Huyện thiệu hóa có giáp huyện tỉnh gia không năm 2024

Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa [Thanh Hóa] có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 2 thị trấn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 939/NQ-UBTVQH15 về việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, nhập xã Thiệu Phú với toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,53 km2 và quy mô dân số là 9.175 người vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có diện tích tự nhiên là 17,21 km2 và quy mô dân số là 28.352 người.

Thị trấn Thiệu Hóa giáp các xã Tân Châu, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Long, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Trung, Thiệu Vận và huyện Đông Sơn.

Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,41 km2 và quy mô dân số là 12.061 người của xã Minh Tâm.

Thị trấn Hậu Hiền giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Phúc, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ và huyện Triệu Sơn.

Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 02 thị trấn; tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 23 huyện, 02 thị xã và 02 thành phố; 558 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 467 xã, 60 phường và 31 thị trấn.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/2/2024.

Hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01/2/2024

Việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa thuộc diện khuyến khích sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, được áp dụng các chế độ, chính sách đặc thù theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được nhập, thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi nêu trên từ ngày 01/2/2024.

Khu vực quy hoạch đô thị Ngọc Vũ có chức năng là trung tâm dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Quy hoạch chung đô thị Ngọc Vũ.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị Ngọc Vũ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Thiệu Ngọc và xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa. Phía Đông giáp các xã Thiệu Thành, Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa; phía Tây giáp xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân; phía Nam giáp sông Chu; phía Bắc giáp các xã Yên Lạc, Định Tăng, huyện Yên Định.

Tổng diện tích toàn khu vực lập quy hoạch khoảng 1.351,6 ha; định hướng đến năm 2045 gồm: đất xây dựng đô thị 584,62 ha, trong đó khu đất dân dụng hiện trạng 254,17 ha; khu đất dân dụng quy hoạch mới 143,01 ha; khu đất ngoài dân dụng 187,44 ha; khu đất nông nghiệp và chức năng khác 766,99 ha.

Quy mô dân số hiện trạng 12.127 người. Dự báo dân số đến năm 2030 là 18.000 người; đến năm 2045 là 25.000 người.

Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hóa đến năm 2045 xác định đô thị Ngọc Vũ là trung tâm kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc huyện Thiệu Hóa [tiểu vùng III - vùng tả ngạn sông Chu]; là khu vực có tiềm năng đô thị hóa do có vị trí khớp nối giữa đô thị Thọ Xuân với huyện Thiệu Hóa và huyện Yên Định; có các tuyến giao thông gồm đường nối 3 quốc lộ [45-47-217], đường thành phố Thanh Hóa - Ngọc Lặc, đường tỉnh 506B, đường thủy sông Chu...

Đô thị chủ yếu phát triển theo hướng Đông Bắc, hình thành 2 đơn vị ở: Từ khu vực dân cư hiện trạng phía Tây Nam dọc sông Chu, phát triển lan tỏa các khu dân cư phát triển mới về phía Đông Bắc gắn với đường tỉnh 506B, đường nối 3 quốc lộ [45-47-217] và đường TP Thanh Hoá - Ngọc Lặc. Khu trung tâm đô thị tại vị trí giao giữa 2 xã Thiệu Ngọc và Thiệu Vũ trên trục đường cảnh quan. Dọc trục nối 3 quốc lộ, bố trí các công trình dịch vụ, thương mại kết hợp nhà ở.

Dân cư phát triển mới tại khu vực đồng Gốc Sữa và đồng Cống Ngầm, xã Thiệu Ngọc, gắn với đường nối 3 quốc lộ [45, 47, 217] và đường tỉnh 506B. Khu hiện hữu cải tạo: Là khu vực dọc theo đê sông Chu hiện nay của 2 xã Thiệu Ngọc và Thiệu Vũ, gồm các công trình nhà ở và công trình dịch vụ - công cộng hiện hữu. Phía Đông Bắc trục 506B là khu vực sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụm công nghiệp Ngọc Vũ, khu vực ngoài đê sông Chu và đê sông cầu Chày là khu vực cấm xây dựng.

Tĩnh Gia là một địa danh cũ thuộc tỉnh Thanh Hóa, xưa là tên một phủ, sau đó là tên một huyện và một thị trấn.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phủ Tĩnh Gia[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiệu Bình thứ 2 [năm 1435] nhà Hậu Lê, Tĩnh Gia là một trong 6 phủ của đạo Hải Tây [cùng với các phủ Thiệu Thiên, Hà Trung, Thanh Đô, Trường Yên, Thiên Quan].

