Kế hoạch bài dạy trực tuyến môn Hóa học

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

Trailer

FREE

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HÓA HỌC CHUẨN MODULE 4 CHỦ ĐỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC NĂM 2021 - 2022

CHỦ ĐỀ: LIÊN KẾT HÓA HỌC TÊN BÀI DẠY: LIÊN KẾT ION Môn học: Hóa Học; lớp 10.

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu


1. Năng lực

1.1. Năng lực hóa học

1.1.1. Nhận thức Hóa học

[1] Trình bày và áp dụng quy tắc octet để mô tả sự hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. [2] Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion [nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet]. Viết được cấu hình electron cho ion đơn nguyên tử. [3] Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl.

1.1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

[4] Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường [dạng tinh thể ion].

1.1.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học

[5] Vận dụng được kiến thức Liên kết hóa học để giải thích một số vấn đề trong cuộc sống

1.2. Năng lực chung

1.2.1.

Giao tiếp và hợp tác

[6] Tham gia ý kiến trong nhóm và tiếp thu sựu chú ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm [7 ] Sử dụng ngôn ngữ phối hợp với các dữ liệu, hình ảnh để trình bày thông tin và ý tưởng có liên đến liên kết ion

1.2.2. Giải quyết vấn đề và sáng tạo

[8] Lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch để giải thích sự hình thành liên kết ion

2. Phẩm chất

2.1. Trách nhiệm

[9] Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm hoàn thành phiếu học tập khi giáo viên yêu cầu.

2.2. Yêu môn học

[10] Thông qua việc nắm được bản chất của liên kết ion, học sinh giải thích được vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, và các tính chất của hợp chât ion

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Tư liệu dạy học bao gồm: Phiếu học tập quan sát thí nghiệm [phiếu số 01], sự hình thành ion [phiếu số 02], phiếu luyện tập: Trò chơi ô chữ [phiếu số 03]. Các phiếu chi tiết được đặt ở phụ lục. – Máy chiếu, thí nghiệm ảo mô phỏng sự hình thành ion Na+, Cl–, phân tử NaCl – Thí nghiệm ảo mô phỏng phản ứng của Na và Cl2. – Hệ thống câu hỏi và bài tập theo các mức độ.

Dụng cụHóa chất
– ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh – Bộ dụng cụ đo khả năng dẫn điện– NaCl, nước cất


III. Tiến trình dạy học TIẾT 1 1. Hoạt động 1. Mở đầu [5 phút]

a, Mục tiêu:

– Huy động các kiến thức đã được học của HS về cấu hình electron nguyên tử đã được học để giải thích sự hình thành phân tử, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới. – Rèn kỹ năng quan sát. – Phát triển năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ hóa học.

b, Nội dung: HS quan sát thí nghiệm mô phỏng của giáo viên, dự đoán sản phẩm của phản ứng, viết phương trình hóa học, giải thích hiện tượng của thí nghiệm

c, Sản phẩm: Các câu trả lời của HS để hoàn thành phiếu học tập số 1 [Đây là hoạt động mở đầu để kết nối vào kiến thức mới nên giáo viên không kết luận đúng sai mà nên đưa các em vào tình huống có vấn đề để kích thích sự tò mò và có hứng thú với bài học]

d, Tổ chức thực hiện:

– GV trình chiếu thí nghiệm đốt cháy Na trong bình đựng khí Clo.

– Link:

– GV phát phiếu học tập số 1 cho học sinh – HS quan sát thí nghiệm, trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập số 1 – GV dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể không giải thích được sự hình thành phân tử NaCl như thế nào. – GV ghi nhận các ý kiến của học sinh, phân tích để tháo gỡ khó khăn cùng học sinh

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

a, Mục tiêu:

– Viết được quá trình hình thành ion – Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. – Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion [nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet], Viết được cấu hình electron cho ion đơn nguyên tử. – Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl, tính chất chung của hợp chất ion – Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

b, Nội dung:

– Qua quan sát thí nghiệm mô phỏng phản ứng của Na và Cl2, HS dự đoán sự hình thành phân tử NaCl, từ đó nêu được sự hình thành ion [ion dương, ion âm] – Viết cấu hình electron cho ion dương, ion âm [ion đơn nguyên tử] – Phân biệt được ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử – Mô tả sự hình thành liên kết ion cho phân tử NaCl – HS tìm hiểu về tinh thể ion và tính chất chung của hợp chất ion, nêu một số hợp chất ion mà các em đã biết trong thực tế.

c, Sản phẩm:

– Trình bày về quy tắc octet cho các nguyên tố nhóm A – Trình bày thông hiểu của học sinh về sự hình thành ion đơn nguyên tử – Nội dung trả lời cho phiếu học tập số 2 – Nội dung trả lời cho phiếu học tập số 3

d, Tổ chức thực hiện:

