Giải bài tập bản đồ địa lý lớp 9 năm 2024

Trong mọi môn học, nếu không có niềm say mê và yêu thích với môn học thì chắc chắn học sinh khó có thể vượt qua nó. Môn Địa lí cũng không ngoại lệ, học sinh mang cho mình tâm lý chán ghét, sợ hãi thì sẽ không thể học tốt được môn Địa. Vì vậy các em hãy xây dựng cho bản thân lòng say mê môn Địa lí.

1.2. Chú ý nghe giảng và biết cách ghi bài

Nếu thực sự muốn giỏi môn Địa lí, các em hãy dành thời gian đọc bài ở nhà trước khi đến lớp. Nội dung mỗi bài học trong mỗi tiết không dài, sẽ chỉ mất khoảng 15- 20 phút để đọc chúng. Chuẩn bị trước ở nhà giúp các em có cái nhìn tổng thể hơn về bài học và chuẩn bị sẵn tinh thần cho một tiết học.

Khi đến lớp, hãy chú ý nghe giảng. Lời giảng của thầy cô sẽ làm rõ ràng, nhiều dẫn chứng cụ thể hơn để các em có thể hiểu hơn về những gì có trong sách giáo khoa. Thầy cô cũng sẽ nhấn mạnh các ý chính quan trọng của bài. Ghi lại những ý đó vì đây sẽ là những chiếc xương cho nội dung mỗi bài học.

Trong quá trình nghe giảng, hãy cố tư duy và góp ý xây dựng bài. Thắc mắc về một phần chưa hiểu sẽ giúp các em nhớ về các phần đó nhanh hơn các phần khác. Với những ý phụ bổ sung cho các ý chính, các em nên ghi theo cách hiểu của mình, sẽ dễ nhớ hơn việc ghi lại y nguyên lời của cô.

1.3. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ

Mỗi phần kiến thức gồm nhiều bài học, mỗi bài lại gồm các ý lớn quan trọng. Các em có thể hình dung khung kiến thức cơ bản mà mình cần ôn tập giống như chiếc rễ cây. Bắt đầu từ gốc tỏa ra những chiếc rễ lớn. Từ rễ lớn lại tỏa ra các rễ nhỏ.

Vì vậy, để nắm rõ được nội dung kiến thức cốt lõi các em nên hệ thống lại phần kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ cây. Đọc và tìm các ý chính, gạch chân, xác định từ khóa và phát triển ý trên sơ đồ.

Các em sẽ không còn phải cầm một cuốn sách “nặng trình trịch” để học nữa. Toàn bộ kiến thức của một bài sẽ được thể hiện cô đọng, súc tích, nhìn vào sơ đồ sẽ nắm được ngay đâu là các ý chính quan trọng cần phải nhớ. Nên chú ý trình bày sơ đồ sao cho thật sáng sủa, khoa học. Để sơ đồ ngắn gọn, dễ nhìn học sinh cũng có thể dùng ký hiệu viết tắt, miễn là các em hiểu được nội dung

2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 9

2.1. Rèn luyện kỹ năng lập biểu đồ, nhận xét

- Đối với các dạng biểu đồ cột, đường…chú ý chia tỷ lệ chính xác ở trục tung, khoảng cách năm ở trục hoành, sử dụng ký hiệu với các đối tượng khác nhau. Các yếu tố khác phải ghi đầy đủ: Tên biểu đồ, đơn vị ở trục tung và trục hoành…

- Đối với biểu đồ tròn: khi chia tỷ lệ để đảm bảo tính chính xác phải sử dụng thước đo độ, có chú giải, tên biểu đồ….

- Sau khi đã lập xong biểu đồ, các em cần rèn luyện cả kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trước rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất – thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh.

