Hy sinh đã quá lâu khiến con tim hóa đá năm 2024

Lão hóa là quá trình không thể tránh khỏi và được biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu khác nhau. Da là cơ quan có biểu hiện lão hóa sớm và dễ nhận thấy nhất, một trong những biểu hiện là tình trạng da chảy xệ. Tuy nhiên, việc làm chậm hay cải thiện tình trạng da bị chảy xệ là điều hoàn toàn có khả năng. Bài viết dưới đây của bác sĩ CKI Quách Thị Bích Vân, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ cung cấp khái niệm, nguyên nhân cũng như các biện pháp cải thiện tình trạng da chảy xệ.

Da chảy xệ là gì?

Da chảy xệ hay da chùng nhão là tình trạng kết cấu da lỏng lẻo, mất đi độ đàn hồi và săn chắc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do các sợi elastin và collagen của lớp da và mô dưới da giảm sút hoặc mất đi. Da chảy xệ thường xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, đặc biệt là người lớn tuổi.

Nguyên nhân khiến da bị chảy xệ

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến da chảy xệ. Việc hiểu đúng các nguyên nhân khiến da bị chảy xệ giúp bạn biết cách làm chậm và ngăn ngừa tốt hơn. Sau đây là các nguyên nhân làm cho da bị chảy xệ phổ biến nhất:

1. Lão hóa tự nhiên

Theo thời gian các sợi collagen và elastin trong cơ thể sẽ bị sụt giảm về số lượng và chất lượng. Đây là nguyên thường gặp nhất gây ra tình trạng chảy xệ.

Collagen và elastin là các protein tự nhiên được tìm thấy trong các mô của da. Elastin có tác dụng tạo độ mềm dẻo, đàn hồi, giúp kéo da về hình dáng ban đầu. Còn collagen có vai trò nâng đỡ, giúp duy trì độ săn chắc và căng mịn của làn da.

Khi collagen và elastin sụt giảm làm hệ thống nâng đỡ của da suy yếu, da mất tính đàn hồi, dẫn đến chảy xệ.

Ngoài ra sự tái phân bố mô mỡ dưới da theo tuổi cũng gây ra tình trạng da chảy xệ. Ví dụ như giảm mô mỡ ở những vùng cần độ nâng, độ căng như thái dương, vùng má và tăng mô mỡ ở một số vùng khác như nọng cằm, vùng dưới cánh tay, bụng, đùi.

2. Tác động của môi trường và thói quen sinh hoạt

  • Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời [tia UV].
  • Môi trường ô nhiễm, khói bụi.
  • Hút thuốc lá.
  • Ít luyện tập thể thao.
  • Thiếu dinh dưỡng.

3. Tác động của trọng lực

Chúng ta thường hoạt động nhiều ở tư thế đứng, ngồi dẫn đến da và mô dưới da cũng bị chảy xệ theo chiều kéo của trọng lực.

4. Giảm cân nhanh

Giảm cân đáng kể trong thời gian ngắn sẽ gây ra tình trạng da chảy xệ. Bởi vì khi các khối cơ và mỡ tăng lên làm da dãn ra nhiều và liên tục, gây giảm tính đàn hồi của da. Sau khi giảm cân, da sẽ khó hồi phục lại trạng thái ban đầu, dẫn đến da bị chùng nhão.

Mức độ da chảy xệ nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ giảm cân, số lượng cân nặng đã giảm và độ tuổi của một người.

5. Mang thai

Khi mang thai, da sẽ giãn ra quá mức trong một thời gian dài, dẫn đến tình trạng da bị chảy xệ sau sinh. Tình trạng này thường gặp nhất ở vùng bụng và ngực. Da chảy xệ sẽ phụ thuộc vào cơ địa, kích thước em bé [cân nặng, sinh đôi hay sinh ba], sự kiểm soát cân nặng của mẹ khi mang thai và cả độ tuổi của mẹ.

Tóm lại, việc hiểu đúng nguyên nhân khiến da chảy xệ rất quan trọng trong xác định phương pháp điều trị thích hợp. Từ đó làm cơ sở để hạn chế và làm chậm quá trình lão hóa da.

Các vị trí thường gặp tình trạng da chảy xệ

Da chảy xệ thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp ở: []

  • Mí mắt
  • Vùng hàm dưới
  • Cằm
  • Cổ
  • Mặt dưới cánh tay
  • Bụng
  • Mặt trong đùi

Dấu hiệu nhận biết da chảy xệ

Tình trạng da chảy xệ làm xuất hiện các nếp nhăn quanh khu vực đó hoặc làm mất đi các đường nét trên khuôn mặt và cơ thể, cụ thể:

  • Nếp nhăn dưới mắt, bọng mắt to.
  • Đường viền hàm rộng hơn.
  • Nếp mũi má sâu, khóe miệng hướng xuống dưới.
  • Nọng cằm.
  • Các nếp nhăn vùng cổ bắt đầu xuất hiện.
  • Da nhăn nheo, giảm độ săn chắc ở vùng dưới cánh tay, mặt trong đùi, bụng.

Da chảy xệ có ngăn ngừa hay điều trị được không?

Ngăn ngừa, làm chậm và điều trị để giảm tình trạng da chảy xệ là điều hoàn toàn khả dĩ. Tùy vào nguyên nhân và mức độ da chảy xệ để đưa ra hướng cải thiện thích hợp.

Đối với các nguyên nhân do mang thai, giảm cân thì hướng khắc phục là thực hiện các bài tập thể dục giúp da và các khối cơ săn chắc trở lại. Ngoài ra còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng các phương pháp thẩm mỹ nội khoa và ngoại khoa, cải thiện tình trạng da chảy xệ.

