Từ hi tiếng dân tộc Tày nghĩa là gì

CHƯƠNGIII TỪ

III. II. TỪ VỰNG

Từ vựng cơ bản và từ vựng không cơ bản

Những từ đóng vai trò hạt nhân trong kho từ vựng của một ngôn ngữ gọi là từ vựng cơ bản. Đặc điểm của từ vựng cơ bản là có sức sống lâu dài, có khả năng sinh ra từ mới, có tính phổ biến cao nên được toàn dân sử dụng rộng rãi.

Chẳng hạn: CẦN [người], VÀI [trâu], PJA [cá], KIN [ăn], PÂY [đi], CẢI [to, lớn], HIN [đá], FẠ [trời]. là từ vựng cơ bản của Tiếng Tày Nùng.

Phần từ vựng không mang đầy đủ các đặc điểm kể trên của từ vựng cơ bản là từ vựng không cơ bản. Từ vựng không cơ bản có đặc điểm là chúng luôn luôn được bổ sung bằng những từ mới; mặt khác, một số từ của nó có thể bổ sung cho từ vựng cơ bản.

Đứng về nguồn gốc mà xét thì kho từ vựng Tiếng Tày Nùng gồm hai bộ phận: Từ gốc dân tộc và từ mượn các ngôn ngữ khác. Bộ phận từ dân tộc chiếm địa vị quan trọng nhất, được dùng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày của đông đảo nhân dân. Nhưng bộ phận từ mượn cũng có tác dụng tích cực của nó, nó làm cho Tiếng Tày Nùng đầy đủ thêm, phong phú thêm.

1. TỪ GỐC TÀY NÙNG

Từ vựng cơ bản của Tiếng Tày Nùng hầu hết đều là gốc Tày Nùng. Thí dụ:

  • Những từ chỉ tự nhiên: THA VẰN [mặt trời], ĐIN [đất], HIN [đá], PHÂN [mưa], ĐET [nắng]
  • Những từ chỉ thời gian, không gian: PI [năm], KHUÔP [cả năm, đầy năm], BƯƠN [tháng], VẰN [ngày], BÂN [trời], NƯA [trên], TẨƯ [dưới], TỂN [ngắn], QUÂY [xa].
  • Những từ chỉ thực vật: MẠY PHẤY [cây tre], MAC PÁI [quả vải], PHJĂC BỦNG [rau muống], KHẨU [thóc, lúa], CHĂM [tẻ], NUA [nếp]
  • Những từ chỉ động vật: MÒ [con bò], VÀI [trâu], MU [lợn], MA [chó], NỘC [chim], LÌNH [khỉ]
  • Những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: KIN [ăn], NÒN [ngủ], THAI [chết], NHẰNG [sống], PÂY [đi], SLƯỞNG [nghĩ], KHAO [trắng], ĐĂM [đen], CẢI [to], ENG [bé], KÉ [già], ÓN [trẻ, non].

2. TỪ MƯỢN

A. TỪ MƯỢN CỦA TIẾNG HÁN

Tiếng Hán là một trong những ngôn ngữ có quan hệ lâu đời nhất với Tiếng Tày Nùng. Do địa vực cư trú tiếp liền nhau, người Tày Nùng đã chịu ảnh hưởng của văn hóa người Hán rất sớm, cho nên Tiếng Tày Nùng đã mượn một bộ phận từ Hán khá quan trọng. Thí dụ:

  • TẢO LỊ [lẽ phải trái]
  • FỤ MẬU [bố mẹ]
  • CHIỀNG MỪA [kính thưa]
  • DIỀU [cái lò]
  • CANG [cái chum]
  • SLENG [sinh đẻ]
  • XẢO XÍNH [dao găm]

Tuy nhiên, có một số từ ngày nay ta khó xác định là từ Tày Nùng mượn tiếng Hán hay từ Hán mượn Tiếng Tày Nùng hoặc cùng một gốc chung [Hán Thái]

B. TỪ MƯỢN CỦA TIẾNG VIỆT

Nếu trong những thời kỳ xa xưa, Tiếng Tày Nùng chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Han thì càng về sau này, Tiếng Tày Nùng càng chịu ảnh hưởng của tiếng Việt. Từ mấy thế kỷ nay, ảnh hưởng đó ngày càng tăng. Xu thế mượn tiếng Việt đã thay cho xu thế mượn tiếng Hán. Từ Tày Nùng mượn Việt có thể chia làm hai loại: Loại thứ nhất là những từ gốc Việt hoàn toàn, Loại thứ hai là những từ Việt gốc tiếng nước ngoài.

