Liên thông Đại học trái ngành 2022

Việc học đại học liên thông sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết với chương trình đào tạo liên thông trái ngành của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Tổng quan về chương trình đào tạo liên thông trái ngành tại HUBT

Hệ liên thông và văn bằng 2 chính quy, thuộc trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, có địa chỉ tại số 101 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội là đơn vị tuyển sinh và đào tạo trực thuộc của Nhà trường. Hiện tại, Nhà trường đang ủy quyền cho Hệ Liên thông – Văn bằng 2 chính quy tuyển sinh và đào tạo các lớp học liên thông trái ngành cấp bằng chính quy hệ cử nhân đại học.

Để các vị phụ huynh và sinh viên dễ hình dung, Nhà trường xin lấy ví dụ như sau. Nếu như ở cấp học dưới, bạn đã tốt nghiệp ngành kế toán. Thì khi học liên thông trái ngành tại Đại học Kinh doanh công nghệ, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học ngành Quản trị kinh doanh ở trình độ cử nhân đại học.

Đối tượng có thể đăng ký liên thông trái ngành tại HUBT là những bạn sinh viên đã tốt nghiệp các hệ đào tạo sau:

  • Trung cấp nghề
  • Trung cấp chuyên nghiệp
  •  Cao đẳng nghề
  •  Cao đẳng chuyên nghiệp

Vậy đối với các môn học đại cương của chuyên ngành thì sao? Bạn sẽ được học các môn đại cương để bắt kịp chương trình đào tạo của Nhà trường thông qua các lớp học chuyển đổi.

Ngoài ra, nếu bạn đang bận đi làm hay có công việc vào ban ngày, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học liên thông trái ngành vào buổi tối hoặc vào cuối tuần, tùy vào thời gian trống của bạn.

Ưu điểm của chương trình học liên thông trái ngành tại HUBT:

  • Bằng đại học Chính quy
  • Bảng điểm được nối và chia làm 4 kỳ như hệ Đại học Chính quy 4 năm
  • Trên bằng KHÔNG ghi hệ liên thông.
  • Học vào BUỔI TỐI và CUỐI TUẦN
  • Cho phép học vượt, học nhanh, để tốt nghiệp sớm nếu đủ khả năng.

Chương trình học liên thông trái ngành cấp bằng chính quy của trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội có thể áp dụng cho các bạn học liên thông cao đẳng lên đại học hoặc trung cấp lên đại học. Các chuyên ngành hiện tại các bạn có thể đăng ký học là:

  • Liên thông quản trị kinh doanh
  • Liên thông luật kinh tế
  • Liên thông kế toán
  • Liên thông quản lý nhà nước
  • Liên thông công nghệ thông tin
  • Liên thông thương mại
  • Liên thông tài chính ngân hàng
  • Liên thông cơ điện – điện tử

Đây có thể coi là cơ hội rất tốt để giúp các bạn học liên thông và có được tấm bằng đại học chính quy một cách đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện.

Đăng ký học liên thông trái ngành tại HUBT như thế nào?

Nếu bạn muốn đăng ký học liên thông trái ngành tại trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, bạn có thể đăng ký qua 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Đăng ký ONLINE tại đây

Cách 2: Tới nộp hồ sơ tại 2 địa chỉ tuyển sinh và đào tạo hệ liên thông chính quy của Nhà trường:

CƠ SỞ TÔ VĨNH DIỆN:

Văn phòng: Tầng 4 Nhà N5 Trường 10 Bộ Quốc Phòng – Số 101 Phố Tô Vĩnh Diện, Q.Thanh Xuân, Hà Nội [Cách Ngã Tư Sở-Trường Chinh 300m]

ĐT: [04] 6675.7310 *  0906.25.25.18 [Thầy Đoan] ** 0976.046.362 [Thầy Biên]

CƠ SỞ PHẠM VĂN ĐỒNG:

Nhà B1 Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội – Đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội [Cạnh chân cầu vượt-đối diện ĐHSP Ngoại ngữ- ĐHQG]

Xem thêm: Vì sao nên học liên thông trái ngành tại HUBT

Mọi thắc mắc về chương trình Tuyển sinh - Đào tạo xin vui lòng để lại bình luận bên dưới để được tư vấn.

Bình luận của bạn

comments

Liên thông đại học là một chương trình đào tạo đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được hết những vấn đề liên quan đến việc học liên thông.

Không như quan điểm của nhiều người, việc học liên thông đại học không đơn thuần chỉ là để lấy được tấm bằng đai học để dễ xin việc, để nâng hệ số lương,… mà đó còn là cả một quá trình bồi dưỡng thêm kiến thức, trao dồi thêm kỹ năng mà bậc học trước đó chưa được đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như mở rộng cơ hội thăng tiến cho bản thân.

Thực chất, liên thông là chương trình đào tạo tạo điều kiện cho sinh viên, vì nhiều lý do đã lựa chọn học trung cấp, cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT, có thể “chinh phục” giảng đường đại học.


Điều kiện học liên thông

– Trình độ học vấn: Điều kiện tiên quyết đó là sinh viên phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng [không phân biệt trung cấp/cao đẳng nghề hay chính quy].

Bên cạnh đó, một số sinh viên tốt nghiệp trung cấp 9+ [trung cấp sau lớp 9] cần phải tốt nghiệp THPT mới có thể đăng ký tuyển sinh học liên thông đại học.