Khắc phục tình trạng da chảy xệ, chùng nhão như thế nào?

Như đã trình bày ở trên, chúng ta sẽ dựa vào nguyên nhân và mức độ chảy xệ da để có những phương pháp cải thiện hợp lý.

1. Bài tập

Đối với các trường hợp da chảy xệ nhẹ, sau mang thai hoặc giảm cân thì việc thay đổi lối sống và tăng cường tập thể dục sẽ mang lại những lợi ích đáng kể.

Nâng tạ, plank, squat, gập bụng, nhảy dây, lunge, pilates, yoga,… là những bài tập phổ biến giúp xây dựng khối cơ và làm săn chắc da chảy xệ.

2. Thay đổi lối sống, sinh hoạt hằng ngày

Để hạn chế da chảy xệ thì ngoài việc luyện tập thể thao cần kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh và các phương pháp chăm sóc da hợp lý. Uống đủ nước, hạn chế thức khuya, giảm căng thẳng, chống nắng và dưỡng ẩm cho da là những điều cơ bản và dễ thực hiện để chống lão hóa da.

3. Điều trị tại chỗ

3.1 Sóng siêu âm

Sóng siêu âm tạo ra năng lượng nhiệt tác động vào sự đàn hồi và tái tạo collagen trong da, giúp nâng mô chảy xệ. Có 2 kỹ thuật sóng siêu âm đã được áp dụng trong điều trị:

  • Sóng siêu âm hội tụ năng lượng cao [HIFU]
  • Sóng siêu âm đồng bộ song song [ SUPERB]

3.2 Thiết bị RF

Thiết bị RF sử dụng sóng điện từ tần số vô tuyến để tác động vào sâu trong da và sinh nhiệt để kích thích tăng sinh collagen, giúp da săn chắc.

Một số thiết bị kết hợp kim nhỏ và RF [lăn kim RF] hoặc kết hợp RF với năng lượng ánh sáng [IPL].

3.3 Laser tái tạo da bề mặt da

Sử dụng các chùm ánh sáng tác động lên da, tái tạo hoặc loại bỏ lớp da cũ, kích thích tăng sinh collagen, giúp da mịn màng và săn chắc. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp dự phòng hoặc các trường hợp da chảy xệ nhẹ.

3.4 Căng chỉ

Các sợi chỉ được đặt vào dưới da sẽ neo da lên theo hướng kéo ngược sự chảy xệ. Ngoài ra phương pháp này còn kích thích sản sinh collagen mới, giúp săn chắc vùng da chùng nhão.

3.5 Phẫu thuật thẩm mỹ

Với các trường hợp da chảy xệ nhiều, kết cấu da và mô dưới da lỏng lẻo, khó đáp ứng với các phương pháp nội khoa thì phẫu thuật là phương án thích hợp. Một vài loại phẫu thuật phổ biến như:

  • Phẫu thuật căng da mặt.
  • Phẫu thuật thon gọn vùng cánh tay.
  • Phẫu thuật thon gọn vùng đùi.
  • Phẫu thuật tạo hình bụng.
  • Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ.

Biện pháp làm giảm xuất hiện tình trạng da chảy xệ

1. Tránh tác hại của ánh nắng [tia UV]

Tia UV là một trong những nguyên nhân gây giảm chất lượng da và gây lão hóa. Dưới đây là các biện pháp hạn chế tác hại của ánh nắng: []

  • Thoa kem chống nắng phổ rộng có SPF từ 30 trở lên.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là khoảng thời gian từ 10 – 14 giờ.
  • Mang áo khoác, mũ rộng vành, kính râm khi ra ngoài.

2. Chăm sóc da hợp lý

Các sản phẩm có chứa AHA, BHA có tác dụng loại tiêu sừng, đồng thời cũng giúp tăng sinh collagen, trẻ hoá da.

Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm có chứa Retinoids đã được chứng minh cũng có khả năng làm giảm lớp tế bào sừng, giúp sản sinh collagen trong da. Từ đó giảm sắc tố, giảm nếp nhăn, ngăn da chảy xệ.

Lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp để đảm bảo da được cung cấp độ ẩm hợp lý.

3. Không hút thuốc

Khói thuốc lá sẽ làm cho cấu trúc của collagen và elastin bị phá vỡ, làm giảm độ ẩm trên da. Từ đó làm cho da bị nhăn nheo, mất độ săn chắc và chảy xệ.

4. Chế độ ăn uống khoa học

Đường và các carbohydrate tinh chế khác khi nạp nhiều vào cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa hoặc tăng cân quá mức khiến da chảy xệ. Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh giàu vitamin C, E giúp chống oxy hóa. Điều này rất quan trọng ngăn ngừa lão hóa, giảm hình thành da chảy xệ.

5. Tập thể dục, thể thao

Như đã nói ở trên, các bài tập có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, tăng độ săn chắc, đàn hồi cho da, hạn chế tình trạng da bị chảy xệ.

6. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc hỗ trợ sản sinh tế bào mới mạnh mẽ hơn. Giấc ngủ phù hợp với người lớn trung bình là 8 giờ. Khi ngủ không đủ giấc, da sẽ biểu hiện những quầng thâm, nếp nhăn, quá trình da chảy xệ cũng được đẩy nhanh hơn.

Hy vọng bài viết sẽ giúp quý độc giả hiểu thêm về da chảy xệ và các nguyên nhân thường gặp. Từ đó áp dụng nhiều biện pháp thích hợp để làm chậm cũng như đảo ngược quá trình này.

Chủ Đề