2.2. Sử dụng Atlat một cách khoa học

Tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat [vì đây là phương tiện học tập rất hữu ích – hơn nữa Atlat là cuốn SGK mà học sinh được mang vào phòng thi]. Cần xác định một số nguyên tắc chung khi sử dụng Atlat:

- Khi tìm hiểu tình hình sản xuất [tình hình phát triển] của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat. Thí dụ: Để trình bày tình hình sản xuất lúa ở nước ta qua các năm từ 2000-2007 thì dựa vào biểu đồ diện tích và sản lượng lúa [trang 19]

- Khi tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh. Thí dụ: Để nêu đặc điểm phân bố lúa ở nước ta thì dựa vào Bản đồ lúa [trang 19] sẽ thấy lúa được trồng nhiều ở vùng nào, tỉnh nào.

2.3. Liên hệ thực tế

Nếu các em cảm thấy lý thuyết môn Địa lý thật khô khan thì hãy liên tưởng với thực tế. Việc liên tưởng sẽ giúp kiến thức trở nên sinh động dễ nhớ hơn. Ví dụ, học đến phần “Địa lý các vùng kinh tế”, các em có thể liên tưởng đến thực tế. Ở đó có những biểu hiện đặc trưng gì giống với thông tin trong bài học?

Học thuộc nội dung trên lớp, biết vẽ và phân tích tốt biểu đồ các em cũng mới chỉ đạt điểm khá môn Địa lý thôi. Muốn có điểm giỏi và trở thành học sinh giỏi Địa lý, các em cần biết tư duy, vận dụng kiến thức đã học cho những câu hỏi mở. Để làm được điều này, các em phải có kiến thức về thực tế. Hãy tranh thủ đọc báo, xem các chương trình thời sự về dân cư, kinh tế các vùng, các em sẽ có được vốn tri thức này.

Học Địa lý không khó khi tập trung và biết học một cách hiệu quả. Ngay cả khi bận rộn với bài tập của các môn học khác, các em vẫn có thể học tốt được môn Địa lý để trở thành một học sinh giỏi toàn diện nhờ các phương pháp trên.

Giải tập bản đồ địa lớp 9. Tất cả các bài bài tập, bài thực hành trong sách tập bản đồ [TBĐ] địa lý 9 sẽ được hướng dẫn giải đầy đủ, chi tiết

Giải TBĐ địa 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải TBĐ địa 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Giải TBĐ địa 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Giải TBĐ địa 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng và cuộc sống

Giải TBĐ địa 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Giải TBĐ địa 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Giải TBĐ địa 9 bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Giải TBĐ địa 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Giải TBĐ địa 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

Giải TBĐ địa 9 bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu....

Giải TBĐ địa 9 bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triên và phân bố công nghiệp

Giải TBĐ địa 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

Giải TBĐ địa 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ

Giải TBĐ địa 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Giải TBĐ địa 9 bài 15: Thương mại và du lịch

Giải TBĐ địa 9 bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế

Giải TBĐ địa 9 bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Giải TBĐ địa 9 bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ [tiếp theo]

Giải TBĐ địa 9 bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Giải TBĐ địa 9 bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng

Giải TBĐ địa 9 bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng [tiếp theo]

Giải TBĐ địa 9 bài 22: Thực hành vẽ và phân tích bản đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người

Giải TBĐ địa 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Giải TBĐ địa 9 bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ [tiếp]

Giải TBĐ địa 9 bài 25: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Giải TBĐ địa 9 bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ [tiếp]

Giải TBĐ địa 9 bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Giải TBĐ địa 9 bài 28: Vùng Tây Nguyên

Giải TBĐ địa 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên [tiếp]

Giải TBĐ địa 9 bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

Giải TBĐ địa 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Giải TBĐ địa 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ [tiếp]

Giải TBĐ địa 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ [tiếp theo]

Giải TBĐ địa 9 bài 34: Thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ

Giải TBĐ địa 9 bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giải TBĐ địa 9 bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long [tiếp]

Giải TBĐ địa 9 bài 37: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất...

Giải TBĐ địa 9 bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Giải TBĐ địa 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo [tiếp]

Giải TBĐ địa 9 bài 40: Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí

Chủ Đề