Năm Quang Thuận thứ 7 [năm 1466] đời Lê Thánh Tông, phủ Tĩnh Gia đổi làm phủ Tĩnh Ninh, thuộc Thừa tuyên Thanh Hóa.

Thời Lê trung hưng, phủ Tĩnh Ninh đổi thành phủ Tĩnh Giang do kị húy vua Lê Trang Tông [Lê Ninh], sau lại đổi làm phủ Tĩnh Gia.

Năm 1838, vua Minh Mạng nhà Nguyễn thành lập phủ Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Phủ Tĩnh Gia có ba huyện là Nông Cống, Ngọc Sơn và Quảng Xương:

  • Nông Cống: một huyện tại thượng du, có nhiều núi ở phía Tây Nam, có 15 xã, 24 sách, 3 sở, 1 trang và 1 phường, liền với huyện Đông Sơn thuộc phủ Thiệu Thiên.
  • Ngọc Sơn: một huyện gần biển, có 54 xã, 4 phường, 1 trang và 1 vạn.
  • Quảng Xương: có 51 xã, là một huyện gần biển.

Tĩnh Gia có một số núi như Na Sơn [Nông Cống], Yểm Sơn [Ngọc Sơn] và Văn Trinh, Tượng Sơn [Quảng Xương].

Huyện Ngọc Sơn có một cửa biển tên là Du Xuyên hay cửa Bạng, bên trái là đá, bên phải là cát, khá nông và hẹp. Quảng Xương có cửa biển Hội Trào, được Phan Huy Chú đánh giá là "sâu hẹp quanh co", tàu thuyền dễ vào nhưng khó ra và cửa Hiếu Hiền, tại đây thuyền bè di chuyển rất khó khăn do cửa biển to, nông, cửa này cũng có nhiều bãi cát ngầm.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí, huyện Nông Cống có 28 người đỗ đại khoa, huyện Ngọc Sơn và Quảng Xương đều có bảy người đỗ. Phan Huy Chú nhận định:

“ Những người có danh tiếng nối nhau sinh ra, có nhiều sự nghiệp vĩ đại. ” —

Cuối thời Nguyễn, phủ Tĩnh Gia chỉ bao gồm địa giới huyện Ngọc Sơn. Đến trước Cách mạng tháng Tám, tổng Văn Trinh được nhập về Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia còn 5 tổng là Văn Trường, Yên Thái, Sen Trì, Văn Trai và Tuần La với 206 làng, thôn.

Sau Cách mạng tháng Tám, phủ Tĩnh Gia được đổi thành huyện Tĩnh Gia.

Huyện Tĩnh Gia[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 3 năm 1948, các cấp hành chính phủ, châu, quận được bãi bỏ, phủ Tĩnh Gia được đổi thành huyện Tĩnh Gia, là một trong 21 đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Tĩnh Gia có địa giới hành chính: phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp huyện Như Xuân và huyện Nông Cống, phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía bắc giáp huyện Quảng Xương.

Ngày 14 tháng 12 năm 1984, thành lập thị trấn Tĩnh Gia, thị trấn huyện lỵ huyện Tĩnh Gia.

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Chính phủ ban hành Quyết định 102/2006/QĐ-TTg thành lập khu kinh tế Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.

Ngày 7 tháng 12 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1300/QĐ-BXD công nhận thị trấn Tĩnh Gia mở rộng là đô thị loại III.

Ngày 23 tháng 9 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 788/QĐ-BXD công nhận huyện Tĩnh Gia đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14. Theo đó, thành lập thị xã Nghi Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tĩnh Gia, thành lập phường Hải Hòa thuộc thị xã Nghi Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Tĩnh Gia.

Từ đó, địa danh Tĩnh Gia không còn tồn tại. Tuy nhiên, địa danh này vẫn được đặt cho một trường THPT ở phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Duy Thanh; Nguyệt Ngân [ngày 11 tháng 2 năm 2017]. “Kỷ niệm 445 năm năm sinh danh nhân Đào Duy Từ”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  • “Chiếc mâm hai đáy và bài thơ bí hiểm của Đào Duy Từ”. news.zing.vn. ngày 30 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  • ^ , tr. 91
  • Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 193.
  • Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 195.
  • Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 194.
  • , tr. 122, 190.
  • , tr. 70.
  • ^ , tr. 92
  • ^ , tr. 93
  • , tr. 1462. Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/03/1948 về việc bãi bỏ danh từ phủ, châu, quận do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành.

Chủ Đề