TIẾT 2

Hoạt động của GVHoạt động của HS
2.1. Tìm hiểu sự hình thành ion, cation, anion. Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử [15 phút]
– Chia lớp thành các nhóm [khoảng 10Hs/ nhóm], yêu cầu HS thảo luận và thực hiện phiếu học tập số 2 – Mô tả cấu tạo của nguyên tử Li và sự hình thành ion Li+, Cl–. – Hướng dẫn HS kỹ năng viết quá trình hình thành ion, cấu hình electron ion – Gọi đại diện các nhóm HS trình bày, nhận xét và bổ sung – GV kết luận, chốt + Ion: Khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện tích, gọi là ion. + Cation: – Nguyên tử kim loại có xu hướng nhường các electron ở lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bễn vững của khí hiếm, trở thành cation [hay ion dương]. Ví dụ: 11Na –> Na+ + 1e [ cation natri] [Ne] 20Ca –> Ca2+ +2e [ cation canxi] [Ne] TQ: M –> Mn+ + ne [n = 1, 2, 3]

+ Anion: – Nguyên tử phi kim có xu hướng nhận thêm e để đạt cấu hình bễn vững của khí hiếm, trở thành anion [hay ion âm]. Ví dụ:

8O + 2e –> O2- [ anion oxit] [Ne] 17Cl + 1e –> Cl– [ anion clorua] [Ar] TQ: M + me –> Mm- [m = 1, 2, 3]

+ Ion đơn nguyên tử, Ion đa nguyên tử: Theo sản phẩm của HS

– Quan sát mô hình ảo giáo viên trình chiếu – Thảo luận theo nhóm – Trình bày câu trả lời hoặc nhận xét bổ sung – HS chép bài vào vở
2.2. Tìm hiểu sự hình thành liên kết ion [20 phút]
– Chia lớp thành các nhóm [khoảng 10Hs/ nhóm], yêu cầu HS thảo luận tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, tập trung vào việc giải thích tại sao Na có thể liên kết với Clo và sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl. – Gọi đại diện các nhóm HS trình bày, nhận xét và bổ sung – GV kết luận, chốt Xét phản ứng của Natri với Clo: 11Na –> Na+ + 1e 17Cl + 1e –> Cl – Na + Cl –> Na+ + Cl – [2, 8, 1] 2, 8,7] [2, 8] [2, 8, 8] Na+ + Cl – –> NaCl Biểu diễn bằng phương trình hoá học:


Kết luận: Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang diện tích trái dấu. Xét phản ứng của Canxi với Oxi: Ca –> Ca2+ + 2e O + 2e –> O2- Ca2+ + O2- –> CaO Biểu diễn bằng phương trình hóa học:

– Thảo luận theo nhóm – Các nhóm báo cáo kết quả và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. [sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng] – HS chép bài vào vở
2.3. Tìm hiểu tính chất chung của hợp chất ion [ 5 phút]
– Yêu cầu HS nghiên cứu sgk, tài liệu và trình bày ý kiến của mình trong 1 phút với các nội dung sau: – Hợp chất ion có những tính chất nào? + Độ bền liên kết? + khả năng nóng chảy, bay hơi? – Độ tan và tính dẫn điện của tinh thể ion? – Vì sao muối ăn [ NaCl] dạng tinh thể không dẫn điện nhưng khi hòa tan vào nước thì dẫn điện? – Chốt kiến thức. + Hợp chất ion tồn tại dưới dạng tinh thể, bền vững, khó bay hơi, khó nóng chảy, tan nhiều trong nước.

+ Trạng thái nóng chảy hoặc dung dịch của hợp chất ion dẫn điện tốt [ Do tạo thành các ion].

– HS nghiên cứu, suy nghĩ và trình bày ý kiến. HS còn lại nhận xét, phản biện. – HS chép bài vào vở


3. Hoạt động 3: Luyện tập [40 phút]

a, Mục tiêu:

– Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về sự hình thành ion, cation, anion, liên kết ion. – Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

b, Nội dung: Tổ chức trò chơi ô chữ “ Vòng quay may mắn”; Phiếu học tập số 3

c, Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi trong trò chơi, câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập số 3; cảm nhận của học sinh khi được tham gia trò chơi.

d, Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GVHoạt động của HS
3.1. Tham gia trò chơi “ Vòng quay may mắn” [15 phút]
Chia lớp thành 2 đội để tham gia thi đua với nhau qua trò chơi ô chữ “ Vòng quay may mắn” – Phổ biến luật chơi cho hai đội: Trò chơi ô chữ có 8 hàng ngang ứng với 8 câu hỏi; đội nào trả lời đúng thì được quay chọn phần thưởng. Nếu trả lời sai thì đội còn lại được trả lời và có quyền quay chọn phần thưởng; có 1 ô quay phần thưởng may mắn cho người chơi – Theo dõi câu trả lời của HS, trao phần thưởng và nhận xét , bổ sung những câu trả lời chua chính xác.– Tham gia trò chơi theo đội chơi – Sẵn sàng trả lời sau khi đội bạn có câu trả lời sai – Sau khi kết thúc HS nêu cảm nhận và nêu ý nghĩa của trò chơi giúp cho bản thân
3.2. Tìm hiểu phiếu học tập số 3 [25 phút]
– Chia lớp thành các nhóm [khoảng 10Hs/ nhóm], yêu cầu HS thảo luận – Theo dõi sự hợp tác của các thành viên trong các nhóm, hỗ trợ kỹ thuật nếu HS cần – Gọi đại diện nhóm lên bào cáo kết quả của nhóm – Nhận xét, bổ sung và chốt– Thảo luận theo nhóm được phân công – Báo cáo kết quả của nhóm, nhận xét phản biện nhóm khác – Chỉnh sửa những chỗ còn sai xót, ghi những điểm đã điều chỉnh đúng vào vở


4. Hoạt động 4: Vận dụng [5 phút]


a, Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế.

b, Nội dung: Nhiệm vụ về nhà

Em hãy tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:

Câu 1: Ion âm [anion] trong không khí là các nguyên tử khi nhận thêm electron. Ion âm không tồn tại lâu trong không khí, quá trình hình thành và mất đi của ion diễn ra liên tục khi có tác động từ bên ngoài. Vậy các ion âm có tác dụng như thế nào đối với môi trường và con người?

Câu 2: Nước cấp ban đầu vào lò hơi đa số là nước cứng có chứa một hàm lượng Ca2+ và Mg2+, đây là các cation có tính tan không tốt, có nhiều muối kết tủa gây hại cho các điều kiện sản xuất như: Nước cứng có thể kết tủa thành chất không hòa tan bám vào thành ống, chẳng hạn khi đưa vào nồi hơi sẽ ngày càng cô đặc hơn bám vào các thành ống và balong của nồi hơi làm giảm hiệu suất truyền nhiệt của nồi hơi, gây tiêu hao nhiên liệu, nguy hiểm hơn có thể làm tắc nghẽn, nứt gãy các ống nhiệt gây nổ do quá nhiệt. Trình bày các phương pháp làm mềm nước cứng?

Câu 3: Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn người ta thường xây các giếng phun nước nhân tạo?

c, Sản phẩm: Bài trình bày của HS được ghi vào vở

d, Tổ chức thực hiện:

– GV: Phát cho HS câu hỏi/tình huống thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học – GV: Hướng dẫn cách viết báo cáo cho câu hỏi/tình huống trên – HS nhận nhiệm vụ – GV chấm bài, nhận xét và có thể cho điểm

IV. PHỤ LỤC: Hồ sơ dạy học

4.1. Phiếu học tập của hoạt động 1 và hoạt động 2.2


4.2. Phiếu học tập của hoạt động 2.1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 [Làm việc nhóm, thời gian 15 phút] – Viết cấu hình e của các nguyên tử 11Na, 20Ca, 8O, 17Cl. – Để đạt đến cấu hình bền vững như khí hiếm gần nhất, các nguyên tử trên có xu hướng gì? Viết quá trình xảy ra. – Rút ra kết luận về sự hình thành ion, cation, anion. – Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử là gì? Nêu ví dụ.
4.3. Trò chơi ô chữ của hoạt động 3.1

4.4. Phiếu học tập của hoạt động 3.2

Câu 1. Nguyên tử oxi có Z = 8. Sau khi nhận thêm 2e,ion tạo thành có cấu hình electron là
A.
1s22s22p2 B.1s22s22p43s2. C. 1s22s22p6. D. 1s2.
Câu 2.Trong phân tử nào dưới đây có chứa ion đa nguyên tử?
A.
CaCl2. B. NH4Cl. C. AlCl3. D. HCl. Câu 3. Số electron trong các ion H+ và S2- lần lượt là
A.
1 và 16. B. 2 và 18. C. 1 và 18. D.0 và 18. Câu 4. Cặp nguyên tử nào sau đây có thể liên kết với nhau bằng kiên kếtion?
A. 7N và 9F. B.3Li và 9F. C. 3Li và 13Al. D. 12Mg và 18Ar.
Câu 5. Bản chất của liên kết ion là
A.
sự dùng chung cặp electron hóa trị.
B.
lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
C.
sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
D.
sự nhường electron để tạo thành cấu hình bền vững.
Câu 6:Y– có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A.
Chu kỳ 4, nhóm IA B. Chu kỳ 3, nhóm VIIA. C. chu kỳ 3, nhóm VIA. D. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA.
Câu 7. a/Ion X+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử X. b/ Ion Y2- có cấu hình electron giống cấu hình electron của X+. Viết cấu hình elecetron đầy đủ của Y.
Câu 8. Trình bày sự hình thành phân tử K2S [ZK = 19, ZS = 16]. Câu 9. Ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 73; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 17. Viết cấu hình electron của ion M3+.


