Huyện bình gia lạng sơn có bao nhiêu xã

Theo đó, Công viên địa chất [CVĐC] Lạng Sơn có phạm vi bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của các huyện: Bắc Sơn; Chi Lăng; Hữu Lũng; Lộc Bình; Văn Quan và TP. Lạng Sơn.

Một phần địa giới hành chính của huyện Bình Gia gồm các xã: Bình La, Hồng Thái, Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, Mông Ân, Hòa Bình, Thiện Thuật, Thiện Hòa, Thiện Long, Tân Hòa, Minh Khai, Quang Trung, thị trấn Bình Gia.

Một phần địa giới hành chính của huyện Cao Lộc gồm các xã: Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Bình Trung, Tân Thành, Xuân Long, Tân Liên, Gia Cát, Yên Trạch, Hợp Thành, Hòa Cư, Hải Yến, Công Sơn, Mẫu Sơn; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc.

Ảnh minh họa.

CVĐC Lạng Sơn có tổng diện tích khoảng 4.842,58 km2 với dân số khoảng 627.500 người [tương đương chiểm khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh]. Về vị trí tiếp giáp của CVĐC Lạng Sơn như sau: Phía Bắc tiếp giáp với huyện Văn Lãng, một phần của huyện Bình Gia, Cao Lộc và biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang; Phía Đông tiếp giáp với huyện Đình Lập; Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn.

UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở VHTT&DL chủ trì, phối hợp với UBND các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và TP. Lạng Sơn, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ lập Hồ sơ trình UNESCO công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu; quản lý các hoạt động, phát triển CVĐC Lạng Sơn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quyết định cũng nêu rõ, phạm vi, ranh giới CVĐC Lạng Sơn được xác định tại Quyết định này thay thế phạm vi, ranh giới CVĐC Lạng Sơn tại Quyết định số 2424/QĐ-UBND và Quyết định số 2386/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành trước đó.

Tham dự cuộc làm việc về phía Quốc hội có: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan; đại diện các Ủy ban của Quốc hội là thành viên Đoàn giám sát; Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn; Tổ giúp việc của Đoàn giám sát.

Về phía địa phương có: đại diện lãnh đạo UBND huyện Bình Gia và UBND xã Hồng Phong; lãnh đạo các sở, ngành địa phương…

Báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ tịch UBND huyện Bình Gia Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, Bình Gia là huyện miền núi, cách thành phố Lạng Sơn 75 km [theo trục đường QL 1B]. Huyện có địa hình tương đối phức tạp, địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc, gây khó khăn đến quá trình sản xuất và đi lại của của nhân dân. Huyện có thành phần dân tộc gồm: Nùng, Tày, Dao, Kinh, Hoa; dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Toàn huyện có 18 xã và 01 thị trấn; trong đó, có 12 xã đặc biệt khó khăn, 92/142 thôn đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư qua các năm, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ và đáp ứng kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội; nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng của huyện còn rất lớn, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn.

Chủ tịch UBND huyện Bình Gia Nguyễn Mạnh Tuấn nhận thấy, qua hơn hai năm triển khai thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 đã đem lại những kết quả tích cực cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển tạo sự thuận lợi trong giao thương và phát triển sản xuất. Đến nay, tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 87%, đến trung tâm thôn đạt 45%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97%; Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 100%; có 20 trường học đạt chuẩn quốc gia; 50% số thôn có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56,03%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,63%, giảm 3% so với năm 2021. Công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực, đã có 8/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới; nhiều nét văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp được giữ gìn và phát huy; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Tổng nguồn vốn thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 là 208.598 triệu đồng. Tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện các CTMTQG năm 2023 là 228.734 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư phát triển 126.194 triệu đồng; vốn sự nghiệp 102.540 triệu đồng.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Bình Gia [Lạng Sơn] báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các CTMTQG trên địa bàn.

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã xây dựng kế hoạch lồng ghép 11.081 triệu đồng từ nguồn vốn Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án. Ngoài ra, huyện còn thực hiện lồng ghép các nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng thực hiện các Chương trình để triển khai các dự án nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình.