– Tùy theo quy định của mỗi trường và ngành đào tạo, sinh viên cần đáp ứng một số điều kiện tuyển sinh. Có 2 hình thức tuyển sinh là:

  • Xét tuyển: Trường đào tạo sẽ dựa vào một hoặc nhiều điều kiện như: Xếp loại tốt nghiệp bậc THPT/Trung cấp/Cao đẳng, thâm niên công tác,…
  • Thi tuyển: Sinh viên phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào do trường đào tạo tổ chức.


Các hình thức học liên thông

– Liên thông đại học chính quy: Sinh viên tham gia đào tạo phải học tập trung tại lớp giờ hành chính như sinh viên đại học chính quy.

– Liên thông đại học vừa làm vừa học [VLVH]: Sinh viên tham gia đào tạo có thể học tập trung tại lớp ngoài giờ hành chính, thường là vào buổi tối hoặc vào thứ 7, chủ nhật.

– Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng còn có thể tham gia học đại học hệ từ xa trực tuyến, kết thúc khóa học vẫn sẽ được cấp bằng đại học tương đương như khi học liên thông chính quy hay VLVH.

Từ ngày 01/7/2019, bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông đều có giá trị ngang nhau và không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng.


Thời gian học liên thông

Tương ứng với trình độ học vấn đầu vào và ngành học đăng ký sẽ có thời gian đào tạo khác nhau

– Trung cấp liên thông đại học: Từ 2,5 – 3 năm;

– Cao đẳng liên thông đại học: Từ 1,5 – 2 năm.

Thông thường, liên thông trái ngành có thời gian đào tạo lâu hơn liên thông cùng ngành.


2. Tầm quan trọng của việc học liên thông đại học

– Kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong quá trình học là bắt buộc đối với sinh viên để phát triển hay lựa chọn nghề. Việc học kiến thức ở một hệ đào tạo cao hơn giúp sinh viên hoàn thiện bản thân thông qua những kiến thức chuyên ngành, kĩ năng thực hành nghề nghiệp chuyên sâu mà nhà trường cung cấp.


Nâng cao giá trị bằng cấp

– Dù là bằng cấp có giá trị quốc tế hay văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì việc sở hữu bằng cấp đại học vẫn là xu hướng nghề nghiệp chung. Bạn có cơ hội tiếp cận và thuyết phục nhà tuyển dụng nếu như sở hữu bằng cấp giá trị trong tay.


Mở rộng mối quan hệ hỗ trợ nghề nghiệp

– Mục đích học của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung là cùng phát triển một nghề nghiệp, vì thế trong quá trình học bạn hoàn toàn có thể thiết lập cho mình một mối quan hệ ngoài nhà trường để giúp bạn trong con đường sự nghiệp sau này.


Cơ hội việc làm luôn rộng mở

– Sở hữu lợi thế về bằng cấp cùng kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp hay kinh nghiệm làm việc thực tế  chắc chắn sẽ mang lại cơ hội làm việc với chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến hơn nhiều.

– Nắm rõ lợi ích của việc liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học sẽ giúp bạn quyết định đúng đắn hơn việc có nên học hay không. Tuy nhiên, việc lựa chọn trường và ngành học phù hợp với khả năng bản thân, yêu cầu công việc hiện tại và điều kiện tài chính gia đình cũng là điều cần suy nghĩ.


3. Những ngành/khối ngành nhất định phải học liên thông

Liên thông đại học đều rất quan trọng đối với tất cả các ngành học. Tuy nhiên, dựa vào tình hình và định hướng phát triển của đất nước, mỗi giai đoạn sẽ có những ngành nghề mà việc học liên thông có phần quan trọng và cần thiết hơn.


– Khối ngành sức khỏe:
Dược, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, y tế công cộng,…

Sức khỏe là “tài sản” quý nhất của con người. Vì vậy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng cần được đào tạo chất lượng cao.

Hiện nay, các cơ sở y tế [CSYT], trung tâm y tế [TTYT] đều ưu tiên tuyển dụng nhân sự có trình độ cử nhân, đại học để xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc và phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Bên cạnh đó, cán bộ y tế làm việc tại các CSYT,TTYT công lập muốn nâng ngạch, thăng hạng cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ theo quy định.


– Khối ngành sư phạm:
Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, các ngành sư phạm hệ cao đẳng

Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quyết định thành công của nền giáo dục. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên.

Chương trình giáo dục luôn không ngừng cải cách cũng đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Tương tự cán bộ y tế làm việc tại các CSYT,TTYT công lập, chính phủ đã ban hành lộ trình nâng chuẩn giáo viên tại các trường công lập. Theo đó, các giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên THCS từ trình độ trung cấp, cao đẳng phải hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng, đại học theo lộ trình.


– Ngành luật

Nếu giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều gắn liền với pháp luật. Vì vậy, người làm việc trong ngành luật và những ngành liên quan phải có sự am hiểu sâu rộng về luật pháp mới có thể đại diện pháp luật trong các hoạt động xã hội.

Chương trình đào tạo ngành luật ở bậc trung cấp, cao đẳng cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về luật pháp và chương trình liên thông đại học sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hơn.


– Ngành kế toán

Kế toán là một trong những ngành học phổ biến nhất vì cơ hội việc làm của ngành rất lớn, mọi doanh nghiệp, công ty đều phải có bộ phận kế toán mới có thể hoạt động tốt được.

Điều này cũng có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các ứng viên cho vị trí kế toán là không hề thấp. Bên cạnh kinh nghiệm làm việc thì trình độ đào tạo cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực ứng viên. Vì vậy, học liên thông ngành kế toán sẽ có cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến tốt hơn.

ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

Video liên quan

Chủ Đề