4.5 Phiếu tự đánh giá của học sinh PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN [PHIẾU 01]

[V/v: Tìm hiểu về Liên kết ion]

Họ và tên:…………………………………………Nhóm:……………………Lớp………………..

Mức độ Tiêu chíTH chưa tốt 0 điểmTH khá tốt 1 điểmTH rất tốt 2 điểmĐiểm
1. Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A.
2. Trình bày được khái niệm và sự hình thành liên kết ion [nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet],
3. Viết được cấu hình electron cho ion đơn nguyên tử.
4. Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl.
5. Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường [dạng tinh thể ion].
6. Vận dụng được kiến thức Liên kết hóa học để giải thích một số vấn đề trong cuộc sống
Tổng điểm


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHÁC TRONG NHÓM [PHIẾU 02]

[V/v: Tham gia hoạt động nhóm]

Họ và tên người đánh giá:…………………………………………Nhóm…………………………

Tiêu chí, mức độ Tên thành viên trong nhómSự nhiệt tình tham gia nhiệm vụ của nhómTích cực đưa ra ý kiến có hiệu quảTạo môi trường hợp tác thân thiệnHoàn thành nhiệm vụ có hiệu quả Điểm
123123123123


PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM [PHIẾU 03]

[V/v: Tham gia hoạt động nhóm ]

Họ và tên:………………………………nhóm……………………… Xác định và mô tả nhiệm vụ của bạn trong nhóm:…………………..

Mức độ Tiêu chíBắt đầu [1]Phát triển [2]Hoàn thành [3]Mẫu mực [4]Điểm
Nghiên cứu và thu thập thông tinTôi không tìm kiếm được thông tin có liên quan đến chủ đề. Tôi tìm kiếm được một vài thông tin nhưng chỉ một lượng nhỏ là có lích cho chủ đềTôi tìm kiếm được một số thông tin có liên quan đến chủ đề nhưng không phải tất cả. Tôi tìm kiếm được nhiều thông tin cho chủ hoặc nhiệm vụ được giao
Chia sẻ thông tinTôi không chia sẻ thông tin với nhóm.Tôi chia sẻ một ít thông tin với nhóm Tôi chia sẻ một số thông tin hữu ích với nhómTôi chia sẻ nhiều thông tin hữu ích với nhóm
Sự tham gia vào nhiệm vụ nhómKhông tham giaTham gia cho cóTham gia nhiệt tìnhTham gia rất nhiệt tình và có hiệu quả
Hoàn thành nhiệm vụ được nhóm giaoKhông hoàn thànhHoàn thành ít hơn một nữa nhiệm vụHoàn thành hơn một nữa nhiệm vụHoàn thành hết nhiệm vụ được giao
Lắng nghe ý kiến của các thành viên khácTôi không lắng Nghe các thành viên trong nhómTôi không thường xuyên lắng nghe ý kiến và phản hồi của các thành viên khác cho nhóm.Tôi gần như lắng nghe ý kiến và phản hồi của các thành viên khác cho nhóm. Tôi lắng nghe ý kiến và phản hồi của các nhóm khác, nếu thấy có hiệu quả cho nhóm tôi đồng ý theo họ.
Hợp tác với nhómTranh cãi với nhóm về cách nghĩ của người khác và cố gắng để họ suy nghĩ như của mình.Thỉnh thoảng tranh cãi với các thành viên khác của nhóm Tôi thảo luận các vấn đề với các thành viên và chỉ 1 vài lần tranh cãi.Tôi thảo luận không tranh cãi với các thành viên trong nhóm.
Ra quyết định một cách công bằngCố tình lái theo ý kiến của mình là duy nhất Chỉ chấp nhận ý kiến của mình hoặc bạn mình [những bạn hợp mình] trong nhóm. Chấp nhận ý kiến của người khác nhưng phải có ý kiến của mìnhChọn ra ý kiến có lợi cho nhóm hoàn thành nhiệm vụ
Tổng điểm:

Video liên quan

Chủ Đề