cho phép Cortana làm việc

Bước 20: Ở bảng Do more across devices with activity history hãy bấm Yes để sang bước kế tiếp.

Chọn Yes để đồng ý

Bước 21: Một bảng điều chỉnh hiện ra mang tên Choose privacy settings for your device, tại đây bạn hãy giữ nguyên các thiết lập mặc định và bấm nút Accept.

Giữ nguyên các thiết lập mặc định

Ngay sau đó bạn sẽ thấy màn hình chính của máy tính đồng thời một giao diện của trình duyệt EDGE đã được mở sẵng với 1 tab đặc biệt Chào mừng bạn đến với trang khởi động của Microsoft Edge

Lời chào từ EDGE chứng tỏ bạn đã cài Win 10 thành công

Như vậy là quá trình cài đặt Windows 10 cho máy tính đã hoàn tất và thành công hoàn toàn. Từ bây giờ bạn chỉ cần trải nghiệm và đừng quên tham khảo bài viết Những điều cần làm cho máy tính sau khi cài đặt Windows 10 để sử dụng máy tính tiện lợi hơn. Hy vọng bài viết này sẽ được các bạn là người mới, nếu áp dụng thành công hoặc gặp bất kỳ vấn đề gì đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ bài viết cho những bạn bè cùng biết cách cài Win 10 nhé.

Video liên quan

Chủ Đề