Từ mượn gốc Việt thường thấy nhất là những từ hư, từ chỉ các quan hệ ngữ pháp trong câu, như:

  • CỤNG [cũng]
  • ĐẠ [đã]
  • XẸ [sẽ]
  • DIỀN [liền, ngay]
  • VẠ [và]
  • NHỰNG [hay NHỊNH = những]

Ngoài ra, còn có cả một số từ thường dùng khác, như:

  • HÒM [cái hòm]
  • KHỎA [cái khóa]
  • NA [quả na]
  • BỰC [bực tức]
  • CHỔNG [chống]
  • LẲM [lắm]

Từ mượn Việt gốc tiếng nước ngoài: Những từ mượn loại này phần lớn thuộc về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật Mà gốc của những từ này phần lớn lại mượn của tiếng Hán. Thí dụ:

  • XẠ HỘI CHỦ NGỊA [xã hội chủ nghĩa]
  • HỢP TAC XẠ [hợp tác xã]
  • HUYỆN, TỈNH, VĂN HÓA, KHOA HỌC, NĂNG SUẤT, LIÊN HOAN, TƯ TƯỞNG, CHÍNH PHỦ, HÀNH CHÍNH, ĐẢNG ỦY, BÍ THƯ, ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU, HÓA HỌC, NGUYÊN TỬ, SINH VẬT, MÍT TINH, XÀ PHÒNG, Ô TÔ

Tiếng Tày Nùng mượn từ của tiếng Việt là do nhu cầu tất yếu để làm phong phú kho từ vựng của mình. Tuy nhiên, nếu những từ nào trong tiếng dân tộc đã có, lại được dùng rộng rãi thì nên chú trọng dùng từ ấy. Thí dụ:

Mượn những từ như: CỌC [cái cọc], VUI, THÔNG mà không dùng những từ LĂC [cọc], DUNG [vui, mừng], PJOÓNG, PJOT [thông, thủng] Là mượn từ tùy tiện, trong khi mượn chưa được cân nhắc kỹ lưỡng.

C. HÌNH THỨC NGỮ ÂM CỦA NHỮNG TỪ MƯỢN CỦA TIẾNG VIỆT

Hầu hết từ Tày Nùng mượn của tiếng Việt đều giữ nguyên hình thức ngữ âm vốn có trong tiếng Việt. Gần đây có khi giữ nguyên cả những âm không có trong hệ thống âm vị Tiếng Tày Nùng [như giữ nguyên âm vị [G] thí dụ: RƯỜN GA [nhà ga]]

Về thanh điệu, những từ mượn của tiếng Việt thường theo một số qui luật tương ứng như sau:

Thanh điệuThí dụ
Tiếng ViệtTiếng Tày NùngChữ ViệtChữ Tày Nùng
BằngBằngHiên ngangHiên ngang
HuyềnHuyềnHà [Nội]Hà [Nội]
SắcSắcCuốcCuôc
HỏiLínhLỉnh
BánhBảnh [xe]
HỏiHỏiĐiểmĐiểm
NgãNặngĐãĐạ
SẽXẹ
NặngNặngNghị [quyết]Ngị [quyết]

TIN BÀI KHÁC:

  • Ngữ pháp tiếng Tày Nùng II.II Hệ thống âm vị Tiếng
  • Ngữ pháp tiếng Tày Nùng - Lời nói đầu & Mục lục
  • Ngữ pháp tiếng Tày Nùng - Từ: III.III Cấu tạo của từ
  • Ngữ pháp tiếng Tày Nùng - X: Rút gọn câu
  • Ngữ pháp tiếng Tày Nùng - I.1 Tiếng Tày - Nùng
  • Ngữ pháp tiếng Tày Nùng Các loại từ: V.IV Đại từ

Video liên quan

Chủ Đề