Lãnh đạo huyện Bình Gia nêu rõ, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả tích cực, trở thành phòng trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, nhiều xã đã tăng số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, đến hết năm 2022 toàn huyện đã có 8/18 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Bình Gia cũng chỉ rõ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình này như Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được ban hành với nhiều tiêu chí, chỉ tiêu được bổ sung nội dung, điều chỉnh nâng cao, đòi hỏi mức độ hoàn thành phải cao hơn so với giai đoạn 2016-2020, đây là nhu cầu khách quan, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, nhưng cũng là thách thức lớn đối với các xã trên địa bàn huyện. Các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh Lạng Sơn đến cuối năm 2022 cơ bản mới hoàn thiện dẫn đến khó khăn trong việc rà soát thực trạng cũng như phương hướng triển khai thực hiện nhằm đảm bảo thời gian, đúng tiến độ.

Kết quả thực hiện các nội dung về các tiêu chí của các xã trên địa bàn huyện đạt chất lượng ở mức thấp, vì vậy ngay sau khi có bộ tiêu chí mới, kết quả của các xã bị giảm đi nhiều. Nhiều tiêu chí để hoàn thiện gặp khó khăn do cần phải đầu tư thêm kinh phí [tiêu chí về trường học, nhà văn hóa, giao thông, quy hoạch...].

Ngoài ra, nhu cầu xây dựng nông thôn mới là rất lớn nhưng nguồn lực thực hiện chương trình còn ít, nguồn vốn của Trung ương phân bổ còn thấp so với nhu cầu của địa phương. Người dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp địa phương còn ít và quy mô nhỏ, ngân sách của địa phương còn hạn hẹp do vậy khả năng huy động các nguồn lực từ ngân sách địa phương, doanh nghiệp và nhân dân còn rất hạn chế.

Từ thực tế đó, UBND huyện Bình Gia kiến nghị tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ phù hợp theo từng địa bàn phát triển để đảm bảo từng địa bàn có đủ nguồn lực để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG giai đoạn 2021-2025, góp phần phát triển ổn định và bền vững. Đồng thời sớm hoàn thiện và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện từng nội dung, các dự án, tiểu dự án của từng chương trình. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tài liệu tập huấn, tuyên truyền về các nội dung các CTMTQG đảm bảo bảo quát đầy đủ các nội dung, dễ hiểu, dễ nhớ.

Đối với nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2023, huyện không có khả năng giải ngân thực hiện hết 100%, đề xuất cho phép trả lại ngân sách nhà nước hoặc điều chuyển sang nguồn vốn đầu tư để thực hiện các nội dung các chương trình do nhu cầu vốn đầu tư của huyện còn rất lớn.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì cuộc làm việc.

Tại cuộc làm việc, Đoàn giám sát của Quốc hội ghi nhận huyện Bình Gia đã chủ động thực hiện lồng ghép các nguồn vốn được cấp có thẩm quyền giao và các nguồn khác thuộc cấp huyện quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đoàn giám sát đề nghị huyện Bình Gia và các xã Hồng Phong, Minh Khai, Hoa Thám, Quang Trung tiếp tục đánh giá tác động của các Chương trình mục tiêu quốc gia đối với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quan tâm làm rõ hơn việc giải ngân tiểu dự án, dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời lưu ý địa phương cần quan tâm đến công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao công tác tuyên truyền để người dân hiểu và chung tay thực hiện các mô hình sinh kế, học nghề bài bản, từ đó nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, tránh tái nghèo. Cùng với đó, Đoàn giám sát cũng đề nghị huyện có giải pháp quyết liệt hơn để thúc đẩy giải ngân vốn các CTMTQG năm 2023.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh và Đoàn giám sát đã khảo sát thực tế mô hình nuôi cá dưới lòng hồ và đến thăm điểm trường đang xây tại xã Hồng Phong bằng nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nhân dịp này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đã trao quà tặng cho UBND xã Hồng Phong, UBND huyện Bình Gia; trao 15 phần quà cho gia đình người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Bình Gia.

Một số hình ảnh tại cuộc làm việc:

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Bình Gia [Lạng Sơn] giải trình làm rõ một số vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan phát biểu tại cuộc làm việc.

Các thành viên Đoàn giám sát góp ý vào Báo cáo của huyện Bình Gia

Nhân dịp này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trao quà tặng cho lãnh đạo UBND huyện Bình Gia và UBND xã Hồng Phong.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trao quà cho các gia đình có công trên địa bàn huyện Bình Gia.

Đoàn giám sát của Quốc hội trao quà cho cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Bình Gia.

Đoàn giám sát của Quốc hội tham quan Khu bảo tồn di sản trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Đoàn giám sát của Quốc hội đến thăm điểm trường đang xây tại xã Hồng Phong bằng nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia./.

Chủ Đề